1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạch định chiến lược cho vay tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh vĩnh long giai đoạn 2009 - 2012

112 396 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 30,86 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÂN THƠ

LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO VAY TAI NGAN HANG DAU TU VA PHAT TRIEN

Trang 2

GIOI THIEU

1.1 DAT VAN DE NGHIEN CUU

Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu

mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Xu hướng tồn cầu hố trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại

thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho moi nha, moi doanh nghiệp, mọi lĩnh

vực trong đó khơng thể khơng nói tới Ngân hàng ( NH ) - một lĩnh vực hết sức nhạy

cảm ở Việt Nam Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các

NH đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức

cũng không nhỏ

Nếu như trước đây các NH chỉ chịu sự cạnh tranh của chính các NH trong

nước hoặc liên doanh, thì ngày nay sự cạnh tranh càng được nâng cao với sự

xuất hiện của những NH cũng như các tập đồn tài chính nước ngoài với nguồn

vốn dồi dao va kinh nghiệm kinh doanh lâu đời Chính điều này đã cảnh báo

nguy cơ bị thu hẹp thị trường đối với NHTM Việt Nam Đặc biệt, trong hoạt

động của các NH thương mại Việt Nam hiện nay, hoạt động cho vay là một nghiệp vụ truyền thống, nên tảng, chiếm ty trong cao trong cơ cau tài sản và cơ cầu thu nhập của NH Tuy nhiên, hoạt động cho vay lại tiềm ấn nhiều rủi ro do đặc thù và mối liên quan của nó với các chủ thể tham gia Kết quả, khi rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng dây chuyền không những đến khách hàng, trong mối quan hệ là người đi vay mà cả khách hàng trong mối quan hệ là người cho vay đối với NH Vì thế, việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như phân tích điều

kiện kinh doanh là một bước quan trọng trong quá trình quản trị kinh doanh NH,

giúp NH có những bước đi phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra Trên cơ sở việc phân tích đó, nhà quản trị phải đề ra chiến lược và trước tiên

là chiến lược cho vay phù hợp với NH của mình trong từng thời điểm

Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, nền kinh tế xã hội của tỉnh

Vĩnh Long cũng không ngừng phát triển, đặt biệt là từ khi hai bờ sông Tiền được

thông thương bởi cầu Mỹ Thuận,và gần đây nhất là Thị xã Vĩnh Long chính thức

Trang 3

được công nhận Thành Phố Vĩnh Long Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long đã có những

chính sach ưu đãi đầu tư tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong nước

lẫn nước ngoài phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Chính vì thế, nhu cầu vốn của các

tổ chức cũng như các cá nhân là rất cao Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao đó, NH Đầu tư và Phát triển( BIDV) chi nhánh Vĩnh Long đã không ngừng nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh và trước tiên là cung cấp lượng vốn cho nền kinh tế

nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành nghề trên địa bàn tỉnh Do đó NH BIDV Vĩnh Long cần phải hoạch định ra một chiến lược cho vay sao cho thật hiệu quả để vừa có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay của

nền kinh tế, vừa có thể tận dụng được những cơ hội và thế mạnh của mình để

vượt qua những thách thức Hiểu được tầm quan trọng đó, nên em quyết định chọn đề tài “Hoạch định chiến lược cho vay tại NH Đầu tư và phát triển Việt Nam

chỉ nhánh tính Vĩnh Long giai đoạn 2009-2012” làm đề tài tốt nghiệp 1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Hoạch định chiến lược cho vay tại NH BIDV Việt Nam - chi nhánh Vĩnh Long

nhằm đề ra những giải pháp để NH mở rộng hoạt động cho vay

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình cho vay của BIDV Vĩnh Long qua 3 năm 2006 - 2008 - Phân tích mơi trường bên ngồi nhằm xác định những cơ hội và thách thức, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược cho vay có hiệu quả cho NH

- Phân tích những yếu tô bên trong NH, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu

của NH

- Dựa trên mục tiêu đã đề ra, trên cơ sở phân tích, đánh giá điểm mạnh,

điểm yếu, thời cơ và thách thức nhằm đề xuất, đánh giá, và lựa chọn chiến lược cho

vay phù hợp với NH trong thời gian sắp tới

- Đưa ra một số giải pháp để thực hiện chiến lược đã lựa chọn

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Tình hình hoạt động cho vay của BIDV Vĩnh Long như thế nào từ năm

2006 đến cuối năm 2008? Hoạt động có hiệu quả hay không?

- Những thách thức nào mà BIDV Vĩnh Long phải đương đầu và những

Trang 4

thời cơ nào mà NH có được để mở rộng hoạt động cho vay?

- Trong thời gian qua NH có những điểm mạnh và những điểm yếu gì trong hoạt động cho vay của mình?

- Ngân hàng BIDV Vĩnh Long đã tận dụng những thời cơ và điểm mạnh; đồng

thời khắc phục điểm yếu và thách thức như thế nào để hoạch định chiến lược cho

vay?

- NH có thé dé ra những giải pháp gi dé triển khai chiến lược cho vay?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian

Đề tài được thực hiện tại tỉnh Vĩnh Long, số liệu được thu thập tại các

phòng ban của NH Đầu tư và Phát triển chỉ nhánh Vĩnh Long

1.4.2 Thời gian

Đề tài được thực hiện trong thời gian thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của

Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, từ ngày 20/05/2009 đến ngày 22/06/2009

Đề tài sử dụng số liệu về kết quả hoạt động cho vay qua 3 năm từ 2006- 2008

Phân tích các yếu tố môi trường vi mô và vĩ mô dựa trên các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đến năm 2008 và mục tiêu phát triển kinh tế của khu vực trong những năm tới

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài hoạt động cho vay tại BIDVchi nhánh Vĩnh

Long, cụ thể là việc đi vào phân tích thực trạng, những yếu tố bên trong cũng như bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động này của BIDV chỉ nhánh Vĩnh Long

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

- Luận văn “Thiết lập chiến lược huy động vốn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Minh- Vĩnh Long” của tác giả Nguyễn Bích Giao lớp Tài chính

Doanh nghiệp khóa 30 thực hiện năm 2008

Nội dung khái quát: Tác giả đã đánh giá điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của NH thơng qua tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của NH.Bên cạnh đó,tác giả cũng đã phân tích tình hình huy động vốn qua 3 năm

Trang 5

2005, 2006, 2007 xét trên phương diện nguồn vốn huy động theo tính chất kỳ hạn, theo

tiêu chí nội tỆ - ngoại tệ, theo thành phần kinh tế, phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động để đề ra chiến lược huy động vốn phủ hợp

Hạn chê: luận văn mới chỉ dừng lại phân tích ở sơ liệu thứ cầp và chỉ sử dụng ma

trận SWOT để lựa chọn chiến lược

- Luận văn “Xây dựng kế hoạch phát triển loại hình cho vay tiêu dùng tín chấp tại NH Á Châu chỉ nhánh Cần Thơ” của tác giả Lê Xuân Hùng lớp tài chính

Doanh nghiệp khóa 30 thực hiện năm 2008

Nội dung khái quát: Tác giả đã phân tích tình hình hoạt động của NH nói chung và tình hình hoạt động của loại hình cho vay tiêu dùng tín chấp nói riêng, qua đó xác định được những điểm mạnh, điểm yếu cua NH dé dé ra chiến lược Trong đề tài, tác giả cũng đã chỉ rõ mức độ cạnh tranh giữa các NH vé san phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấpvà hiệu quả hoạt động cia NH A Chau chi nhánh Cần

Thơ về loại hình cho về vay tiêu dùng tín chấp hiện tại để có kế hoạch phát triển

phù hợp

- “Những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý hoạt động tín dụng NH thương

mại ” của tác giả Trần Đình Định, NXB Tư Pháp, năm 2007

Nội dung khái quát: Tài liệu tập hợp những chuẩn mực về quản lý hoạt động tín dụng,

trong đó có hướng dẫn về định hướng chiến lược cho vay ở các NHTM theo cơ sở các

chuẩn mực Basel 1,2; IAS- 39 và những tài liệu tập huấn về quản lý hoạt đọng tín đụng

theo thông lệ quốc tế

Trang 6

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Tổng quan về tín dụng NH 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện đưới hình thái tiền tệ hay hiện vật,

trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định Trong quan hệ này được thể hiện qua các nội dung sau:

Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá

trị này có thể đưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hố, máy móc, trang

thiết bị

Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu

2.1.1.2 Chức năng tín dụng

a) Chức năng tập trung và phân phối lại vẫn tiền tệ

- Đây là chức năng cơ bản của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguôn vơn

z ^xv¬??

tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi “thiêu để sử dụng nhằm

phát triển nên kinh tế

- Ở khâu tập trung vốn tiền tệ, tín dụng là nơi tập hợp những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội

- Ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng là nơi đáp ứng nguồn vốn cho sản xuất lưu thơng hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu đùng trong toàn xã hội

- Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ đều được thực hiện theo

nguyên tắc hoàn trả, vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn,

nó thúc đây việc sử dụng vốn có hiệu quả

b) Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chỉ phí lưu thông cho xã hội

- Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thơng thẻ tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu, séc, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán cho

Trang 7

phép thay thế một lượng lớn tiền mặt lưu hành, nhờ đó giảm bớt các chi phí có liên

quan như In tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản tiền

- Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng NH đã mở ra một khả

năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh tốn thơng qua NH với các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau, giúp giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho các nền kinh tế xã hội phát triển

c) Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh té

Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng nói trên Sự vận động

của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật tư,

hàng hố, chỉ phí trong các xí nghiệp các tơ chức kinh tế Vì vậy, tín đụng khơng

những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà cịn thơng

qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ay nham ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, vi phạm luật pháp , trong hoạt động san xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp

2.1.1.3 Phân loại tín dụng a) Can cir vao thoi han tín dụng

- Tin dung ngắn hạn: Là loại tín đụng có thời hạn đến một năm được xác định

phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh đoanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các NH thương mại Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu

cầu sinh hoạt cá nhân

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín đụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cô định, cải tiến và đối mới kỹ thuật, mở rộng và

xây dựng các cơng trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

- Tin dung dài hạn: Là loại tin dung co thoi han trén 60 thang được sử dụng để cấp vốn cho xây đựng cơ bản, cải tiễn và mở rộng sản xuất quy mô lớn

b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng

- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất

- Tín dụng vốn cơ định: Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn cố

định, loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn

Trang 8

Tín dụng vốn có định thường được cấp phát phục vụ cho việc đầu tư mua sắm tài sản có định, cải tiến và đôi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp

và cơng trình mới

c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cung cấp cho các

doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh đoanh

- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín đụng cấp phát cho cá nhân đề đáp

ứng nhu cầu tiêu đùng

d) Căn cứ vào chủ thể tin dung

- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa Đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình

- Tín dụng NH: Là quan hệ tín dụng giữa NH, các tô chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngan han dé dy trữ vật tư, hàng hóa, trang trải các chỉ phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân

- Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, NH và nước ngoài Mục đích đi vay của tín dụng Nhà nước là bù đắp khoản bội chi ngân sách

e) Căn cứ vào đối trợng trả nợ

- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là

người trực tiếp trả nợ

- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau

ƒ) Căn cứ vào tính chất của khoản vay

- Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa, vật tư,

tài sản tương đương đảm bảo

Trang 9

- Tín dụng khơng có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra khơng cần có hàng

hóa, vật tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với các tổ chức, cá

nhân để cấp vốn tín dung

2.1.2 Tông quan về rủi ro tín dụng

2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một nhóm KH không thực hiện được các nghĩa vụ

tài chính đối với NH hay nói cách khác rủi ro tín dụng xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà KH

không trả được nợ cho NH một cách day du ca gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động đến hoạt động và có thé lam NH bi pha san

Trong quá trình kinh doanh, bên cạnh các rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro

thanh khoản, rủi ro vốn chủ sở hữu thì rủi ro chính mà NH phải đối mặt là rủi ro

trong hoạt động tín dụng Điều này có nghĩa là một khi cịn hoạt động NH thì còn

rủi ro trong hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng khơng chỉ xảy ra với các khoản tín

dụng bình thường mà cịn xảy ra với các khoản ngoại bảng khác như bảo lãnh L/C, bao thanh toán Hầu hết các NH có kinh nghiệm đều thiết lập một khoản tiên gọi là quỹ dự phòng rủi ro, đê bù đặp khi có vân đê rủi ro xảy ra

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tốn thất có thể xảy ra đo khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Khoản đự phòng rủi ro được trích trong vịng 15 ngày của tháng thứ 3 mỗi quý và căn cứ vào số dư để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

2.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng NH a) Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH cho khách hàng vay

không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định

b) Doanh số thu nợ

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín đụng mà NH thu về được khi đáo hạn

vào một thời điểm nhất định nào đó

c) Du ng cho vay

Trang 10

Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định Để xác định được dư nợ, NH sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số

cho vay và doanh số thu nợ d) Nợ xấu

Theo quyết định 493/2005/QĐÐ-NHNN và quyết định sửa đổi bố sung số

18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:

Nợ nhóm ] (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được NH đánh giá là có khả năng thanh khoản cao, thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn Khách hàng có thu

nhập ồn định trong quá khứ và có thê dự đoán trong tương lai, sẵn có nguồn vốn thay thế

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín đụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi

cả gốc và lãi đúng hạn

- Các khoản nợ quá hạn đưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả

năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn còn lại

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định khoản 2 điều 6 QD

18/2007/QD-NHNN

Nợ nhóm 2 (Nợ cân chú ý):Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi nhưng có đấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

- Các khoản nợ điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đây đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định khoản 2 điều 6 QD 18/2007/QD-NHNN

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới chuẩn): Các khoản nợ được đánh giá không có khả năng

trả nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tôn

thất một phần gốc và lãi

- Các khoán nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

- Các khoản nợ được miễn giảm lãi đo khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày,

Trang 11

trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo quy định

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định khoản 2 diéu 6 QD 18/2007/QD-NHNN

No nhom 4 (Nợ nghỉ ngờ): Các khoản nợ được NH đánh giá thường xuyên không trả nợ và có khả năng tơn thất

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời

hạn trả nợ được cơ câu lại lân đầu

- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ hai

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định khoản 2 điều 6 QĐÐ 18/2007/QD-NHNN

Nợ nhóm 5 (Nợ có khá năng mắt vốn): Các khoản nợ được NH đánh giá là

khơng có khả năng thu hồi nợ, mắt vốn - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quả hạn theo thời hạn trả nợ

được cơ cầu lại lần thứ hai

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn

hoặc đã quá hạn

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 2.1.3 Các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng

2.1.3.1 Nợ xấu / dư nợ

Chỉ tiêu nợ xấu trên dư nợ cho thấy khả năng thanh toán cũng như uy tín của

khách hàng, nó cũng gián tiếp phản ánh khả năng thu hồi vốn của NH đối với các

khoản cho vay

2.1.3.2 Hệ số thu nợ

Trang 12

Hệ số thu nợ biểu hiện khả năng thu hổi nợ từ việc cho khách hàng vay Hệ số thu nợ cao, công tác thu nợ tốt thì rủi ro tín dụng thấp

Doanh số thu nợ

Hệ sô thu nợ =

Doanh sơ cho vay 2.1.3.3 Vịng quay vốn tín dụng

Vịng quay vốn tín đụng đo lường tốc độ luân chuyên vốn tín dụng NH Thời gian thu hồi nợ nhanh thì vịng quay của vốn tín dụng nhanh, hoạt động đưa vốn vào sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn =

Dư nợ bình quân 2.1.3.4 Mức độ rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của NH nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín đụng nói riêng một cách rõ nét Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín đụng của NH càng kém và ngược lại Mức giới hạn cho phép của mức

độ rủi ro tín dụng do NH nhà nước quy định là 5% Nợ xâu

Mức độ rủi ro tín dụng =

Tổng dư nợ 2.1.4 Tổng quan về quản trị chiến lược

2.1.4.1 Khái niệm quản trị chiến lược

Quản tri chiến lược là quá trình phân tích mơi trường hiện tại, dự báo môi

trường tương lai, xác định sứ mệnh, mục tiêu và chương trình chiến lược, tổ chức

triển khai, kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu, chương trình chiến lược

thực tế

2.1.4.2 Những mục tiêu của chiến lược

Những mục tiêu của chiến lược kinh đoanh được xác định như là những thành quả mà NH cần đạt được khi theo đi sứ mệnh của mình trong thời kỳ hoạt động tương đối dài (trên một năm)

Trang 13

Mục tiêu của NH cần đảm bảo tính quan trọng, đồng thời cần sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên nào đó, chứ không phải đưa ra một danh mục khơng có thức tự các mục đích gồm:

- Cụ thể: Mục tiêu của chiến lược phải rõ ràng, thể hiện kết quả cuối củng mà

NH cần phải đạt được

- Nhất quán: Có nghĩa là việc hồn thành mục tiêu không bị cản trở việc hoàn

thành mục tiêu khác

- Định lượng: Có nghĩa là một mục tiêu càng cụ thể thì càng thể hiện rõ ở khả

năng đo lường được

- Kha thi: Có nghĩa phải thực hiện mục tiêu đề ra - Thách thức

- Linh hoạt

2.1.5 Nội dung cơ bản của quản trị chiến lược

2.1.5.1 Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh - Sứ mệnh

Mỗi tổ chức đều có sứ mệnh hoặc lý do cho sự tồn tại Nó chỉ thay đổi rất là chậm và có tác động chính trên những gì mà tổ chức chọn để làm hoặc không làm và nó quyết định hành động cách nào Sứ mệnh thật sự của NH được xác định

bởi các yếu tố sau: Lịch sử của NH, văn hóa NH, năng lực cấu trúc, quyết định

cơ bản

Những mục tiêu của chiến lược kinh doanh được xác định như là những thành quả mà NH cần đạt được khi theo đuổi sứ mệnh của mình trong thời kì hoạt động tương đối dài (trên 1 năm) Những mục tiêu đài hạn rất là cần thiết cho sự thành công của NH vì chúng thể hiện kết quả mà ngân hàng cần đạt được khi theo đuôi sứ mệnh kinh doanh của mình

2.1.5.2 Phần tích mơi trường bên ngồi NH a) Phân tích mơi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là các yếu tố tổng quất về kinh tế, chính trị, pháp luật, nhà nước,

văn hoá xã hội, thế giới có ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh và tất cả các định chế tài chính khác khơng riêng gì đối với các NH

- Mỗi trường chính trị pháp luật và chính sách nhà nước

Trang 14

Đây là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp, các tô chức quan tâm phân tích để đảm bảo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực, nơi mà các NH hay tổ chức có mối quan hệ mua bán hay đầu tư

Các chính sách thường xuyên tác động đến hoạt động NH như: các quy định

về qui mơ vốn tự có, cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, các chính sách về cạnh tranh, sáp nhập, phá sản v.v ; các quy định của Nhà nước, Bộ

tài chính và NH trung ương về chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế,

- Mơi trường văn hóa - xã hội

Môi trường văn hóa bao gồm tất cả các yếu tố văn hóa, các định chế và các lực

lượng tác động đến những giá trị cơ bản, nhận thức và thị hiếu cùng cách xử xự của

xã hội

Các vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi nghiên cứu mơi trường văn hóa

- xã hội là: các vẫn đề về qui mô dân SỐ, tỷ lệ phát triển dân số, cơ câu dân số

theo độ tuổi, giới tính, thu nhập bình qn, mức sống đồng thời cần hiểu rõ về các yếu tố văn hóa như hệ thống Các giá trị về chuẩn mực đạo đức, quan niệm,

quan điểm về chất lượng cuộc sống, về lối sống, thấm mỹ, nghề nghiệp, phong

tục, tạp quán, ; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội; khuynh hướng

tiêu đùng v.v Nhà quản trị cần có sự hiểu biết rõ để có các quyết định chiến

lược thích nghi với mơi trường, có thái độ và hành vi ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với con người với con người, con người với thiên nhiên và xã hội

- Môi trường kinh tế

Các yếu tố kinh tế vô cùng đa dạng, bao gồm các tác nhân có mối quan hệ tương tác, vừa chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác trong môi trường như sự biến động chính trị, sự thay đổi chính sách của chính phủ, tốc độ phát triển của các loại hình đoanh nghiệp thuộc các ngành v.v cũng vừa tác động đến quá trình quản trị chiến lược của các tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế trong phạm vi quốc gia và quốc tế

Ngày nay những giá trị xem xét, phân tích trên toàn cảnh của từng khu vực và thế giới để dự báo các xu hướng biến động nhằm đưa ra quyết định chiến lược

đúng đắn, thích nghi với mơi trường Đó là các khía cạnh về chu kỳ đời sống

Trang 15

kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ phát triển của các ngành then chốt, tỷ lệ lạm

phát, lãi suất tín dụng, tỉ lệ đầu tư sản xuất kinh doanh, tỷ suất hối đoái giữa đồng tiền

quốc gia với các loại tiền tệ có quan hệ có quan hệ thanh tốn - Mơi trường tự nhiên

Đó là những vấn đề về thiên nhiên nổi bật và được đề cập nhiều trong thời đại

ngày nay như: sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, khả năng sản xuất hàng hóa ở khu vực cũng thường xuyên tác động đến hoạt động NH

- Mơi trường quốc tỄ

Đó là xu thế hội nhập giữa các nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu mà nhà

quản trị cũng cần theo dõi và năm bắt xu hướng này để có hướng đi và quyết định chiến

lược cho phù hợp với môi trường b) Môi trường tác nghiệp

Bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp Nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó Trong môi trường tác nghiệp có Š5 yếu tố cơ bản: đối thủ cạnh tranh, người mua, nguol cung cấp, các đối thủ mới (tiềm an), va san pham thay thé Méi quan hé nay

được thê hiện qua sơ đô sau:

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Các đối thú mới (tiêm ân) xe K Sự cạnh

Người cung cạp: tranh của các

Khả Hane PB | doanh nghiép

CHa DEUOT CUE CaP hiện có trong Khách hàng

NÓ ngành J Kha nang ép gia cua nguoi mua

San pham thay thé: Nguy cơ do các sản phầm

và dịch vụ mới thay thê

Hình 1: SƠ ĐỊ MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP TRONG NGÀNH

Trang 16

Để đề ra một chiến lược thành cơng thì phải phân tích từng yếu tố này để doanh nghiệp thay duoc mat manh, mat yếu, nguy cơ, cơ hội mà ngành kinh doanh đó gặp phải Tuy nhiên, đề tài này nghiên cứu về chiến lược cho hoạt động cho vay của NH

nên chỉ nghiên cứu 4 yếu tố : đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn,

khách hàng và sản phẩm thay thế

- Đối thú cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương quan của các yếu tố như: số lượng DN tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cỗ

định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm

Các đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành Do đó, các DN cần phân tích từng đối thủ cạnh

tranh để năm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thơng

qua Muốn vậy cần tìm hiểu một số vẫn đề cơ bản sau:

- Nhận định và xây dựng các mục tiêu của DN

- Xác định được tiềm năng chính yếu, các ưu nhược điểm trong các hoạt động

phân phối, bán hàng

- Xem xét tính thống nhất giữa các mục đích và chiến lược của đối thủ cạnh tranh

- Tìm hiểu khả năng thích nghỉ; khả năng chịu đựng (khả năng đương đầu

với các cuộc cạnh tranh kéo dài); khả năng phản ứng nhanh (khả năng phản công) và khả năng tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh

- Khách hàng

Khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh Nếu

thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của KH thì sẽ đạt được sự tín nhiệm của KH -

tài sản có giá trị nhất của DN

Khách hàng có thể làm lợi nhuận của DN giảm xuống bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công đoạn dịch vụ hơn

Trường hợp không đạt đến mục tiêu đề ra thì DN phải thương lượng với KH hoặc

tìm KH có ít ưu thế hơn

Vì thế, để đề ra những chiến lược kinh doanh đúng dan, doanh nghiệp

phải lập bảng phân loại KH hiện tại và tương lai, nhằm xác định KH mục tiêu

Trang 17

- Đối thủ tiềm ấn

Đối thủ tiềm ấn là những đối thủ cạnh tranh có thể gặp trong tương lai Mặc dù không phải bao giờ DN cũng gặp phải những đối thủ cạnh tranh tiềm ân mới Song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược

kinh doanh của DN Do đó, cần phải dự đoán được các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

này nhằm ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài để bảo vệ vị thế cạnh tranh của DN - Sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế sẽ tạo ra sức ép làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế và phần lớn sản phẩm thay thế mới là kết

quả của cuộc bùng nỗ cơng nghệ Vì thế muốn đạt được thành công, các DN cần chú

ý và dành nguồn lực thích hợp để phát triển hay vận dụng công nghệ mới vào chiến

lược mới của mình

2.1.5.3 Mơi trường bên trong (hoàn cảnh nội tại) của DN a) Các yếu tố của nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành cơng của

doanh nghiệp Vì chính con người thu thập dữ liệu, hoạch định mục tiêu, lựa chọn và thực hiện kiểm tra các chiến lược của DN và để có kết quả tốt thì

khơng thể thiếu những con người làm việc hiệu quả Khi phân tích về nguồn

nhân lực của DN cần chú ý những nội dung: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề và tư cách đạo đức của cán bộ nhân viên; các chính sách nhân sự của

DN; khả năng cân đối giữa mức độ sử dụng nhân công ở mức độ tối đa và tối

thiểu; năng lực, mức độ quan tâm và trình độ của ban lãnh đạo cao nhất

b) Yếu tố nghiên cứu phát triển

Nỗ lực nghiên cứu phát triển có thể giúp DN giữ vai trò vị trí đi đầu trong

ngành hoặc ngược lại, làm cho DN tụt hậu so với các DN đầu ngành Do đó, DN

phải thường xuyên thay đổi về đổi mới công nghệ liên quan đến cơng trình cơng nghệ, sản phẩm và nguyên vật liệu

c) Các yếu tố tài chính kế toán

Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc phân tích lập kế hoạch và

kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của DN

GVHD: Dam Thị Phong Ba 16 SVTH: Nguyên Huỳnh Phương Thảo EEE

Trang 18

Bộ phận tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn DN Khi phân tích các yếu tố tài chính kế toán, nhà quản trị cần chú trọng những nội dung: khả năng huy động vốn ngăn hạn và dài hạn; tong nguồn vốn của DN; tính linh hoạt của cơ câu vốn đầu tu; khả năng tận dụng các chiến lược tài chính; khả năng kiểm soát giảm giá thành; hệ

thống kế tốn có hiệu quá và phục vụ cho việc lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài

chính và lợi nhuận

Sức mạnh tài chính của một NH được đo lường qua các chỉ SỐ sau

Doanh thu Hệ so su dung tai san = TT

Tai san

Ý nghĩa: cho biết 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ đem về bao nhiêu đồng doanh thu

Lợi nhuận ròng Thu nhập trên tài sản (ROA)E

Tài sản

Y nghĩa: cho biệt 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận rịng d) Yếu tơ Marketing

Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch,

thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đặt ra, duy trì các mối

quan hệ và trao đổi với KH theo nguyên tắc đơi bên cùng có lợi Do vậy, nói

chung nhiệm vụ của công tác quản trị marketing là điều chỉnh mức độ, thời

gian và tính chất của nhu cầu giữa KH và DN nhằm đạt được mục tiêu đề ra

2.4.3.5 Yếu tơ văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là mơ hình của các tiêu chuẩn và niềm tin được san sẻ, cho phép

mọi người trong tổ chức hiểu được hoạt động của tổ chức mình và trang bị cho họ

những quy tắc ứng xử Nó là tổng hợp những nét đặc trưng của tƠ chức, nó chỉ phối nhận thức và hành vi của con người trong tô chức, cùng những giá trị, chuẩn mực, nề nêp, tác phong mà tơ chức có được

Trang 19

2.1.6 Các loại chiến lược

Bảng 1: CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC

CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC | CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC

STT -

CHUNG CHI TIẾT

„ Thâm nhập thị trường

Chiên lược tăng trưởng ¬———

Phát triên thị trường

tập trung , :

1 Phát triên sản phâm

„ Đa dạng hóa đồng tâm

Chiên lược tăng trưởng

Sự đa dạng hóa hàng ngang

đa dạng „

2 Đa dạng hóa kêt hợp

„ 2 Hội nhập về phía sau

Chiên lược phát triên - :

Hội nhập về phía trước

hội nhập ¬

3 Kêt hợp theo chiêu ngang

Sự chỉnh đồn đơn giản

Chiến lược suy giảm Sự rút bớt vơn

4 Thanh tốn

(Ngn: Giáo trình quản trị chiên lược- Đô Thị Tuyếp

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu thông qua hồ sơ lưu trữ của phòng Quan hệ khách hàng,

phòng Quản trị tín dụng và phịng Kế toán, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp với KH về quy trình cho vay của NH Đồng thời tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị

trong các phòng ban tại NH và kết hợp đi thực tế tại các địa bàn để tìm hiểu về

phương pháp thâm định khi cho vay và thu hồi nợ quá hạn

- Thu thập số liệu thông qua các báo cáo NH như : bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cầu nguồn vốn của NH Đầu tư và phát triển từ năm

2006-2008

ào ====mmmmmmmmmmm

Trang 20

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện, Quyết định, Nghị định, Thông tư liên quan

đến vấn đề tín dụng của Chính phủ, NH Nhà Nước Việt Nam và NH Đầu tư và Phát

triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Long thu thập tại phịng Kế tốn Ngân quỹ của NH

Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long

- Ngoài ra, thơng tin cịn được thu thập từ các giáo trình, các bài nghiên cứu trên

sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

- Thu thập qua 40 mẫu câu hỏi điều tra, đối tượng thu thập là các KH của NH BIDV Vĩnh Long

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu sơ cấp sẽ được xử lý trên phần mềm Excel Kết quả được phân tích dựa trên phương pháp pháp so sánh, mô tả bằng đồ thị, thống kê mơ tả

- Ngồi ra, còn sử dụng các ma trận để phân tích

+ Ma tran danh gia noi bé [FE (internal Factor Evaluation Matrix)

Ma trận các yếu tô nội bộ - IFE tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm

yếu cơ bản của doanh nghiệp, cho thấy các lợi thế cạnh tranh cần khai thác và các điểm

yếu cơ bản doanh nghiệp cần cải thiện

+ Ma trận đánh giá các yếu tổ bên ngoài EFE (Externadl Factor Evaluation Matrix)

Ma tran EFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của mội trường bên ngoài ảnh hướng đến doanh nghiệp/tô chức

+ Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu

cùng các ưu và khuyết điểm đặc biệt của họ Ma trận n ày bao gồm cả các yếu tố

bên ngoài lẫn các yếu tơ bên trong có tầm quan trọng quyết định tới sự th ành

công của doanh nghiệp

Ngoài ra, trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, các đôi thủ cạnh tranh cũng sẽ

được xem xét và tính tổng số điểm quan trọng Tổng số điểm đ ược đánh giá của các NH cạnh tranh được so sánh với NH đang nghỉ ên cứu Việc so sánh cung cấp cho ta nhiều thông tin chiến lược quan trọng

+ Ma tran SWOT:

Trang 21

- Dùng để liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

- Kết hợp những điểm mạnh với các cơ hội để đưa ra chiến lược (SO)

- Biết được những điểm yếu và thách thức để có những hướng giải quyết tốt hơn

(WT)

- Vận dụng những cơ hội để có thể khắc phục hoặc hạn chế các điểm yếu

(WO)

- St dung cac điểm mạnh sẵn có để có thể tránh các mối de doa cé thé xảy ra

đối với đơn vị (ST)

Bang 2: MA TRAN SWOT

Các thách thức - T

Các cơ hội - Q

Liệt kê các thách thức

SWOT Liệt kê các cơ hội

Cac chién lugc - SO Các chiến lược - WO

Những điềm mạnh - S sa

Sử dụng những điểm | Vượt qua những điêm

Liệt kê những điểm mạnh mạnh đề tận dụng cơ hội yêu băng cách tận dụng các cơ hội UY 2 cà

Các chiến lược - ST „ ,

og T Các chiên lược - WT Tôi

Những điêm yêu - W Sử dụng những điêm

¬ , thêu hóa những điêm

Liệt kê những điêm yêu mạnh đê tránh các môi đe i, yêu đê tự vệ

dọa

(Nguôn: Giáo trình quản trị chiên lược- Đồ Thị Tuyết)

- Ma trận lựa chọn chiến lược định lượng (QSPM)

Danh giá các chiến lược theo ma trận hoạch định chiến lược có thể định

lượng (QSPM) Ma trận được thực hiện qua 6 bước:

- Bước 1:Liệt kê các yếu tố theo phân tích SWOT -

Bước 2: Xếp hạng (R) các yếu tố từ 1 đến 4

Trang 22

Bang 3: XEP HANG CAC YEU TO TRONG MA TRAN QSPM

XEP -_ ; YEU TO BEN YEU TO BEN NGOAI

HANG TRONG

1 Phản ứng của NH yếu Yếu

2 Phản ứng trung bình Trung bình 3 Phản ứng trên trung bình Mạnh 4 Phản ứng rất tốt Rất mạnh

(Ngn: Giáo trình quản trị chiến lược- Đô Thị Tuyếp

- Bước 3: Tập hợp các chiến lược cụ thê thành từng nhóm riêng biệt -

Bước 4: Xác định điểm hấp dẫn (AS) Có 4 mức ảnh hưởng:

+ 1: Không hấp dẫn

+2: ft hap dan +3: Kha hap dan

+4: Rất hấp dẫn

- Bước 5: Tính tổng số điểm hấp đẫn (TAS) TAS=R*AS

- Bước 6: Tông cộng điểm và chọn những chiến lược có điểm cao nhất 2.3.3 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu tại NH Đầu tư và Phát triển chỉ nhánh Vĩnh Long

——ễễ ——_————_

Trang 23

Chương 3

SƠ LƯỢC VẺ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN CHI NHÁNH VĨNH LONG

3.1 SO LUGC VE NGAN HANG DAU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM 3.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngày 26/4/1957 NH Kiến thiết Việt Nam được thành lập, tiền thân của NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, với

hai lần đối tên, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam ln

hồn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, khẳng định

vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Các danh hiệu và phần

thưởng cao quý: Huân chương Hữu Nghị do Nhà nước CHDCND Lào trao tặng, Huân chương độc lập hạng nhất, Huân chương lao động hạng nhất và danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Đặc biệt ngày 25/04/2007 nhân dịp kỷ niệm

50 năm thành lập, BIDV vinh dự nhận Huân chương Hồ Chí Minh, đó là phi nhận

của Đảng, Nhà nước về những thành tích trong suốt 50 năm hoạt động và phát triển của BIDV

3.1.2 Các giai đoạn phát triển BIDV

- Thời kỳ 1957 - 1980

Ngày 26/04/1957 NH Kiến thiết Việt Nam tiền thân của NH Đầu tư và Phát triển

Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính với quy mô ban đầu nhỏ bé gồm 08

chi nhánh với 200 cán bộ

Nhiệm vụ chủ yếu của NH Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn của Ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội

- Thời kỳ 1981 - 1989

Ngày 24/06/1981 NH Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành NH Đầu tư và

Xây dựng Việt Nam trực thuộc NH Nhà nước Việt Nam Nhiệm vụ chủ yếu của NH

Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả

các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch Nhà nước

- Thời kỳ 1990 - nay

Trang 24

- Thời kỳ 1990 - 1994: Ngày 14/11/1994 NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

đổi tên thành NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Đây là thời kỳ thực hiện đường lối

đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyến từ chế độ tập trung bao cấp sang cơ chế thi trường có sự quản lý của Nhà nước Do vậy nhiệm vụ của BIDV được thay đôi cơ bản:

tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước;

huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ NH chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển

- Từ ngày 01/01/1995: Đây là mốc đánh dẫu sự thay đổi cơ bản của BIDV được

phép kinh doanh đa năng, tổng hợp như một NH thương mại phục vụ chủ yếu cho

đầu tư, xây đựng phát triển đất nước

- Thời kỳ 1996 - nay: Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên

cùng đất nước”, chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của

BIDV sau năm 2005

Khang định vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh ung lao động thời kỳ đổi mới”

Nhân dịp 50 năm thành lập, ngày 25/04/2007 BIDV vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh đo Nhà nước Việt Nam trao tặng, Huân chương Hữu Nghị do Nhà nước CHDCND Lào trao tặng

3.2 SO LUQC VE NGAN HANG DAU TU VA PHAT TRIEN CHI

NHANH ViINH LONG

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển NH Đầu tư và phát triển chỉ nhánh Vĩnh Long

- Tên giao dich: CHI NHANH NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VĨNH

LONG

- Dia chi: 50 Nguyén Huệ, phường 2, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh

Long

- _ Điện thoại: (070) 3.823.452 - 3.820.543 - Fax: 070.824928

Chi nhánh NH Đầu tư & Phát triển Vĩnh Long là một chi nhánh trong hệ

thống NH Đầu tư & Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số

Ne eeG<—

Trang 25

20/NH/QD ngay 29/3/1990 của Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam về việc “Thành lập Phòng Đầu tư & Phát triển Cửu Long trực thuộc NH Đầu tư & Phát triển

Việt Nam” Ngày 29/01/1992 Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam ra quyết định

23/NH/QÐ về việc “Nâng phòng Đầu tư & Phát triển Vĩnh Long thành Chi nhánh NH

Đầu tư & Phát triển Vĩnh Long trực thuộc NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam” mở ra

hướng đi theo phương châm “đi vay để cho vay” Từ giai đoạn này, Chi nhánh NH Đầu tư & Phát triển Vĩnh Long ngoài nguồn vốn ban đầu của NH Nhà nước chuyển sang còn phải huy động vốn ngắn, trung và dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư

phát triển

Từ khi thành lập cho đến nay, Chi nhánh NH Đầu tư & Phát triển Vĩnh Long

đã hịa nhập vào cơng cuộc sản xuất kinh doanh ở địa phương, thực hiện theo chủ

trương và chính sách của Nhà nước, thực hiện quyết định số 239/NH/QD

của Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam về việc “Thay đổi chức năng và nhiệm vụ

của NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, Chi nhánh NH Đầu tư & Phát triển Vĩnh

Long đã chuyên sang hoạt động theo mơ hình như một NH Thương mại quốc doanh

Hòa chung với cả nước trong công cuộc phát triển kinh tế Chỉ nhánh NH Đầu tư & Phát triển Vĩnh Long đã góp phần khơng nhỏ vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và của tỉnh nhà nói riêng

3.2.2 Cơ cầu tổ chức NH Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long

3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh NH Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long gồm có:

+ Ban giám đốc: Giám đốc, 02 Phó Giám đốc +

Các phòng ban:

- Phòng quan hệ khách hàng - Phòng quản lý rủi ro - Phịng quản trị tín dụng - Phòng dịch vụ khách hàng

- Phịng/tơ quản lý dịch vụ kho quỹ - Phòng/tổ thanh toán quốc tế

Trang 26

- Phòng Tài chính - kế tốn - Phòng Tổ chức - nhân sự

- Phòng kế hoạch tổng hợp - Văn phịng

- Phịng/tơ điện tốn

Phó Giám Đốc 1 | Giám Đốc | [ Phó Giám Đốc 2 | —

Khối QHKH lÍ Khối QLRR Jl Khối quản lý nội bộ i Khối tác nghiệp I

Phong QHKH 1 Phong QHKH 2 Phong QLRR Khối trực thuộc L| Phịng tài chính -kế tốn Phịng kế hoạch - tổng hợp Văn phòng | Phòng/ tơ điện tốn Phịng QTTD Ï Phòng tổ chức | Các phịng hành chính khách hàng et Phịng/tỗ Quản lý và dịch vụ kho quy Phòng/tỗ TTQT Phịng giao dịch

Hình 2: SƠ ĐỊ TƠ CHỨC NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG

(Ngn: Phịng Tổ chức nhân sự BIDV Vĩnh Long)

3.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban a) Ban Giám Đốc

- Giám đọc

+ Chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của chỉ nhánh

+ Trực tiếp điều hành khối quản lý nội bộ và khối quản lý rủi ro - _ Phó giám đốc I

+ Chỉ đạo và điều hành công việc chung của chi nhánh khi các đồng chí trong ban giám đốc đi văng

Trang 27

+ Phụ trách khối quan hệ khách hàng - _ Phó giám đốc 2

+ Chỉ đạo và điều hành chung khi các đồng chí trong ban giám đốc đi công

tác

+ Phụ trách khối tác nghiệp và khối đơn vị trực thuộc

b) Phòng quan hệ khách hàng tổ chức doanh nghiệp (QHKHI) - Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng + Đề

xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng + Tiếp thị

và bán sản phẩm

+ Thiết lập, đuy trì và phát triển quan hệ hợp tác khách hàng

- - Công tác tín dụng

+ Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng + Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng

+ Phân loại, rà soát rủi ro

+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi

+ Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của NH đối với khách hàng +

Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng

c) Phòng quan hệ khách hàng cá nhân (QHKH2) - Tiếp thị và phát triển khách hàng qua Maketing tại quay

+ Đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân

+ Xây dung và tổ chức thực hiện các chương trình Maketing tơng thể cho từng nhóm sản phẩm

+ Tiếp nhận triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ NH dành cho khách hàng cá nhân của BIDV

+ Bán sản phẩm và dịch vụ NH bán lẻ

+ Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân

+ Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV +

Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng

+ Chịu trách nhiệm về bán sản phẩm, nâng cao thị phần

- Cong tac tin dụng

+ Tiếp xúc, tìm hiểu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Trang 28

+ Thu thập thơng tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập báo cáo thâm định

+ Soạn thảo các hợp đồng có liên quan

+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, lập đề xuất giải ngân + Kiểm tra, giám sát khách hàng/khoản vay

+ Lập báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng

+ Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng

+ Chịu trách nhiệm: tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ,

tính chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng d) Phong quan ly rii ro

- Công tác quan ly tin dung

+ Đề xuất chính sách, biện pháp phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

+ Quản lý, giám sát phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ân đối với danh mục tín dụng của chi nhánh

+ Đầu mối nghiên cứu, đề xuất phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu,

giới hạn

+ Đầu mối đẻ xuất kế hoạch giảm nợ xấu và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của NH

+ Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro

+ Đầu mi thực hiện đánh giả lại tài sản đảm bảo theo quy định + Thu thập quản lý thơng tin về tín dụng

+ Thực hiện việc xử lý nợ xấu - _ Công tác quản lý rủi ro tín dung

+ Đề xuất xây đựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng

+ Đề xuất, trình phê duyệt cấp tín dụng, bảo lãnh, tài trợ đự án, trài trợ

thương mại hoặc sửa đổi hạn mức,vượt hạn mức phù hợp với thâm quyền

+ Phối hợp với phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ

có vẫn đề

+ Chịu tránh nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn

pháp lý trong hoạt động của chi nhánh

Trang 29

- Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, cơng tác phịng chống rửa tiền, công tác

quản lý chất lượng ISO

e) Phong quan tri tin dung

- Thực hiện tác nghiệp và quản lý cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định

+ Kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ giải ngân/cấp bảo lãnh và các điều kiện giải ngân/cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín đụng đã ký, lập tờ trình

giải ngân/cấp bảo lãnh trình cấp có thâm quyền phê duyệt giải ngân/cấp bảo lãnh

+ Kiểm tra, rà sốt đảm bảo tín đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo quy định

+ Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi nợ và thông tin các khoản nợ đến

hạn

+ Thực hiện tính tốn trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan hệ khách hàng

+ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng J) Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân (DVKH)

- Truc tiép quan lý tài khoản và giao dịch với khách hàng

+ Trực tiếp thực hiện, xử lý tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch

với khách hàng về mở tài khoản tiền gởi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhân tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán,

ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn, thu đổi, mua bán ngoại tỆ, và các dịch

vụ khác

+ Tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng địch vụ NH của khách hàng, hướng dẫn

các thủ tục giao dịch, tiếp thị giới thiệu sản phẩm địch vụ NH; bán hàng tại quây, tiếp

nhận ý kiến phản hồi của khách hàng về địch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải

tiến không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng + Thực hiện cơng tác phịng chống rửa tiền

- - Chịu trách nhiệm

+ Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn các chứng từ giao dịch

+ Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vu, thâm quyền bảo mật

Trang 30

+ Thực hiện đây đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch

8) Phòng/tổ quản lý dịch vụ kho quỹ

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất, nhập quỹ +

Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ

+ Quản lý quỹ (thu/chi,xuất/nhập)

- Đề xuất tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện an toàn kho quỹ, phát triển các địch vụ kho quỹ

h) Phịng/tổ thanh tốn quốc tẾ

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại

+ Xử lý tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợ

thương mại trên cơ sở hồ sơ được phê duyệt; thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tẾ

trong hạn mức (đối với các chi nhánh được giao hạn mức)

+ Tiếp nhận nhu cầu từ khách hàng về trài trợ thương mại xuất khẩu, chuyên tiền quốc tế ngoài thắm quyên của chi nhánh Kiểm tra hồ sơ và gửi về hội sở theo quy định

+ Phối hợp với các phòng liên quan dé tiép thi, tiép can, phat triển khách hàng

- Chịu trách nhiệm về phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh

i) Phong Tài chính - kế tốn

- Quản lý và thực hiện cơng tác kế tốn chỉ tiết, kế hoạch tổng hợp

- Thực hiện công tác hậu kiểm tra đối với hoạt động tài chính kế toán của chỉ

nhánh

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính

- Đề xuất tham mưu về hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế tốn

- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định trong công tác kế toán

và chi tiêu tài chính

- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời của số liệu kế toán

và các báo cáo liên quan

- Quản lý thông tin và lập báo cáo

Trang 31

- Thực hiện quản lý thông tin khách hàng }) Phòng TỔ chức - nhân sự

- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức

- Tham mưu, đề xuất về triển khai công tác tổ chức nhân sự tại chi

nhánh.Hướng dẫn các phòng/tổ và các đơn vị trực thuộc tại chi nhánh thực hiện công tác quản lý nội bộ, quản lý lao động

- Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chỉ nhánh

- Đầu mối thực hiện cơng tác chính sách đối với cán bộ của chi nhánh (đương chức, nghĩ hưu)

- Đầu mối thực hiện thủ tục pháp lý có liên quan đến thành lập/chấm đứt hoạt

động của phòng GD/Q TK

- Tham gia y kién vé ké hoach phat trién mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho việc

phát triển mạng lưới

- Quản lý hồ sơ cán bộ

k) Phòng kế hoạch tông hợp

- Công tác kế hoạch tổng hợp

+ Thu thập thông tin phục vụ cho công tác kế hoạch tổng hợp

+ Tham mưu,xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh + Tổ

chức triển khai và theo dõi kế hoạch kinh doanh

+ Giúp giám đốc chi nhánh quản lý, đánh giá hoạt động kinh doanh của chỉ nhánh

- _ Công tác nguồn vốn

+ Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn +

Thực hiện nghiệp vụ kinh đoanh tiền tệ

+ Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh đoanh tiền tệ + Thu

thập, báo cáo những thông tin có liên quan

+ Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toản trong hoạt động kinh doanh - Các

nhiệm vụ khác

) Văn phịng

- Cơng tác hành chính

Trang 32

+ Thực hiện các công tác thư

+ Quản lý sử dụng con dấu của chỉ nhánh theo đúng quy định

+ Đầu mối tổ chức hoặc thực hiện của chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tô chức cá nhân

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các biện pháp khác thuộc thâm quyên

+ Đầu mối triển khai công tác phục vụ các cuộc họp, hội nghị do chi nhánh tô

chức

+ Tham mưu, xây dựng nội quy, quy chế về cơng tác văn phịng và các biện pháp quản lý hành chánh

+ Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất,

kỷ thuật của chi nhánh

+ Thực hiện quản lý, khai thác, sử dụng, mua săm tài sản cố định, cơ sở vật

chất, của chỉ nhánh

+ Thực hiện công tác hậu cần, đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ và đảm bảo an ninh cho chi nhánh

m) Phịng/tƠ điện toán

- Tổ chức thực hiện cơng tác điện tốn theo đúng thâm quyên, đúng quy định,

quy trình tại chi nhánh

- Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin/phịng cơng nghệ thơng tin khu vuc

- Đảm bảo vận hành hệ thống tin học tại chi nhánh liên tục, thông suốt

- Tham mưu, đề xuất với giám đốc chỉ nhánh về kế hoạch ứng đụng công

nghệ và những vần đề có liên quan

3.3 PHAN TICH KHAI QUAT TINH HINH HOAT DONG CUA NGAN

HANG DAU TU VA PHAT TRIEN CHI NHANH VINH LONG QUA 3 NAM

2006 - 2008

3.3.1 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NH Dau tw và Phát triển Vĩnh Long qua ba năm (2006-2008)

Năm 2008 là một năm có nhiều biến động với nền kinh tế tồn cầu nói chung và nền kinh tế nước nhà nói riêng Trước tình hình đó NH Đầu tư và Phát

Trang 33

triển Việt Nam đã có định hướng hoạt động phát triển cho toàn hệ thống BIDV như

tích cực cơ cấu lại tài sản Nợ- Có theo hướng bền vững, xử lý nợ quá hạn ton dong,

chú trọng phát triển dich vu NH và huy động vốn Với tỉnh thần nỗ lực phan dau theo

định hướng của NH Hội sở, qua 3 năm từ 2006-2008 BIDV Vĩnh Long đã đạt được

những kết quả kinh đoanh như bảng 2

Mục tiêu kinh doanh tiền tệ của các NHTM là tối đa hoá lợi nhuận và giảm

thiểu rủi ro Vì vậy phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH dé thay duoc tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của NH, qua đó

giúp cho nhà quản trị hạn chế được những khoản chỉ phí bất hợp lý và từ đó có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho NH Từ nguồn

số liệu trên có thể nhận xét về hình kinh doanh của chi nhánh BIDV Vĩnh Long qua

các năm

Bang 4: KET QUA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG

QUA 3 NĂM (2006 - 2008) ĐVT: Triệu đồng

NĂM CHENH LECH

CHÍ TIÊU 2007/2006 2008/2007

2006 | 2007 | 2008 Số

tiền %“"|Số tiền | % a doanh 64.914] 95.683 | 120.593 | 30.769| 4740| 24.910! 26,00

Thu lai cho vay) 61.125} 92.856] 116.795 | 31.731| 51,91] 23.939] 25,78 Thu lai dich vu] 1.068] 1.436] 1.704 368| 34,46 268) 18,66

Thu lãi tiền gửi 384 688 925 304| 79,17 237) 34,45

Thu kinh doanh 58 156 207 98| 168,97 141| 90,38

ngoai te

Thu khác 2.270 547 872| -1.732| -76,00 325| 5941

AR h

hi 5 chỉ 57145| 87.347| 109.266 | 30.202| 5285| 21L919| 25,09

Trả lãi tiền gửi | 24.168] 40.060] 60.931] 15.892] 65,76] 20.871] 52,10 Tra lai tin vay] 18.445] 30.376] 32.209] 11.931] 64,68] 1.833] 6,03 Chi phí khác 14.532] 16.911] 16126| 2379| 1637| -785| -4,64

Ii Loi nhuận 7.769 8.336} 11.327 567| 7430| 2.991| 35,88

(Ngn: Phịng Ngn vốn BIDV Vĩnh Long )

Trang 34

3.3.1.1 Vé doanh thu

Doanh thu của chỉ nhánh đã không ngừng gia tăng qua các năm Cụ thể,

năm 2006 thu nhập là 61.914 triệu đồng Sang năm 2007, con số này đã đạt

95.683 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng 47,40% Đây là một mức tăng trưởng khá ấn tượng Tuy trong năm 2008, tốc tộ tăng trưởng so với năm 2007 có phần chậm lại

ở mức 26% (về số tuyệt đối là 24.910 triệu đồng) nhưng đây là thời kỳ nền kinh tế

có nhiều biến động, các định chế tài chính gap rất nhiều khó khăn, việc BIDV

Vĩnh Long duy trì được mức lợi nhuận như thế đã là một nỗ lực rất lớn của tập thể cán

bộ công nhân viên NH

Triệu đồng 140000 { 120000 †“ 100000 ƒ E] Doanh thu

& Chi phi LÌ Lợi nhuận 80000 | 60000 7 40000 † 20000 | 0- 2006 2007 2008

Hinh 3: KET QUA HOAT DONG KINH DOANH

QUA 3 NAM 2006-2008

Trong tổng thu nhập của NH, có thể nhận thấy thu lãi cho vay: là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tông thu nhập của NH và khoản thu này qua 3 năm đều

tăng cao Cụ thể, năm 2007 thu từ lãi đạt 95.683 triệu đồng, tăng 51,91% so với năm

2006 và năm 2008 đạt 116.795 triệu đồng, tăng 25,78% so với năm 2007 Có được kết quả khả quan này chứng tỏ chi nhánh kinh doanh trong lĩnh vực cho vay là mạnh nhất và có hiệu quả

Về thu phí dịch vụ, do nhận thức đúng đắn vị trí và tầm quan trọng của địch vụ trong hoạt động kinh doanh của NH nên chi nhánh cũng đặc biệt quan tâm

Trang 35

dén công tác phát triển dịch vụ, mạnh dạn áp dụng công nghệ và sản phẩm dịch vụ

hiện đại Từ chỗ chỉ có các dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán trong nước, đến nay đã có các dịch vụ của một NH hiện đại: thanh toản xuất nhập khẩu,

chuyển tiền nước ngoài, chị trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, thẻ ATM, Do NH

không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ nên khoản mục thu phí dịch vụ cũng tăng lên

Bên cạnh đó, thu lãi tiền gửi cũng tăng qua 3 năm nhưng tốc độ tăng năm

2008 là 34,45% thấp hơn so với tốc độ tăng năm 2007 là 79,17% Điều đó chứng

tỏ cơng tác huy động vốn năm 2008 của chi nhánh đã chịu sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế của tỉnh Do tác động của lạm phát, mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn có lúc tăng rất cao, lên đến 21,5%/năm và diễn biến rất phức tạp Áp

lực cạnh tranh về lãi suất trên địa bàn diễn ra gay gắt ảnh hưởng ít nhiều đến tâm

lý của khách hàng Trước tình hình đó, BIDV Vĩnh Long đã thực hiện các biện pháp thiết thực như mở rộng các kỳ hạn huy động với mức lãi suất phù hợp và linh hoạt, xây dựng các chương trình khuyến mãi riêng cho một số sản phẩm nhằm giữ vững nguồn vốn huy động hiện có và thu hút thêm lượng vốn mới Chính vì thế, doanh thu từ lãi tiền gửi năm 2008 vẫn tăng so với năm 2007

Riêng thu kinh doanh ngoại tệ qua 3 năm đều tăng chứng tỏ NH đã có sự chú trọng phát triển trong lĩnh vực này Ngoài ra, nguồn thu nhập của NH còn các khoản thu khác, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tông thu nhập của NH Các khoản thu này co sự gia tăng giảm không đêu qua các năm

Tuy nhiên với một cơ cấu thu nhập như trên cũng nói lên rằng những rủi ro tiềm ấn trong lĩnh vực cho vay là khá cao vì NH đã đầu tư rất lớn vào lĩnh vực này

3.3.1.2 Chỉ phí

Song song với việc phân tích thu nhập thì phân tích chi phí cũng là khâu không kém phần quan trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Vì chỉ phí cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận Phân tích chỉ phí sẽ giúp chúng ta biết được kết câu các khoản mục chi phi để có thể hạn chế các khoản chỉ phí bất hợp lý góp phần nâng cao lợi nhuận, mạnh dạn tăng

Trang 36

cường các khoản chỉ có lợi cho hoạt động kinh doanh nham thuc hién tét chién luge

mà NH đã đề ra

Có thể thấy rằng chi phí của NH đều tăng qua các năm So với năm 2006,

chỉ phí năm 2007 tăng 52,85% (về số tuyệt đối là 30.202 triệu đồng) Đây là

tốc độ tăng khá cao Đến năm 2008, chỉ phí tiếp tục tăng, nhưng tốc độ này có

phần nhẹ lại ở khoảng 25,09% (về số tuyệt đối là 21.919 triệu đồng) Xét về mặt

cụ thể, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chỉ phí là chi phí tiền gửi và khoản mục này liên tục tăng qua các năm Cụ thể năm 2007 tăng 15.892 triệu đồng (tương

đương 65,76%) so với năm 2006, đến năm 2008 tăng 20.871 triệu đồng (tương

đương 52,10%) so với 2007 Bên cạnh đó chỉ phí lãi tiền vay tăng liên tục với tốc độ

cao qua 3 năm Cụ thể năm 2007 tăng 11.931 triệu đồng (khoảng 64,68%) so với năm 2006, đến năm 2008 tăng 1.833 triệu đồng (khoảng 6,03%) so với năm 2006 Nguyên

nhân do công tác huy động vốn củaNH còn thấp do đó khơng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng nên NH cần phải vay điều chuyên từ Hội sở xuống Tuy nhiên, khoản mục này ở năm 2008 chỉ tăng nhẹ do NH giảm bớt được chi phí đầu vào nên hạn chế sử dụng nguồn vốn vay các tổ chức tín đụng khác và NH Hội sở

Mặt khác cịn có chi phí khác biến động khơng ổn định qua 3 năm Năm 2007 các chỉ

phí của NH tăng 2.379 triệu đồng (tăng khoảng 16,37%) so với 2006, là đo trong thời gian

này NH phải bỏ ra chỉ phí để đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên

NH, chi nghiên cứu để mở rộng thêm mạng lưới hoạt động, tạo sản phim mới da dang va

phong phú cho NH

Đến năm 2008 NH đã thực hiện chiến lược cắt giảm bớt chi phí khơng cần thiết, nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cũng như các mục tiêu

chiến lược hiện có của NH Chiến lược này nhằm cái thiện hoạt động kinh đoanh NH không phải chỉ đem lại lợi nhuận nhất thời, không ổn định, mà giúp cho

NH

ngày càng trở nên phát triển bền vững qua các thách thức của môi trường cạnh tranh

khốc liệt như hiện nay, điều này đã giúp cho chỉ phí trong kỳ giảm xuống khoảng 785

triệu đồng (tương đương giảm 4,64%) so với năm 2007

3.3.1.3 Lợi nhuận

Bat ky mot NH, mot tô chức kinh tế hay tổ chức tin dụng nào muốn tôn tại

Trang 37

và phát triển bắt buộc phải làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng

đầu Lợi nhuận là một phan thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí Đây

là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của một NH Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận tối đa với chi phí

hop ly la van đề quyết định và phản ảnh rõ nét hiệu quả sử đụng vốn Lợi nhuận

mà BIDV Vĩnh Long đạt được trong ba năm qua liên tục tăng, lợi nhận năm sau

cao hơn năm trước Năm 2007 lợi nhuận của chi nhánh đạt 7.769 triệu đồng, tăng

567 triệu đồng, tương ứng 7,30% so với năm 2006 Tính đến cuối năm 2008 lợi nhuận của NH là 11.327 triệu đồng, tăng 2.991 triệu đồng hay tăng 35,88% so với cùng kỳ năm trước Có được kết quả trên là do tập thể cán bộ cơng nhân viên

phịng tín dụng phan đầu tích cực trong việc tận thu hồi nợ ngoại bảng

Nhìn chung, lợi nhuận của NH có tăng qua các năm chứng tỏ kết quả kinh

doanh của NH là khá tốt và có tiềm năng phát triển hơn nữa Tuy nhiên thu dịch vụ

vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp nên NH cần mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu

hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, tăng sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập ngày nay

3.3.2 Tình hình cho vay tại NH Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long qua 3 nam

3.3.2.1 Doanh s6 cho vay

a) Doanh số cho vay theo thời hạn

Bang 5: DOANH SO CHO VAY THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG

QUA 3 NĂM (2006-2008) ĐẸT: Triệu đơng CHÍ NĂM CHENH LECH TIÊU 2006 2007 2008 _2007/2006 2008/2007

Số tin| % | Sốtiền | % | Sétien | % | Sốtiền | % |Sétien| %

Ngan han| 848.711 9130| 1.764.982} 98,53} 1.961.290 89,50 916.271} 107,90} 196.308} 11,12

Ba va 80.854 8,70 206.356 1,47 230.877 10,50 125.502} 155,20) 24.521] 11,88

Tong 929.565 | 100,00} 1.971.338 | 100,00} 2.192.167 | 100,00) 1.041.773 | 112,10) 220.829| 11,20

(Ngn: Phịng kế toán BIDV Vĩnh Long)

Trang 38

Nhìn chung tình hình tín dụng theo thời hạn của BIDV Vĩnh Long đều tăng liên

tục từ năm 2006 đến năm 2008 Năm 2006, tổng doanh số cho vay đạt 929.565 triệu

đồng chủ yếu là cho vay ngắn hạn với số tiền lên đến 848.711 triệu chiếm 91,30% còn lại là cho vay trung hạn với số tiền 80.854 triệu đồng chiếm 8,70% Sở đĩ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là các hộ dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu phục vụ cho nhu câu vốn lưu động nên nhu cầu vốn thường là ngắn hạn Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong những năm gần đây có nhiều bất ôn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình lạm phát tăng cao mà cho vay trung

va dai hạn lại tiềm an nhiều rủi ro nên chi nhánh rất cân nhắc trong việc cho vay đối

tượng này Triệu đồng 2000000 1800000 1600000 1400000 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 Ei Ngắn hạn CO Trung va dai han

2006 2007 2008 Nam

Hinh 4: DOANH SO CHO VAY THEO THOI HAN TAI NGAN HANG

QUA 3 NAM (2006-2008)

Năm 2007, doanh số cho vay đạt 1.971.338 triệu đồng tăng thêm

1.041.773 triệu đồng với tốc độ tăng rất cao là 112,10% so với năm 2006 Trong

đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 1.764.982 triệu đồng tăng

916.271 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 117,90% Bên cạnh đó, cho vay trung và dài hạn đạt 206.356 triệu đồng lại tăng với tốc độ 155,20% cao hơn tốc

độ tăng của khoản cho vay ngắn hạn Nhân tố góp phần tạo nên mức tăng này là "”————————

Trang 39

do đề án chuyển đổi cơ cầu kinh tế của huyện trong năm 2007 vừa qua đã mang lai hiệu quả kinh tế, khách hàng làm ăn ngày một hiệu quả hơn và ngày càng mở rộng quy mơ hoạt động của mình Các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm may moc, trang thiét bi phuc vu san xuat kinh doanh

điển hình là năm nay các khoản cho vay trung và đài hạn để đầu tư đóng sà lan khá

nhiều Mặt khác do NH là nơi cung cấp nguồn vốn lý tưởng, lãi suất phù hợp với khách hàng và nhân viên NH thì lại chu đáo nhiệt tình nên nhiều người thích vay

tiền NH hơn là vay từ nơi khác

Bước sang năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên 220.829 triệu

đồng, tốc độ tăng 11,20% so với năm 2007 và đạt 2.192.167 triệu đồng Trong cơ

cầu cho vay thì cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao, chiếm 89,50% (tương

ứng với số tuyệt đối là 1.961.290 triệu đồng) Tình hình khó khăn chung của nền

kinh tế tỉnh đã khiến doanh số cho vay tăng nhẹ 11,12% (tương ứng với số tuyệt đối tăng 196.308 triệu đồng) Bên cạnh đó, cho vay trung và đài hạn tuy có tăng nhưng cũng khơng tăng cao, chỉ tăng với tỷ lệ 11,88%, thấp hơn rất nhiều so với

tốc độ tăng năm 2007 là 155,20% Nguyên nhân là do cuối thời điểm 2007 và

trong năm 2008 thị trường bất động sản đóng băng nên DN khơng có nhu cầu vốn cao va NH cũng chủ động hạn chế cho vay trung và đài hạn Tuy nhiên, nhìn chung NH đã có nỗ lực rất lớn để phát triển hoạt động cho vay trong điều kiện hoạt động khó khăn Đây cũng là một nỗ lực rất đáng ghi nhận, NH cần phát huy hơn nữa để ngày càng nâng cao hiệu quả kinh đoanh nói cung và hoạt động cho Vay nói riêng

b) Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế - Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH)

Về tốc độ tăng giảm doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV Vinh Long tăng giảm không đều qua các năm Trong co cau doanh số cho vay

theo thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế Cty TNHH chiếm tỷ trọng cao

nhất Qua 3 năm, tỷ trọng này luôn xấp xỉ 50% vì đối tượng khách hàng thuộc

thành phần kinh tế này khá đông với quy mô hoạt động rộng, nhu cầu vốn lớn

Cụ thể, tỷ trọng của thành phần này qua 3 năm lần lượt là 54,29% - 57,8% -

49,96% Đối với thành phần kinh tế là Cty TNHH nhìn chung doanh số cho vay

Trang 40

có tăng trưởng khá tốt Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay đạt 1.141.338 triệu đồng, tăng 126,15% so với năm 2006 tương ứng với số tăng tuyệt đối là 636.666 triệu đồng Có được kết quả như vậy là do trong năm 2007 tình hình sản xuất kinh doanh của

các công ty TNHH đạt được kết quả khả quan, nhu cầu vay vốn ngày càng cao

Nguyên nhân còn do ngày càng nhiều công ty mới ra đời trên địa bàn hoạt động

của Chi nhánh Đồng thời do quá trình hội nhập của nên kinh tế địi hỏi các cơng ty

phải mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Đó là những nguyên nhân chính của sự gia tăng doanh

số cho vay đối với công ty TNHH trong năm 2007 Tuy nhiên đến năm 2008 tình hình

doanh số cho vay đối với công TNHH có phần giảm sút, nhưng nhìn chung khơng đáng kể Cụ thể năm 2008 doanh số cho vay đối với công ty TNHH đạt 1.095.132

triệu đồng giảm 4,05% so với năm 2007 tương ứng với số tuyệt đối giảm 46.206 triệu đồng Nguyên nhân chủ yếu đo năm 2008 tình hình kinh tế gặp khó khăn chung, ảnh

hưởng trực tiếp đến hoạt động của các DN nói chung và các cơng ty TNHH nói riêng

Bang 6: DOANH SO CHO VAY THEO THANH PHAN KINH TE

TAI NGAN HANG QUA 3 NAM (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH CHI TIEU 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 K K K s Sátiè %⁄ Sótiè % DN Nhà 196330 21,12 | 143.000 7,25 | 120336 5,49 |-53330 -2716][ -22664 -15,85 nước Cty TNHH——50%+072-†—5429—E-†-I#+L:338-—-57,90——+:095:132—49,96—L—636.0—120.1#——40206-†—>+95 DNTN - Cá 228.563 | 2459 | 687.000 | 34.85 | 976.699 | 44,55 | 449.437 | 196,63 | 298.699 | 44,06 tHC Tống 929:565-†-100;00-†-1:971:338-†-100;00-†2:192:167-T-100;00-†1:041.773-†112;10-T220:829-†11;20

(Nguồn: Phòng |kế toán BIDƑ Vinh Lang)

Ngày đăng: 10/04/2014, 23:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w