Hiện tại công ty đang thực hiện các chiến lược:
Tập trung vào marketing.
Unilever đã thực hiện chiến lược marketing quốc tế vào thị trường Việt Nam theo marketing Mix 4P:
Phân phối: Năm 1995, Unilever vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp
thị và phân phối toàn quốc, bao quát hơn 100.000 địa điểm. Unilever đã đưa khái niệm tiêu thụ bán lẻ trực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ theo tuyến, những nhân viên này có nhiệm vụ chào các đơn hàng mới, giao hàng và cấp tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo.
Các điểm bán lẻ được cấp tủ bày hàng năm sử dụng tối đa không gian trong cửa hàng của họ và tính bắt mắt sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn giúp đỡ các hãng phân phối dàn xếp các khoản cho vay mua phương tiện đi lại, đào tạo quản lý và tổ chức bán hàng.
Sản phẩm: Công ty đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhưng thích
nghi với nhu cầu của người Việt Nam. Họ đã mua lại từ các đối tác của mình những nhãn hiệu có uy tín từ nhiều năm ở Việt Nam như bột giặt Viso, và kem đánh răng P/S. Sau đó, cải tiến công thức chế tạo bao gói và tiếp thị để gia tăng tiêu thụ những nhãn hiệu này. Bên cạnh đó, công ty cũng tìm hiểu sâu sắc nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam để “Việt Nam hóa” sản phẩm của mình
Quảng bá: Cũng như những công ty hàng tiêu dùng phát triển nhanh khác, Unilever
Việt Nam có hai mảng chính trong hệ thống chiến lược quảng bá của mình là “Above-the- Line” (quảng bá trực tiếp) và “Below-the-Line” (quảng bá gián tiếp). Above-the-Line là những hoạt động quảng bá sản phẩm trên truyền hình, báo chí… nhằm đạt một hay một số mục đích nhất định như thông báo cho người tiêu dùng biết sản phẩm mới,
hướng dẫn sử dụng sản phẩm, v.v… Chính nhờ chiến dịch quảng cáo trực tiếp đúng lúc, phù hợp, kịp thời, Unilever Việt Nam đã đi được những bước tiến dài trên thị trường chỉ trong thời gian ngắn.
Còn Below-the-Line là “tất cả những hoạt động quảng bá không qua các phương tiện truyền thông hay nói cách khác là “hoạt động bán hàng phụ, kết hợp giữa bán hàng trực tiếp (personal selling) và quảng cáo thành một nguồn lực mang tính thuyết phục hiệu quả”
Giá cả: Nhận biết 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập
thấp, Unilever Việt Nam đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Công ty đã dựa vào các doanh nghiệp nhỏ địa phương để tìm các nguyên liệu tại chỗ thay thế một số loại phải nhập khẩu; điều này vừa giảm được chi phí mua hàng vừa đóng thuế nhập khẩu ít hơn.
Ngoài ra, công ty cũng phân bố việc sản xuất, đóng gói cho các vệ tinh tại các khu vực Bắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận chuyển và kho bãi. Unilever cũng đã thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp địa phương có thể nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, tổ chức các chương trình huấn luyện sản xuất.
Ngoài ra, chiến lược tập trung vào Marketing còn dược thể hiện ở số tiền mà Unilever bỏ ra để quảng bá cho thương hiệu của mình với số tiền là 86,7 triệu USD dẫn vị trí số 1 doanh nghiệp đầu tư cho chi phí quảng cáo.
Đầu tư mạnh cho R&D.
Công ty Unilever Việt Nam nói riêng và tập đoàn đa quốc gia Unilever nói chung có mục tiêu là không ngừng phát triển và đổi mới sản phẩm, trung tâm nghiên cứu khoa học của Unilever luôn nỗ lực kết hợp những công nghệ tiên tiến nhất với những hiểu biết sâu sắc về tâm lí tiêu dùng để tạo nên những sản phẩm mới làm hài lòng người tiêu dùng trên khắp thế giới. Gần đây, các chuyên gia công nghệ của Unilever đã đưa ra những phát minh quan trọng như sản phẩm bơ thực vật Becel/Flora đã được chứng minh là làm giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu, và Persil Revie dùng cho quần áo giặt khô trong nhà.
Phát triển nguồn nhân lực.
Công ty luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là bước phát triển về chất cho sự phát triển bền vững, lâu dài. Unilever đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp, và thường xuyên chú trọng đén các chương trình huấn luyện nhân viên.
Ngoài việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên hiện có Unilever Niệt Nam còn có chính sách thu hút nguồn nhân lực hiệu quả, công ty này đặc biệt chú trọng việc tìm kiếm nguồn nhân lực phát sinh từ sinh viên các trường cao đẳng, đại học, coi đây là một cách săn
nhân sự cao cấp ngay từ giảng đường. Để thực hiện, công ty đã xây dựng một chiến lược hỗn hợp giữa đầu tư học bổng và tổ chức sàng lọc tuyển dụng sinh viên.
Hằng năm, Unilever còn tổ chức ngày hội nghề nghiệp nhằm tìm kiếm tài năng rẻ cho chương trình quản trị viên tập sự cho công ty. Chương trình này thật sự là một cuộc “đãi cát tìm vàng quan trọng”.
4.2/ PHÂN TÍCH SWOT.
SWOT
(O)
O1: Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển.
O2: Nhu cầu mua sắm của người Việt Nam cao.
O3: Trình độ nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. O4: Việt Nam có trị ví thuận lợi trong khu vực.
O5: Nhân công và chi phí nguyên vật liệu rẻ.
(T)
T1: Rào cản thuế quan. T2: Nhiều đối thủ cạnh tranh lớn và mạnh.
T3: Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng luôn thay đổi. T4: Tốc độ tăng trưởng ở Việt Nam không ổn định.
(S)
S1: Có nguồn tài chính mạnh. S2: Quy mô sản xuất lớn. S3: Nắm giữ công nghệ nguồn.
S4: R&D hiệu quả. S5: Môi trường văn hóa doanh nghiệp mạnh.
(SO)
Mở rộng quy mô.
Phát triển và đổi mới sản phẩm.
Phát triển thị trường xuất khẩu.
Chú trọng thu hút nhân tài.
(ST)
Phát triển đổi mới sản phẩm.
Đầu tư vào marketing.
(W)
W1: Nhiều công nghệ chưa áp dụng được ở Việt Nam. W2: Quảng bá sản phẩm chưa phù hợp với văn hóa Á Đông.
(WO)
Mở rộng quy mô. Đầu tư vào marketing. Phát triền, đổi mới sản phẩm.
(WT)
Đầu tư vào marketing. Phát triển, đổi mới sản phẩm.
4.3/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC.
4.3.1/ Mở rộng thị trường.
Thời gian thực hiện: từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2013.
Mua lại các công ty cung cấp hóa chất. (Chiến lược kết hợp về phái sau)
Thiết lập các kênh phân phối ở vùng sâu vùng xa. (Chiến lược kết hợp về phía trước) Mở rộng xuất khẩu sang thị trường các nước lân cận như Lào, Campuchia…
4.3.2/ Phát triển, cải tiến sản phẩm phù hợp với người Việt Nam.
(Đây là chiến lược phát triển sản phẩm). Chiến lược phát triển 5 năm.
Đầu tư nghiên cứu khí hậu tại Việt Nam vì có khí hậu nóng ẩm không phù hợp với một số sản phẩm có xuất sứ từ công ty mẹ ở Châu Âu.
Nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng: Công ty tiếp tục tìm hiểu sâu sắc nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam để “Việt Nam hóa” sản phẩm của công ty.
4.3.3/ Đầu tư marketing.
Thời gian: từ năm 2011 đến 2013.
Cải tiếncác chương trình quảng cáo, tổ chức các hoạt động hướng đến cộng đồng nhằm ghi điểm trong mắt khách hàng. (Chiến lược thâm nhập thị trường)
Kết hợp với các nhà bán lẻ ở nông thôn nhằm đưa sản phẩm đến khắp nơi trên toàn quốc. (Chiến lược kết hợp về phái trước)
4.3.4/ Phát triển công nghệ.
Thời gian: từ nay cho đến 2014. Cải tiến dây chuyền sản xuất.
Mời các chuyên gia nước ngoài về Việt Nam đào tạo cho nhân viên của công ty.
4.3.5/ Thu hút nhân tài.
Thời gian: thực hiện mỗi năm. Cuối năm tổng kết lại.
Tổ chức các ngày hội việc làm cho sinh viên sắp ra trường. Không chỉ tạo điều kiện cho nhân viên phát triển, hiện nay để có nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiều công ty đã chú
trọng đến việc tuyển chọn sinh viên giỏi từ các trường thông qua những chương trình như vườn ươm tài năng trẻ, đào tạo nhà quản lý tương lai, quản trị viên tập sự...
Đào tạo các quản trị viên sáng giá.
Chế độ lương bổng, phúc lợi. Nếu doanh nghiệp có chính sách tốt, môi trường làm việc thân thiện, nhân viên không chỉ gắn bó mà họ còn làm việc hết mình vì sự phát triển của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 5: TỔNG KẾT
Có thể nói Unilever là một công ty đa quốc gia hoạt động thành công ở thị trường Việt Nam. Điều đó là nhờ vào việc công ty biết xây dựng các chiến lược đúng đắn. Công ty luôn quan tâm đến khách hàng, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam để Việt Nam hóa sản phẩm của mình. Từ đó các sản phẩm của công ty không chỉ được người tiêu dùng lực chọn mà còn làm họ yêu thích.
Kế tục bước đường phát triển thần tốc của hôm qua, kỳ vọng của Unilever Việt Nam ở ngày mai là: “Hoàn thiện nhu cầu sức khỏe và vẻ đẹp của mọi gia đình Việt Nam”, xây dựng một doanh nghiệp toàn diện, thành đạt và uy tín, hoạt động sản xuất hiệu quả, tạo dựng nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, nhân viên, đối tác và cổ đông, phát huy trách nhiệm xã hội đóng góp tích cực cho các hoạt động phát triển cộng đồng.
Công ty Unilever đã chiếm được cảm tình của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam trong thời gian qua. Trong tương lai, Unilever sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm mới, lạ và độc đáo với hy vọng vẫn là người bạn đồng hành, thân thiết trong sinh hoạt của mọi nhà.
BÁO CÁO CÔNG VIỆC
STT Tên SV Công việc thực hiện Đánh giá
1 Nguyễn Anh Khoa _ Kiếm tài liệu về công ty
_ Thuyết trình phần môi trường vi mô. 2 Trần Sơn Tùng _ Kiếm tài liệu về công ty.
_ Thuyết trình phần ma trận SWOT. 3 Nguyễn Thị Bích Huyền _ Kiếm tài liệu.
_ Thuyết trình phần tổng quan công ty. _ Soạn Word và Powerpoint.
4 Nguyễn Thị Ngọc Huyền _ Kiếm tài liệu.
_ Thuyết trình phần giải pháp để thực hiện chiến lược.
5 Nguyễn Thị Hương _ Kiếm tài liệu.
_ Thuyết trình phần phân tích chiến lược hiện tại; nêu ra điểm mạnh, điểm yếu 6 Nguyễn Thị Trà My _ Kiếm tài liệu.
_ Thuyết trình phần môi trường vĩ mô. 7 Giang Ngọc Bình _ Kiếm tài liệu.
_ Thuyết trình phần cơ hội, nguy cơ. 8 Hồ Lê Ngọc Hiển _ Kiếm tài liệu.
_ Kiếm các đoạn clip. 9 Quan Hồng Mai _ Kiếm tài liệu.
_ Thuyết trình phần môi trường vĩ mô. 10 Phan Thị Huệ _ Kiếm tài liệu.
_ Thuyết trình phần các hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị của Michael Porter. 11 Lý Thu Huệ _ Kiếm tài liệu.
_ Thuyết trình phần bản chất lợi thế cạnh tranh và các hoạt động chính trong chuỗi giá trị của Michael Porter.