1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cải cách thuế và các bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá

70 618 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Tóm tắt Chuyển giá trong nền kinh tế là một trong những đề tài nóng bỏng gây sự chú ý đối với bộ phận chiến lược các công ty đa quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật cũng như cơ quan chính quyền. Việc thao túng chuyển giá đã tạo ra các mức giá báo cáo cho các sản phẩm nhập khẩu nội bộ của công ty đa quốc gia khác đi so với giá thị trường; từ đó làm giảm tổng trách nhiệm thuế phải thanh toán của công ty bằng cách chuyển thu nhập từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp. Vì lý do này, khi thuế suất thay đổi sẽ tạo nên động cơ để thao túng chuyển giá. Trong bài nghiên cứu chúng tôi sử dụng mô hình của Deborah L. Swenson (năm 2000) để kiểm tra xem thuế quan và thuế thu nhập doanh nghiệp tác động như thế nào đến hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia (MNC) tại Việt Nam. Bài nghiên cứu xem xét tính nhất quán giữa giá trị hải quan hàng nhập khẩu nội bộ của công ty đa quốc gia từ các quốc gia Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Anh với lợi ích nhận được từ hoạt động chuyển giá do sự khác biệt trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi lợi ích từ hoạt động chuyển giá tăng lên do sự thay đổi trong thuế quan và thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra những cơ hội cho các MNC thao túng giá chuyển giao nhằm tối đa hóa lợi nhuận hoạt động của mình trên toàn thế giới và giảm đi trách nhiệm thuế phải nộp. Kết quả kiểm định thực nghiệm vấn đề này tại Việt Nam từ mô hình của Swenson cho thấy rằng nếu có sự sụt giảm 1% trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở quốc gia mẹ sẽ làm cho giá báo cáo tăng lên 0.28%. Bài nghiên cứu sẽ chỉ ra ý nghĩa của các kết quả kiểm định cũng như ý nghĩa của việc cải cách thuế ở các quốc gia sẽ tác động như thế nào đến giá chuyển giao báo cáo mà một công ty đa quốc gia sử dụng để tối đa hóa lợi nhuận tổng thể trên toàn thế giới.

1 MỤC LỤC 1. Giới thiệu 3 2. Khung lý thuyết những bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá 5 2.1 Lý thuyết 5 2.1.1 Khái niệm 5 2.1.2 Lý do chuyển giá 6 2.1.3 Tác hại của chuyển giá 9 2.2 Bằng chứng thực nghiệm 12 3. Phương pháp nghiên cứu 18 3.1 Mô hình phương pháp nghiên cứu 18 3.2 Nguồn dữ liệu cách lấy số liệu 25 4. Nội dung kết quả nghiên cứu 28 4.1 Thuế thuế quan ảnh hưởng đến động cơ chuyển giá TPI 29 4.2 Mô hình hồi quy ảnh hưởng của động cơ chuyển giá đến giá báo cáo của doanh nghiệp 30 5. Kết luận 40 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC: CÁC KIỂM ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH 48 2 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Kí hiệu viết tắt Giải nghĩa 1 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 2 TPI Động cơ chuyển giá (Transfer Pricing Incentive) 3 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) 4 OECD Tổ chức hợp tác kinh tế phát triển (Organisation for Economic Cooperation and Development) 5 WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organisation) 6 IRS Cơ quan thuế nội bộ của Mỹ (Cơ quan thuế nội bộ của Mỹ 7 ALP Nguyên tắc giá thị trường (Arm’s length principle) 8 APA Nguyên tắc giá thị trường (Advance pricing agreement) 9 Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên Trang 1 Bảng 1: Kiểm định tính dừng cho P1cho từng ngành 31 2 Bảng 2: Kiểm định tính dừng cho TPI1cho từng ngành 32 3 Bảng 3: Kiểm định tính dừng cho GDP/CAP1 cho từng ngành 32 4 Bảng 4: Kiểm định đa cộng tuyến cho các ước lượng theo từng ngành 33 5 Bảng 5: Kiểm định tự tương quan 33 6 Bảng 6: Kiểm định phương sai thay đổi 34 7 Bảng 7: Kết quả hồi quy tổng thể về ảnh hưởng của TPI lên giá báo cáo cho từng ngành theo hồi quy GLS 36 1 Cải cách thuếcác bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá Tóm tắt Chuyển giá trong nền kinh tế là một trong những đề tài nóng bỏng gây sự chú ý đối với bộ phận chiến lược các công ty đa quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật cũng như cơ quan chính quyền. Việc thao túng chuyển giá đã tạo ra các mức giá báo cáo cho các sản phẩm nhập khẩu nội bộ của công ty đa quốc gia khác đi so với giá thị trường; từ đó làm giảm tổng trách nhiệm thuế phải thanh toán của công ty bằng cách chuyển thu nhập từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp. Vì lý do này, khi thuế suất thay đổi sẽ tạo nên động cơ để thao túng chuyển giá. Trong bài nghiên cứu chúng tôi sử dụng mô hình của Deborah L. Swenson (năm 2000) để kiểm tra xem thuế quan thuế thu nhập doanh nghiệp tác động như thế nào đến hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia (MNC) tại Việt Nam. Bài nghiên cứu xem xét tính nhất quán giữa giá trị hải quan hàng nhập khẩu nội bộ của công ty đa quốc gia từ các quốc gia Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia Anh với lợi ích nhận được từ hoạt động chuyển giá do sự khác biệt trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thuế quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi lợi ích từ hoạt động chuyển giá tăng lên do sự thay đổi trong thuế quan thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra những cơ hội cho các MNC thao túng giá chuyển giao nhằm tối đa hóa lợi nhuận hoạt động của mình trên toàn thế giới và giảm đi trách nhiệm thuế phải nộp. Kết quả kiểm định thực nghiệm vấn đề này tại Việt Nam từ mô hình của Swenson cho thấy rằng nếu có sự sụt giảm 1% trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở quốc gia mẹ sẽ làm cho giá báo cáo tăng lên 0.28%. Bài nghiên cứu sẽ chỉ ra ý nghĩa của các kết quả kiểm định cũng như ý nghĩa của việc cải cách thuếcác quốc gia sẽ tác động như thế nào đến giá chuyển giao báo cáo mà một công ty đa quốc gia sử dụng để tối đa hóa lợi nhuận tổng thể trên toàn thế giới. 2 3 1. Giới thiệu Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đánh đấu một sự khởi đầu cho tiến trình hội nhập hợp tác quốc tế. Sự kiện này không chỉ tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển trong môi trường kinh tế thị trường ngày một năng động cạnh tranh hơn mà còn đặt nước ta vào nhiều mối quan hệ phức tạp đáng quan ngại vốn có của tính chất thương mại quốc tế. Số lượng các giao dịch thương mại xuyên biên giới diễn ra giữa các công ty liên kết ngày một tăng. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt, vấn đề tối đa hoá lợi nhuận tổng thể luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. chuyển giá (transfer pricing) được xem là một trong những phương pháp mà các nhà đầu tư thường áp dụng nhằm mục đích tránh thuế, từ đó gia tăng tổng lợi ích cuối cùng. Ở Việt Nam đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự xuất hiện của hành vi chuyển giá, đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ bị thất thu thuế, ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách quốc gia là dấu hiệu rõ ràng cho hành vi này. Hành vi chuyển giá diễn ra không chỉ tại các doanh nghiệp liên kết có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà còn diễn ra giữa các bên liên kết trong nội địa Việt Nam. Không dừng lại ở đó, do các quy luật của thị trường tự do, đặc biệt là quy luật cung cầu không hoạt động trong các tập đoàn đa quốc gia, nên chuyển giá gây ra nhiễu loạn quá trình lưu thông quốc tế, điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Với thực trạng đáng báo động của chuyển giá, trong khi các quốc gia phát triển đã có khá nhiều nghiên cứu chạm đến vấn đề này thì nước ta thực sự vẫn chưa có, đặc biệt là nghiên cứu định lượng. Xuất phát từ lý do đó chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng về hành vi chuyển giá tại Việt Nam. Bài nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp thuế nhập khẩu ảnh hưởng đến động cơ chuyển giá, qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức giá chuyển giao báo cáo ở Việt Nam, sử dụng mô hình của Swenson (2000). Nghiên cứu về giá trị nhập khẩu có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, 4 Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Anh vào Việt Nam, đây là những quốc gia có dòng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đứng hàng đầu. Chúng tôi tập trung vào giai đoạn 2007 – 2012 vì trong thời gian này thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như thuế quan ở Việt Nam có nhiều cải cách. Với chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong đó nổi bật bằng hành động nới lỏng hàng rào thuế quan, tăng cường chính sách thuế ưu đãi cũng như ưu đãi đặc biệt làm giảm thuế suất thuế nhập khẩu của nhiều hàng hóa. Bên cạnh đó, thuế thu nhập doanh nghiệp có bước thay đổi đáng kể khi giảm từ 28% xuống 25% năm 2009. Chúng tôi cũng chỉ tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất (với các sản phẩm cao su, ô tô nguyên chiếc, chất dẻo, giấy, kim loại thường, sắt thép các loại, xăng dầu, sợi dệt, phân bón, bông các loại) vì sản xuất tạo nhu cầu cho các trung gian nhập khẩu từ công ty mẹ. Như chúng ta biết việc định giá chuyển giao là cả một tiến trình phức tạp khó khăn. Đối với vấn đề chuyển giá, các MNC phải đưa vào xem xét cả một loại các yếu tố, trong đó thuế thuế quan có thể nói là các yếu tố quan trọng nhất. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xuất phát từ mối quan hệ giữa thuế, thuế quan, động cơ chuyển giá để xây dựng phương trình thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đó tới giá báo cáo của các công ty. Lấy ý tưởng từ việc nếu như các MNC có hành vi thao túng chuyển giá thì khi đó, mức giá báo cáo của họ so với giá thị trường sẽ có một khoản chênh lệch, gọi là biên giá chuyển giao. Và độ lớn của biên giá này phụ thuộc vào giá trị thuế quan, sự khác biệt thuế suất thu nhập giữa các nước. Khi các công ty quyết định chuyển thu nhập, tức định giá chênh lệch nhiều hay ít bao nhiêu so với giá thị trường thì họ phải cân nhắc những lợi ích có được có thực sự lớn hơn chi phí mà họ đã bỏ ra hay không, đó chính là động cơ để xác định biên độ chênh lệch giá. Sử dụng cầu nối là biên giá này mở ra cho ta phương trình chuyển giá thể hiện mối quan hệ giữa giá báo cáo với động cơ chuyển giá (có bao hàm thuế, thuế quan) cùng các yếu tố ngoại sinh khác. đó chính là hướng đi của bài nghiên cứu chúng tôi, dựa trên mô hình gốc Swenson xây dựng năm 2000. 5 2. Khung lý thuyết những bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá 2.1 Lý thuyết 2.1.1 Khái niệm Cũng giống như tính chất phức tạp của thương mại quốc tế, định nghĩa về chuyển giá từ khi nó mới xuất hiện cho đến ngày nay có thể nói là một quá trình không ngừng điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với bản chất mỗi giai đoạn, mỗi cách tiếp cận. Tang 1997 cho rằng: “Các giao dịch nôi bộ liên quan đến doanh thu hoặc chuyển giao các tài sản hữu hình vô hình giữa các công ty có liên quan ở hai hay nhiều nước, trong đó chuyển giácác công ty đa quốc gia thì có liên quan đến việc định giá các giao dịch nội bộ”. Quay lại năm 1979, những quan niệm đầu tiên về chuyển giá của Plasschaert 1979. P17, ông cho rằng, khi các công ty không liên quan giao dịch với các bên khác, các tình huống của các mối quan hệ thương mại tài chính nhìn chung được điều khiển theo lực thị trường. Trái lại, trong giao dịch với các bên có liên quan thì các mối quan hệ thương mại cũng như tài chính có thể không bị ảnh hưởng trực tiếp theo lực thị trường, hay nói cách khác nó sẽ không tuân theo quan hệ cung cầu. Kết quả là giá chi trả cho hàng hóa chuyển giao nội bộ, chẳng hạn như giữa công ty con ở nước ngoài của công ty đa quốc gia công ty mẹ ở Mỹ có thể khác với giá mà được giao dịch với các bên không liên quan (độc lập) với cùng một hàng hóa có thể so sánh. Plasschaert lập luận rằng các công ty mẹ ở Mỹ về mặt lý thuyết thực hiện kiểm soát các công ty con do đó có quyền thay đổi mức giá áp dụng cho giao dịch nội bộ. Nếu lợi nhuận tổng thể của các công ty đa quốc gia tăng hay chi phí của chúng giảm, khi đó các công ty mẹ có động cơ để dịnh giá chệch khỏi mức giá thực sự của hàng hóa, dịch vụ, đó là hành vi chuyển giá. Vào năm 1995, OECD đã ban hành hướng dẫn về thực hành chuyển giá với nhìn nhận về chuyển giá như sau: “Chuyển giá là cơ chế được thông qua bởi các công ty đa quốc gia để xác định giá trị hàng hóa và dịch vụ giao dịch với các công ty con hoặc công ty liên kết ở nước ngoài nhằm mục đích làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp tối đa hóa lợi nhuận. Thước đo có thể chấp nhận giá chuyển nhượng là "Giá theo nguyên tác thị trường" - đại diện cho các 6 giá trong các giao dịch có thể so sánh giữa các bên độc lập”. Trong một bài báo của tờ New Yorrk Times, chuyển giá được mô tả như một công cụ nhằm làm tối thiểu lợi nhuận tính thuế của Mỹ bằng cách chi trả quá cao cho các công ty con nước ngoài đối với nguồn cung cấp sản phẩm khi mà thuế suất tại nước mẹ cao hơn so với các nước đầu tư – nơi đặt các công ty con (New York Time 2006). Tờ Finance Times đứng trên quan điểm của Châu Âu mô tả chuyển giá như là “một thao tác thực hành mà trong đó lợi nhuận của công ty đa quốc gia đặt tại Anh được chuyển qua cho các văn phòng tại Bắc Ireland, nơi mà thực sự không có mang lại bất kỳ hoạt động kinh tế nào thêm (Brown 2007)”. Tờ Economist mô tả chiến lược các tập đoàn đa quốc gia có thể sử dụng để giảm thiểu hoặc tránh bị đánh thuế, họ gọi chuyển giá như là một sự phô trương lực lượng trong kho vũ khí tránh thuế của thủ quỹ công ty “a big stick in the corporate treasurer’s tax-avoidance armoury”, một vấn đề mà đã trở thành cơn ác mộng cho những người thu thuế (The Economist 2007). Chuyển giá, dưới nhiều góc độ, với những định nghĩa so sánh một cách ví von tuy nhiên vẫn không xa rời những ý chính theo định nghĩa của OECD là định giá một cách chênh lệch giá thị trường nhằm mục đích tránh thuế, cũng như tối đa lợi nhuận tổng thể cho các công ty đa quốc gia, và hướng dẫn của OECD được xem như một hướng dẫn chuẩn trong công tác thực hành chuyển giá cho đến nay. 2.1.2 Lý do chuyển giá Động cơ bên trong: Có những trường hợp mà khi đó các MNC không có lý do bên trong gì để thiết lập mức giá chuyển giao trước, đó là khi các giao dịch có thể có khối lượng nhỏ hoặc khó để định giá hoặc xảy ra với tốc độ bất thường. Ví dụ như, trong thực hành kế toán truyền thống, thường trì hoãn việc định giá các tài sản vô hình cho đến khi có có mua và bán theo giá thị trường, tạo ra các hạng mục bảng cân đối kế toán “thiện chí (goodwill)”, cái mà đo lường giá mua vượt mức so với giá trị hợp lý của tài sản đạt được. Các tài sản vô hình này có thể là chi phí bản quyền, chi phí xây dựng thương hiệu sản phẩm, chi phí nghiên cứu phát triển,… Do tài sản vô hình khó xác định [...]... giá báo cáo đơn lẻ cho mục đích thuế thuế quan Để có thể thấy được thuế thuế quan ảnh hưởng như thế nào đến quyết định định giá của công ty, cần xem xét mối liên hệ về thuế giữa công ty mẹ ở nước ngoài công ty con ở Việt Nam Công ty có thể chuyển thu nhập chịu thuế của công ty con ở Việt Nam về quốc gia công ty mẹ bằng cách báo cáo giá chuyển giao cao hơn nếu thuế suất ở Việt Nam cao hơn thuế. .. chính sự khác nhau về thuế suất giữa các nước đã thúc đẩy hành vi chuyển giá Với giả định về công nghệ việc phát hiện lạm dụng chuyển giá, các công ty như thế sẽ đầu tư vào các nước có thuế suất thấp Ngoài ra, đặc điểm của công ty mẹ các chi nhánh đầu tư ở nước ngoài cũng có tương quan với khả năng chuyển thu nhập lớn hơn Cụ thể các công ty mẹ mà tập trung vào cho R&D đầu tư vào các chi nhánh đầu... chất các quy tắc của IRS có thể phát huy hiệu quả làm ngăn cản các công ty thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua chuyển giá mà thay vào đó họ sẽ tránh thuế thông qua các kênh khác Sau đó, vào năm 1995, Ernst & Young đã tiến hành cuộc khảo sát toàn cầu về các công ty đa quốc gia cho thấy rằng rõ ràng việc chuyển giá cực kỳ quan trọng đối với các MNC trong tất cả các nước được khảo sát Hầu hết các MNC... chuyển giá tại Việt Nam đó là ý tưởng để chúng tôi thiết lập mô hình chuyển giá với nền tảng từ nghiên cứu của Swenson 2001: sự thay đổi trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thuế nhập khẩu sẽ làm cho giá cả sản phẩm mà công ty định ra thay đổi như thế nào Trước mô hình này của Swenson, hầu hết các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở bằng chứng gián tiếp cho thấy những cuộc cải cách thuế của các. .. dù thuế TNDN thuế quan là hai yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vithao túng chuyển giá, tuy nhiên chi phí phạt khả năng bị phát hiện chuyển giá cao sẽ làm cho lợi ích của việc chuyển giá giảm xuống không còn ý nghĩa Do vậy, tác giả đã thiết lập một mô hình giá chuyển giao báo cáo là một hàm theo các biến giá thị trường, chi phí hình phạt của việc né tránh sự giám sát của chính phủ biên chuyển. .. chuyển giá bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp ở quốc gia mẹ, quốc gia nhận đầu tư thuế quan Nói cách khác, giá báo cáo của một công ty có thể được coi như là một hàm theo giá thị trường Pit nhằm xác định việc tăng hay giảm giá báo cáo so với giá thị trường phụ thuộc vào lợi ích chuyển giá (TPI) cũng như các loại chi phí do chuyển giá Mô hình cho thấy rằng, việc tăng giá báo cáo so với giá thị... việc giới thiệu các quy định về chuyển giá là để kiểm tra các thao tác tính giá thanh toán của các giao dịch nội bộ Nhìn chung, chính phủ các nước rất quan tâm đến vấn đề chuyển giá đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện các quy tắc định giá cũng như các hình phạt đưa ra để ngăn chặn các hành vi lạm dụng chuyển giá khi nó gây ra thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà không chỉ ở phần thuế bị thất thu... định giá trước (APA) họ sẽ tăng sử dụng các điều khoản của nó trong tương lai Một năm sau đó, Ernst & Young (1996) tiếp tục thực hiện một cuộc khảo sát tìm kiếm bằng chứng chuyển giá ở nhiều quốc gia đưa ra kết luận rằng có thiếu các bằng chứng yêu cầu về chuyển giá cũng như thiếu các hình phạt có ý nghĩa ở các nước khác hơn là ở Mỹ Chính vì sự chưa đồng bộ ấy, Turner (1996) đã tổng kết các hướng... mẹ đưa ra một mức giá cho các chi nhánh ở nước ngoài cao hơn giá thị trường P đối với các sản phẩm đầu vào biên chuyển giá còn cho biết PR định giá cao hơn bao nhiêu so với p trong trường hợp thuế suất đánh vào 2 1 công ty con cao hơn thuế suất đánh vào công ty mẹ ngược lại Chính việc định giá cao hay thấp của công ty đa quốc gia thông qua xem xét ảnh hưởng của thuế TNDN thuế quan mà nó ảnh... tư vào các kế toán viên cũng như nhờ sự hỗ trợ của luật sư nhằm tìm lỗ hổng trong luật thuế để né tránh thuế Vì vậy, giả sử khi có bằng chứng chứng minh họ chuyển giá, chưa chắc gì họ đã nhận Một sự gây ra tổn thất nguồn lực mà phần thiệt thường nghiêng về chính phủ các nước nhận đầu tư 2.2 Bằng chứng thực nghiệm Hơn hai thập kỷ gần đây chuyển giá trở thành đề tài tốn nhiều giấy mực không chỉ của các . thể về ảnh hưởng của TPI lên giá báo cáo cho từng ngành theo hồi quy GLS 36 1 Cải cách thuế và các bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá. dài về động cơ tham gia vào mô hình chuyển giá (TPM) do thuế thu nhập gây ra. Bằng chứng là các công ty thực hiện chuyển giá để tăng lợi nhuận sau thuế

Ngày đăng: 19/03/2014, 22:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w