3. Phương pháp nghiên cứu
3.2 Nguồn dữ liệu và cách lấy số liệu
Để tiến hành xem xét sự ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế quan lên giá chuyển giao báo cáo của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, chúng tôi hồi quy mô hình của Deborah L.Swenson sử dụng dữ liệu panel cho từng ngành được nghiên cứu với 10 quốc gia trong giai đoạn 6 năm từ năm 2007 đến 2012.
Bộ dữ liệu của chúng tôi được chọn từ 10 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp lớn tại Việt Nam: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Anh. Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thời gian giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 bởi trong giai đoạn này có sự thay đổi đáng kể trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế quan của các quốc gia này.
Thuế suất thuế TNDN, GDP/CAP: Trong bộ dữ liệu, chúng tôi sử dụng bảng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và dữ liệu thu nhập bình quân đầu người của 10 quốc gia được thống kê từ Worldbank năm 2012.
Giá báo cáo PR: Mô hình của Swenson khuyến khích xem xét giá báo cáo ở mức độ sản phẩm, tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu này là hầu như không thể nên thay vào đó tác giả đề nghị sử dụng giá cả nhập khẩu theo từng ngành được chọn theo tiêu chí được giao dịch nhiều nhất và có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chọn cho mẫu dữ liệu Việt Nam 10 ngành: sắt thép, giấy, tơ sợi dệt, phân bón, xăng dầu, cao su, chất dẻo, kim loại thường, bông, ô tô. Các số liệu này được lấy từ biểu thuế của cục thống kê hải quan và tổng cục thống kê Việt Nam từ 2007 – 2012 cho mỗi sản phẩm từ mỗi nước.
Pr = tổng giá trị hải quan sản phẩm i từ quốc gia c / số lượng sản phẩm i nhập khẩu từ quốc gia c.
Thuế quan – : được tính bình quân cho tất cả sản phẩm trong ngành theo biểu thuế suất của Việt Nam từ năm 2007 đến 2012 áp dụng cho các nhóm nước được hưởng mức thuế quan từ ưu đãi đến ưu đãi đặc biệt. Cụ thể như sau:
Thuế quan dành cho Hàn Quốc áp dụng biểu thuế AKFTA ban hành kèm theo Quyết định số 112/2008/QĐ-BTC ngày 01/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư số 163/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ tài chính.
Thuế quan dành cho Nhật Bản áp dụng biểu thuế AJCEP ban hành kèm theo Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2009/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thuế quan dành cho Trung Quốc áp dụng biểu thuế ACFTA ban hành kèm theo Quyết định số 111/2008/QĐ-BTC ngày 01/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư 162/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ tài chính.
Thuế quan dành cho Singapore, Thái Lan, Malaysia áp dụng biểu thuế CEPT kèm theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC ngày 12/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thuế quan dành cho các nước còn lại áp dụng biểu thuế ưu đãi ban hành kèm theo quyết định 39 ngày 28/07/2006, 106/2007/QĐ - BTC ngày 20/12/2007 quyết định số 123/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ tài chính, 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010, 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011.
TPI: TPI được tính theo công thức TPI = [(tf – th) – TARf *(1 – tf)] tính riêng cho từng quốc gia. Trong đó, tf là thuế suất thuế TNDN của Việt Nam; th là thuế suất thuế TNDN của quốc gia đặt trụ sở công ty mẹ; TARf là thuế suất thuế quan Việt Nam áp dụng cho quốc gia tương ứng. Trong trường hợp quốc gia nào áp dụng thuế suất bất kể thu nhập tạo ra ở đâu hoặc thuế suất thuế TNDN của Việt Nam và quốc gia cần tính bằng nhau thì TPI = - TARf.
Biến giả quốc gia - : chúng tôi chạy mô hình dữ liệu panel và cố định thời gian nên tôi sử dụng biến giả quốc gia để nhằm để kiểm soát sự khác biệt có hệ thống giữa các quốc gia, bao gồm do sự khác biệt chất lượng không đo lường được, sự khác biệt quốc tế trong cấu trúc thị trường, hoặc khoảng cách địa lý, văn hóa.
Dữ liệu tổng hợp: để tiến hành nghiên cứu tác động của TPI lên giá báo cáo tất cả các ngành của toàn bộ mẫu quan sát theo như Deborah L.Swenson, chúng tôi quyết định lấy giá bình quân tất cả các quốc gia của mỗi ngành làm đại diện cho giá của từng ngành để tôi hồi quy tổng hợp theo dữ liệu panel gồm 10 ngành với thời gian xem xét 6 năm từ 2007-2012, tương tự cho cả TPI và GDP/CAP chúng tôi đều lấy giá trung bình.
Để làm trơn dữ liệu và xem xét liệu 1% thay đổi trong TPI sẽ ảnh hưởng đến bao nhiêu % thay đổi trong giá báo cáo PR, chúng tôi tiến hành lấy % thay đổi của toàn bộ dữ liệu mẫu theo thời gian rồi đem đi hồi quy. Với mẫu dữ liệu trên, nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi sau khi điều chỉnh dữ liệu, chúng tôi tiến hành hồi quy
mô hình Swenson cho Việt Nam theo phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS).