Luận Văn: Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Các Mặt Hàng Chủ Lực Tại Công Ty Tnhh Cnp Minh Quân
Trang 1Họ và tên: Dương thị Chi
Lớp: K6
Đề tài:
Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Các Mặt Hàng Chủ Lực
Tại Công Ty Tnhh Cnp Minh Quân
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦACÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I Quan niệm về hiệu quả kinh doanh và quy luật giá trị là cơ sở lý luậncủa hiệu quả kinh doanh
1 Hiệu quả kinh doanh
1.1 Khái niệm
1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh
1.3 Mục tiêu của hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.4 ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh
2 Quy luật giá trị
a Khái niệm
b Quy luật giá trị - cơ sở lý luận của hiệu quả kinh doanh
II Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh doanh các mặt hàngchủ lực ở các doanh nghiệp
1 Quan niệm về mặt hàng chủ lực
2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
a Hiệu quả kinh tế xã hội
b Hiệu quả kinh doanh
III Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh các mặt hàng chủlực
1 Các nhân tố khách quan
Trang 21 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Trang 3II Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh các mặt hàng chủ lực tạicông ty
III Một số kiến nghị nhằm nâng thực hiện các giải pháp
LỜI NÓI ĐẦU
Trang 4Trong nền kinh tế thị trường việc xác định và phân tích hiệu quả kinhdoanh đã không còn là điều mới mẻ đối với các Doanh nghiệp kinh doanh tạiViệt Nam Bởi hiệu quả kinh doanh cho ta biết việc sử dụng có hợp lý haykhông các nguồn lực, đánh giá sự phát triển hay nguy cơ phá sản của doanhnghiệp Mục đích của đề tài là áp dụng các lý thuyết đã được trang bị để thựctập và giải quyết, Công ty TNHH Minh Quân được lấy làm cơ sở cho việcphân tích Kết quả của việc phân tích là dựa trên thực trạng của Công tyTNHH Minh Quân để đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh các mặthàng chủ lực.
Nội dung đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và quy luật giá trị là cơ
sở lý lụân của hiệu quả kinh doanh
Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh các mặt hàng chủ lực tạiCông ty TNHH CNP Minh Quân
Chương III: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh các mặt hàng chủlực tại Công ty TNHH CNP Minh Quân
Bài viết khó tránh khỏi những đánh giá chưa sát thực hoặc phiến diện
do chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm Tuy nhiên những vấn đề được nêu vàđánh giá trên tinh thần của nguyên tắc khách quan căn cứ vào thực tiễn để tìmnguyên nhân và đưa ra biện pháp
Em xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo PGS.PTS Đặng Đình Đào vì đãhết sức tận tình giúp em thực hiện đề tài trong việc đưa ra những chỉ dẫn vềphương pháp và kinh nghiệm Xin chân thành cảm ơn các cô chú trong Công
ty đã nhiệt tình cung cấp các số liệu và trả lời những vướng mắc trong thờigian thực tập
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGA
I QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ LÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH
s 1 Hiệu quả kinh doanh
1.1 Khái niệm
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trungcủa sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồnlực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Nó làthước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗdựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trongtừng thời kỳ Cụ thể ra hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc thiết bị, nguyênvật liệu và tiền vốn ) nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định tức là tối đa hoálợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí
1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất laođộng xã hội và tiết kiệm lao động xã hội Đây là hai mặt có mối quan hệ mậtthiết của vấn đề hiệu quả kinh tế Chính việc khan hiếm các nguồn lực và sửdụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăngcủa xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để các nguồn lực Đểđạt được các mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng cácđiều kiện nội tại, phát huy năng lực hiện có của các yếu tố sản xuất và tiếtkiệm chi phí
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệi quả sản xuất kinh doanh làphải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu hoặc ngược lại đạt kết quả nhất
Trang 6định với chi phí tối thiểu Chi phí ở đây hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ranguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơhội Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là giátrị của việc hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện nhiệm vụ kinhdoanh này Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán để thấy rõ lợiích kinh tế thật sự Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựachọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn.
1.3 Những quan điểm về hiệu quả kinh doanh
-Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên nhiều góc độ khácnhau để xem xét Nếu hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế làhiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Trên góc
độ này mà xem xét thì phạm trù hiệu quả có thể đồng nhất với phạm trù lợinhuận Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào trình độ tổchức sản xuất và tổ chức quản lý trong doanh nghiệp
- Nếu đứng trên từng yếu tố riêng lẻ để xem xét thì hiệu quả là thể hiệntrình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinhdoanh
- Cũng giống như một số chỉ tiêu khác, hiệu quả là một chỉ tiêu chấtlượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất,đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá Sản xuấthàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt được hiệu quả cao hay thấp Biểuhiện của hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản của lợi ích là tiền tệ Vấn đề
cơ bản trong lĩnh vực quản lý là phải biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích trướcmắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích trung ương và địa phương, giữa lợi ích cánhân, lợi ích tập thể và lợi ích nhà nước
- Hiệu quả kinh doanh vừa là một phạm trù cụ thể vừa là phạm trù trừutượng Nếu là phạm trù cụ thể thì trong công tác quản lý phải định lượng thành
Trang 7các con số, chỉ tiêu để tính toán so sánh; nếu là phạm trù trừu tượng phải địnhtính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanh Có thể nói rằng phạm trù hiệu quả là kiến thức thường trực của mọicán bộ quản lý, được ứng dụng rộng rãi vào mọi khâu, mọi bộ phận trong quátrình sản xuất kinh doanh.
Trên các nội vừa phân tích, ta có thể chia hiệu quả làm hai loại:
- Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì có phạm trù hiệu quảkinh tế hoặc hiệu quả kinh doanh
- Nếu đứng trên phạm vi xã hội và nền kinh tế quốc dân để xem xét thì
có hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội
Cả hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh
tế xã hội của đất nước Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chỉ códoanh nghiệp nhà nước mới có điều kiện thực hiện được hai loại hiệu quả trên,còn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chỉ chạy theo hiệuquả kinh tế Đứng trên góc độ này mà xem xét thì sự tồn tại của doanh nghiệpnhà nước trong nền kinh tế hiện nay là một tất yếu khách quan
Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt đượctrong các trường hợp sau:
- Kết quả tăng, chi phí giảm
- Kết quả tăng, chi phí tăng, nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc
độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh Trường hợp thứ hai diễn ra chậmhơn và trong sản xuất kinh doanh có lúc chúng ta phải chấp nhận: thời gianđầu tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tố độ tăng của kết quả sản xuất kinhdoanh, nếu không thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triểnđược.Trường hợp này diễn ra vào thời điểm khi chúng ta đổi mới công nghệ,đổi mới mặt hàng hoặc phát triển thị trường mới Đây chính là bài toán cânnhắc giữa kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài
Trang 8Thông thường thì mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện tốithiểu nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tạo rathu nhập về tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ, đủ bù đắp chi phí bỏ ra sảnxuất hàng hoá và dịch vụ ấy Còn mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đòi hỏiquá trình sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo bù đắp chi phí bỏ ra vừa có tíchluỹ để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏicác doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất Đây là mục tiêu
cơ bản cuả doanh nghiệp
1.4.Mục tiêu của hiệu quả kinh doanh
Về kinh tế: các doanh nghiệp thực hiện tự chủ trong hoạt động sản xuấtkinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tếnhất định Hay nói cách khác là hoạt động có lợi nhuận và lợi nhuận ngàycàng cao, ít nhất là thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra Nếu một doanh nghiệphoạt động kém hiệu quả trong thời gian ngắn với lý do đặc biệt nào đó thì cóthể chấp nhận được, ngược lại sẽ dẫn đến tình trạng đình trệ và phá sản Vìvậy bảo đảm và nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm mục đích duy trì, mở rộngsản xuất, phát triển doanh nghiệp ngày một lớn mạnh không ngừng
Về xã hội: các doanh nghiệp hoạt động làm sao cho ngày càng thoả mãnnhu cầu và quyền lợi của mọi thành viên trong doanh nghiệp như thu nhập,việc làm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Bảo vệ, duytrì, phát triển quyền lợi của các bạn hàng cũng như người tiêu dùng Thực hiệncông tác từ thiện, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệmnguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên của đất nước
Về chính trị: đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quảthì ngoài khoản nộp ngân sách còn củng cố, tăng cường vai trò kinh tế củaNhà nước Nhà nước có đủ sức mạnh để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩynền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định
Trang 9Như vậy, để đạt được các mục tiêu trên, doanh nghiệp phải bảo đảm vànâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.5.ý nghĩa của hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt góp phần thúc đẩy sự tiến
bộ của các doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Tuy nhiên để có thểtồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt đòi hỏi các doanhnghiệp phải xây dựng cho mình một phương thức hoạt động riêng, hoạch địnhchiến lược, phương án kinh doanh một cách phù hợp và có hiệu quả Cụ thể làdoanh nghiệp phải xác định cho mình một cơ chế hoạt động trên cả hai thịtrường đầu vào và đầu ra để tạo được một kết quả cao nhất và kết quả này phảikhông ngừng phát triển nâng cao cả về mặt chất và mặt lượng
Như vậy trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cómột ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó được thể hiện thông qua:
Trước hết ta xem xét ý nghĩa kinh tế xã hội của hiệu quả sản xuất kinhdoanh trong phạm vi doanh nghiệp (tầm vi mô)
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo tồn tại vàphát triển cho doanh nghiệp Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự
có mặt của doanh nghiệp trên thị trường mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tốtrực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, vì khi hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt cónghĩa là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả Điều đó cũngđồng nghĩa với tăng lợi nhuận Nó giúp doanh nghiệp tái đầu tư, mở rộng quy
mô sản xuất, thay đổi dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, có điều kiện đàotạo cán bộ quản lý và công nhân viên trong doanh nghiệp thích ứng với đòihỏi của cơ chế mới, đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng cao Hơnnữa nó giải quyết được một khối lượng công ăn việc làm cho chính lao độngtrong doanh nghiệp và cho xã hội
Trang 10Qua phân tích ta thấy rằng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòihỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chếthị trường hiện nay Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanhnghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập phải không ngừng tăng lên Nhưng trong điềukiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trìnhsản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏicác doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Như vậy hiệu quả kinhdoanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc bảo đảm sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnhtranh và tiến bộ trong kinh doanh Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu cácdoanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh Chấpnhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh Trong khi thị trường ngàycàng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt vàkhốc liệt hơn Sự cạnh tranh lúc này không còn là về mặt hàng mà về chấtlượng, giá cả và các yếu tố khác Trong khi mục tiêu chung của các doanhnghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho các doanh nghiệpmạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể các doanh nghiệp không thể trụ vữngtrên thị trường Để đạt được mục tiêu trên thì doanh nghiệp phải có hàng hoá,dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý Mặt khác hiệu quả kinh doanh là đồngnghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, chất lượngkhông ngừng được cải thiện, nâng cao
Thứ ba, việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố
cơ bản tạo ra sự thắng lợi cho doanh nghiệp Muốn thắng lợi trong cạnh tranhđòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh củamình Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnhtranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp
Trang 11Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa khi tanhìn nhận nó ở giác độ toàn xã hội-tức ở tầm vĩ mô.
Thực tế ngân sách của nhà nước chủ yếu từ việc thu thuế của các doanhnghiệp và các tổ chức kinh tế Vì vậy khi nền kinh tế hoạt động không có hiệuquả (các doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả) cũng có nghĩa là ngânsách không thu đủ theo kế hoạch Điều này làm cho việc giải quyết nhữngmục tiêu, kế hoạch mà nhà nước cần thực hiện cho xã hội trở nên khó khăn,thậm chí không thực hiện được
Ngược lại, khi nền kinh tế hoạt động có hiệu quả thì ý nghĩa của nóđược thể hiện một cách cụ thể qua các kết quả thực hiện các mục tiêu nhấtđịnh của xã hội: giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặctừng khu vực kinh tế giảm số người thất nghiệp và nâng cao đời sống văn hoátinh thần cho người dân, đảm bảo mức sống hợp lý cho người lao động trên cơ
sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, bảo vệ sức khoẻ người lao động
và vệ sinh môi trường Trong trường hợp đó hiệu quả sản xuất kinh doanhthực sự là nhân tố cơ bản làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, vănminh
2 Quy luật giá trị - cơ sở lý luận của hiệu quả kinh doanh
Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá Ởđâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tácdụng của quy luật giá trị
2.1 Nội dung của quy luật giá trị
Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sởhao phí lao động xã hội cần thiết Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất
tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hoákhông phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sảnxuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết Vì vậy, muốn bán
Trang 12được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnhlàm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hộichấp nhận được.
Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cầnthiết, có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hànghoá Vì giá trị là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá của nó sẽ cao và ngược lại Trên thị trường,ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung cầu, sứcmua của đồng tiền Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoátrên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quoanh trục giá trị của nó Sựvận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính
là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị Thông qua sự vận động của giá cả thịtrường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng
2.2 Tác dụng của quy luật giá trị
a Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa cácngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Tác dụng của quy luật giá trị thông qua sựbiến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cungcầu Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá sẽ lên caohơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xo vào ngành
ấy Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấytăng lên Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hoá sẽgiảm xuống, hàng hoá bán không chạy và có thể lỗ vốn Tình hình ấy buộcngười sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đàu tư vàongành có giá cả hàng hoá cao
Trang 13Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thịtrường Sự biến động cảu giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồnghàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoáthông suốt.
Như vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sựbiến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết kinh tế hàng hoá
b Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủthể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt khácnhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động
xã hội của hàng hoá ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao Người sản xuất nào cóhao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bấtlợi, lỗ vốn Để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản,
họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng háo phí laođộng xã hội cần thiết Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cảitiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động Sựcạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mangtính xã hội Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triểnmạnh mẽ
c Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người trong sản xuất hàng hoá thành kẻ giàu người nghèo
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: nhữngngười có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹthuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cầnthiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng Họ mua sắm thêm tư liệu sản
Trang 14xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh Ngược lại những người không có điềukiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗdẫn tới phá sản trở thành nghèo khó.
Tác dụng của quy luật giá trị có ý nghĩa: một mặt quy luật giá trị triphối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tíchcực phát triển; mặt khác, phân hoá xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sựbất bình đẳng trong xã hội
II HỆ THỐNG CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC Ở CÁC DOANH NGHIỆP
- Mặt hàng chủ lực có thị trường kinh doanh ổn định:
+ Thị trường đầu vào: nguồn hàng chính có khả năng cung cấp thườngxuyên, liên tục và có tính ổn định về mặt chất lượng
+ Thị trường đầu ra: lượng khách hàng ổn định và không có sự biếnđộng hay thay đổi lớn về nhu cầu đối với mặt hàng chủ lực mà doanh nghiệpđang kinh doanh
2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
2.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội
Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhằmtồn tại và phát triển còn phải đạt hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội Nhóm chỉ tiêuxét về mặt hiệu quả kinh tế xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:
-Tăng thu ngân sách: mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình
Trang 15thức các loại thuế như thuế GTGT, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuếtiêu thụ đặc biệt Nhà nước sử dụng những khoản thu này đầu tư phát triển nềnkinh tế quốc dân, lĩnh vực phi sản xuất, xây dựng các công trình công cộng,góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
-Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động: để tạo ra nhiều công
ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu,đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm
và kinh doanh tổng hợp
-Nâng cao đời sống người lao động: xét trên phương diện kinh tế, việcnâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăngthu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởngphúc lợi xã hội
-Tái phân phối lợi tức xã hội: sự phát triển không đồng đều về mặt kinh
tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong nước yêu cầu phải có sự phân phốilợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng
Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hộicòn thể hiện qua chỉ tiêu: bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễmmôi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
Trang 16- Mức doanh lợi của vốn cố định:
Lợi nhuận hoặc lãi thực hiện
Mức sinh lợi của vốn cố định = Vốn cố định bình quân
-Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi hoặc số thu nhập thuần túy trên mộtđồng tiền vốn cố định hoặc số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng lợinhuận hoặc lãi thực hiện Chỉ tiêu này có thể so sánh với thời kỳ trước hoặc kếhoạch để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Thường được sử dụng đểphản ánh hiệu quả kinh tế tổng hợp nhất của vốn cố định
- Mức doanh lợi của vốn lưu động:
Lợi nhuận hoặc lãi thực hiện
Mức sinh lợi của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânMức doanh lợi của vốn lưu động biểu thụ mỗi đơn vị vốn lưu động bỏvào kinh doanh mang lại bao nhiêu lợi nhuận
- Số vòng quay của vốn lưu động:
Trang 17365 ngày
Số ngày của một lần luân chuyển =
Số vòng quay của vốn lưu độngTốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợpphản ánh trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Mức doanh lợi của vốn lưu động:
Lợi nhuận hoặc lãi thực hiện
Mức doanh lợi của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânMức doanh lợi của vốn lưu động biểu thị mỗi đơn vị vốn lưu động bỏvào kinh doanh mang lại bao nhiêu lợi nhuận
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
- Mức sinh lợi của một đơn vị chi phí:
Lợi nhuận hoặc lãi thực hiệnMức sinh lợi của một đơn vị chi phí = - Chi phí
Mức sinh lợi của một đơn vị chi phí biểu thị mức lợi nhuận thu được khimột đồng chi phí được bỏ ra
b Hiệu quả sử dụng lao động
- Doanh thu bình quân một lao động:
Doanh thu trong kỳ
Doanh thu bình quân một lao động =
Trang 18Lao động trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể làm bao nhiêu đồng doanhthu trong một kỳ
- Mức sinh lợi của một lao động:
Lợi nhuận hay lãi thực hiện
Mức sinh lợi của một lao động =
1 Các nhân tố khách quan
Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác độngliên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướngkhác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu củadoanh nghiệp Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt đượccác nhân tố này, xu hướngvận động và sự tác động của các nhân tố đó lêntoàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, vănhoá, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng vàquan hệ kinh tế, đây là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát
Trang 19được đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thịtrường Nghiên cứu những yếu tố này doanh nghiệp không nhằm để điềukhiển nó theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhấtvới xu hướng vận động của nó.
-Yếu tố chính trị và luật pháp:
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đếnviệc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu củadoanh nghiệp ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinhdoanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanhnghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác Hệ thống phápluật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trườngcạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buônlậu
Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phépdoanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh
và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, nghiên cứu các yếu
tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệptham gia vào thị trường
Khi nghiên cứu các yếu tố chính rị luật pháp doanh nghiệp cần lưu ý :+ Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội
+ Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêucủa chính phủ và khả năng điều hành của chính phủ
+ Mức độ ổn định chính trị -xã hội
+ Hệ thống pháp luật với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thựchiện luật pháp trong đời sống kinh tế xã hội
-Yếu tố kinh tế:
Trang 20Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường,ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả ngành hàng khác Các yếu
tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xuhướng phát triển của các ngành hàng , các yếu tố kinh tế bao gồm :
+ Hoạt động ngoại thương : Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnhhưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện canh tranh, khảnăng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn
+ Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập,tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư
+Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng dến vị trí vai trò và xu hướngphát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triểncủa doanh nghiệp
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế : Thể hiện xu hướng phát triển chung củanền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanhcủa mỗi doanh nghiệp
+ Tiềm năng cuả nền kinh tế phản ánh các nguồn lực mà doanh nghiệp
có thể huy động và chất lượng của nó như tài nguyên, con người, vị trí địa lí
- Các yếu tố văn hoá xã hội:
Luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng, có ảnh hưởng lớn tớikhách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố hìnhthành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng và đặc điểm thị trường kinh doanhcủa doanh nghiệp Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết
ở mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ qua đó lưạ chọn các phương thứckinh doanh cho phù hợp
+ Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượngđáp ứng
Trang 21+ Nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thứcứng xử trên thị trường.
+ Các yếu tố về dân tộc, nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức
sử dụng sản phẩm, điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tình riêng biệt vừa tạo cơ hội
đa dạng hoá khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
+ Dân số: ảnh hưởng đến dung lượng thị trường, thông thường dân sốcàng đông thì quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu về sản phẩm hàng hoá lớn,doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn
-Yếu tố kỹ thuật công nghệ:
Phản ánh yêu cầu đổi mới công nghệ trong thiết bị khả năng sản xuấtsản phẩm với chất lượng khác nhau, Năng suất lao động và khả năng cạnhtranh, Yếu tố công nghệ làm cơ sở cho việc tạo ra các sản phẩm mới, tác độngvào tiêu thức tiêu thụ và hệ thống bán hàng của doanh nghiệp, yếu tố côngnghệ, kỹ thuật còn tác động đến cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốcdân Yếu tố công nghệ công nghiệp phát triển nó ảnh hưởng đến mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội, trong công nghiệp làm tăng năng suất lao động ,giảm haohụt ,tận dụng được phụ phẩm giúp hạ giá thành sản phẩm
-Điều kiện tự nhiên và cơ sở ha tầng:
Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến chu
kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực, hoặc ảnh hưởng đến hoạt động dự trữ,bảo quản hàng hoá Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ chosản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác
cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khảnăng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mạitrong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối
-Yếu tố khách hàng:
Trang 22Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về hànghoá và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Khách hàng là nhân tố quantrọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi,giới tính mức thu nhập, tập quán Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưngriêng phản ánh quá trình mua sắm của họ Do đó doanh nghiệp phải có chínhsách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp
- Đối thủ canh tranh:
Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanhnghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế Đối thủ canh tranh cóảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới cókhả năng tồn tại ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường, Cạnh tranh giúpdoanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốthơn, nâng cao được tính năng động nhưng luôn trong tình trạng bị đẩy lùi
- Người cung ứng:
Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước màcung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp, người cung ứng ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh cuả doanh nghiệp không phải nhỏ, điều đó thể hiện trongviệc thực hiện hợp đồng cung ứng, độ tin cậy về chất lượng hàng hoá, giá cả,thời gian, điạ điểm theo yêu cầu
2.Các yếu tố chủ quan
Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanhnghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hộikinh doanh Tiềm năng phản ánh thực lực cuả doanh nghiệp trên thị trường,đánh giá đúng tiềm năng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kếhoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanhmang lại hiệu quả cao
Trang 23Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm : Sức mạnh vềtài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí,trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêukinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu
+ Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ
sở hữu, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khảnăng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh Sức mạnh tài chínhthể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời củadoanh nghiệp
+ Tiềm năng về con người: Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khảnăng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanhnghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết,năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh
+ Tiềm lực vô hình: Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trênthị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn,chấp nhận và ra quyết định mua hàng của khách hàng Trong mối quan hệthương mại yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tácmua hàng, tạo nguồn cũng như khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, mởrộng thị trường kinh doanh Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp có thể là hìnhảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hay mức độ nổi tiếng cuả nhãnhiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan
hệ xã hội
+ Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệpthu hút sự chú ý cuả khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thựchiện các hoạt động dự trữ Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiệnnguồn tài sản cố đinh mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn
Trang 24phòng nhà xưởng, các thiết bị chuyên dùng Điều đó thể hiện thế mạnh chodoanh nghiệp, quy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong kinh doanh
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC TẠI CÔNG TY TNHH CNP MINH QUÂN
I ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC HIỆN NAY Ở CÔNG TY TNHH CNP MINH QUÂN
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Minh Quân được thành lập và hoạt động theo :
- Theo quyết định số 29 ngày 29 tháng 01 năm 2001 của Sở kế hoạchđầu tư Hà Nội
- Trụ sở chính: Số 88 Phố Hoàng Văn Thái – Quận Thanh Xuân –
Hà Nội
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã không đã không ngừng tìm tòi,nghiên cứu thị trường để tạo được chỗ đứng trên thị trường
Trang 25Ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Quân:
Công ty TNHH Công nghệ phẩm Minh Quân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ , buôn bán các loại sản phẩm như sữa, bia, bánh kẹo
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Công nghệ phẩm Minh Quân đó là:
- Các loại sữa và sản phẩm từ sữa của Vinamilk: sữa chua, sữa tươi, sữađặc, sữa bột…
- Các loại bia: bia Carlsberg, bia Hà Nội, bia Halida, biaSanmiguel
Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty gồm có:
Thứ nhất: Ban giám đốc bao gồm: Một giám đốc và một Phó giám đốc.
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệmtoàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo việc làmthường xuyên cho nghười lao động trong Công ty Giám đốc là người sắp xếpđiều hành quản lí mọi hoat động của Công ty cơ sở pháp luật, quy chế điềuhành của nhà nước Trợ giúp cho giám đốc gồm:
Phó giám đốc là người được giám đốc bổ nhiệm và uỷ quyền đảmnhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt đối ngoại của Công ty như:
Trang 26Ký kết hợp đồng liên doanh liên kết, hợp đồng mua bán vật tư tiêu thụ sảnphẩm hàng hoá mà Công ty kinh doanh
Kế toán trưởng được giám đốc giao cho quyền đảm trách toàn bộ côngtác tài chính kế toán trong công ty và có vị trí như một phó giám đốc
Thứ hai: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập các kế hoạch, thực hiện và
quản lí các kế hoạch kinh doanh, tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức
kí kết các hợp đồng kinh tế Tổ chức nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu
dể xây dựng kế hoạch kinh doanh, lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợpcho từng thị trường, lựa chọn tìm kiếm nguồn hàng, phục vụ cho hoạt độngkinh doanh, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, giữ chữ tín, giải quyết cácvấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
Thứ 3: Bộ phận tài chính kế toán:
Thực hiện các chức năng về chế độ tài chính, kế toán do nhà nước vàcác cơ quan có chức năng quy định Xử lí các nghiệp vụ kế toán trong quátrình kinh doanh, quản lí vốn, tham gia xác định giá, quản lí các nguồn thuthuộc phòng kinh doanh và cửa hàng Phản ánh tình hình sử dụng tài sản vànguồn vốn, lập ngân sách và xác định nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty,cũng như xây dựng các kế hoạch sử dụng vốn và huy động vốn cho hoạt độngkinh doanh
Thứ 4: Bộ phận tổ chức hành chính :
Bộ phận hành chính có nhiệm vụ quản lí và tổ chức những nhiệm vụquản trị của Công ty như xây dựng mô hình tổ chức, xây dựng các kế hoạch vềlao động, chế độ lương thưởng Tham mưu cho giám đốc trong việc xét bậclương thưởng cho cán bộ công nhân viên của Công ty, sắp xếp bố trí lao động,giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động Soạn thảo các công văn,quyết định, quy định của Công ty, quản lí hành chính, văn thư lưu trữ, đảmbảo cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh của Công ty
Trang 27Thứ 5: Cửa hàng kinh doanh:
Cửa hàng số 1: Chuyên cung cấp hàng hoá của Công ty cho khu vựcQuận Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy
Cửa hàng số 2: Chuyên cung cấp hàng hoá của Công ty cho khu vựcQuận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng
Hai cửa hàng có chức năng giới thệu sản phẩm, bán buôn, bán lẻ cácloại hàng hoá của Công ty phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng thông qua
đó nắm bắt thị hiếu, nhu cầu, mức tiêu dùng của khách hàng
Thứ 6: Bộ phận kho :
- Thực hiện chức năng tiếp nhận hàng vào kho tổ chức bảo quản hànghoá trong kho đảm bảo chất lượng giảm chi phí, hao hụt, mất mát, hư hỏnghàng hoá
- Tổ chức dự trữ hàng hoá để duy trì hoạt động kinh doanh đáp ứng yêucầu của khách hàng một cách kip thời, đồng bộ
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY
27
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính
kết toán
Phòng kinh doanhGiám đốc
Phó giám đốc
Trang 282 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty
2.1 Mặt hàng kinh doanh
Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại khác Để có thể tồntại trên thị trường doanh nghiệp phải không ngừng đáp ứng được nhu cầu ngàycàng cao của người tiêu dùng Nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của kháchhàng đối với sữa và các sản phẩm từ sữa Minh Quân đã quyết định chọn nhómmặt hàng sữa Vinamilk là dòng sản phẩm chính trong kênh tiêu thụ của công
ty mình
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn bổ sung vitamin tốt cung cấp chonhu cầu phát triển của cơ thể con người từ khi trong bụng mẹ cho tới lúc vềgià Sữa giúp bổ xung canxi tăng chiều cao cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể,bồi hoàn nhanh phần sức lực bị tiêu hao trong công việc Đây là những thôngtin đã được y học chứng minh và được các tạp chí về sức khoẻ cũng như cácphương tiện đại thông tin đại chúng cung cấp Vì vậy, đây là dòng sản phẩm
mà người tiêu dùng rất am hiểu trong việc lựa chọn tiêu dùng Nên khi kinhdoanh dòng sản phẩm này công ty có một lợi thế là không cần phải giới thiệunhiều về công dụng của dòng sản phẩm này Điều quan trọng ở đây là công typhải lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùngtrong thị trường tiêu thụ của mình
Trang 29Vinamilk là một công ty chuyên sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam.Vinamilk có các dòng sản phẩm rất phong phú và đa dạng luôn được cải tiến,đổi mới và nâng cao chất lượng nên đã được người tiêu dùng trong nước biếtđến và tin dùng
Các sản phẩm từ sữa của Vinamilk mà công ty kinh doanh chiếmkhoảng 70%, có thời điểm đạt tới 90% doanh số bán ra bao gồm:
- Các loại sữa tươi được đóng theo các dạng bao bì khác nhau: dạngbịch fino 200ml, dạng hộp với các kích cỡ: 200ml & 1L Mỗi dạng bao gói lại
có các loại sản phẩm rất đa dạng: sữa tươi có đường, sữa tươi không đường,sữa tươi ít béo,sữa tươi dâu, sữa tươi cam… Với các mức giá khác nhau dựatrên từng loại sản phẩm và loại bao bì đóng gói là hộp giấy hay bịch fino
- Các loại sữa chua Cũng giống như các sản phẩm từ sữa tươi chủngloại sản phẩm sữa chua mà công ty kinh doanh cũng rất đa dạng: sữa chua cóđường, không đường, ít béo và sữa chua hoa quả đóng theo hộp đạng vỉ vớikích cỡ là 110ml, hay dạng hộp với sữa chua uống 110ml Và cũng tuỳ vàomỗi loại sữa chua mà công ty bán ra với các mức giá khác nhau
- Các loại sữa đặc, sữa đậu nành: sữa đặc ông thọ trắng, ông thọ đỏ, sữađặc cacao hay sữa ngôi sao phương nam xanh, đỏ và vàng được đóng dướidạng hộp sắt chống gỉ với kích cỡ 390g/hộp Hay ở dạng vỉ 25g Mặt hàng sữađặc rất phong phú đáp ứng mọi mức độ tiêu dùng từ ít đến nhiều… Sữa đậunành thường đươc đóng dưới dạng bịch fino 200ml, hộp giấy 1L Đây là sảnphẩm mới của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạngcủa khách hàng Sữa đậu nành rất mát, bổ lại có công dụng chống ung thu nêncũng là sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay nhất là vào dịp hè
- Nước ép hoa quả cũng có rất nhiều loại: xoài, ổi, đào, táo… được đóngdưới dạng hộp giấy hay dạng chai nhựa với các kích cỡ 200ml cho đến 1L