Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân (Trang 32 - 34)

Thứ nhất, các nguyên nhân thuộc về khách hàng

 Thông tin mà khách hàng cung cấp còn hạn chế. Các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thời gian hoạt động của các doanh nghiệp chưa lâu. Do đó, nguồn thông tin do chính doanh nghiệp cung cấp còn khiêm tốn. Mặt khác, việc thực hiện công tác tài chính kế toán của các doanh nghiệp quốc doanh chưa thật sự nghiêm túc. Do đó, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định tín dụng tiến hành quyết định cho vay.

 Một số khách hàng cố tình chây ì, mặc dù có khả năng nhưng thiếu ý chí trả nợ. Việc khách hàng không hoàn trả đúng thời hạn gây ra nợ nhóm 2 tăng. Các khách hàng này đến từ các ngành xây dựng cơ bản, đầu tư vào các dự án lâu dài như xây dựng chung cư không bán được, xây dựng khu căn hộ cao cấp cho thuê, xây dựng trạm thu phát sóng… Để khắc phục điều này, chi nhánh đã kết hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời, thu hồi vốn cho ngân hàng.

 Do năng lực quản lý yếu kém của khách hàng. Như đã phân tích, đối tượng cho vay chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là thành phần kinh tế được đánh giá là năng động, có cơ hội phát triển trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Vì thế mà các doanh nghiệp này rất dễ gặp phải các rủi ro trong kinh doanh.

Thứ hai, nguyên nhân từ môi trường kinh tế-chính trị-xã hội

 Một số chính sách cũng gây khó khăn cho ngân hàng. Việc phân loại nợ theo quyết định 493/2005 của Ngân hàng Nhà nước hiện nay làm cho một số khách hàng do vòng quay sản xuất dài đã không kịp thanh toán nên các khoản vay bị chuyển thành nợ có vấn đề, nợ quá hạn. Nhưng thực tế, các khoản nợ này chỉ là tạm thời, sẽ nhanh chóng được giải quyết.

 Môi trường kinh tế chưa thực sự ổn định, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Trong môi trường kinh tế như vậy, việc xảy ra các rủi ro là không tránh khỏi.

 Trong những năm qua, nước ta thường xuyên phải đối phó với thiên tai, dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, bão lụt… gây không ít khó khăn cho nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

 Hệ thống pháp luật cho các giao dịch kinh tế còn bất cập và thiếu nhiều đã làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi khá nhiều nhưng tính thực thi còn kém, nhiều quy định còn bị chồng chéo.  Bên cạnh đó, trung tâm thông tin tín dụng (CIC), nơi cung cấp thông tin của

khách hàng cho các tổ chức tín dụng hoạt động chưa hiệu quả. Các thông tin cung cấp chưa đầy đủ như việc cập nhật thông tin về các báo cáo tài chính, tài sản bảo đảm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đã ảnh hưởng đến quá trình thẩm định, từ đó ảnh hưởng đến các khoản dư nợ của ngân hàng.

Thật vậy, môi trường kinh tế xã hội, sự biến động của nền kinh tế trong nước, thế giới, sự nhìn nhận, quan tâm của xã hội luôn ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân nói riêng. Sự minh bạch trong tuân thủ luật pháp, trách nhiệm trả nợ vay của khách hàng qua thực tiễn hiện nay làm cho vấn đề an toàn tín dụng cũng như hạn chế rủi ro tín dụng hết sức bức xúc.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân (Trang 32 - 34)