Đánh giá công tác cho vay đối với dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 (Trang 45 - 49)

IV Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống

2.2.4.3.Đánh giá công tác cho vay đối với dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

b, Những tồn tại và nguyên nhân

2.2.4.3.Đánh giá công tác cho vay đối với dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Mặt khác, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa có cơ chế phối hợp, trao đổi, mua bán thông tin phòng ngừa rủi ro với các tổ chức trong và ngoài nước.

Thứ tám, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ phân tích tín dụng còn hạn chế cả về năng lực,

khả năng, số lượng và tính trách nhiệm trong công việc; chưa có cơ chế rõ ràng phân công nhiệm vụ và giám sát các cán bộ thực hiện bảo đảm chất lượng và hiệu quả công việc.

Thêm vào đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa quy định cụ thể những nội dụng công việc của quá trình phân tích tín dụng trên cơ sở đó quy định phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng cho các đơn vị và cá nhân thực hiện. Nâng cao và gắn trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác phân tích tín dụng. Mặt khác, cơ chế trả lương, thưởng chưa khuyến khích cán bộ thực hiện tốt nhất chức trách của mình đối với hệ thống.

2.2.4.3. Đánh giá công tác cho vay đối với dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Ngânhàng Phát triển Việt Nam hàng Phát triển Việt Nam

Để có cái nhìn tổng thể toàn diện về hoạt động cho vay đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sinh viên đánh giá các mặt hoạt động này tại Chi nhánh như sau:

a, Những kết quả đạt được

Hiệu quả vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thể hiện qua việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đề ra. Đó là các mục tiêu như: hỗ trợ các dự án đầu tư có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Cụ thể như sau:

+ Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Hoạt động cho vay ĐTPT là một hoạt động có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông qua tỷ trọng số vốn đầu tư cho vay đối với các ngành, vùng, thành phần kinh tế, chúng ta có thể thấy rõ được tác động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực của Nhà nước. Số vốn vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam luôn tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế như: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, nông lâm nghiệp... Bên cạnh đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cho vay đối với những ngành công nghiệp mũi nhọn như:

bưu chính viễn thông. Điều này đã giúp tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Thêm vào đó, thực hiện chủ trương tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu vốn cho vay của Ngân hàng Phát triển, tỷ trọng vốn cho vay đối với ngành công nghiệp và xây dựng luôn chiếm tỷ trọng khoảng 50%, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp tăng theo hướng chú trọng vào công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Năm 2008, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã cho vay 66,4% vốn đầu tư phát triển cho kinh tế trung ương; 33,6% cho kinh tế địa phương, hay 75% cho kinh tế quốc doanh, 25% cho kinh tế ngoài quốc doanh.

Qua trên ta có thể thấy, không chỉ chú trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn thông qua cơ cấu vốn của mình điều chỉnh cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế. Việc điều chỉnh này theo nguyên tắc cơ cấu kinh tế mới được tạo ra phù hợp với điều kiện, tiềm năng và lợi thế của đất nước trên từng vùng, từng khu vực, đảm bảo không đi chệch hướng phát triển chung của kinh tế quốc gia.

+ Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững

Chiến lược đầu tư dài hạn của nền kinh tế là tập trung đầu tư vào các dự án xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dự án phát triển công nghệ, năng lượng, các dự án là những công trình trọng điểm đóng vai trò là đòn bẩy cho sự phát triển các ngành khác của nền kinh tế. Các dự án này thường cần có lượng vốn đầu tư rất lớn, thời gian xây dựng dài, thời gian thu hồi vốn chậm, tỷ lệ sinh lời thấp, mức độ rủi ro cao nên không hấp dẫn được các nhà đầu tư tư nhân. Nguồn thu ngân sách hạn hẹp không đủ để Nhà nước bao cấp vốn hoàn toàn cho các dự án này. Hơn nữa, mặc dù có khả năng sinh lời thấp nhưng không phải là các dự án này hoàn toàn không trả được nợ. Do đó, trong suốt thời gian hoạt động vừa qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã cho vay nhiều dự án thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế. Các dự án này đã góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển như: tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, góp phần thực hiên mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững (năm 2010 phấn đấu công nghiệp chiếm gần 40,2% GDP, dịch vụ chiếm 43,2%, giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống còn khoảng 16,6% GDP).

Cụ thể, trong thời gian qua, nguồn vốn tín dụng ĐTPT đã được sử dụng để thực hiện một số chương trình lớn của Chính phủ như:

nghề

Việc đầu tư nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Một trong các chương trình nhằm hiện thực hóa chủ trương này là chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề. Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một kênh quan trọng cung cấp vốn để thực hiện các chương trình này. Cho tới ngày 31/12/2008, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã cho địa phương vay vốn tín dụng ĐTPT lên tới 6425 tỷ đồng.

Chương trình phát triển nguồn điện

Mục tiêu phát triển tổng thể của ngành điện Việt Nam đến năm 2010 là sử dụng hiệu quả các nguồn thủy năng (kết hợp với thủy lợi), khí và than để phát triển cân đối nguồn điện; xúc tiến, nghiên cứu, xây dựng thủy điện Sơn La; nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử; đồng bộ hóa, hiện đại hóa mạng lưới phân phối điện quốc gia; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện, có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi; tăng sức cạnh tranh về giá điện so với các nước trong khu vực. Ngành điện phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng từ 88 đến 93 tỷ KWh và năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 205 tỷ KWh đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi, phấn đấu đến năm 2010 đạt 90% số hộ nông thôn có điện, đến năm 2020 đạt 200% số hộ nông thôn có điện. Để thực hiện được tất cả các mục tiêu này, ngành điện cần rất nhiều vốn. Ngoài việc sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác… trong thời gian qua, Nhà nước đã ưu tiên bố trí vốn tín dụng ĐTPT từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để nâng đỡ, tạo đà cho ngành điện phát triển. Cho tới ngày 31/12/2008, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã cho Tổng công ty điện lực vay 53431 tỷ đồng.

Chương trình tăng tốc phát triển ngành dệt may

Tính đến cuối năm 2008, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã cho vay 6344 tỷ đồng để phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu, nâng cao năng lực sản xuất ở các doanh nghiệp dệt may, đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất một số nhà máy sợi… Sự đầu tư này sẽ góp phần tạo đà cho ngành dệt may không chỉ đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao của thị trường trong nước, chiến thắng đối thủ cạnh tranh mà còn có thể đứng vững trên các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật…

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp vốn xây dựng cho một số dự án trọng điểm lớn của đất nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện đã cấp

phát hơn 3 nghìn tỷ đồng vốn xây dựng và hơn 1,5 nghìn tỷ đồng vốn đền bù di dân tái định cư cho dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La. Đồng thời, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang làm chủ đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, Dự án cầu đường Đình Vũ- Lạch Huyện và một số dự án trọng điểm khác.

Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất tại Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là dự án trọng điểm quốc gia được Bộ Chính trị và Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2005. Đây là dự án lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng để phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền trung. Việc đảm bảo tiến độ đầu tư dự án luôn được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất có tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD, nguồn vốn đầu tư dự án bao gồm vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi ĐTPT của Nhà nước, vốn vay ngân hàng thương mại và vốn tự có của chủ đầu tư. Trong đó nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước chiếm tỷ trọng 40%, tương đương 1 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp nhận nguồn vốn huy động ngoại tệ từ Bộ Tài chính trực tiếp quản lý cho vay và thu hồi nợ đối với dự án.

Như vậy, thông qua nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các ngành kinh tế đã có được những bước tạo đà cần thiết cho sự tăng trưởng. Điều này có thể kể đến sự ra đời của hàng loạt các nhà máy thuộc các thành phần kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực cấp bách nhất như điện, than, xi măng, chế biến đường, bưu chính viễn thông, chế biến thủy sản…

+ Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã có tác động đến kích cầu đầu tư

Vốn tín dụng ĐTPT đóng vai trò như một nguồn vốn mồi khuyến khích các doanh nghiệp khác cùng bỏ vốn ĐTPT sản xuất kinh doanh. Với các cơ chế ưu đãi đặc biệt như: Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm, lãi suất vay vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 1%/năm, mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó (không bao gồm vốn lưu động). Các ưu đãi này đã khiến các chủ đầu tư mong muốn có được nguồn vốn này trong cơ cấu vốn đầu tư. Nguồn vốn này cũng

đồng thời lôi kéo được nguồn vốn tự có của chủ đầu tư và của các ngân hàng thương mại khác cùng tham gia đầu tư. Đầu tư của chủ đầu tư và của ngân hàng thương mại tăng lên sẽ kéo theo tổng đầu tư của xã hội tăng lên. Theo một số liệu thống kê thì cứ một đồng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước lôi kéo được 0,65 đồng vốn tự có của chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 (Trang 45 - 49)