Những hạn chế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 (Trang 49 - 51)

IV Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống

b, Những hạn chế

Trong thời gian vừa qua, bên cạnh những thành tích không thể phủ nhận, công tác cho vay đối với dự án vay vốn tín dụng ĐTPT còn một số mặt hạn chế sau:

Thứ nhất, tiến độ giải ngân các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Ngân hàng Phát

triển Việt Nam còn chậm. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phấn đấu đảm bảo nhu cầu vốn kế hoạch cho các chương trình lớn của Chính phủ: chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; sản xuất chế biến nông lâm thủy hải sản; nâng cấp các nhà máy đóng tàu biển; đóng mới toa xe đường sắt; tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long. Và hiện nay, nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu giải ngân của các dự án nhưng việc giải ngân thực tế diễn ra rất chậm, đặc biệt là các dự án nhóm A. Vài năm gần đây, việc giải ngân vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thường đạt kế hoạch hoặc vượt kế hoạch nhưng thực tế tốc độ giải ngân vẫn còn rất chậm.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc giải ngân chậm là:

- Chậm tiến độ do công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư còn nhiều vướng mắc (dự án xi măng Thái Nguyên, nhà máy nước Nhơn Trạch).

- Chậm tiến độ thi công do việc thu xếp tài chính và các điều kiện vay vốn chưa được thực hiện đầy đủ theo quyết định quản lý đầu tư và xây dựng. Điều này đã dẫn đến tình trạng dự án đã được phê duyệt đầu tư nhưng các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án không đảm bảo, ví dụ như dự án xi măng Hạ Long, Bột giấy Kon Tum, dự án Bột giấy Thanh Hóa. Hoặc một tình trạng khác là dự án đã có nguồn tài chính nhưng thời gian thu xếp tài chính kéo dài (dự án tổ hợp Đồng Sin Quyền). Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thu xếp tài chính cho dự án chậm là do nguồn vốn tự có tham gia đầu tư của các chủ đầu tư thường không có, hoặc chiếm một tỷ trọng quá nhỏ nên ban thẩm định phải cân nhắc kỹ lưỡng dẫn đến thời gian bị kéo dài.

- Chậm tiến độ do công tác khảo sát thiết kế ban đầu không chính xác, các tổ chức tư vấn khi thiết kế công trình chưa xác định được đầy đủ các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên của Việt Nam như thời tiết, khí hậu, đất đai… dẫn đến quá trình xây dựng bị kéo dài.

chậm, dẫn đến thời gian bị kéo dài (dự án Nhà máy xi măng Hải Phòng).

- Một số dự án đã có khối lượng xây dựng, nhưng do các thủ tục đầu tư xây dựng chưa đầy đủ (phê duyệt dự toán, tổng dự toán…) nên chưa đủ cơ sở giải ngân như trường hợp dự án Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.

- Trong năm 2007, đầu năm 2008, giá một số nguyên vật liệu đầu vào phục vụ các công trình tăng mạnh như sắt thép dẫn đến một số công trình thi công cầm chừng, tiến độ dự án dẫn đến bị kéo dài.

Thứ hai, quá trình triển khai dự án của chủ đầu tư chưa tốt.

Một số chủ đầu tư còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước nên chưa chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Một số chủ đầu tư thiếu kiến thức về kinh tế - kỹ thuật, tinh thần trách nhiệm với việc sử dụng đồng vốn chưa cao, do đó không phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư.

Gần đây, xuất hiện nhiều hiện tượng chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi để đăng ký vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sau đó mới tiếp tục lập thiết kế tổng dự toán. Do đó, có những dự án sau khi thẩm định xong nhưng vẫn chưa có thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán để ký hợp đồng tín dụng. Điều này kéo dài thời gian quyết định cho vay, gây khó khăn cho các cán bộ ngân hàng.

Trong thực tế nhiều dự án không trả được nợ vay do quản lý điều hành kém, tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng đi xuống. Vì vậy, công tác thu hồi nợ ở những doanh nghiệp này là rất khó khăn, dẫn đến gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn đối với công tác cho vay ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Thứ ba, năng lực thẩm định dự án của Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn hạn chế.

Như đã đề cập ở phần trên, mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nhất định trong thời gian qua, nhưng công tác thẩm định vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục kịp thời.

Thứ tư, hiện nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa có phân loại và xếp hạng

khách hàng. Đây là một công việc rất quan trọng để giúp hỗ trợ cho công tác thẩm định. Tuy nhiên, trong khi nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai công tác này thì hiện nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn chưa thực hiện. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho các cán bộ thẩm định trong quá trình xem xét đánh giá cả về dự án lẫn khách hàng.

tín dụng ĐTPT của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trong chương này chuyên đề đã xem xét cụ thể thực trạng của công tác này trong 3 năm gần đây. Từ đó, chuyên đề đã đánh giá một số kết quả đạt được và hạn chế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w