Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 (Trang 42 - 43)

IV Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống

a,Những kết quả đạt được

Một là, chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trước khi cho vay được thực

hiện rất tốt. Điều này thể hiện qua việc các dự án cho vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đều có hiệu quả kinh tế, đảm bảo thu hồi được nợ gốc và lãi. Các tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ còn ở mức thấp và có xu hướng ngày càng giảm dần.

Trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định đã sử dụng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả của dự án như NPV, IRR, B/C, T…, sử dụng các phương pháp phân tích như phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp so sánh các hệ thống chỉ tiêu. Trong cách tính theo những phương pháp này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã quan tâm tới tính rủi ro của dự án, đã đưa lạm phát vào tính toán hiệu quả của dự án. Nhờ vậy, hiệu quả thẩm định của dự án được đánh giá một cách toàn diện và chính xác hơn.

Hai là, Ban Thẩm định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tiếp nhận và thẩm

định các dự án theo đúng đối tượng được quy định trong Nghị định. Công tác thẩm định được tổ chức một cách chặt chẽ, sâu sát. Các cán bộ trong Ban trong quá trình thẩm định đã liên hệ chặt chẽ với các nguồn thông tin từ nhiều nguồn để nhằm đảm bảo có cái nhìn toàn diện và chính xác về tình hình khách hàng cũng như tình hình dự án.

Quy định về thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã dần được hoàn thiện. Từ chỗ quy định những nội dung thẩm định tương đối sơ sài, không bao trùm được tất cả nội dung dự án, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ban hành Quy trình thẩm định số 36/2004/QĐ-HTPT hướng dẫn khá chi tiết các nội dung và phân công, phân nhiệm vụ công tác thẩm định trong toàn hệ thống, bước đầu hoàn thiện và quy chuẩn hóa các bước trong công tác thẩm định của hệ thống.

Thứ ba, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện việc phân cấp thẩm định và

quyết định cho vay. Quy định về phân cấp thẩm định và quyết định cho vay cũng đã có những hoàn thiện đáng kể. Việc phân cấp đã được mở rộng hơn và được xác định trên cơ sở năng lực thẩm định, phân tích tín dụng của các Chi nhánh, đồng thời xác định tiêu chí cơ bản của phân cấp là yếu tố rủi ro, khả năng hoàn trả vốn vay và tính khả thi của dự án nói chung.

Thứ tư, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng

hệ thống thông tin kinh tế kỹ thuật các dự án đầu tư, đang tiến hành triển khai hệ thống kế toán giao dịch. Đây là những công cụ quan trọng để tích lũy thông tin phục vụ cho công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng và thẩm định trong toàn hệ thống, tạo tiền đề cho hệ thống thông tin đầy đủ trong tương lai.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 (Trang 42 - 43)