0
Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (Trang 34 -41 )

Mối quan hệ tương đối thể hiện sự tương quan giữa các khoản mục tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty TBVTYT Thanh hóa trong sản xuất kinh doanh. Phân tích mối tương quan này giúp các nhà phân tích đưa ra được nhận xét về tính hợp lí, sự hiệu quả giữa việc huy động nguồn vốn của doanh nghiệp và việc sử dụng chúng như thế nào.

Bảng 5: Bảng kê so sánh tài sản và nguồn vốn của Công ty: (Đơn vị: VNĐ)

Năm Ngắn hạn Dài hạn

TSNH Nợ ngắn hạn TSDH Nợ dài hạn

2006 17.106.153.651 25.377.652.452 17.614.587.588 6.581.524.835

2007 31.359.043.258 30.055.940.688 19.907.918.294 13.005.228.600

2008 26.784.085.126 24.289.609.264 17.820.364.073 7.855.503.000

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2006, 2007,2008) Các khoản mục đều có xu hướng tăng mạnh vào năm 2007 và sang năm 2008 thì giảm xuống xấp xỉ năm 2006. Trong đó:

Năm 2006, nợ ngắn hạn lớn gấp 1,48 lần TSNH, TSDH bằng 2,68 lần nợ dài hạn, như vậy một phần rất lớn TSDH đã được tài trợ bằng nợ ngắn hạn. Cho thấy Công ty TBVTYT Thanh hóa đã không giữ vững được mối quan hệ cân đối giữa TSNH và nợ ngắn hạn. Mặc dù vay nợ ngắn hạn dễ dàng hơn và lãi suất thấp hơn vay nợ dài hạn nhưng khi chu kì luân chuyển của tài sản lớn hơn chu kì thanh toán thì rủi ro thanh khoản của Công ty là rất lớn, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Do nhận thấy nguy cơ này, nên sang 2007 Công ty TBVTYT Thanh hóa đã điều chỉnh lại cơ cấu tài sản của mình: Cùng với việc tăng qui mô tài sản, Công ty đã tăng thêm 14.252.889.607 VNĐ tương đương với 83,32% TSNH làm cho TSNH tăng gấp 1,05 lần nợ ngắn hạn. Như vậy, gần như 100% TSNH được tài trợ bởi nợ ngắn hạn.

34

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Đây là mức tương quan quá chặt chẽ và chưa thực sự an toàn. Tuy nhiên đã cho thấy sự cố gắng của Công ty trong việc sử dụng đúng mục đích nguồn vốn ngắn hạn. Để tài trợ cho việc tăng qui mô tài sản, Công ty đã tăng vay nợ và phát hành thêm cổ phiếu thường mới ra thị trường nhưng đã điều chỉnh lại tỷ trọng theo hướng giảm nợ ngắn hạn, tăng nợ dài hạn và VCSH để đạt được một cơ cấu vốn hợp lí và an toàn hơn.

Sang năm 2008, qui mô tài sản của Công ty TBVTYT Thanh hóa giảm một cách nhanh chóng xuống 13% so với 2007 nhưng tỷ trọng TSDH và TSNH không biến động nhiều, tuy nhiên giá trị TSNH vẫn tăng lên gấp 1,1 lần so với giá trị nợ ngắn hạn, đồng thời tỷ lệ TSDH trên nợ dài hạn cũng tăng lên bằng 2,27 lần. Điều này cho thấy Công ty đang tăng cường sử dụng VCSH thay cho cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Như vậy, tuy Công ty giảm qui mô tài sản nhưng lại giảm nợ ngắn hạn với tốc độ lớn hơn (19,05%). Đồng thời, trong khi TSDH giảm 10,49% thì nợ dài hạn giảm tới 39,6% và VCSH lại tăng tới 50,26%.

Có thể thấy Công ty TBVTYT Thanh hóa đang duy trì một cơ cấu tài sản khá ổn định với tỷ lệ TSNH và TSDH vào khoảng 60% và 30% đồng thời chuyển dần từ sử dụng nợ sang VCSH và giảm tối đa các khoản nợ ngắn hạn để đảm bảo an toàn thanh khoản. Như vậy, qua ba năm cơ cấu tài sản của Công ty đang chuyển dịch theo hướng hợp lí hơn, đặc biệt là trong các năm 2007, 2008. Nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn đã được sử dụng đúng mục đích và phù hợp hơn với chu kì luân chuyển của tài sản. Nhưng trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế hiện nay cũng như khi so sánh với các doanh nghiệp trong ngành (TSNH thường gấp 1,4 lần nợ ngắn hạn) thì Công ty TBVTYT Thanh hóa vẫn cần phải tích cực chuyển dịch cơ cấu hơn nữa.

Ngoài ra, để hiểu một cách rõ ràng về sự hợp lý giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường quan tâm tới một chỉ tiêu tài chính quan trọng là vốn lưu động ròng. Bởi vì vốn lưu động ròng thể hiện rõ ràng nhất mối quan hệ về mặt số lượng giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp, giúp chúng ta đưa ra được những nhận xét khá chính xác về chính sách tài trợ của doanh nghiệp.

35

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Với đặc điểm là một doanh nghiệp thương mại, Công ty TBVTYT Thanh hóa cần phải có chu kì luân chuyển của tài sản ngắn hơn nhiều chu kì luân chuyển của vốn để đảm bảo được tính cơ động trong kinh doanh, đảm bảo an toàn thanh khoản và tăng khả năng nắm bắt được cơ hội đầu tư mới. Vấn đề này được thể hiện rõ ràng qua chỉ tiêu VLĐR: Tình hình VLĐR của Công ty TBVTYT Thanh hóa:

Do không có nguồn vốn ngắn hạn khác nên nguồn vốn ngắn hạn của Công ty bằng nợ ngắn hạn; Nguồn vốn dài hạn bằng nợ dài hạn cộng nguồn vốn chủ sở hữu.

VLĐR = TSNH – NVNH = NVDH – TSDH

Bảng 6: Bảng kê phân tích chỉ tiêu VLĐR: (Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 TSNH 17.106.153.651 31.359.043.258 26.784.085.126 Nguồn vốn NH 25.377.652.452 30.055.940.688 24.289.609.264 TSDH 17.614.587.588 19.907.918.294 17.820.364.073 Nguồn vốn DH 9.383.088.787 21.261.020.864 20.314.839.935 VLĐR -8.231.498.801 1.353.102.570 2.494.475.862

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2006, 2007, 2008)

Biểu đồ 4:

36

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Qua bảng số liệu cho thấy VLĐR của Công ty TBVTYT Thanh hóa đã tăng qua các năm, trong đó:

Năm 2006, Công ty không có vốn lưu động ròng, điều này có nghĩa là Công ty đã dùng một phần nguồn vốn có thể sử dụng trong ngắn hạn để tài trợ cho TSDH. Chính sách tài trợ này là không an toàn và không ổn định. Đây là một dấu hiệu bước đầu cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản và nguồn vốn của Công ty. Nếu tình hình này kéo dài sẽ dẫn đến những rối loạn nghiêm trọng về tình hình tài chính, Công ty TBVTYT Thanh hóa sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái VCSH và nguy cơ phá sản.

Ý thức được những rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra nên sang năm 2007, 2008, Công ty đã dần dần khắc phục được tình trạng này. Năm 2007, tuy TSDH vẫn tăng 13,02% nhưng nó được tài trợ bởi việc tăng cường vay nợ dài hạn lên 1,98 lần và phát hành thêm 20.863 cổ phiếu thường mới đồng thời với việc tăng gấp 8,16 lần lượng vốn khác của CSH. Do đó, VLĐR của Công ty TBVTYT Thanh hóa đã được cải thiện đáng

37

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

kể. Tuy mức VLĐR này chưa cao nhưng đã thể hiện sự cố gắng vượt bậc của Công ty trong việc cơ cấu lại chính sách tài trợ của mình.

Sang đến năm 2008, tuy vay nợ dài hạn giảm xuống còn 60,4% so với năm 2007 nhưng Công ty TBVTYT Thanh hóa vẫn tăng được lượng VLĐR của mình bằng cách tăng VCSH lên 1,51 lần và thu hẹp quy mô TSDH xuống còn 89,11% so với năm 2007. Đây là một biện pháp an toàn của Công ty TBVTYT Thanh hóa vì nó vừa cho phép Công ty cải thiện được VLĐR, vừa đương đầu được với những rủi ro có thể xảy ra như sự phá sản của những khách hàng lớn, nhu cầu thị trường giảm sút và việc cắt giảm tín dụng thương mại của các nhà cung cấp,… đồng thời cải thiện được vị thế tài chính của mình do đã giảm bớt được tỷ lệ nợ.

Vốn lưu động ròng là thước đo về năng lực tài chính của doanh nghiệp (về cơ bản, càng nhiều càng tốt). Tuy nhiên, nếu nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) vì hệ số đòn bẩy thấp.

Khi so sánh với VLĐR của một doanh nghiệp khác trong ngành có qui mô tương tự và làm ăn khá tốt trong những năm qua là Công ty cổ phần thiết bị y tế Đà nẵng (DAMECO) thì chỉ tiêu này của họ luôn ở mức 10.000.000.000 VNĐ. Điều này chứng tỏ tình hình VLĐR của Công ty TBVTYT Thanh hóa đang ở mức quá thấp và năng lực tài chính ở mức yếu cho dù đang được cải thiện dần qua các năm.

Vì vậy, Công ty cần cố gắng cải thiện chỉ tiêu này để có thể tăng độ an toàn cho các tài sản của mình.

Tuy nhiên để đưa ra được nhận xét về chính sách tài trợ của Công ty TBVTYT Thanh hóa, cần xem xét mối quan hệ giữa VLĐR và nhu cầu vốn lưu động ròng của Công ty: Đây là lượng vốn ngắn hạn mà Công ty cần tới để tài trợ cho một phần TSNH đó là hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn.

Nhu cầu VLĐR = Hàng tồn kho + Phải thu ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

38

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Bảng 7: Bảng chỉ tiêu nhu cầu VLĐR: (Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Hàng tồn kho 6.026.540.057 8.853.029.759 12.407.764.369

phải thu ngắn hạn 5.997.214.371 10.185.771.198 8.932.125.965

Nợ ngắn hạn 25.337.652.452 30.005.940.688 24.289.609.264

Nhu cầu VLĐR -13.313.898.024 -10.967.139.731 -2.949.718.930

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2006, 2007, 2008)

Biểu đồ 5:

Qua bảng số liệu cho thấy nhu cầu VLĐR của Công ty TBVTYT Thanh hóa trong ba năm đều nhỏ hơn không, điều này chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã thừa để tài trợ cho các nhu cầu sử dụng ngắn hạn của Công ty. Công ty không cần phải sử dụng đến các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng của mình. Tuy khả năng chiếm dụng vốn khá tốt nhưng rủi ro đối với Công ty cũng rất lớn do nguồn phải trả ngắn hạn đang quá lớn. Công ty TBVTYT Thanh hóa cần có các biện pháp để

39

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

hạn chế các nguồn vay ngắn hạn từ bên ngoài cho dù VLĐR đang lớn hơn nhu cầu VLĐR là một tín hiệu khả quan, giúp Công ty trang trải được nhu cầu vốn trong hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh và nắm bắt được các cơ hội đầu tư tốt.

Trong khi đó, nhu cầu VLĐR của Công ty cổ phần thiết bị y tế Đà nẵng (DAMECO) vào khoảng 4.000.000.000 VNĐ và bằng 40% lượng VLĐR của họ. Đây là một trong những chỉ tiêu cho thấy tình hình tài chính lành mạnh của DAMECO. Điều này cho thấy công tác quản trị VLĐR của Công ty TBVTYT Thanh hóa đang gặp rất nhiều vấn đề, tất cả đều xuất phát từ tỷ lệ nợ mà đặc biệt là tỷ lệ nợ ngắn hạn quá cao trong khi lại đầu tư quá nhiều vào TSDH.

40

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (Trang 34 -41 )

×