0
Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Những mặt còn hạn chế:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (Trang 101 -105 )

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

2007 so với 2006 2008 so vớ

2.3.2. Những mặt còn hạn chế:

Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, Công ty TBVTYT Thanh hóa vẫn còn có những mặt hạn chế khó tránh khỏi, cần được xem xét để rút kinh nghiệm cho kì kinh doanh tiếp theo.

Dễ nhận thấy nhất là khả năng thanh toán của Công ty hiện đang quá kém và chưa có dấu hiệu tốt lên cho dù đã cố gắng áp dụng nhiều chính sách để cải thiện nó. Tất cả các chỉ tiêu thanh khoản của Công ty ở mức cao nhất cũng chỉ bằng một phần ba so với trung bình ngành. Đây là dấu hiệu đáng báo động về mức độ rủi ro mà Công ty đang gặp phải. Nếu không có các mối quan hệ tốt với các đối tác, bạn hàng, tổ chức tín dụng như hiện nay thì chắc chắn Công ty đã phải đối mặt với nguy cơ phá sản do không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vấn đề này về cơ bản xuất phát từ cơ cấu nguồn vốn và tài sản bất hợp lý của Công ty đã được duy trì một khoảng thời gian dài. Tỷ lệ nợ ở mức

101

SV Lê Thị Thu Thủy Lớp TCDN 47A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

quá cao, gần 90% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu, gấp từ hai cho đến bốn lần nợ dài hạn. Tuy điều này thể hiện khả năng chiếm dụng vốn của Công ty rất tốt nhưng nó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh toán kém, hạn chế khả năng độc lập về tài chính cũng như đem lại gánh nặng trả nợ cho Công ty. Trong khi đó, Công ty đang trong thời kì được hưởng nhiều ưu đãi về thuế TNDN, do đó việc sử dụng nhiều nợ cũng không mang lại nhiều lợi thế về đòn bẩy tài chính.

Ngoài ra, các khoản phải thu của Công ty TBVTYT Thanh hóa cũng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản, cho thấy cùng với tốc độ tăng doanh thu nhanh là tổng số công nợ phải thu và phải trả đều tăng mạnh. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho công tác thu hồi cũng như thanh toán của Công ty.

Về cơ cấu tài sản của Công ty TBVTYT Thanh hóa cũng chưa hợp lý, đặc biệt là năm 2006, tỷ trọng TSDH lớn hơn TSNH, đây là điều không phù hợp đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại với nhu cầu vốn lưu động lớn. Đây là chính là nguyên nhân làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty trong năm 2006, 2007 thấp hơn nhiều so với mức trung bình. Trong khi đó, những khoản mục đầu tư tài chính dài hạn vào các cơ sở liên kết mang lại cho Công ty một nguồn thu nhập đáng kể thì lại chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn (khoảng 0,2%) trong tổng tài sản. Công ty cần xem xét lại vấn đề này, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. TSNH có xu hướng tăng qua các năm nhưng các khoản mục của nó lại tăng không ổn định, chứng tỏ Công ty vẫn chưa tìm thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn tối ưu cho mình. Trong đó, các khoản phải thu và hàng tồn kho liên tục tăng và chiếm tỷ trọng gần như cao nhất trong tổng TSNH. Tốc độ tăng này thậm chí còn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy sự thiếu hợp lý trong chính sách hàng tồn kho và chính sách tín dụng nới lỏng. Mặt khác nó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do vốn bị ứ đọng, làm phát sinh những khoản chi phí đáng kể cho việc thu hồi nợ và bảo quản hàng lưu kho. Chính sự bất hợp lý này đã làm giảm tính lỏng của TSNH, làm xấu đi khả năng thanh toán nhanh, thanh toán tức thời của Công ty.

102

SV Lê Thị Thu Thủy Lớp TCDN 47A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Một hạn chế khác cần được khắc phục ngay đó là sự thiếu hiệu quả, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lí chi phí, chính điều này đã làm lãng phí nguồn lực và tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TBVTYT Thanh hóa. Tỷ trọng tổng chi phí trong tổng doanh thu có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức quá cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành, đặc biệt năm 2006, tỷ trọng này là xấp xỉ 100%. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ tiêu về lợi nhuận của Công ty. Về số tuyệt đối, tất cả các khoản mục chi phí đều có xu hướng tăng qua các năm. Về tỷ trọng trong tổng doanh thu, chỉ duy nhất có giá vốn hàng bán là giảm qua ba năm, còn lại tỷ trọng các khoản mục khác đều có xu hướng tăng. Điều này cho thấy Công ty đang cố gắng nâng cao phần giá trị gia tăng của mình trong giá bán sản phẩm nhưng có vẻ như sự cố gắng này chưa đạt được mục tiêu bởi hầu hết các khoản chi phí này đều có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận. Đặc biệt năm 2007, chi phí bán hàng tăng tới 1006,72% trong khi tổng doanh thu chỉ tăng 36,5%, chứng tỏ một sự lãng phí lớn trong công tác quản lý khoản chi phí này. Chính vì vậy, sang năm 2008, Công ty đã thắt chặt hơn chính sách tín dụng thương mại của mình, làm cho các khoản phải thu giảm xuống và tốc độ tăng chi phí bán hàng chậm lại, chỉ bằng 2,3% so với tốc độ năm 2007. Lúc này tốc độ tăng của doanh thu bằng 33,72% đã lớn hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng bằng 23,25%, do đó chính sách bán hàng của Công ty đã được điều chỉnh hợp lý và tiết kiệm hơn.

Khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau giá vốn hàng bán là chi phí quản lý doanh nghiệp (khoảng 8%) cũng có tốc độ tăng ngày càng lớn. Đặc biệt vào năm 2008, khi qui mô hoạt động của Công ty bị thu hẹp tới 13% thì khoản chi phí này vẫn tăng 48%. Đây là một điều bất hợp lý bởi thông thường, chi phí quản lý phải tỷ lệ thuận với qui mô hoạt động. Chứng tỏ, Công ty TBVTYT Thanh hóa chưa quản lý tốt khoản mục này và để xảy ra một sự lãng phí lớn.

Bên cạnh đó, công tác quản lý dòng tiền ra và dòng tiền vào của Công ty TBVTYT Thanh hóa không tốt, trong ba năm phân tích thì có tới hai năm dòng tiền thuần âm. Trong đó chỉ duy nhất dòng tiền của năm 2007 là lớn hơn không. Tuy nhiên, đạt được điều này không phải do kết quả hoạt động kinh doanh tốt hay do chính sách quản lý thu chi

103

SV Lê Thị Thu Thủy Lớp TCDN 47A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

được cải thiện mà do trong năm 2007, Công ty nhận được một lượng lớn vốn mới do đầu tư mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, dòng tiền dương ở mức thấp cũng không thể cải thiện được nhiều khả năng thanh khoản của Công ty. Mặt khác, ngoài dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lớn hơn không trong cả ba năm thì các dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và dòng tiền hoạt động tài chinh đều có ít nhât một năm bé hơn không. Bên cạnh đó, dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức quá thấp so với trung bình ngành và chủ yếu đến từ các hoạt động kinh doanh khác chứ không phải đến từ hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ, như vậy cho dù doanh thu bán hàng khá tốt nhưng công tác quản lý thu chi từ hoạt động này của Công ty lại không hợp lý. Công ty cần tiến hành điều chỉnh lại công tác quản lý dòng tiền của mình vì điều mà các nhà đầu tư thực sự quan tâm không phải là các khoản lợi nhuận kế toán mà chính là dòng tiền của doanh nghiệp, đó chính là cơ sở để Công ty có được một nền tảng tài chính tốt và thực sự lành mạnh.

Trong khi Công ty đang rất cần huy động VCSH để giảm tỷ trọng nợ của mình xuống mức hợp lý thì có một nguồn vốn tự tài trợ rất quan trọng đang bị Công ty lãng phí, đó là khoản lợi nhuận giữ lại. Đây là một nguồn vốn thực sự tiện lợi với chi phí thấp hơn nhiều so với vay nợ hoặc phát hành cổ phiếu, đồng thời nó cũng giữ được sự độc lập về tài chính và tránh được sự thôn tính của các đối thủ cạnh tranh khi phát hành cổ phiếu. Việc Công ty TBVTYT Thanh hóa sử dụng ít nguồn vốn này là vì ban quản trị muốn làm hài lòng các cổ đông nên đã giành phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức. Điều này cũng khiến cho các chỉ tiêu về tăng trưởng của Công ty ở mức rất thấp so với trung bình, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới kì vọng của các nhà đầu tư về sự phát triển của Công ty và làm xấu đi hình ảnh cũng như đánh giá của các đối tượng quan tâm về Công ty.

Sản phẩm và dịch vụ chưa phong phú, chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ truyền thống do mức độ đa dạng hóa và khả năng kỹ thuật công nghệ của Công ty TBVTYT Thanh hóa còn nhiều hạn chế.

Khả năng cạnh tranh của thương hiệu chưa cao, chủ yếu ở trong tỉnh, chưa được nhiều tỉnh khác, đặc biệt là các tỉnh phía nam biết đến.

104

SV Lê Thị Thu Thủy Lớp TCDN 47A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Công tác phân tích tài chính của Công ty TBVTYT Thanh hóa còn gặp nhiều khó khăn, một phần do đội ngũ nhân lực và kĩ thuật phân tích tài chính còn mỏng và thiếu, một phần do các công cụ, phương tiện chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị điều hành của Công ty, hệ thống thông tin chưa thật sự hiện đại, trong nhiều trường hợp chưa kịp thời và đầy đủ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (Trang 101 -105 )

×