0
Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Tổng lợi nhuận sau

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (Trang 42 -48 )

thuế TNDN 492.046.448 0,51 4.002.924.410 3,03 5.131.177.871 2,9 2,52 -0,13

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2006, 2007, 2008)

42

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Biểu đồ 6:

Qua ba năm, trong khi tỷ trọng của doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm dần thì các khoản doanh thu, thu nhập khác có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 99,95% vào năm 2006 xuống còn 99,57% vào năm 2008 nhưng vẫn xấp xỉ mức trung bình ngành, ngược lại, tỷ trọng doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 0,031% ở năm 2006 lên 0,092% năm 2008 và thu nhập khác tăng từ 0,022% năm 2006 lên 0,34% vào năm 2008. Qua đây cho thấy đang có một sự chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh, tuy rằng chưa chiếm tỷ trọng lớn nhưng đã chứng tỏ Công ty TBVTYT Thanh hóa đang tích cực đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một xu hướng phù hợp với tình hình hiện nay.

Năm 2007, tuy tỷ trọng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có giảm nhưng giá trị của khoản mục này vẫn tăng đều qua các năm cho thấy chính sách bán hàng của Công ty đang phát huy hiệu quả. Còn tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản lãi từ tiền gửi, tiền cho vay tăng do nguyên nhân trong năm 2007, Công ty

43

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

TBVTYT Thanh hóa đã tăng cường ngân quỹ và dự trữ dưới dạng tiền gửi ngân hàng làm cho khoản mục này trong tổng tài sản tăng đáng kể từ 10,41% lên 22,01%, dẫn đến tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tài chính (lãi tiền gửi) tăng lên mức 0,078%. Tuy nhiên sang 2008, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao vào nửa đầu năm 2008 và xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng vào nửa cuối 2008 đã khiến cho Công ty chủ động giảm qui mô tổng tài sản và giảm lượng tiền dự trữ xuống 56,86% nên tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tài chính này chỉ tăng nhẹ và ở mức khá thấp so với các doanh nghiệp khác trong ngành (khoảng 0,3%). Tỷ trọng khoản mục thu nhập khác có nguồn gốc chủ yếu từ các dự án đầu tư liên kết đã tăng thêm 0,43% là do các dự án đầu tư liên kết kinh doanh từ năm 2006 đã bắt đầu tạo thu nhập và sinh lời cho Công ty. Sang năm 2008, trong khi các hoạt động kinh doanh khác đều bị thu hẹp theo sự thu hẹp của qui mô tổng tài sản thì riêng khoản mục đầu tư tài chính dài hạn vẫn tăng tới 50%, nguyên nhân do Công ty TBVTYT Thanh hóa nhận thấy đây là một lĩnh vực tiềm năng và nhiều cơ hội, chính doanh thu từ hoạt động này đã giúp cho tỷ trọng thu nhập khác chỉ giảm nhẹ 0,12% trong năm 2008 đầy khó khăn và biến động.Tuy nhiên, so với trung bình của ngành y tế thì tỷ trọng nguồn thu nhập này trong tổng doanh thu của Công ty thấp hơn vì tỷ trọng trung bình vào khoảng 0,5%.

Trong khi đó, tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong tổng doanh thu lại có xu hướng tăng từ 0,74% năm 2006 lên 3,51% năm 2007 và 3,17% năm 2008, đây là mức xấp xỉ so với tỷ trọng trung bình của ngành (vào khoảng 4,5%). Điều này chứng tỏ được vai trò chủ đạo của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty TBVTYT Thanh hóa, đó là hoạt động thế mạnh, là lĩnh vực mang lại lợi nhuận căn bản cho Công ty. Đồng thời, trong ba năm 2006, 2007, 2008, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lần lượt chiếm tới 104,35%, 98,62% và 96,46% tổng lợi nhuận trước thuế cho thấy tuy tỷ trọng có xu hướng giảm nhưng giá trị vẫn tăng, chứng tỏ mặc dù Công ty đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động của mình nhưng ngành nghề kinh doanh chính thống vẫn được quan tâm đúng mức và tăng trưởng tốt.

44

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Biểu đồ 7:

Về chi phí, tỷ trọng tổng chi phí trong tổng doanh thu có xu hướng giảm dần, lần lượt chiếm 99,49% năm 2006, 96,97% năm 2007 và 97,1% năm 2008, điều này dẫn đến tỷ trọng lợi nhuận sau thuế của Công ty TBVTYT Thanh hóa tăng dần, chiếm 0,51% năm 2006, 3,03% năm 2007 và 2,9% năm 2008. Vậy đây có phải là dấu hiệu cho thấy Công ty đang hoạt động tốt, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao hay không? Thật ra, những chỉ tiêu này chỉ là một phần căn cứ để đưa ra nhận xét, bởi trên thực tế, tuy tỷ trọng tổng chi phí có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng doanh thu và LNST có xu hướng tăng nhưng vẫn ở mức quá nhỏ khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Đây thực sự là một vấn đề lớn đối với Công ty TBVTYT Thanh hóa vì tỷ trọng chi phí càng cao thì nguy cơ làm giảm lợi nhuận trong doanh thu càng lớn, nó thể hiện công tác quản lý chi phí đang gặp vấn đề, cần phải được tiếp tục điều chỉnh lại để giảm tỷ trọng tổng chi phí xuống ngang bằng với mức trung bình của ngành là 93%.

45

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí là GVHB có xu hướng giảm dần: 89,6% năm 2006, 85,79% năm 2007 và 85,34% năm 2008 (trong khi trung bình ngành bằng 85%). Xu hướng này cho thấy Công ty đang cố gắng tăng dần lượng giá trị thặng dư của mình trong giá bán sản phẩm thông qua các hoạt động tiêu thụ. Đây là một bước đi hợp lí khi mà qui mô và uy tín của Công ty TBVTYT Thanh hóa đang ngày càng được nâng cao.

Tỷ trọng chi phí quản lý trong tổng chi phí có xu hướng giảm vào năm 2007 xuống mức 8,1% và tăng lên mức 9% vào năm 2008 cho dù về số tuyệt đối thì chi phí này đều tăng mạnh qua các năm. Đây là điều đáng lưu ý bởi tỷ trọng chi phí quản lí của Công ty cao hơn so với trung bình ngành bằng 6%. Năm 2007, qui mô tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng đã tăng lên đáng kể, Công ty huy động vốn để mở rộng kinh doanh, do đó tất cả các loại chi phí đều có xu hướng tăng, tuy nhiên do phát sinh nhiều loại chi phí mới nên tỷ trọng chi chí quản lí doanh nghiệp đã giảm 0,57%. Nhưng sang đến 2008, cho dù qui mô hoạt động giảm xuống nhưng giá trị và tỷ trọng của chí phí quản lí doanh nghiệp đều tăng lên, điều này cho thấy một sự thiếu hiệu quả trong chính sách quản lí chi phí của Công ty TBVTYT Thanh hóa.

Chi phí bán hàng là một khoản mục chi phí quan trọng cần được hết sức lưu ý, tỷ trọng của nó trong tổng chi phí đã tăng lên mức 3,54% vào năm 2007 và giảm xuống 3,26% năm 2008. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn nhưng đây là khoản mục chi phí được quản lí hiệu quả nhất của Công ty TBVTYT Thanh hóa, được thể hiện thông qua sự tăng trưởng đều đặn của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2007, tỷ trọng chi phí bán hàng tăng lên do Công ty đã đầu tư mở rộng thị trường, các khoản phải thu và hàng tồn kho đều tăng lên, chứng tỏ Công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu, cùng với đó là các chi phí quảng cáo, marketing, hoa hồng phân phối, chiết khấu, khuyến mại,… để thu hút khách hàng và chính sách này đã đem lại doanh số bán hàng khá tốt cho Công ty, đồng thời củng cố được quan hệ với các đối tác. Cùng với việc tỷ trọng chi phí quản lí doanh nghiệp và giá vốn hàng bán giảm đi đã chứng tỏ Công ty

46

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

đang cố gắng giảm bớt những khoản mục chi phí khác để tập trung cho hoạt động bán hàng. Sang năm 2008, khoản mục chi phí này giảm 0,0025% trong khi doanh thu bán hàng vẫn tăng 33,85%. Mặt khác, tỷ trọng chi phí bán hàng của Công ty TBVTYT Thanh hóa thấp hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành (khoảng 5%). Điều này một lần nữa cho thấy sự đúng đắn và hiệu quả trong chính sách bán hàng của Công ty.

Khoản mục chi phí khác cũng tăng 0,004% và giảm 0,002% vào các năm 2007 và 2008. Tỷ trọng của loại chi phí này khá nhỏ, trong đó chủ yếu là chi phí đầu tư tài chính dài hạn vào các cơ sở liên kết. Trong năm 2007, qui mô tổng tài sản tăng lên nên khoản mục đầu tư này cũng được chú trọng tăng lên nhưng sang năm 2008, sự hạn chế về qui mô và tiềm lực tài chính đã buộc Công ty phải thu hẹp khoản mục đầu tư này, kéo theo đó là nguồn chi phí phục vụ nó cũng bị thu hẹp lại.

Khoản mục chi phí cuối cùng mà Công ty TBVTYT Thanh hóa phải trả là thuế TNDN, do tỷ lệ sử dụng nợ ngày càng ít đi nên tỷ trọng chi phí này trong tổng chi phí có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 0,3%). Đây là điều dễ hiểu và hợp lí vì Công ty đang trong thời kì được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế.

Như vậy, tổng chi phí vẫn chiếm một tỷ lệ quá lớn trong tổng doanh thu cho dù đang có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ chính sách quản lí chi phí của Công ty TBVTYT Thanh hóa còn chưa hợp lí, thể hiện sự lãng phí nguồn lực, khiến cho các nhà đầu tư và chủ nợ không hài lòng. Công ty cần hết sức cố gắng quản lí chí phí một cách chặt chẽ, tiết kiệm để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của mình.

47

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

b. Phân tích sự biến động của thu nhập, chi phí, lợi nhuận: (phân tích ngang)

Bảng 9: Bảng kê phân tích sự biến động của thu nhập, chi phí, lợi nhuận: (Đơn vị: VNĐ)

Chênh lệch

chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007 so với 2006 2008 so với 2007

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 96.858.347.587 132.226.125.433 176.806.282.540 35.367.777.846 36.51 44.580.157.107 33.72 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 96.806.612.05 0 132.226.125.43 3 176.806.282.540 34715828.941 35.86 44.523.209.308 33.85 2. Các khoản giảm trừ 81.195.092 1.724.577.438 81.195.092 1.643.382.346 2024

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (Trang 42 -48 )

×