Kết luận chương 2:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (Trang 105 - 107)

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Kết luận chương 2:

Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa được thành lập ngày 08 tháng 12 năm 2000 trên cơ sở tách ra từ Công ty dược vật tư y tế Thanh hóa với nhiệm vụ chính là cung ứng bảo dưỡng thiết bị, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh cho các bệnh viện, trung tâm y tế và nhân dân trong và ngoài tỉnh. Trải qua hơn tám năm xây dựng và phát triển, Công ty đã có được uy tín vững mạnh trong lĩnh vực thiết bị vật tư y tế và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh hóa.

105

SV Lê Thị Thu Thủy Lớp TCDN 47A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Kết quả phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa cho thấy, Công ty đã đạt được những kết quả khả quan như: Công ty đã áp dụng chính sách bán hàng đúng đắn giúp doanh thu bán hàng tăng đều qua các năm với tốc độ cao; Khả năng huy động vốn dễ dàng và khả năng chiếm dụng vốn tốt; Hiệu quả sử dụng tổng tài sản tốt thể hiện qua vòng quay tổng tài sản và chỉ số ROA cao và không ngừng tăng lên; Cơ cấu tài sản và nguồn vốn đang được tích cực chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn; Công ty đang từng bước mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro; Tỷ lệ chi trả cổ tức và tiền công của người lao động không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh; Thực hiện tốt cam kết và nghĩa vụ của mình với các bạn hàng, đối tác, Nhà nước, giúp cho uy tín và thương hiệu được nâng cao; Công tác phân tích tài chính của Công ty ngày càng được chú trọng; Tạo được nhiều việc làm và đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh Thanh hóa nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh đó, Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Khả năng thanh toán thấp so với các doanh nghiệp trong ngành và đang có xu hướng xấu hơn; Khối lượng công nợ ngày càng lớn gây khó khăn cho công tác thu hồi và thanh toán của công ty; Cơ cấu tài sản và nguồn vốn chưa hợp lý và chưa phù hợp với loại hình kinh doanh, tài sản ngắn hạn hiện quá nhỏ trong khi nợ ngắn hạn lại quá lớn làm cho các chỉ tiêu về thanh toán và vốn lưu động ròng đang ở mức kém hơn nhiều so với trung bình ngành; Thêm vào đó là công tác quản lý chi phí hiện chưa hợp lý và chặt chẽ, để xảy ra hiện tượng lãng phí nguồn lực, đặc biệt là các khoản mục chi phí gián tiếp; Công tác quản lý dòng tiền của Công ty không tốt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản của Công ty; Các chỉ tiêu tăng trưởng cũng không tốt trong khi Công ty đang “bỏ quên” một nguồn vốn tiện lợi và rẻ như lợi nhuận giữ lại. Ngoài ra, sản phẩm – dịch vụ chưa thực sự phong phú, thương hiệu chưa có tầm ảnh hưởng mạnh và rộng. Đồng thời Công tác phân tích tài chính còn gặp nhiều hạn chế do thiếu nhân lực, công cụ và thông tin chưa chính xác, kịp thời.

106

SV Lê Thị Thu Thủy Lớp TCDN 47A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

107

SV Lê Thị Thu Thủy Lớp TCDN 47A

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (Trang 105 - 107)