0
Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (Trang 67 -71 )

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

2.2.6. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty:

a. Phân tích công nợ ngắn hạn của Công ty: Cơ cấu công nợ ngắn hạn thể hiện quan hệ cán cân thanh toán và tình trạng chiếm dụng hay bị chiếm dụng vốn ngắn hạn của Công ty TBVTYT Thanh hóa.

Bảng 12: Bảng cân đối công nợ ngắn hạn của Công ty: (Đơn vị:VNĐ)

Nợ phải thu ngắn hạn Nợ phải trả ngắn hạn

2006 2007 2008 2006 2007 2008 Phải thu khách hàng 3.737.266.844 5.727.817.728 8.849.544.819 Vay và nợ ngắn hạn 5.514.402.064 2.283.820.300 1.166.038.000 Trả trước người bán 2.148.767.527 4.452.382.141 80.981.146 Phải trả người bán 18.164.248.625 12.904.083.220 16.993.573.896 Phải thu khác 111.180.000 5.571.329 1.600.000 Người mua trả tiền trước 1.443.995.849 10.738.625.000 1.710.000.000 Chi phí trả trước ngắn hạn 12.081.800 630.000 Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 96.122.343 464.963.828 1.206.011.011 Thuế GTGT được khấu trừ 99.661.300 Chi phí phải trả 7.502.072 27.177.072 7.502.072 Thuế và các khoản

phải thu của Nhà Nước 40.079.625

Phải trả,

phải nộp khác 111.381.499 3.587.271.268 3.206.484.285

Tổng 6.108.957.471 10.226.480.823 8.932.125.965 Tổng 25.337.652.452 30.005.940.688 24.289.609.264

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2006, 2007, 2008)

67

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Biểu đồ 11:

Tình hình công nợ ngắn hạn của Công ty TBVTYT Thanh hóa qua ba năm đều có tổng phải thu nhỏ hơn tổng phải trả, đây là cơ cấu mất cân bằng, thể hiện Công ty đang đi chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng. Tổng nợ phải thu tăng 67,4% trong 2007 và giảm 12,66% trong 2008, trong khi tổng nợ phải trả chỉ tăng 18,42% vào 2007 nhưng lại giảm 19,05% vào năm 2008. Qua đó cho thấy tốc độ tăng của phải thu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của phải trả vào năm 2007 và phải thu lại giảm ít hơn phải trả vào năm 2008, chứng tỏ Công ty đang có sự điều chỉnh làm cân bằng cơ cấu công nợ ngắn hạn của mình. Đồng thời cũng thể hiện chính sách tín dụng thương mại nới lỏng. Thật vậy, nếu như trong 2006, nợ phải trả lớn gấp 4,15 lần nợ phải thu thì sang 2007 và 2008 con số này lần lượt là 2,93 và 2,72 lần. Tuy xu hướng giảm nhưng chênh lệch giữa hai khoản mục này của Công ty TBVTYT Thanh hóa vẫn còn khá cao so với mức trung bình vào khoảng 2 lần. Khả năng chiếm dụng vốn của Công ty tốt thể hiện uy tín của Công ty trên thị trường cao nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro về thanh toán, vì vậy, điều quan trọng là phải duy trì

68

SV Lê Thị Thu Thủy Lớp TCDN 47A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

ở một tỷ lệ hợp lí. Tuy nhiên, để đưa ra được nhận xét chính xác về tình hình công nợ, cần xem xét tới các tỷ lệ thanh khoản của Công ty.

Trong tổng nợ phải thu ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản phải thu khách hàng, tới 61,18% vào năm 2006; 65,01% vào năm 2007 và 99,08% và năm 2008. Khoản mục này chịu sự chi phối của chính sách tín dụng thương mại và khả năng thu hồi nợ của Công ty. Qua ba năm, chỉ tiêu này có xu hướng tăng cả về lượng và tỷ trọng, đồng thời dòng tiền vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt, cho thấy Công ty đang áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng để tăng doanh thu chứ không phải do khả năng thu hồi nợ kém.

Trong khi đó, khoản mục phải trả người bán cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ phải trả ngắn hạn, chiếm tới 71,69% (2006); 43% (2007) và 69,96% (2008). Đồng thời qua ba năm, phải trả người bán lần lượt lớn gấp 4,86; 2,25 và 1,92 lần so với phải thu ngắn hạn. Cho thấy các khoản phải thu có thể được tài trợ hoàn toàn bằng cách chiếm dụng vốn của người bán. Đây là cách thức tài trợ khá thích hợp và an toàn. Trả trước người bán là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, lần lượt là 35,17% (2006); 43,54% (2007) và 0,91% (2008). Trong khi phải thu khách hàng tăng khá đều đặn thì khoản trả trước người bán tăng tới 107,21% (2007) và giảm mạnh 98,18% (2008), cho thấy sự bất ổn định của khoản mục này. Tuy mối quan hệ của Công ty TBVTYT Thanh hóa và bạn hàng rất tốt thể hiện qua khả năng chiếm dụng vốn cao nhưng hiện tượng chênh lệch quá lớn giữa khoản phải trả người bán và khoản trả trước cho người bán có thể khiến các nhà cung cấp không hài lòng. Công ty cần cân nhắc lại chính sách tín dụng thương mại để có thể hài hòa được lợi ích của cả người mua và người bán, đồng thời vẫn tăng được doanh thu của mình.

Khoản mục thuế GTGT được khấu trừ chiếm tỷ trọng rất nhỏ xấp xỉ 0,2% vào năm 2006 và biến mất vào năm 2007, 2008. Nguyên nhân là do Công ty đang chuyển hướng kinh doanh sang các loại hàng hóa, dịch vụ không phải chịu thuế GTGT đầu vào.

Thuế và các khoản phải thu Nhà nước chỉ xuất hiện vào năm 2007, chiếm 0,39% tổng phải thu, tỷ lệ này rất nhỏ và không đáng kể trong khi khoản mục thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có xu hướng tăng liên tục qua ba năm. Tuy nhiên xem xét tình hình thực hiện

69

SV Lê Thị Thu Thủy Lớp TCDN 47A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

nghĩa vụ với Nhà nước của Công ty rất tốt, vì vậy vấn đề này là do Công ty đang được hưởng hoãn nộp nhiều loại thuế do có các dự án đầu tư vào các lĩnh vực y tế công cộng được ưu đãi.

Các khoản phải thu khác và chi phí trả trước ngắn hạn đều có xu hướng giảm mạnh, xấp xỉ 100%. Bên cạnh đó, tỷ trọng các khoản mục này trong tổng phải thu ngắn hạn cũng giảm đi nhanh chóng. Bởi vì Công ty đang tập trung nguồn lực tài chính cho công tác bán hàng, tiêu thu sản phẩm và thay đổi cơ cấu TSNH theo hướng tăng cường ngân quỹ, đầu tư tài chính ngắn hạn và HTK.

Các khoản chi phí phải trả, phải nộp khác có xu hướng tăng mạnh cả về tỷ trọng và giá trị trong năm 2007 nhưng lại giảm khá mạnh vào năm 2008. Vì trong năm 2007, VCSH tăng mạnh, là tín hiệu an toàn để các chủ nợ tích cực cho vay thêm, còn sang năm 2008, do qui mô tài sản giảm nên Công ty đã chủ động trả bớt nợ để đảm bảo an toàn.

Như vậy, cơ cấu công nợ cho thấy hiện tại Công ty đang đi chiếm dụng nhiều hơn bị chiếm dụng nhưng tính chủ động chưa cao và chưa ổn định. Bên cạnh đó, tình hình dòng tiền không tốt chứng tỏ Công ty chưa phát huy được khả năng chiếm dụng vốn của mình, quá trình sử dụng vốn còn lãng phí và hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, xu hướng cho thấy Công ty đang điều chỉnh tăng nợ phải thu đồng thời với giảm nợ phải trả để cân bằng cán cân công nợ của mình, và để tài trợ cho chính sách này, Công ty TBVTYT Thanh hóa đã tích cực huy động thêm VCSH.

b. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty: Đây là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng, giúp các nhà phân tích đưa ra được những nhận xét chính xác về tình hình an toàn thanh khoản trong quá khứ và chiều hướng trong tương lai của Công ty. Các chủ nợ đặc biệt quan tâm tới nhóm chỉ tiêu này vì nó bước đầu thể hiện độ đảm bảo an toàn của doanh nghiệp đối với những đồng vốn của họ.

Tài sản ngắn hạn * Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

70

SV Lê Thị Thu Thủy Lớp TCDN 47A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân

Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng toàn bộ lượng tài sản lưu động mà Công ty đang nắm giữ.

Bảng 13: Bảng tỷ lệ thanh toán ngắn hạn của Công ty: (Đơn vị: VNĐ)

Chênh lệch

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (Trang 67 -71 )

×