ƯU NHƯỢC ĐIỂM QUA NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC Ở CÔNG TY TNHH

Một phần của tài liệu Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Các Mặt Hàng Chủ Lực Tại Công Ty Tnhh Cnp Minh Quân (Trang 46 - 51)

VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC Ở CÔNG TY TNHH CNP MINH QUÂN

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã không ngừng mở rộng, tăng quy mô kinh doanh. Qua phân tích kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua tôi rút ra những nhận xét sau:

1. Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất mà công ty đạt được từ năm 2002 - 2005 là doanh thu bán hàng đối với mặt hàng chủ lực tăng đều qua các năm. Điều này có được là do:

- Mặt hàng chủ lực mà công ty đang kinh doanh nằm trong kênh phân phối độc quyền Horeca. Chính vì lẽ đó mà công ty đã thay đổi cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty mình theo hướng có lợi: tăng tỉ lệ mặt hàng phân phối độc quyền lên và hạ tỉ lệ mặt hàng phải cạnh tranh gay gắt xuống. Nhờ đó đẩy mạnh được doanh thu mặt hàng chủ lực.

- Mặt hàng kinh doanh chủ lực mà công ty kinh doanh ổn định về chất lượng , chủng loại mặt hàng luôn thay đổi, giá bán phù hợp với đa số mức sống của dân cư khu vực thị trường Hà Nội. Trong khi đó, nguồn hàng nhập về lại có mức chiết khấu cao và được khuyến khích khi giá trị hàng nhập lớn.

- Tập trung vào đầu tư cho nhóm mặt hàng chủ lực nên khai thác hiệu quả kênh tiêu thụ Horeca, nhờ đó mà không bị phân tán nguồn vốn kinh doanh cho các mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả hơn. Giảm chi phí lưu kho, chi phí bảo quản cho nhóm mặt hàng kém hiệu quả đó.

- Nằm trong kênh phân phối độc quyền Horeca của Vinamilk nên thị trường tiêu thụ, hay khách hàng của Minh Quân khá ổn định. Mức tiêu dùng của khách hàng ngày một tăng lên và tỉ lệ chi tiêu dành cho sản phẩm mà công ty kinh doanh đang có xu hướng tăng. Đây là điều kiện thuận lợi mà không phải ngành kinh doanh nào cũng có được.

- Do có sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh nên hàng năm cộng thêm nguồn vốn đầu tư bổ xung từ lợi nhuận hàng năm khiến cho nguồn vốn kinh doanh tăng lên. Tất yếu mở rộng quy mô kinh doanh, và nguồn vốn bổ xung đó sẽ ưu tiên cho mặt hàng có tính ổn định về mức tăng lợi nhuận, thị trường tiêu thụ.

- Nguồn lao động có trình độ nghiệp vụ được bổ xung thêm vào nguồn lực của công ty, đó cũng là một trong số những lý do khiến hiệu quả kinh doanh tăng lên. Lao động tại công ty được khuyến khích làm việc bằng chế độ thưởng phạt công bằng nên ý thức một cách sâu sắc về trách nhiệm cũng như phần thu nhập mà họ nhận được. Cộng với kinh nghiệm làm việc thực tế tại công ty, đã có nhiều sáng kiến làm chất lượng hàng hoá được đảm bảo với chi phí rẻ, tiết kiệm chi phí vận chuyển…

- Năm 2005, nhờ thuê thêm được 1 kho chứa hàng khiến khả năng cung ứng hàng của công ty tăng lên. Tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

2. Nhược điểm

- Nằm trong kênh tiêu thụ độc quyền Horeca nên công ty cũng gặp phải một số trở ngại:

- Kinh doanh độc quyền các sản phẩm sữa của Vinamilk đồng nghĩa với việc công ty không được kinh doanh các mặt hàng sữa khác có trên thị trường, trong khi nhu cầu tiêu dùng lại rất đa dạng và phong phú. Theo những thông tin công ty thu nhận được từ thị trường thì mặt hàng sữa Cô gái hà lan hiện nay cũng được người tiêu dùng tương đối ưa chuộng. Tuy giá thành có cao hơn so với sữa của Vinamilk nhưng thị phần của hãng này cũng chiếm đáng kể trên thị trường sữa Việt nam.

- Công ty chỉ chuyên kinh doanh chứ không sản xuất sản phẩm cung cấp ra thị trường nên không thể kiểm soát được chất lượng của hàng hoá. Chất lượng của hàng hoá bán ra như thế nào phụ thuộc phần lớn vào nhà

sản xuất. Công ty chỉ có thể kiểm soát chất lượng sau khi nhập hàng về, bảo quản tại kho và giao cho khách hàng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty vấn còn hạn chế, công ty chưa có hệ thống kho, cửa hàng kinh doanh của mình. Toàn bộ hệ thống kho và cửa hàng đều đi thuê nên không cải tạo tốt được hệ thống kho bãi theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. Sữa là mặt hàng rất dễ bị chuột, gián phá hoại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, nên công ty vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được nhược điểm này.

- Tuy nằm trong kênh phân phối độc quyền nhưng công ty vẫn bị ảnh hưởng bởi kênh phân phối truyền thống của Vinamilk. Do đó, để có thể tồn tại trong thị trường đó công ty phải nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tốt chất lượng hàng hoá và có mối quan hệ tốt với khách hàng.

- Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tuy đã được nâng lên, nhnưng vẫn chưa được đồng bộ hoá. Do đó, cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

- Khâu giao hàng, vận chuyển hàng hoá vẫn chưa được nâng cấp. Chủ yếu vẫn được vận chuyển giao cho khách hàng bằng xe máy, chưa có phương tiện vận tải với khối lượng hàng hoá lớn hơn nên vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả tối ưu trong kinh doanh.

- Chưa có máy móc thiết bị hỗ trợ vận chuyển trong nhập hàng hay giao hàng, nên chủ yếu vẫn sử dụng sức lao động là chính. Nâng cao năng suất lao động chủ yếu dựa vào độ thuần thục của lao động là chính….

- Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu bán buôn là chính nên gặp phải trở ngại trong thanh toán. Hàng hoá sau khi xuất kho không thu được vốn ngay, bị khách hàng chiếm dụng trong khoảng thời gian tương đối dài. Đôi khi khiến công ty thiếu vốn để quay vòng.

3. Nguyên nhân

Dựa trên những phân tích về kết quả kinh doanh và phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả, ta nhận thấy:

Doanh thu hàng năm của công ty đều có xu hướng tăng, lợi nhuận tăng, lao động tăng. Thể hiện sự tăng trưởng, mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta mới thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm rất nhiều so với năm 2002. Từ năm 2004 có tăng, nhưng hiệu quả đó vẫn không đạt như mức năm 2002 đã đạt được. Mà nguồn vốn lưu động ở doanh nghiệp được thể hiện ở hàng hoá tồn kho, tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ, các khoản phải thu, các khoản phải trả. Cho nên, hiệu quả sử dụng vốn giảm xút như vậy cũng một phần do nguyên nhân thu hồi vốn sau bán của công ty. Khối lượng hàng giao dịch tương đối lớn, nên nếu không khắc phục được nguyên nhân này sẽ khiến cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty kém.

Tuy chỉ phân phối trong kênh bán buôn nhưng công ty vẫn chưa thực sự quan tâm đến nghiên cứu nhu cầu của khách hàng trong kênh tiêu thụ này. Hoạt động marketing tại công ty chủ yếu là giới thiệu hàng hoá, cạnh tranh về giá cả chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để phản hồi lại đối với nhà phân phối.

Không trực tiếp sản xuất hàng hoá nên công ty thực sự không thể kiểm soát được chất lượng của hàng hoá bán ra. Do đó, để nâng cao chất lượng hàng hoá bán ra tại công ty mình, công ty cũng cần xác định lượng hàng nhập, cho phù hợp với nhu cầu mua hàng của khách, tránh để hàng tồn kho quá lâu làm giảm chất lượng của hàng hoá. Điều này chỉ có thể khắc phục dựa vào kinh nghiệm kinh doanh của ban lãnh đạo công ty.

Quy mô hoạt động của công ty vẫn còn nhỏ, chỉ dừng lại cung cấp hàng hoá cho khu vực nội thành. Do đó, để có thể phát triển, mở rộng quy mô công ty cần phải huy động thêm nhiều nguồn vốn khác nhau.

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC TẠI CÔNG TY TNHH CNP DOANH CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC TẠI CÔNG TY TNHH CNP

MINH QUÂN

Một phần của tài liệu Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Các Mặt Hàng Chủ Lực Tại Công Ty Tnhh Cnp Minh Quân (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w