Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế và thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 3
1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế 3
1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 4
1.2.1 Đối với nền kinh tế 4
1.2.2 Đối với Ngân hàng 5
1.3 Khái quát về quá trình phát triển thanh toán quốc tế 6
1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu 8
1.4.1 Phương thức chuyển tiền 8
1.4.2 Phương thức nhờ thu 9
1.4.2.1 Phương thức nhờ thu phiếu trơn 9
1.4.2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ 10
1.4.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 11
1.4.2.4 Nội dung của thư tín dụng 15
1.4.2.5 Các chứng từ cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 27
1.4.2.6 Ưu điểm, nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 30
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 32
Chương 2: Thực trạng về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định 36
2.1 Một vài nét về quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của Ngân hàng TMCP Gia Định 36
Trang 22.1.1 Khái quát về quá trình hình thành, phát triển và nhiệm vụ của Ngân
hàng TMCP Gia Định 36
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Gia Định : .40
2.1.2.1 Tình hình kinh doanh về sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và xúc tiến thương mại của Ngân hàng TMCP Gia Định 41
2.1.2.2 Tình hình về thị trường khách hàng 43
2.1.2.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Gia Định 43
2.1.2.4 Kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận : 48
2.2 Thực trạng thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định trong thời gian qua 49
2.2.1 Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định 49
2.2.2 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định 56
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của môi trường tác động tới hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định 58
2.2.3.1 Ảnh hưởng của môi trường vi mô 58
2.2.3.2 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 60
2.2.4 Đánh giá về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Gia Định trong năm 2008 61
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định 67
3.1 Định hướng về công tác thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng TMCP Gia Định trong thời gian tới 67
Trang 33.2 Giải pháp hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định 70
3.2.1 Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ 703.2.2 Hoàn thiện và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật 733.2.3 Chủ động mở rộng mối quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài 743.2.4 Tiếp tục xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh và áp dụng mạnh Maketing Ngân hàng vào hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 753.2.5 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên 783.2.6 Nâng cao hiểu biết về thanh toán tín dụng chứng từ cho khách hàng 793.2.7 Một số biện pháp tránh lừa đảo trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 80
3.3 Kiến nghị 82
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 82
3.3.1.1 Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế 82 3.3.1.2 Cải thiện cán cân thanh toán 84
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: 86
3.3.2.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, tiến tới thành lập thị trường hối đoái ở Việt nam 86 3.3.2.2 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Việt nam 87
KẾT LUẬN 89
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại và pháttriền mà thiếu các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế Xuất nhập khẩu trởthành chiếc cầu nối quan trọng để một nước tham gia vào đời sống kinh tế sôiđộng, đa dạng và phong phú của toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn nguyênliệu dồi dào với chi phí thấp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy
sự phát triển sản xuất trong nước, mang lại thu nhập ngày càng cao cho cácnhà sản xuất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần tăng nhanh tốc độphát triển kinh tế và nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế
Với tư cách là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự pháttriển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế đã không ngừngđược đổi mới và hoàn thiện với những phương thức thanh toán an toàn vàhiệu quả cho các bên tham gia, trong đó được sử dụng nhiều nhất hiện nay làphương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ Phương thức này thật sự đãgóp phần đáng kể vào sự phát triển của kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng
và của cả nền kinh tế nói chung
Tại Việt Nam, cùng với sự hội nhập nền kinh tế Thế giới, hoạt động xuấtnhập khẩu đã thực sự bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công tácthanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại Phương thức thanh toánbằng thư tín dụng cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong thanh toán hànghoá xuất nhập khẩu
Qua thực tế tìm hiểu tại Ngân hàng TMCP Gia Định thì hình thức dịch
vụ rất quan trọng, gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại quốc tế, đó
là hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế theo phương
Trang 5triển hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại, mà còn là mộtyếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của Ngân hàng
Từ thực tiễn trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Với đề tài này, em hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiệnhoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế và thanh toánquốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Chương 2: Thực trạng về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tạiNgân hàng TMCP Gia Định
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tếtheo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới:
Thầy giáo hướng dẫn : GS.TS Đỗ Đức Bình - Giảng viên khoa Thươngmại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Ban Giám đốc và các anh chị cán bộ của Ngân hàng TMCP Gia Định đãtận tình giúp đỡ, chỉ dẫn em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện bảnchuyên đề thực tập tốt nghiệp này
Trang 6Chương 1:
Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế
và thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến cácdịch vụ mua bán hàng hoá hay cung ứng lao vụ giữa các tổ chức hay cánhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc giavới một tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nướcliên quan
Dưới giác độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được phân chia thành hai loại:quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch Do đó thanh toán quốc tế cũngbao gồm: thanh toán phi mậu dịch và thanh toán mậu dịch
- Thanh toán phi mậu dịch: Là quan hệ thanh toán phát sinh không liênquan đến hàng hoá cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính chấtthương mại Đó là những chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ởnước sở tại, các chi phí về vận chuyển và đi lại của các đoàn khách Nhà nước,các tổ chức, cá nhân
- Thanh toán mậu dịch: Khác hoàn toàn với thanh toán phi mậu dịch,thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá và các dịch vụthương mại theo giá cả quốc tế Thông thường trong nghiệp vụ thanh toánmậu dịch phải có chứng từ hàng hoá kèm theo Các bên mua bán bị ràng buộcvới nhau bởi hợp đồng thương mại, hoặc một hình thức cam kết khác (thư,điện giao dịch ) Mỗi hợp đồng chỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội dunghợp đồng phải quy định điều kiện thanh toán cụ thể
Trang 7mậu dịch, nhưng chỉ khác nhau ở nguồn vốn Thanh toán mậu dịch được thựchiện bằng nguồn vốn tự có, còn thanh toán vay nợ viện trợ do nước ngoài cấpvốn.
1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.2.1 Đối với nền kinh tế
- Thanh toán quốc tế là đòi hỏi tất yếu khách quan trong sự phát triểnkinh tế đối ngoại
Với sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động giao lưu quốc tế, nhu cầu hợptác, phân công lao động quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa các nước gia tăngkhông ngừng Từ đây bắt đầu phát sinh các mối liên hệ giữa người mua vàngười bán, người cho vay và người trả nợ, người đầu tư và người nhận đầutư và các bên liên quan trong quan hệ quốc tế có sự khác nhau về địa lý, vềloại tiền sử dụng, về tập quán kinh doanh vì vậy thanh toán quốc tế ra đời làđòi hỏi tất yếu để giải quyết một phần và làm hài hoà các mối quan hệ đó
- Thanh toán quốc tế là một hình thức dịch vụ quan trọng gắn liền vớihoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Kể từ khi tiền tệ ra đời, hoạt động thanh toán đã trở thành bộ phận riêngnhưng lại gắn bó hữu cơ với hoạt động buôn bán hàng hoá Có thể thấy trênmột hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ điều khoản thanh toán luôn luôn làđiều khoản không thể thiếu và rất quan trọng Thực hiện thanh toán như thếnào liên quan chặt chẽ tới quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tronghợp đồng Các điều khoản thanh toán được quy định và thỏa thuận một cáchthống nhất và chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho các bên tham gia tránh đượcnhững rủi ro, cũng như có biện pháp để phòng ngừa rủi ro Việc thực hiện cácđiều khoản thanh toán có nghiêm túc hay không ảnh hưởng tới uy tín và độbền vững trong quan hệ mua bán giữa các bên trên thương trường Do đó có
Trang 8thể nói hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh XNK một phần lớn nhờvào chất lượng của khâu thanh toán, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đốingoại phát triển.
- Thanh toán quốc tế là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả kinh doanh
Thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn của cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu,
do vậy ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận của các bên tham gia.Thông qua hoạt động thanh toán, chúng ta có thể đánh giá khả năng tài chính,
uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị Chính vì vậy xem xét tình hìnhthanh toán là một trong những cơ sở để tìm đối tác, bạn hàng trong quan hệkinh doanh sao cho có lợi cho mình nhiều nhất Có thể nói rằng, kinh tế đốingoại có được mở rộng hay không một phần là nhờ vào hoạt động thanh toánquốc tế có được thực hiện tốt hay không Thanh toán quốc tế hoạt động tốt sẽtạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trongnước, khuyến khích nâng cao chất lượng hàng hoá, thực hiện mục tiêu chiếmlĩnh thị trường xuất khẩu của các quốc gia
1.2.2 Đối với Ngân hàng
Đối với Ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toánquốc tế có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh củangân hàng Đây không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn được coi là khôngthể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng, bổ sung và hỗ trợcho hoạt động kinh doanh khác trong Ngân hàng
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng thu hút thêm nhiềukhách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, phần lớn là các khách hàng hoạtđộng trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Trên cơ sở đó, Ngân hàng có
Trang 9thể mở rộng qui mô hoạt động, tăng thêm nguồn thu nhập, củng cố khả năngcạnh tranh trên thị trường
Trên phương diện quản lý nhà nước, thông qua hoạt động thanh toánquốc tế, Chính phủ thực hiện tốt quản lý nguồn ngoại tệ ra vào của một quốcgia dựa trên cán cân thanh toán quốc tế và làm cơ sở cho việc xây dựng vàthực hiện chính sách tài khoá - tiền tệ Như vậy, trong xu thế phát triển hiệnnay thanh toán quốc tế có một vị trí rất quan trọng và đòi hỏi các Ngân hàngphải nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế
Cũng chính bởi thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ không thểthiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM, vì thế các ngân hàng cũng
có một vai trò rất lớn để đẩy mạnh và phát triển dịch vụ này Nhờ có sự thamgia của mạng lưới các ngân hàng rộng lớn trên khắp thế giới với chức nănglàm trung gian thanh toán, việc thanh toán giữa các quốc gia được diễn rathuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí, từ đó nó thúc đẩy các quan hệkinh tế quốc tế phát triển Bên cạnh đó, Ngân hàng không chỉ thực hiện dịch
vụ thanh toán quốc tế đơn thuần mà còn tham gia vào việc tư vấn và hỗ trợcho các doanh nghiệp hoàn thiện nghiệp vụ này tránh những rủi ro dựa vào sựhiểu biết của ngân hàng
1.3 Khái quát về quá trình phát triển thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế đã xuất hiện từ lâu, nhưng thực sự chỉ được pháttriển từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời và từ đó đến nay nó trở thành một bộ phậnkhông thể tách rời của nền kinh tế Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được
mở rộng Hàng năm, một khối lượng lớn hàng hoá được giao lưu trên Thếgiới, vì vậy thanh toán quốc tế là một đòi hỏi khách quan Cùng với sự pháttriển của thương mại quốc tế, yêu cầu trong thanh toán quốc tế phải cónhững phương thức thanh toán mới cho phù hợp Do đặc tính thuận lợi củahình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cùng với sự phát triển của hệ thống
Trang 10Ngân hàng ở các nước cho nên trong thanh toán quốc tế sử dụng thanh toánkhông dùng tiền mặt (tức chuyển khoản) là chủ yếu.
Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩađược thành lập, quan hệ kinh tế giữa các nước Xã hội chủ nghĩa được hìnhthành và phát triển thì quan hệ thanh toán cũng được mở rộng Trong thờigian đầu, Liên xô là nước cung cấp hàng hoá chủ yếu cho các nước Xã hộichủ nghĩa khác, cho nên việc thanh toán hàng hóa mới chỉ là thanh toánClearing tay đôi giữa Liên xô với từng nước Xã hội chủ nghĩa Sau một thờigian, nền kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa được phục hồi và dần dầnphát triển thì quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các nước cũng được mở rộng, từ
đó hình thành quan hệ thanh toán Clearing tay đôi giữa các nước Xã hội chủnghĩa với nhau
Quá trình phát triển quan hệ thanh toán quốc tế giữa Việt Nam với cácnước Xã hội chủ nghĩa cũng bắt đầu từ chế độ thanh toán Clearing hai bên(Việt nam với Liên Xô, Việt Nam với Tiệp Khắc ), tiếp đến là chế độ thanhtoán Clearing nhiều bên và thanh toán Clearing nhiều bên bằng đồng Rupchuyển khoản qua Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (RCK)
Bước sang những năm 90, tình hình Thế giới có nhiều biến động trên cáclĩnh vực kinh tế, chính trị Theo xu hướng mới, hệ thống các nước Xã hộichủ nghĩa ngày càng giảm sút, tan rã , cơ chế thanh toán nhiều bên bằngRCK không còn phù hợp nữa vì vậy từ năm 1991, đồng RCK đã bị loại bỏkhỏi Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời Ngân hàng hợp tác kinh tếquốc tế cũng được cải tổ lại thành một Ngân hàng thương mại khu vực
Từ năm 1990 trở về trước, song song với hệ thống thanh toán của khốicác nước Xã hội chủ nghĩa thì các nước Tư bản chủ nghĩa cũng thiết lập choriêng mình một hệ thống thanh toán Tư bản chủ nghĩa
Trang 11Trong giai đoạn hiện nay, với sự tác động mạnh mẽ của thành tựu khoahọc kỹ thuật, cùng với xu hướng mới của thời đại, quan hệ quốc tế đã và đangchuyển sang một thời kỳ mới Sự giao lưu hàng hoá không còn bị giới hạn bởichế độ chính trị của mỗi quốc gia, thị trường quốc tế mở rộng, việc mua bán,trao đổi hàng hoá, dịch vụ sử dụng hệ thống giá cả thống nhất vì vậy nội dungthanh toán quốc tế của mỗi nước cũng đổi mới sử dụng các điều kiện thanhtoán (phương thức, tiền tệ) thống nhất trên phạm vi toàn Thế giới, không cònphân biệt màu sắc chính trị như trước đây.
1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
1.4.1 Phương thức chuyển tiền.
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó kháchhàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhấtđịnh cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằngphương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu, hoặc bằng điện (Telegaphictranfer-T/T) hoặc bằng thư (Mail tranfer-M/T) Hiện nay các ngân hàng sửdụng hình thức chuyển tiền bằng điện là chủ yếu
- Ưu điểm: Phương thức này có thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, phí thanhtoán không cao nên thường được áp dụng trong những trường hợp sau:
Thanh toán những lô hàng có giá trị nhỏ, hai bên mua bán có sự tin cậylẫn nhau
Thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch và chi phí có liên quan đến hoạtđộng xuất nhập khẩu như phí vận tải, tiền hoa hồng, tiền bồi thường
chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư
- Nhược điểm: bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì phương thức chuyểntiền còn có nhiều hạn chế như không đảm bảo rằng người bán sẽ thu được tiền
Trang 12hàng trong trường hợp thanh toán sau và không bảo bảm cho người mua nhậnđược hàng như yêu cầu trong trường hợp thanh toán trước.
1.4.2 Phương thức nhờ thu
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khigiao hàng ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến Ngân hàng nhờ thu
hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó
Các bên tham gia:
Người bán (người hưởng lợi)
Người mua (người trả tiền)
Ngân hàng bên bán: Ngân hàng nhận sự uỷ thác của người hưởng lợi (người bán) để thực hiện nghiệp vụ uỷ thác thu
Ngân hàng bên mua: là Ngân hàng phục vụ người mua Ngân hàng nàythường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng bên bán và ở nước của người mua.Ngân hàng trung gian: Đứng ra làm trung gian thanh toán khi Ngân hàngbên bán và Ngân hàng bên mua không có quan hệ đại lý với nhau (Ngân hàngtrung gian có thể có hoặc không)
Phương thức nhờ thu được phân thành hai loại: đó là phương thức nhờthu phiếu trơn và phương thức nhờ thu kèm chứng từ
1.4.2.1 Phương thức nhờ thu phiếu trơn.
Đây là phương thức thanh toán mà người bán ký phát hối phiếu nhờNgân hàng thu hộ số tiền bán hàng ghi trên hối phiếu từ người mua, mà khônggửi kèm theo bất cứ một chứng từ thương mại nào Cùng với việc gửi hànghoá cho người mua, người bán gửi thẳng bộ chứng từ cho người mua đểngười mua đi nhận hàng
Phương thức này chỉ được áp dụng trong trường hợp:
Trang 13- Thanh toán các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hoá nhưtiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt Do đó thanh toán này không cần thiếtphải kèm theo chứng từ.
Phương thức này ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế vì không đảmbảo quyền lợi cho người bán và người mua do việc nhận hàng và thanh toánhoàn toàn tách rời nhau
1.4.2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người bán saukhi giao hàng, ký phát hối phiếu và kèm theo với bộ chứng từ gửi hàng hoá đểnhờ Ngân hàng thu hộ tiền từ người mua Với điều kiện là Ngân hàng chỉ trao
bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng sau khi người mua trả tiền, hoặc
ký chấp nhận thanh toán (trong trường hợp bán chịu) Trong phương thức nhờthu kèm chứng từ, người bán uỷ thác cho Ngân hàng ngoài việc thu hộ tiềncòn có nhiệm vụ khống chế chứng từ hàng hoá đối với người mua Đây là sựkhác nhau cơ bản giữa nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ Với cáchkhống chế này, quyền lợi người bán được đảm bảo hơn
Những mặt còn hạn chế của phương thức này:
- Tuy đã khống chế được quyền định đoạt đối với hàng hoá của ngườimua nhưng chưa khống chế được việc người mua có trả tiền hay không.Người mua có thể chậm trễ hoặc không thanh toán bằng cách trì hoãn việcnhận chứng từ hàng hoá hoặc không nhận hàng hoá nữa Việc thanh toán diễn
ra chậm chạp
Ngân hàng chỉ đóng vai trò là một trung gian thu tiền hộ, còn không cótrách nhiệm dến việc trả tiền của người mua
Có hai loại nhờ thu kèm chứng từ:
+ D/P (Document again payment): có nghĩa Ngân hàng chỉ trao chứng
từ cho người mua khi người mua đã trả tiền
Trang 14+ D/A (Document again acceptance): có nghĩa Ngân hàng chỉ trao chứng
từ cho người mua khi người mua ký hối phiếu chấp nhận thanh toán
1.4.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Ngày nay trong thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán tín dụngchứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến nhất trong buôn bán quốc tế
và được coi là phương thức khá hiệu quả Tuỳ theo thói quen và thông lệ củatừng nước mà Tín dụng chứng từ được gọi với nhiều tên khác nhau: Letter ofCredit, Credit, Document Credit ở Việt Nam, ngoài tên là Tín dụng chứng
từ còn được gọi dưới nhiều tên khác như Tín dụng thư, Thư tín dụng, L/C vàthông dụng nhất là từ “ Tín dụng chứng từ” (Document Letter of Credit) vì nóthể hiện đúng nhất ý nghĩa tín dụng kèm chứng từ Khi áp dụng phương thứcthanh toán này, nó đem lại sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm của cácbên tham gia trong quá trình mua bán Cùng vớí sự tham gia của các ngânhàng trong quá trình thanh toán, rủi ro được hạn chế và chia đều cho ngườimua và người bán Đây cũng chính là nội dung chính của đề tài nghiên cứu
* Khái niệm và đặc điểm thư tín dụng
Theo định nghĩa trong UCP 600 (Quy tắc và thực hành thống nhất tíndụng chứng từ, bản sửa đổi năm 1993, số xuất bản 600 do phòng Thương mạiquốc tế Paris phát hành), tín dụng chứng từ là bất cứ thỏa thuận nào trong đóNgân hàng phát hành hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng(người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc nhân danh chính bản thân mình để:
- Thanh toán cho, hoặc theo lệnh của phía thứ ba (người hưởng lợi) hoặcchấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi ký phát,
hoặc
- Uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận và thanh toán hốiphiếu hoặc cho phép Ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thư
Trang 15tín dụng với điều kiện chúng phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiệncủa thư tín dụng.
Với giác độ là một phương thức thanh toán, tín dụng chứng từ có lợi cho
cả người mua và người bán Người mua yêu cầu ngân hàng mở một thư tíndụng trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả tiền cho người bán nếu họ xuất trìnhcho ngân hàng một bộ chứng từ chứng tỏ rằng họ đã giao hàng theo đúng yêucầu của thư tín dụng Như vậy, người bán tin chắc sẽ nhận được tiền hàng đãxuất khi anh ta thực hiện nghĩa vụ của mình là lập và xuất trình chứng từ đầy
đủ, đúng hạn như đã quy định trong Thư tín dụng tại ngân hàng được chỉđịnh Còn đối với người mua thì quyền lợi của anh ta cũng được đảm bảo chỉtrả tiền khi hàng hoá đã được giao thể hiện qua bộ chứng từ mà người bánxuất trình theo L/C
Ngân hàng không đơn thuần là một trung gian thu hộ mà là người đạidiện bên nhập khẩu, trực tiếp cam kết thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu.Đối với ngân hàng đây được coi là một khoản tín dụng của ngân hàng đối vớingười mua vì nếu người mua không trả được thì ngân hàng vẫn phải trả tiềncho người bán Do đó ngân hàng phải xem xét khả năng thanh toán của ngườimua trước khi chấp nhận mở thư tín dụng Khi ngân hàng mở thư tín dụngcho người mua vay một phần hoặc toàn bộ giá trị của thư tín dụng là ngânhàng đã thực hiện một khoản tín dụng thực sự Nhưng khi ngân hàng buộcnhà nhập khẩu kí quỹ 100% trị giá của thư tín dụng thì lúc này ngân hàngkhông cấp cho nhà nhập khẩu khoản tín dụng bằng tiền nào mà chỉ cho họvay uy tín của mình bằng cam kết thanh toán
Tính độc lập của L/C là điều đáng lưu ý nhất Tuy được hình thành trên
cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi được mở, nó lại hoàn toàn độc lập vớihợp đồng mua bán, có nghĩa là khi thanh toán, các ngân hàng chỉ căn cứ vào
bộ chứng từ mà thôi Sự tồn tại của bộ chứng từ này cũng như sự phù hợp của
Trang 16nó với các thời hạn tín dụng, tạo nên cơ sở nền tảng của tín dụng kèm chứng
từ, bởi vì ngân hàng không cần nhìn thấy hàng hoá, mà chỉ xét các chứng từ.Tính độc lập của L/C đã chi phối toàn bộ các khâu của quá trình thanh toán,quy định toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
* Các bên tham gia:
Trong phương thức tín dụng chứng từ truyền thống có sự tham gia của:
- Người xin mở thư tín dụng (Applicant): là người mua, người nhập khẩuhàng hoá
- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): là người bán, người xuấtkhẩu, hay bất cứ người nào khác được chỉ định
- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing bank): là Ngân hàng đại diện chongười nhập khẩu, có thể cấp tín dụng cho ngời nhập khẩu Khi nhận được bộchứng từ phù hợp, ngân hàng mở sẽ thay người mua trả tiền cho người hưởnglợi
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): thường là Ngânhàng đại lý của Ngân hàng mở thư tín dụng hoặc Ngân hàng bên bán Đây làNgân hàng ở nước người bán
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank), Ngân hàng chiết khấu(Negotiating bank), Ngân hàng trả tiền (Reimbursing bank): các Ngân hàngnày có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin
mở thư tín dụng và sự uỷ nhiệm của Ngân hàng mở thư tín dụng
* Quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ
Tùy từng trường hợp cụ thể, tùy vào yêu cầu của người xin mở thư tíndụng và tùy vào sự uỷ nhiệm của Ngân hàng mở thư tín dụng mà trongphương thức thanh toán tín dụng chứng từ có sự tham gia của bao nhiêu Ngânhàng, Ngân hàng nào là Ngân hàng thông báo, Ngân hàng trả tiền, Ngân hàng
Trang 17hiện của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng lại khác nhau Trongkhuôn khổ của mục này, em xin trình bày trình tự thực hiện của phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ khi có sự tham gia của hai Ngân hàng đó làNgân hàng mở thư tín dụng và Ngân hàng thông báo (là Ngân hàng đại lý củaNgân hàng mở thư tín dụng ở nước người xuất khẩu), trong đó Ngân hàng mởthư tín dụng là Ngân hàng trả tiền Đây là trường hợp thường xảy ra trongthực tế.
Sơ đồ thực hiện
(1) Nhà xuất khẩu và nhập khẩu tiến hành giao dịch thương mại
(2) Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng củamình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng
(3) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở thư tín dụng và hợpđồng thương mại, Ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng vàthông qua Ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu để thông báoviệc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu
Ng©n hµng
më th tÝn dông
Ng êi NhËp khÈu
Ng©n hµng th«ng b¸o th tÝn dông
Ng êi XuÊt khÈu (8) (7) (2)
(3) (5) (6)
(6) (5) (4)
(1)
Trang 18(4) Khi nhận được thông báo này, Ngân hàng thông báo sẽ thông báocho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó,
và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.(5) Người xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấpnhận thì tiến hành giao hàng, nếu không thì trực tiếp hoặc thông qua Ngânhàng mở thư tín dụng đề nghị người nhập khẩu sửa đổi, bổ sung thư tín dụngcho phù hợp với hợp đồng Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận củaNgân hàng mở thư tín dụng mới có hiệu lực Văn bản sửa đổi trở thành một
bộ phận cấu thành không thể tách rời thư tín dụng cũ và huỷ bỏ thư tín dụngcũ
Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêucầu của thư tín dụng, xuất trình thông qua Ngân hàng thông báo cho Ngânhàng mở thư tín dụng xin thanh toán
(6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếuthấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu.Nếu thấy không phù hợp, Ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộchứng từ cho người xuất khẩu
(7) Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộchứng từ hàng hoá cho họ
(8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với thư tín dụngthì trả tiền cho Ngân hàng mở thư tín dụng (trong trường hợp trả tiền ngay)hoặc chấp nhận trả tiền (trong trường hợp trả chậm), nếu chứng từ không phùhợp thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán
1.4.2.4 Nội dung của thư tín dụng.
Thư tín dụng là một phương tiện thanh toán rất quan trọng trong phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ Không mở được thư tín dụng chứng từ thì
Trang 19hàng cho người mua Thư tín dụng là một văn bản pháp lý trong đó Ngânhàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong một thời hạn nhất địnhđược quy định trong thư tín dụng.
Nội dung của thư tín dụng bao gồm:
- Số hiệu thư tín dụng: mỗi thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của
nó Tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên đến thưtín dụng Số hiệu này còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quantrong bộ chứng từ thanh toán của thư tín dụng
- Địa điểm và ngày mở thư tín dụng: địa điểm mở thư tín dụng là nơi màNgân hàng mở thư tín dụng viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu Địađiểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu cóxung đột pháp luật về thư tín dụng đó
- Ngày mở thư tín dụng là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của Ngânhàng mở thư tín dụng với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệulực của thư tín dụng và cuối cùng là căn cứ của người xuất khẩu kiểm tra xemngười nhập khẩu thực hiện việc mở thư tín dụng có đúng hạn đã quy địnhtrong hợp đồng hay không
- Loại thư tín dụng: đây là nội dung quan trọng có tác dụng điều khiểntính chất, nghiệp vụ, quyền lợi của các bên tham gia
Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức thanh toántín dụng chứng từ:
+ Người nhập khẩu (người yêu cầu mở thư tín dụng) và người xuất khẩu(người hưởng lợi thư tín dụng)
+ Các Ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm cóNgân hàng mở thư tín dụng, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng trả tiền, Ngânhàng chiết khấu, Ngân hàng xác nhận tùy từng trường hợp cụ thể mà cácNgân hàng trên có hay không Trên thực tế, trong phương thức thanh toán tín
Trang 20dụng chứng từ thường chỉ có sự tham gia của Ngân hàng mở thư tín dụng vàNgân hàng thông báo.
+ Số tiền của thư tín dụng: số tiền của thư tín dụng vừa được ghi bằng sốvừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau Không thể chấp nhận một thưtín dụng có số tiền ghi bằng số và bằng chữ mâu thuẫn với nhau Tên của đơn
+ Thời hạn trả tiền của thư tín dụng là chỉ việc trả tiền ngay hay trả tiền
về sau Điều khoản này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hợp đồng Nếuviệc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu kýphát hối phiếu Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thưtín dụng nếu như trả tiền ngay hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực củathư tín dụng nếu trả tiền có thời hạn
+ Thời hạn giao hàng cũng phải được ghi trong thư tín dụng và do hợpđồng mua bán quy định Đó là thời hạn quy định bên bán phải giao hàng chobên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực Thời hạn giao hàng có quan hệchặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng
+ Các nội dung về hàng hoá như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả,quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu
+ Các nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá như điều kiện cơ sở giao
Trang 21Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: đây là nội dungthen chốt của thư tín dụng, là bằng chứng để chứng minh rằng người xuấtkhẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trongthư tín dụng.
Tính xác thực của thư tín dụng: có hai hình thức phát hành thư tín dụngbằng thư và bằng điện nếu là phát hành bằng thư thì ngươì ký phát thư tíndụng phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý, nghĩa là thư tín dụngphải được đại diện ngân hàng có thẩm quyền ký Nếu thư tín dụng được pháthành bằng điện thì phải đảm bảo tính chân thực và xác thực thông qua mãkhoá (testkey) giữa ngân hàng mở và ngân hàng thông báo Ngày nay, cácngân hàng thường áp dụng cách phát hành thư tín dụng bằng điện vừa nhanh,vừa đảm bảo an toàn, chính xác
+ Nếu phân theo loại hình thư tín dụng, ta có:
Thư tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable Letter of Credit)
Thư tín dụng có huỷ ngang (Revocable Letter of Credit)
+ Nếu phân theo phương thức sử dụng, ta có:
Thư tín dụng không huỷ ngang, không xác nhận (UnconfirmedIrrevocable L/C)
Thư tín dụng không huỷ ngang, có xác nhận (Confirmed IrrevocableL/C)
Trang 22Thư tín dụng không huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable withoutrecouse L/C).
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C)
Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)
Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C)
Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
+ Nếu phân theo phương thức thanh toán, ta có:
Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight)
Thư tín dụng trả chậm (Defferred L/C)
Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu một số loại thư tín dụng thường được sửdụng trong thanh toán quốc tế bao gồm:
+ Thư tín dụng không huỷ ngang: là loại L/C mà Ngân hàng mở không
có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà chưa có sự thoả thuận của cácbên tham gia Nếu không được sự đồng ý của bên bán thì NH mở không đượcphép thực hiện theo yêu cầu đơn phương của bên mua, do đó quyền lợi củabên bán được đảm bảo Đây là loại L/C được sử dụng rộng rãi trong thươngmại quốc tế ngày nay
+ Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận: là loại thư tín dụng khôngthể huỷ ngang được một Ngân hàng khác xác nhận theo yêu cầu của NH mở.Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người hưởng lợi nếu nhưNgân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được (bị phá sản) Đối với loại thưtín dụng này, quyền lợi của người hưởng lợi được đảm bảo hơn
Sở dĩ có loại thư tín dụng này là do người hưởng lợi không tin tưởng vàoNgân hàng mở thư tín dụng, cho nên họ yêu cầu một ngân hàng khác có uy tín
Trang 23như trách nhiệm của Ngân hàng mở thư tín dụng Vì vậy, để được xác nhậnthư tín dụng thông thường Ngân hàng mở thư tín dụng phải ký quỹ một khoảntiền tại Ngân hàng xác nhận và phải trả phí xác nhận khá cao.
+ Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi: là loại thư tín dụngkhông thể huỷ ngang mà sau khi người bán được trả tiền thì NH mở không cóquyền đòi lại tiền trong bất kỳ trường hợp nào Đối với loại thư tín dụng này,người bán được ghi lên hối phiếu chữ “ không được truy đòi người ký phátphiếu ” nhất là đối với loại hối phiếu trả tiền sau Thư tín dụng không thể huỷngang miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.+ Thư tín dụng chuyển nhượng: là loại thư tín dụng không thể hủy ngang
mà Ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho mộthay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên
Một thư tín dụng muốn được chuyển nhượng phải có lệnh đặc biệt củaNgân hàng mở thư tín dụng và trên thư tín dụng phải ghi chữ “ chuyểnnhượng ” Thư tín dụng chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lầnnhưng có thể chuyển nhượng cho nhiều người Người được chuyển nhượng
có thể là ở trong nước hoặc ở ngoài nước Chi phí chuyển nhượng thường dongười hưởng lợi thứ nhất của thư tín dụng chịu Sở dĩ có loại thư tín dụng này
là do có nhiều người trung gian đứng ra giao dịch mua bán để hưởng hoahồng nhưng họ thực sự không phải là thương nhân xuất nhập khẩu
Ngoài ra, còn vì lý do người có giấy phép xuất khẩu không nhất thiết làngười xuất khẩu thực sự Cho nên những người trung gian này yêu cầu mởthư tín dụng chuyển nhượng
+ Thư tín dụng tuần hoàn: là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụngxong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực lại tự động có hiệu lực như cũ và được tiếptục sử dụng sau một thời gian nhất định
Trang 24Loại thư tín dụng này thường được dùng trong việc mua bán những mặthàng có số lượng lớn, giao thường xuyên, nhiều kỳ trong một năm với sốlượng ít thay đổi nhằm tránh đọng vốn bên mua và đơn giản hoá thủ tục mởthư tín dụng.
Có hai loại thư tín dụng tuần hoàn tích luỹ và không tích luỹ
+ Thư tín dụng điều khoản đỏ: là loại thư tín dụng theo đó Ngân hàngphát hành cam kết ứng một số tiền nhất định (30% hoặc 50%) số tiền của thưtín dụng cho người hưởng lợi khi nhận được các chứng từ, thông thường là:hối phiếu của số tiền ứng trước, hoá đơn, cam kết trả nợ hoặc cam kết giaohàng
Trong rất nhiều trường hợp, người hưởng phải thương lượng với Ngânhàng của mình để phát hành bảo lãnh thư trước khi nhận được khoản tiền theođiều khoản đỏ
Thư tín dụng giáp lưng: là loại thư tín dụng được mở ra căn cứ vào thưtín dụng khác làm bảo đảm Một thương nhân dùng thư tín dụng được mởthanh toán cho mình để mở một thư tín dụng khác cho một người hưởng lợikhác Hai thư tín dụng này đại bộ phận có nội dung như nhau, trừ một số điểmsau đây:
Số chứng từ của thư tín dụng thứ hai thường nhiều hơn
Kim ngạch thư tín dụng thứ hai ít hơn kim ngạch thư tín dụng thứ nhất,khoản chênh lệch này dành cho người trung gian trả chi phí mở thư tín dụngthứ hai và hưởng hoa hồng
Thời hạn giao hàng của thư tín dụng thứ hai sớm hơn thời hạn giao hàngcủa thư tín dụng thứ nhất
Trong phương thức mua bán trung gian, chuyển khẩu người ta thườngdùng thư tín dụng giáp lưng
Trang 25+ Thư tín dụng đối ứng: là loại thư tín dụng chỉ có hiệu lực khi thư tíndụng của đối tác mở ra Loại thư tín dụng này được sử dụng trong phươngthức mua bán hàng đổi hàng, hoặc gia công Trong hai thư tín dụng này, sẽ cómột thư tín dụng mở trước, thư tín dụng này ghi như sau: “ thư tín dụng nàychỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một thư tín dụng đối ứng chongười mở thư tín dụng này với số tiền là để mua số hàng hoá là ” và bên
mở thư tín dụng sẽ ghi “ thư tín dụng này đối ứng với thư tín dụng số mởngày tại Ngân hàng “ và thông báo kịp thời cho đối tác biết
+ Thư tín dụng dự phòng: là loại thư tín dụng, trong đó người nhập khẩusau khi yêu cầu Ngân hàng của mình mở thư tín dụng cho người xuất khẩuhưởng cũng sẽ yêu cầu người xuất khẩu mở thư tín dụng dự phòng cho mìnhhưởng Thư tín dụng dự phòng không giống như một phương tiện cấp vốn hay
là phương tiện trả tiền mà là một phương thức đảm bảo thực hiện hợp đồng.Nếu người xuất khẩu không thực hiện đúng việc giao hàng thì ngân hàng mởthư tín dụng dự phòng phải chịu trách nhiệm tài chính đối với nhà nhập khẩu.Thư tín dụng dự phòng ra đời do yêu cầu của nhập khẩu ngày càng cao, ngườinhập khẩu phải cấp tín dụng trước cho người xuất khẩu (thông thường từ 10-30% giá trị hợp đồng) Do đó, thư tín dụng dự phòng sẽ đảm bảo cho việchoàn trả số tiền đặt cọc trong trường hợp hợp đồng không được nhà nhậpkhẩu thực hiện Loại thư tín dụng này thường được áp dụng ở Mỹ
- Quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan trong phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có ba bên tham gia cóquan hệ chặt chẽ với nhau, đó là người mua, người bán và Ngân hàng
+ Ngân hàng
Ngân hàng mở thư tín dụng: có nghĩa vụ căn cứ vào đơn xin mở thư tíndụng của người mua để mở thư tín dụng cho người bán hưởng và thông báo
Trang 26việc mở thư tín dụng này cho người bán biết Ngân hàng mở thư tín dụng chịutrách nhiệm thẩm tra các chứng từ do người bán xuất trình xem bề ngoài cóphù hợp với thư tín dụng hay không Sau khi kiểm tra chứng từ xong, Ngânhàng mở thư tín dụng phải báo cho người mua biết rằng Ngân hàng đã nhậnđược bộ chứng từ hoàn hảo hay không hoàn hảo Trường hợp bộ chứng từhoàn hảo thì người mua sẽ có 7 ngày (đối với L/C thông thường) kể từ ngàyngân hàng nhận được bộ chứng từ để thực hiện việc thanh toán Trường hợp
bộ chứng từ không hoàn hảo, thì Ngân hàng phải thực hiện theo chỉ thị củangười mua, nếu Ngân hàng làm sai thì Ngân hàng phải hoàn toàn chịu tráchnhiệm Sau khi người mua chấp nhận trả tiền cho người bán, Ngân hàng sẽtrao bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng Ngân hàng mở thư tín dụngthông thường là Ngân hàng ở nước người mua Ngân hàng mở thư tín dụngđược người mua trả một khoản thủ tục phí từ 0,125% đến 0,5% số tiền củathư tín dụng
+ Ngân hàng thông báo: thường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng mởthư tín dụng ở tại nước người bán, có trách nhiệm thông báo thư tín dụng chongười bán
+ Ngân hàng trả tiền: có thể là bản thân Ngân hàng mở thư tín dụng hoặc
có thể là một Ngân hàng khác được Ngân hàng mở thư tín dụng uỷ thác trảtiền cho người bán Nếu trả tiền tại nước người bán thì thường là Ngân hàngthông báo đảm nhiệm việc trả tiền
+ Ngân hàng xác nhận: là Ngân hàng theo yêu cầu của Ngân hàng mởthư tín dụng đứng ra xác nhận trả tiền cho Ngân hàng mở thư tín dụng Sở dĩ
có sự xác nhận này là do người bán chưa hoàn toàn tin tưởng vào khả năng trảtiền của Ngân hàng mở thư tín dụng
Trang 27+ Ngân hàng chiết khấu: là Ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạnchưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho Ngân hàng trả tiền theo uỷquyền của Ngân hàng mở thư tín dụng.
Trong thực tế, nghiệp vụ về tín dụng chứng từ không nhất thiết phải có
sự tham gia của đầy đủ các Ngân hàng nói trên Thông thường chỉ có haiNgân hàng tham gia vào quá trình thanh toán tín dụng chứng từ, đó là Ngânhàng mở thư tín dụng và Ngân hàng thông báo
+ Người mua
Khi hợp đồng mua bán áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ thì việc người mua yêu cầu Ngân hàng mở thư tín dụng cho người bán làđiều kiện tiên quyết để người bán thực hiện hợp đồng Người mua phải căn cứvào nội dung của hợp đồng mua bán để làm đơn xin mở thư tín dụng gửi tớiNgân hàng Người mua phải trả một khoản thủ tục phí cho Ngân hàng mở thưtín dụng và thường phải có một số tiền ký quỹ, tỷ lệ cao thấp phụ thuộc vào
uy tín, tính chất hàng hoá nhập khẩu, uy tín của bên xuất khẩu và nước xuấtkhẩu
Người mua có quyền từ chối hay hoàn trả toàn bộ hay một phần của sốtiền thư tín dụng cho Ngân hàng nếu xét về bề ngoài bộ chứng từ không phùhợp với những điều kiện của thư tín dụng Trong trường hợp này, Ngân hàng
mở thư tín dụng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiếu sót của mìnhkhi kiểm tra chứng từ
+ Người bán
Người bán chỉ giao hàng khi nào được biết Ngân hàng phục vụ ngườimua đã mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho mình Người bán phải kiểm trathư tín dụng xem có đúng với nội dung hợp đồng mua bán hay không, nếu saivới hợp đồng mua bán hoặc có những điều kiện gì không rõ ràng, không cólợi cho mình thì có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung thư tín
Trang 28dụng Nội dung sửa đổi và bổ sung thư tín dụng phải dược Ngân hàng mở thưtín dụng xác nhận thì mới có hiệu lực thanh toán Sau khi giao hàng, ngườibán phải lập đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng và xuất trìnhcho Ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng Người bán chỉ thuđược tiền nếu như Ngân hàng thấy các chứng từ đó về hình thức phù hợp vớicác điều kiện của thư tín dụng
Trong thương mại quốc tế, phương thức thanh toán được sử dụng phổbiến nhất là phương thức tín dụng chứng từ Phương thức này đảm bảo quyềnlợi cho người xuất khẩu thu được đúng, đủ tiền hàng hoá, dịch vụ và đảm bảocho người nhập khẩu chỉ phải thanh toán khi người bán đã giao hàng, lậphoàn chỉnh bộ chứng từ thanh toán Khi sử dụng phương thức thanh toán tíndụng chứng từ trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế,chúng ta cần đặc biệt chú ý tới một số nội dung quan trọng trong điều khoảnthanh toán sau:
Loại thư tín dụng: loại thư tín dụng tốt nhất đảm bảo quyền lợi chongười bán là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, có xác nhận và miễn truyđòi Vì loại thư tín dụng này đảm bảo chắc chắn thu được tiền, ổn định vàkhông phải truy hoàn lại tiền Đối với người mua thì không nên chấp nhậnloại thư tín dụng nêu trên Trên thực tế, loại thư tín dụng không huỷ ngangthường được người mua và người bán sử dụng nhiều nhất
Ngân hàng mở thư tín dụng và Ngân hàng xác nhận: Ngân hàng mở thưtín dụng phải là ngân hàng có địa vị và uy tín trên trường quốc tế Khi ngườixuất khẩu chưa tin cậy lắm vào Ngân hàng mở thư tín dụng thì nên yêu cầuNgân hàng mở thư tín dụng phải có một Ngân hàng khác xác nhận Trongtrường hợp sử dụng thư tín dụng xác nhận, chúng ta cần phải quy định rõnhững phí tổn do phải đặt tiền trước cho Ngân hàng xác nhận (nếu có) và trả
Trang 29thủ tục phí xác nhận do ai chịu Thông thường và hợp lý, những phí tổn nàyđược tính cho người bán vì họ là người đưa ra yêu cầu xác nhận thư tín dụng.Ngày mở thư tín dụng và ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng:
Người mua thường muốn mở thư tín dụng chậm, càng gần sát ngày giaohàng càng tốt, để đỡ bị ứ đọng vốn Người bán thì ngược lại muốn thư tíndụng được mở càng sớm càng tốt, để kịp thời gian làm hàng
Đối với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng vậy Nếu bộ chứng từthanh toán không được xuất trình trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng thìngười bán sẽ không đòi được tiền từ Ngân hàng mở thư tín dụng Vì vậy,người bán thường muốn kéo dài thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, để có đủthời gian chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng Còn người muathì lại muốn rút ngắn thời hạn hiệu lực của thư tín dụng để tránh đọng vốn vàthúc đẩy người bán nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Khi quy định thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cần chú ý đảm bảo mộtkhoảng thời gian hợp lý đủ để người bán giao hàng xong, lập bộ chứng từthanh toán chuyển tới Ngân hàng Ngoài việc quy định ngày hết hạn thư tíndụng là một ngày cụ thể, cần quy định số ngày tối đa phải xuất trình chứng từ
kể từ ngày giao hàng xong Nếu trong thư tín dụng không quy định thời hạnnày thì theo UCP 600 là 21 ngày
Thời gian nhận được tiền sau khi giao chứng từ: người bán cần giảm thờigian này để thu hồi vốn nhanh bằng cách thỏa thuận địa điểm kiểm tra chứng
từ là ở nước người bán và / hoặc địa điểm thanh toán là ở nước người bán và /hoặc phương thức chuyển tiền bằng điện Đối với người mua thì quy địnhngược lại sẽ tạo điều kiện cho họ nhận được ngay chứng từ khi thanh toán, vànếu quy định trả tiền bằng điện thì phải yêu cầu người bán thanh toán tiềnđiện phí
Trang 30Bộ chứng từ thanh toán là vấn đề quan trọng nhất trong phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ.
Người nhập khẩu khi yêu cầu về chứng từ trong thư tín dụng phải chú ýlàm sao để đảm bảo nhận được hàng đúng như thỏa thuận trong hợp đồng Bộchứng từ phải bao gồm: vận đơn, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấychứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận số lượng.Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp, người hưởng lợi có thể phải yêu cầucác chứng từ khác như: giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo hiểm đơn, giấychứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh
Người xuất khẩu cần chú ý kiểm tra thư tín dụng được mở có phù hợpvới hợp đồng thương mại hay không, tránh việc người mua lợi dụng đưa vàonhững điều khoản không quy định trong hợp đồng gây bất lợi cho người bán.Ngay sau khi giao hàng, người xuất khẩu phải nhanh chóng lập bộ chứng từthanh toán, xuất trình cho Ngân hàng để được thanh toán, chấp nhận hoặcchiết khấu Khi lập bộ chứng từ phải hết sức lưu ý, tìm mọi cách để có được
Trang 31phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của ngườinày trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
- Đặc điểm của hối phiếu:
Hối phiếu có tính trừu tượng
Hối phiếu có tính bắt buộc trả tiền
Hối phiếu có tính lưu thông
- Chứng từ hàng hoá
Gồm các hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận về phẩm chất, quy cách,
số lượng, chất lượng, giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hoá
Hoá đơn thương mại bao gồm tất cả các chi tiết về tên, địa chỉ của ngườimua, người bán, nhãn hiệu, số lượng của hàng hoá, điều kiện giao hàng, đơngiá Trong thương mại quốc tế hiện đại, hoá đơn thương mại không chỉ góigọn trong một hoá đơn mà bao gồm nhiều hoá đơn khác nhau như Invoice(trong đó nêu rõ tên, nhãn hiệu, số lượng và tổng giá trị của hàng hoá),Packing List (trong đó nêu rõ danh mục hàng hoá và quy cách đóng gói) Giấy chứng nhận kiểm tra hàng hoá của tổ chức trung gian (AnalysisCertificate, Weight Certificate, Clean Report of Finding): chứng nhận hànghoá có số lượng và chất lượng phù hợp với hợp đồng, nhằm chống lại sự lừađảo của người xuất khẩu
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin): nêu rõ về nơi sản xuấthàng hoá, tên cơ sở sản xuất, giấy phép hoạt động kinh doanh của đơn vị sảnxuất do Phòng công nghiệp và thương mại nước xuất khẩu phát hành đểchứng minh rằng hàng hoá đó có nguồn gốc hợp pháp
- Giấy chứng nhận kiểm dịch (Certificate of Health): chứng nhận kiểmdịch vệ sinh an toàn thực phẩm và miễn dịch cho các hàng hoá là thực phẩm,hàng hoá tươi sống, thực vật
-Chứng từ vận tải
Trang 32Đây là một trong những chứng từ quan trọng nhất để Ngân hàng tiếnhành thanh toán cho một thư tín dụng, nó đảm bảo hàng hoá đã được chuyêntrở theo đúng yêu cầu của người mua về cả thời gian, địa điểm và phương tiệnvận tải.
Tùy theo phương tiện vận tải mà chứng từ vận tải có thể là một trongnhững loại: chứng từ gửi theo đường hàng không (Airway Bill), chứng từ gửihàng đường bộ (Way Bill), chứng từ gửi hàng đường sắt (Railway Bill) hayvận đơn đường biển (Bill of Lading)
Những nội dung quan trọng trong vận đơn là: số vận đơn, địa điểm cảng
đi, cảng đến, tên người nhận hàng, tên người gửi hàng, ngày giờ đi, ngày giờđến, tình trạng hàng hoá trong quá trình vận chuyển Những nội dung nàybuộc phải phù hợp với các điều khoản tương ứng của thư tín dụng thì mới coi
là một chứng từ phù hợp và mới được Ngân hàng chấp nhận, thanh toán haychiết khấu
Trong chứng từ bảo hiểm, cần ghi rõ tên người đứng ra ký kết hợp đồng,tên và số lượng hàng hoá được bảo hiểm, tên và số hiệu của phương tiện vậnchuyển, hãng vận chuyển Tất cả các nội dung trong hợp đồng bảo hiểm phải
Trang 33phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng và không được mâu thuẫn vớicác chứng từ khác.
1.4.2.6 Ưu điểm, nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
* Ưu điểm
- Đối với người mua:
Nhà nhập khẩu có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình màkhông phải tốn kém thời gian, công sức trong việc tìm kiếm đối tác uy tín vàtin cậy Bởi vì hầu hết các chứng từ, giấy tờ (về mặt hình thức) đều đượcNgân hàng kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các sai sót do mình gây
ra Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng chỉ khi nào bên bán đã gửihàng và lập xong bộ chứng từ cần thiết thì mới được nhận tiền hàng Ngoài ra,các khoản ký quỹ mở thư tín dụng cũng được hưởng lãi suất theo quy định
Và khoản ký quỹ này sẽ được hoàn lại đầy đủ khi bên bán vi phạm hợp đồng
Để tăng khả năng đảm bảo về chất lượng hàng hoá, trong nội dung của thư tíndụng, người mua có thể yêu cầu bên bán xuất trình bộ chứng từ trong đó cógiấy kiểm tra chất lượng được cấp bởi một trung tâm kiểm tra chất lượng có
uy tín trên Thế giới
-Đối với người bán:
Người xuất khẩu hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từhoàn hảo Việc thanh toán của Ngân hàng không phụ thuộc vào nhà nhậpkhẩu Nhà xuất khẩu sau khi gửi hàng, tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp vớicác điều khoản của thư tín dụng sẽ được thanh toán bất kể trường hợp nào, kể
cả trường hợp người nhập khẩu mất khả năng thanh toán Do vậy, nhà xuấtkhẩu sẽ thu hồi vốn nhanh, không bị ứ đọng vốn Nhà xuất khẩu còn tránhđược các rủi ro về ngoại hối vì khi làm đơn xin mở thư tín dụng nhà nhập
Trang 34khẩu đã có giấy phép chuyển ngoại tệ của các cơ quan quan quản lý ngoạihối.
- Đối với Ngân hàng:
Ngân hàng mở rộng nghiệp vụ kinh doanh để tăng thu nhập Ngân hàngthu được một khoản thủ tục phí khá lớn, ngoài ra Ngân hàng còn thu đượcmột khoản tiền gửi đáng kể khi nhà nhập khẩu ký quỹ Xoay quanh hoạt độngnày, Ngân hàng còn thực hiện một số hoạt động khác và cũng thu được mộtkhoản phí như: tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, xác nhận và Ngân hàng cònthu được một lợi ích vô hình to lớn đó là uy tín, địa vị của Ngân hàng trên thịtrường tài chính, tín dụng quốc tế Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ của ngânhàng sẽ góp phần giúp đỡ các khách hàng xuất nhập khẩu của mình đồng thờithúc đẩy quá trình thanh toán quốc tế được phát triển
* Nhược điểm
Hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức ưuviệt nhất trong thanh toán quốc tế nhưng nó cũng không tránh khỏi nhữngnhược điểm
Nếu bên mua và bên bán không thiện chí với nhau thì bên mua có thểviện những lỗi rất nhỏ trên chứng từ để từ chối thanh toán, mặc dù bên bángiao hàng đúng số lượng, chất lượng, thời gian như trong quy định của hợpđồng Do tính chặt chẽ và chi tiết của bộ chứng từ, đôi khi bên bán gặp khókhăn trong việc đáp ứng những điều kiện quá khắt khe của bộ chứng từ
Trong quá trình áp dụng và thực hiện các điều khoản của thư tín dụng,Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính chân thực của bộ chứng từ cũngnhư tình trạng thực tế của hàng hoá, do đó bộ chứng từ mà người mua nhậnđược từ Ngân hàng có thể là bộ chứng từ giả mạo và nếu Ngân hàng đã trảtiền cho người bán trước khi có sự phán quyết của toà án thì toàn bộ thiệt hại
Trang 35Ngân hàng cũng gặp phải rủi ro rất lớn khi tham gia vào quá trình thanhtoán theo phương thức tín dụng chứng từ, nếu người nhập khẩu mất khả năngthanh toán khi thư tín dụng đến hạn trả tiền hoặc người nhập khẩu cố tìnhkhông nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng, hoặc NH gặp rủi ro khi bị xuất trình
bộ chứng từ giả mạo, người mua từ chối hoàn trả tiền
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Thanh toán Quốc tế là một công cụ thanh toán quan trọng trong mốiquan hệ thương mại, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân của nước này với các
tổ chức, cá nhân của nước khác, hay trong mối quan hệ giữa các nước vớinhau qua các khoản viện trợ, quà biếu Do đó thanh toán quốc tế cũng bị ảnhhưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau: tình hình kinh tế toàn cầu, tình hìnhchính trị tại các quốc gia, mối quan hệ giữa các nước trên thế giới, chính sách
vĩ mô của mỗi nước, hoạt động giao thương của các nước với nhau, trình độchuyên môn của các ngân hàng
Ngoài ra, thanh toán quốc tế còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bất khảkháng như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh
Tất cả các nhân tố này đều có thể thúc đẩy hay đình trệ hoạt động thanhtoán quốc tế, có thể làm cho quá trình thanh toán quốc tế diễn tiến nhanh haychậm, mạnh mẽ hay trì trệ
Là một phương thức thanh toán phổ biến trong hoạt động giao thươngquốc tế, thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cũng bị ảnhhưởng bởi nhiều nhân tố Sau đây là các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thanhtoán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
- Các Ngân hàng với vai trò làm trung gian trong quá trình thanh toánBản thân các Ngân hàng tham gia có ảnh hưởng mạnh tới quá trình thanhtoán được thực hiện nhanh hay chậm, chính xác hay có sai sót trong đó trình
Trang 36độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phong cách phục vụ khách hàng của cán
bộ Ngân hàng đóng vai trò quyết định
- Nếu các Ngân hàng tham gia đều có uy tín và trách nhiệm trong việcthực hiện đúng đắn những điều khoản của thư tín dụng thì công tác thanh toán
sẽ có chất lượng cao Quá trình thực hiện các nghiệp vụ sẽ được rút ngắn nếucác cán bộ Ngân hàng hướng dẫn đầy đủ cho khách hàng Thêm vào đó, tráchnhiệm và chuyên môn của cán bộ Ngân hàng trong khâu kiểm tra chứng từ cóảnh hưởng lớn tới chất lượng của dịch vụ thanh toán Nếu Ngân hàng bênmua và Ngân hàng bên bán có quan hệ đại lý thì sẽ thu hẹp phạm vi thanhtoán chỉ trong hai hoặc ba Ngân hàng Điều này sẽ tiết kiệm chi phí cho kháchhàng và rút ngắn thời gian thanh toán Như vậy, nếu các Ngân hàng tham giathiết lập được quan hệ đại lý rộng rãi thì chất lượng của thanh toán tín dụngchứng từ sẽ được nâng cao
Khả năng ứng dụng công nghệ Ngân hàng vào hoạt động kinh doanh củacác Ngân hàng tham gia cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thanh toán theophương thức tín dụng chứng từ Hiện nay, trong giao dịch tín dụng chứng từ,hầu hết các giao dịch tín dụng chứng từ đều được truyền qua mạng SWIFT,nếu có một Ngân hàng tham gia không nối mạng này thì tốc độ chuyển chứng
từ sẽ chậm lại, việc tiến hành sửa chữa, huỷ bỏ thư tín dụng hay thanh toánđều bị ảnh hưởng
- Sự hiểu biết và trách nhiệm của người xuất khẩu, người nhập khẩu.Người xuất khẩu và người nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhthanh toán Họ được xem là chủ thể của các hợp đồng và chủ thể trong thanhtoán quốc tế Thanh toán quốc tế được coi là quyền lợi và đồng thời là tráchnhiệm của bên xuất khẩu và nhập khẩu Thanh toán diễn ra tốt đẹp khi mà cácbên tham gia tôn trọng hợp đồng đã ký và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của
Trang 37+ Về phía người nhập khẩu: người nhập khẩu có ảnh hưởng lớn tới quátrình thanh toán, bởi chính họ là người phải trả tiền cho người xuất khẩu(người hưởng lợi) thông qua các Ngân hàng Nghĩa vụ của họ trong hợp đồngthương mại quốc tế là phải thông qua Ngân hàng để mở thư tín dụng hợp lệ,chủ động trong việc thanh toán, nhận hàng, mua bảo hiểm, thuê tầu (nếu có).Nếu người nhập khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vụ trên thì quá trìnhthanh toán sẽ diễn ra không thuận lợi.
+ Về phía người xuất khẩu: người xuất khẩu thường được coi là gặpnhiều vấn đề nhất trong việc thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế Nghĩa
vụ của người xuất khẩu khi thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế là kiểmtra thư tín dụng do người nhập khẩu mở, giao hàng đúng chất lượng, sốlượng, đúng thời gian và địa điểm và đặc biệt quan trọng là phải lập được
bộ chứng từ đúng theo yêu cầu của thư tín dụng Đây được coi là một vấn đềgặp nhiều trở ngại nhất Nếu người xuất khẩu thực hiện không tốt một trongcác điều khoản của thư tín dụng thì có thể dẫn tới việc thanh toán chậm lại, cókhi còn phải huỷ bỏ hợp đồng đã ký
Người mua và người bán có kiến thức và có kinh nghiệm tham gia quan
hệ thương mại quốc tế thì trách nhiệm của Ngân hàng sẽ nhẹ hơn và thanhtoán theo phương thức tín dụng chứng từ sẽ diễn ra thuận lợi hơn, có chấtlượng cao hơn
- Các nhân tố vĩ mô và các nhân tố bất khả kháng
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng chủ yếu trongthanh toán xuất nhập khẩu, mà quan hệ xuất nhập khẩu lại phụ thuộc vào môitrường vĩ mô của hai nước xuất khẩu và nhập khẩu Cụ thể, nó phụ thuộc vàochính trị, xã hội, môi trường kinh tế, tình hình an ninh của hai nước Ví dụnhư Chính phủ nước nhập khẩu mới ban bố các chính sách hạn chế nhập khẩu
sẽ cản trở quá trình thanh toán của hợp đồng kinh tế
Trang 38Những chính sách kinh tế như chính sách tỷ giá, chính sách thuế cũngtác động tới việc thanh toán Giá trị thanh toán xuất nhập khẩu được tính bằngngoại tệ, do đó tỷ giá thường biến động sẽ gây thiệt hại cho các bên.
Như bất kỳ một quan hệ kinh tế nào, phương thức thanh toán tín dụngchứng từ cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bất khả kháng như chiến tranh,thiên tai, hoả hoạn, cướp biển
Trên đây là cái nhìn tổng quan về thanh toán quốc tế nói chung vàphương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng xét trên phương diện cơ
sở lý luận Nhưng việc ứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từtrong thực tế ra sao cần phải đặt nó trong bối cảnh của một ngân hàng cụ thể.Ngân hàng TMCP Gia Định chính là nơi em lựa chọn để nghiên cứu đề tàinày Thực trạng ra sao sẽ được trình bày chi tiết trong chương II
Trang 39Chương 2:
Thực trạng về hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định
2.1 Một vài nét về quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của Ngân hàng TMCP Gia Định
2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành, phát triển và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Gia Định
ồ ạt của dân, nhân viên xin nghỉ việc …
- Tháng 8/1994 : Ban Lãnh đạo mới ( là các cán bộ có chuyên môn caođược điều động từ các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM ) chínhthức tiếp quản Gia Định Ngân hàng với nhiệm vụ hết sức nặng nề là vừa phải
Trang 40giải quyết hậu quả của vụ án để lại, vừa phải đảm bảo ổn định và phát triểnhoạt động Ngân hàng.
- Năm 1994 - 2004 : Thời kỳ 10 năm kiện toàn củng cố hoạt động
Được sự chỉ đạo kịp thời của Thành Ủy, UBND TP.HCM và Ngân hàngNhà nước cho phép áp dụng một số biện pháp tình thế, trong đó có khoản vayđặc biệt của NHNN 26 tỷ đồng cùng sự hỗ trợ của 16 Ngân hàng thương mạigóp vốn cổ phần 25,5 tỷ đồng và sự nỗ lực hết mình của tập thể Ban Lãnh đạomới, CBNV đã từng bước đưa Gia Định Ngân hàng vượt qua được khó khăn,
ổn định hoạt động cho tới ngày hôm nay
- Năm 2005 : Năm bản lề, với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng đã đánh dấu mộtcột mốc quan trọng cho sự trưởng thành của Gia Định Ngân hàng: vốn điều lệkhơng được xóa, vốn điều lệ hiện hữu cao hơn mức vốn pháp định theo quiđịnh của Nhà nước
- Năm 2006 : Bắt đầu phát triển
Tăng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng, xóa toàn bộ mất cân đối và lần đầutiên Gia Định Ngân hàng chia cổ tức 7%, khánh thành trụ sở chính tại 135Phan Đăng Lưu, Q Phú Nhuận, TP.HCM
- Năm 2007-2008 : Phát triển có định hướng
Ký kết Thỏa thuận đầu tư và hợp tác chiến lược với Ngân hàng NgoạithươngViệt Nam ( Vietcombank ), đối tác chiến lược duy nhất của Gia ĐịnhNgân hàng, cùng những cam kết hỗ trợ toàn diện nhằm đưa Gia Định Ngânhàng trở thành ngân hàng thương mại có khả năng cạnh tranh cao tại ViệtNam Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài chính cho GiaĐịnh Ngân hàng và tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động từ Bắc vào Nam
* Ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Gia Định
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi