Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Trang 1Lời nói đầu1 Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây pháttriển mạnh mẽ và ổn định với tốc độ tăng trởng bình quânkhoảng 7% một năm Có đợc kết quả khả quan đó là do ViệtNam đang thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn bộnền kinh tế do Đảng ta khởi xớng tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm1986, theo đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đợc tạo điềukiện để tồn tại và phát triển bình đẳng hơn với khu vực kinhtế quốc doanh Có đợc điều kiện cần thiết để tồn tại và pháttriển, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam đã khôngngừng lớn mạnh, từ đó, đóng góp ngày càng nhiều vào sự pháttriển của nền kinh tế quốc dân
Tuy nhiên, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Namhiện nay vẫn phải đơng đầu với không ít khó khăn, thách thứcđang kìm hãm đáng kể sự trởng thành của khu vực kinh tếnày, trong đó nổi bật là tình trạng thiếu vốn Do thị trờngchứng khoán ở nớc ta còn đang ở giai đoạn sơ khai, cha đảmnhiệm đợc vai trò là kênh cung cấp vốn chủ đạo cho nền kinhtế, cộng với điều kiện tham gia thị trờng còn tơng đối caođối với kinh tế ngoài quốc doanh; trong khi đó, vẫn còn tồn tạitâm lý rụt rè của ngời dân Việt Nam trong việc sử dụng vốnnhàn rỗi để góp vốn kinh doanh nên kinh tế ngoài quốc doanhkhi thành lập, khác với kinh tế quốc doanh đợc cấp vốn từ Ngânsách Nhà nớc, có nguồn vốn hình thành chủ yếu từ nhữngkhoản tiền tích góp đợc của từng cá nhân Tuy nhiên, do nềnkinh tế nớc ta nhìn chung còn kém phát triển, thu nhập của
Trang 2ngời dân còn thấp nên khoản tiền tích góp đợc của từng cánhân này không đủ để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh Vì vậy, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phải trôngcậy rất nhiều vào việc vay vốn ngân hàng để bù đắp sựthiếu hụt vốn kinh doanh, tuy nhiên, việc tiếp cận vốn ngânhàng của khu vực này trên thực tế còn không ít khó khăn, bấtcập do cả nhân tố nội sinh và ngoại sinh Điều này khiến cácngân hàng có vốn nhng không cho vay đợc, còn khu vực kinhtế ngoài quốc doanh có nhu cầu lớn về vốn lại không đợc chovay.
Xuất phát từ thực tiễn trên, ngời viết mạnh dạn đi sâu
nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp mở rộng tín dụng
ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ởViệt Nam”
2 Mục đích nghiên cứu của khóa luận:
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về tín dụng, tín dụngngân hàng và quá trình hình thành, phát triển của tín dụngngân hàng tại Việt Nam.
- Tìm hiểu về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở ViệtNam, vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nềnkinh tế Việt Nam cũng nh những khó khăn, thách thức mà khuvực kinh tế ngoài quốc doanh đang gặp phải, từ đó nêu bậtvai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khuvực kinh tế này
- Đi sâu tìm hiểu những kết quả đạt đợc cũng nh nhữnghạn chế trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thơngmại và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam trong thời
Trang 3gian qua, cũng nh nguyên nhân của những kết quả, hạn chếđó.
- Đa ra những giải pháp nhằm hạn chế, loại bỏ nhữngnguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quan hệ giữa cácngân hàng và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, từ đó đềxuất một số biện pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối vớikhu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tợng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng ngân hàng đốivới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào thực trạng hoạt độngtín dụng ngân hàng đối với khu vực ngoài quốc doanh thôngqua tìm hiểu những kết quả đạt đợc và những hạn chế trongquan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thơng mại và khu vựckinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
4 Phơng pháp nghiên cứu:
Ngời viết chủ yếu sử dụng phơng pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với việcvận dụng phơng pháp thống kê, so sánh để làm sáng tỏ vấnđề.
5 Những đóng góp của khóa luận:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng, tíndụng ngân hàng và làm rõ vai trò của tín dụng ngân hàngđối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàngđối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam thông qua
Trang 4nêu rõ những kết quả đạt đợc cũng nh hạn chế của hoạt độngnày.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm loại bỏ những hạn chế đóvà hớng tới mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tếngoài quốc doanh ở Việt Nam
6 Kết cấu của khoá luận:
ứng với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, khoá luận có tên
“Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam” và có kết cấu gồm ba
chơng sau:
Khái quát về tín dụng và tín dụng ngân hàngđối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đốivới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở ViệtNam trong những năm gần đây
Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngânhàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanhở Việt Nam.
Chơng 1
Khái quát chung về tín dụng và tín dụng ngân hàngđối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Trang 51.1 Khái niệm tín dụng:
Tín dụng là quan hệ chuyển nhợng tạm thời một lợng giátrị (dới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật) từ ngời sở hữu (gọi làngời cho vay) sang ngời sử dụng (gọi là ngời đi vay) để saumột thời gian nhất định thu về một lợng giá trị lớn hơn lợng giátrị ban đầu Khi đó quan hệ giữa ngời cho vay và ngời đi vayđợc gọi là quan hệ tín dụng.
Nh vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vaymợn giữa hai loại chủ thể: ngời đi vay và ngời cho vay, trongđó hai bên thoả thuận một thời hạn nợ và một mức lãi cụ thể(chính là khoản tiền lớn hơn của lợng giá trị thu về so với lợnggiá trị cho vay ban đầu) Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tíndụng là sự vận động của các nguồn vốn từ nơi thừa vốn đếnnơi thiếu vốn (vấn đề này sẽ đợc làm rõ ở phần tiếp theo).
Từ khái niệm trên, có thể thấy quan hệ tín dụng có nhữngđặc trng cơ bản sau:
- Quan hệ tín dụng đợc xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc:có thời hạn, có hoàn trả và có đền bù, nghĩa là trong bất kỳquan hệ tín dụng nào bên cho vay và bên đi vay đều thoảthuận một thời hạn nợ nhất định, theo đó bên đi vay khi hếtthời hạn này phải hoàn lại cho bên cho vay lợng giá trị đã vayban đầu cộng thêm một mức lãi nhất định để bù đắp choviệc chiếm dụng vốn của mình
- Mặc dù hình thức biểu hiện của tín dụng là có sự dichuyển từ ngời cho vay sang ngời đi vay song về thực chấtchỉ có sự di chuyển quyền sử dụng vốn, quyền sở hữu vốnvẫn thuộc về ngời cho vay do đặc thù trong quan hệ tín dụnglà có hoàn trả sau một một thời hạn nhất định Vì vậy, trong
Trang 6quan hệ tín dụng, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn táchrời nhau.
- Do đặc điểm tách rời nhau giữa quyền sở hữu vàquyền sử dụng vốn nh vậy nên mối quan tâm lớn nhất trongquan hệ tín dụng là liệu vốn có quay trở lại ngời cho vay saukhi đã hết thời hạn tín dụng Chính vì vậy mà quan hệ tíndụng chỉ có thể hình thành trên cơ sở lòng tin hay sự tínnhiệm của ngời cho vay về khả năng hoàn trả đúng hạn củangời đi vay Đó là lý do vì sao mà từ tín dụng trong tiếng Anh“ credit”, tiếng Pháp “crédit’, rất giống nhau vì chúng đềuxuất phát từ gốc latinh “creditium” có nghĩa là lòng tin hay sựtín nhiệm Điều này cũng tơng tự trong ngôn ngữ các nớc áĐông nh tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật hay tiếng Việt Nói tómlại ngời ta đã sử dụng chính điều kiện đảm bảo cho sự xuấthiện của quan hệ tín dụng để đặt tên cho nó.
1.2 Chức năng và vai trò của tín dụng:
1.2.1 Chức năng của tín dụng:
Với những đặc trng trên, tín dụng có 3 chức năng chínhsau:
a Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theonguyên tắc có hoàn trả:
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trìnhthống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng ở đây,sự có mặt của tín dụng đợc xem nh chiếc cầu nối giữa cácnguồn cung và cầu về tiền tệ trong nền kinh tế.
Thông qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham giađiều tiết các nguồn vốn tạm thời d thừa từ các cá nhân, tổ
Trang 7chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho những doanh nghiệp, cánhân hay nhà nớc đang thiếu hụt về vốn Nói cách khác:
- ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập hợp những nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội
- ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng là nơi đápứng nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêudùng của các doanh nghiệp, các cá nhân và cả của ngân sáchquốc gia
Trong toàn bộ nền kinh tế, phân phối lại vốn tiền tệ dớihình thức tín dụng đợc thực hiện bằng hai cách: phân phốitrực tiếp và phân phối gián tiếp.
- Phân phối trực tiếp là việc phân phối vốn từ chủ thể có
vốn tạm thời cha sử dụng trực tiếp sang chủ thể vay vốn đócho sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng Phơng thức phân phốinày đợc thực hiện trong quan hệ tín dụng thơng mại và pháthành trái phiếu của công ty hay chính phủ.
- Phân phối gián tiếp là việc phân phối vốn đợc thực hiện
thông qua các tổ chức tài chính trung gian nh hệ thống ngânhàng, các công ty tài chính.
b Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lu thông cho xãhội:
Nhờ vào quá trình động viên kịp thời những nguồn vốnnhàn rỗi trong xã hội, những khoản vốn này đang tạm thời“đứng yên” đợc đa vào chu chuyển nghĩa là tín dụng đã làmtăng vòng quay của đồng tiền, giảm lợng tiền cần thiết cho luthông.
Mặt khác, hệ thống ngân hàng phát triển đã thúc đẩyviệc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bùtrừ giữa các đơn vị kinh tế Điều này sẽ làm giảm khối lợng
Trang 8giấy bạc trong lu thông cũng nh chi phí in ấn giấy bạc, chi phibảo quản tiền, vận chuyển tiền
c Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế:
Chức năng này phát huy đợc tác dụng phụ thuộc vào sựphát triển của các chức năng trên Cụ thể:
Thông qua quá trình tập trung và phân phối lại vốn, tíndụng góp phần phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế vềcác mặt nh: khối lợng tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốntrong từng thời kỳ từ đó giúp ta có cái nhìn tổng quát vềnhững cân đối lớn trong nền kinh tế nh: tổng nguồn vốn tíchluỹ gồm những khoản nào, đợc huy động từ những thànhphần kinh tế nào, với khối lợng và biến động qua từng thời kỳ làbao nhiêu hay với nguồn vốn dành cho tiêu dùng thì tiêu dùngcho kinh tế phát triển là bao nhiêu, cho cá nhân là bao nhiêu
Đặc biệt trong hoạt động cho vay, để đảm bảo an toànvề vốn, ngân hàng luôn thực hiện quá trình kiểm tra tìnhhình tài chính của đơn vị vay vốn nhằm phát hiện kịp thờinhững trờng hợp vi phạm chế độ quản lý kinh tế của nhà nớc.Bên cạnh đó, trên cơ sở thực hiện nguyên tắc cho vay có hoàntrả, tín dụng còn phản ánh kịp thời tình hình quản lý và sửdụng nguồn vốn của các đơn vị kinh tế Các đơn vị muốn vayvốn ngân hàng phải trình bày rõ mục đích sử dụng tiền vayvà phơng án trả nợ Trong trờng hợp ngân hàng phát hiện ngờivay vốn sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc không hiệuquả thì dừng ngay việc cho vay và tìm cách thu hồi số vốn đãcho vay.
Tóm lại, tín dụng cần phải đợc vận dụng nh một trongnhững đòn bẩy kích thích kinh tế không thể thiếu trong quá
Trang 9trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế - tài chính, kiểm soátvà thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc dân.
1.2.2 Vai trò của tín dụng:
Trên cơ sở phát huy các chức năng vốn có, tín dụng thểhiện vai trò tích cực trong đời sống kinh tế-xã hội nh sau:
a Tín dụng đóng vai trò là công cụ điều hoà vốncho nền kinh tế:
Trong nền kinh tế luôn luôn xảy ra hiện tợng cùng một lúccó những chủ thể kinh tế tạm thời d thừa về vốn trong khi cácchủ thể kinh tế khác lại có nhu cầu vay vốn Cụ thể:
Về nhu cầu vay vốn của nền kinh tế:
- Nhu cầu về vốn xuất hiện trớc tiên trong quá trình sảnxuất kinh doanh Trong quá trình này, do đặc điểm vốn tự cóthờng không đủ nên các doanh nghiệp thờng phải vay thêmvốn để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Đối vớinhững hộ gia đình, nhu cầu chi tiêu lớn vợt quá thu nhập hiệntại (nh: mua nhà, xe hơi, ) hoặc những nhu cầu chi tiêu bấtthờng (đau ốm, bệnh tật, ) cũng làm phát sinh nhu cầu vaymợn.
- Rồi đến nhà nớc hay các chính quyền địa phơng nhiềukhi cũng cần có những khoản tiền lớn để xây dựng cầu đờng,trờng học, cơ sở y tế, hoặc để khắc phục thiệt hại do thiêntai gây ra trong khi thu ngân sách cha đủ để đáp ứng ngaynên phải vay mợn.
Về nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của nền kinh tế:
- Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi xuất hiện trong quá trìnhtái sản xuất: trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn,
Trang 10nhiều lúc xuất hiện một số vốn tiền tệ tạm thời cha dùng vàosản xuất Đây đợc xem là nguồn hình thành vốn cho vay củanền kinh tế.
+ Trớc hết do đặc điểm chu chuyển vốn cố định trongquá trình tái sản xuất, các tài sản cố định nh máy móc, nhà x-ởng, không thể tính hết một lần vào chi phí sản xuất màphải khấu hao dần dần Quá trình khấu hao này đã tạo nên vốntiền tệ tạm thời nhàn rỗi nằm trong các quỹ khấu hao.
+ Tiếp theo, sự tuần hoàn và chu chuyển vốn lu động
trong quá trình tái sản xuất cũng tạo ra vốn tiền tệ tạm thời a dùng đến Chẳng hạn do chênh lệch về số lợng và thời gianmua nguyên liệu, do những khoản phải trả nhng cha đến kỳtrả, các khoản phải nộp nhng cha đến kỳ nộp mà hình thànhnên vốn nhàn rỗi nằm trong quỹ tiền mặt hay quỹ lơng củadoanh nghiệp
ch-+ Cuối cùng là lợi nhuận đợc tích luỹ lại trong quỹ tích luỹnhng cha đủ quy mô nhất định để mở rộng sản xuất cũnghình thành vốn tiền tệ tạm thời không dùng đến.
Những vốn tiền tệ tạm thời cha dùng đến này là số vốnkhông hoạt động, không sinh lời nên có thể đợc huy động vàomạng lới tín dụng và đầu t để tái phân bổ cho các ngành theonguyên tắc tín dụng.
- Nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi thu đợc dới dạng tiền gửi tiếtkiệm của mọi tầng lớp trong xã hội: nguồn tiền nhàn rỗi này
hình thành từ khoản tiền tiết kiệm đợc trích ra từ thu nhậpcủa ngời dân và đợc xem là bộ phận quan trọng nhất trong vốntín dụng của một quốc gia
Trang 11Trong hai nguồn vốn trên, nguồn vốn từ sản xuất kinhdoanh thờng tạo ra cung vốn ngắn hạn còn vốn từ tiết kiệm tạora cung vốn dài hạn cho nền kinh tế.
Nh vậy, sự thừa và thiếu hụt tạm thời về vốn trong nềnkinh tế nh phân tích ở trên đòi hỏi cần phải có tín dụng đểđiều hoà vốn từ nơi d thừa vốn đến nơi thiếu hụt vốn Do đósự tồn tại và phát triển của tín dụng trong nền kinh tế là mộttất yếu khách quan
Mặt khác, việc tín dụng góp phần điều phối lại vốn trongnền kinh tế còn thúc đẩy quá trình bình quân hoá tỷ suất lợinhuận Nh ta đã biết, sản xuất, cạnh tranh tự do luôn chạy theolợi nhuận đã tạo điều kiện và thúc đẩy vốn ở những ngành thuđợc lợi nhuận thấp chạy sang những ngành có lợi nhuận caohơn Vì vậy thông qua tác dụng phân phối lại vốn, tín dụng đãcó vai trò thúc đẩy quá trình bình quân hoá lợi nhuận giữacác ngành Nhờ đó mà xã hội mới có điều kiện phát triển
c Tín dụng là đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ việc tậptrung và tích tụ vốn:
Trong nền kinh tế thị trờng, cạnh tranh giữa các doanhnghiệp là tất yếu Các doanh nghiệp lớn thờng đợc các ngânhàng u tiên cấp vốn, thậm chí với những điều kiện u đãi hơnhẳn so với các doanh nghiệp nhỏ Đây là điều kiện để cácdoanh nghiệp lớn mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất, kinhdoanh, ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học - kỹ thuật, từ đócàng có thế vững chắc trong cạnh tranh Trong khi đó, cácdoanh nghiệp nhỏ muốn đứng vững trong cạnh tranh để tiếptục hoạt động sản xuất kinh doanh hay mở rộng sản xuất thờngphải tự tích luỹ, sát nhập với các doanh nghiệp lớn hay liên kết
Trang 12với nhau để tập trung vốn, lực lợng lao động có tay nghề, đầut vào khoa học - công nghệ Nh vậy, nhờ vào đòn bẩy này màquy mô sản xuất và lu thông hàng hoá đợc mở rộng và pháttriển nhanh
Một biểu hiện rõ nét của vai trò này là sự hình thành nêncác công ty cổ phần, một thực thể thiết yếu của nền kinh tếthị trờng Chính sự xuất hiện của các công ty cổ phần đã phábỏ giới hạn chật hẹp của vốn cá nhân - luôn là xiềng xích đốivới sự phát triển của lực lợng sản xuất.
1.3 Sự ra đời và phát triển của tín dụng:
Tín dụng có quá trình hình thành và phát triển lâu dài.Trong thời kỳ tan rã của chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, cùng vớisự phát triển của lực lợng sản xuất, phân công lao động đợcmở rộng thì quan hệ H - T cũng hình thành và phát triển Đâylà những điều kiện tiền đề làm nảy sinh quan hệ tín dụng.
Trong thời kỳ này, song song với sự hình thành các giađình cá thể là sự thay đổi về cách thức phân phối thu nhập.Giờ đây của cải không còn chia đều cho mọi thành viên trongcông xã nh trớc kia mà có xu hớng tập trung trong tay một số ng-ời hay một vài dòng họ lớn nắm trong tay t liệu sản xuất trongkhi đại bộ phận gia đình khác sống trong bần cùng, thiếu thốnthờng xuyên vật phẩm tiêu dùng, t liệu lao động Sự khác nhaungày càng lớn về thu nhập dẫn đến sự phân hoá giai cấpthành kẻ giàu, ngời nghèo Để có tiền đóng thuế, nộp tô và đểbù đắp những thiếu hụt trong sinh hoạt hàng ngày, những ng-ời nghèo phải vay mợn từ những ngời giàu Tín dụng trong giaiđoạn này là tín dụng nặng lãi bởi vì trớc những yêu cầu bứcthiết của con nợ, chủ nợ tìm cách nâng lãi suất lên cao Nh vậy,
Trang 13sản xuất nhỏ chính là mảnh đất tốt để tín dụng nặng lãi tồntại và phát triển Hơn nữa, do lãi suất cao nên ngời vay chỉ dámsử dụng vào mục đích tiêu dùng phi sản xuất Do đó, trong thờikỳ đầu hình thành và phát triển dới hình thức cho vay nặnglãi, tín dụng không phải là nhân tố kích thích sản xuất và luthông hàng hoá phát triển.
Khi chủ nghĩa t bản ra đời, quá trình tái sản xuất giảnđơn đợc thay thế bằng quá trình tái sản xuất mở rộng vớiquy mô lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Trớc thực tiễn đó,các nhà t bản dù rất cần bổ sung vốn nhng họ không thể sửdụng tiền vay nặng lãi, vì thế giai cấp t sản đã sử dụng côngcụ nhà nớc, tôn giáo, pháp luật để đấu tranh với những ngờicho vay nặng lãi Kết quả là nhà nớc ban hành các đạo luậtkhống chế mức lãi suất Tuy nhiên, trên thực tế hình thức nàyít có hiệu quả, do đó khi phát triển cao hơn, giai cấp t sảntự góp vốn lại và cho nhau vay với lãi suất vừa phải Nói cáchkhác, họ thiết lập quan hệ tín dụng cho riêng mình Đây làthời điểm mở đầu cho giai đoạn phát triển mới ngày càng lớnmạnh của hệ thống tín dụng phục vụ đắc lực cho quá trìnhphát triển của xã hội.
Ngày nay, cùng với yêu cầu khách quan của các lĩnh vựcsản xuất - lu thông - tiêu dùng , hệ thống tín dụng cũng mởrộng về phạm vi hoạt động và đa dạng về hình thức Vìvậy, tín dụng đã và đang phát triển nh một bộ phận khôngthể thiếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốcdân
1.4 Các hình thức của tín dụng:
Trang 14Hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú, vì thếcũng tồn tại nhiều hình thức tín dụng khác nhau Có nhiềutiêu thức để phân loại tín dụng, tuy nhiên tín dụng có thểđợc phân loại theo các tiêu thức sau đây:
1.4.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng đợc chia làm 3 loại, đó là:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dới 1
năm, thờng đợc dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thờivốn lu động và phục vụ nhu cầu cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến
5 năm, đợc dùng để đáp ứng nhu cầu về vốn để mua sắm tàisản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật và mở rộng, xâydựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm,
đợc sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến, đầut công nghệ mới và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
1.4.2 Căn cứ vào đối tợng tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng đợc chia làm hai loại:
- Tín dụng vốn lu động: là loại tín dụng đợc sử dụng chủ
yếu để bù đắp vốn lu động tạm thời thiếu hụt Loại tín dụngnày thờng đợc thực hiện dới hình thức cho vay dự trữ hànghoá, cho vay chi phí sản xuất và cho vay dới hình thức chiếtkhấu các chứng từ có giá.
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng đợc cấp để
hình thành vốn cố định của doanh nghiệp dới hình thức muasắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng
Trang 15sản xuẩt, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới Thời hạncủa loại tín dụng này là trung và dài hạn.
1.4.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng:
Theo căn cứ này, tín dụng bao gồm:
- Tín dụng sản xuất và lu thông hàng hoá: là loại tín dụng
cấp cho các chủ thể kinh tế để tiến hành sản xuất kinh doanhvà lu thông hàng hoá.
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cấp cho cá nhân để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nh mua sắm nhà cửa, phơng tiệnđi lại và những hàng hóa tiêu dùng khác Loại này đợc cấp dớihình thức cho vay bằng tiền hoặc bán chịu hàng hoá.
1.4.4 Căn cứ vào sự bảo đảm cho vay, tín dụng bao gồm:
- Tín dụng không bảo đảm (tín chấp): là loại tín dụng
không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của ngời thứba để đảm bảo cho khả năng hoàn trả của khoản vay mà việcđi vay chỉ dựa vào uy tín của ngời vay hoặc bảo lãnh bằngtín chấp của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội Hìnhthức cho vay này thờng áp dụng đối với các cá nhân và hộ giađình với một khoản tiền nhỏ tại tổ chức tín dụng để phục vụkinh tế gia đình.
- Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng mà khi cấp tín
dụng ngân hàng yêu cầu ngời vay phải có tài sản thế chấp,cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba (có thể bảo lãnh bằng tàisản của bên thứ ba hoặc bảo lãnh của TCTD khác) để đảm bảokhả năng hoàn trả nợ vay Đây là loại tín dụng đợc tất cả cácngân hàng áp dụng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng,đặc biệt là khoản vay lớn, các khoản đầu t trung, dài hạn.
Trang 161.4.5 Căn cứ vào chủ thể tín dụng:
Theo căn cứ này, tín dụng đợc chia thành 5 loại:
- Tín dụng thơng mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh
nghiệp, đợc biểu hiện dới hình thức mua, bán chịu hàng hoá,ứng trớc tiền hàng Khi đến thời hạn đã đợc thoả thuận, ngờimua phải hoàn lại vốn cho ngời bán dới hình thức tiền tệ cùngvới một khoản lãi - chính là khoản tiền lớn hơn của giá bán hàngchịu so với giá bán hàng thanh toán ngay Tuy nhiên, mục đíchchính của tín dụng thơng mại không phải là lãi mà là hiệu quảkinh doanh, nó giúp cho quá trình tái sản xuất diễn ra thôngsuốt, nhanh chóng
- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân
hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cánhân (chi tiết về hình thức tín dung này sẽ đợc trình bày kỹhơn ở mục 2 chơng 1)
- Tín dụng nhà nớc: là hình thức tín dụng thể hiện mối
quan hệ giữa nhà nớc với nhân dân và các tổ chức khác theođó nhà nớc chủ động vay của dân để tăng nguồn thu, bù đắpthiếu hụt ngân sách, tận dụng vốn d thừa trong dân, chi dùngcho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninhquốc phòng Trong quan hệ tín dụng này, nhà nớc thực hiệnviệc vay vốn của dân dới hình thức phát hành công trái, kỳphiếu, tín phiếu có hoàn trả Bên cạnh đó, nhà nớc còn có thểtham gia thị trờng chứng khoán với t cách là ngời mua các chứngkhoán do các chủ thể khác phát hành Trong hoạt động này,nhà nớc giữ vai trò là ngời cho vay Nh vậy, đây là hình thứctín dụng thể hiện sự thống nhất về lợi ích giữa nhà nớc và mọithành viên trong xã hội.
Trang 17- Tín dụng quốc tế: là hình thức tín dụng thể hiện quan
hệ tín dụng giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nớc kháchay các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế nh Ngân hàng thếgiới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển áchâu (ADB) hoặc giữa các TCTD nớc ta với các TCTD quốc tế,giữa doanh nghiệp và công ty trong nớc với các doanh nghiệpvà công ty nớc ngoài
- Tín dụng tự huy động:
Đây là hình thức các doanh nghiệp tự huy động vốn đểđảm bảo tái sản xuất mở rộng Việc huy động vốn có thể đợcthực hiện qua các hình thức:
+ Huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp bằng cách vay
ngắn hạn hoặc dài hạn tiền d thừa, tiền tiết kiệm, tiền lơngcủa nhân viên trong công ty trong đó việc có trả lãi hay khôngdo doanh nghiệp và ngời cho vay thoả thuận.
+ Huy động vốn từ các doanh nghiệp khác dới hình thức
liên doanh, liên kết kinh tế hoặc điều chuyển vốn giữa cáccông ty, xí nghiệp nhỏ trong cùng một công ty lớn.
+ Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu Hìnhthức tín dụng này ngày càng phát triển ở nớc ta hiện nay
2 Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh:
2.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng:
2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng dới hình tháitiền tệ phát sinh giữa một bên là ngân hàng với một bên là tất
Trang 18cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng giữvai trò vừa là ngời đi vay vừa là ngời cho vay
Nh vậy, tín dụng ngân hàng có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, đối tợng cho vay trong quan hệ tín dụng ngân
hàng là tiền tệ trong đó nguồn vốn mà ngân hàng cung cấphình thành từ những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hộido chính ngân hàng huy động đợc Bởi vì đối tợng cho vay làtiền tệ cho nên sự vận động của tín dụng ngân hàng khôngbị hạn chế về phơng hớng, thời gian và lợng giá trị cho vay
- Thứ hai, trong quan hệ tín dụng này ngân hàng đóng
vai trò kép: vừa là ngời đi vay vừa là ngời cho vay Với vai trò làngời đi vay, ngân hàng huy động vốn từ các chủ thể khácnhau nh các doanh nghiệp, hộ gia đình, ngời nớc ngoài đểtạo nên quỹ cho vay Sau đó, với t cách là ngời cho vay, ngânhàng cung cấp vốn vay cho các chủ thể kinh tế khác đang cónhu cầu về vốn.
- Thứ ba, quan hệ tín dụng ngân hàng mang tính chất
gián tiếp bởi vì ngời d thừa vốn cung cấp vốn vay cho ngờithiếu vốn thông qua trung gian là ngân hàng
- Thứ t, sự vận động của tín dụng ngân hàng đôi khi thể
hiện tính độc lập tơng đối đối với sự vận động của sản xuất,lu thông hàng hoá Ví dụ, trong thời kỳ khủng hoảng của sảnxuất t bản chủ nghĩa, sản xuất và lu thông hàng hoá bị thuhẹp, nhu cầu về tiền vay giảm bớt nhng khả năng cung cấptiền lại rất lớn bởi vì nhiều ngời không muốn bỏ vốn vào kinhdoanh nữa mà đem chúng gửi vào ngân hàng để thu lợi tứctiền gửi Trong thời kỳ khủng hoảng thừa, sản xuất và lu thông
Trang 19hàng hoá bị co hẹp lại, hàng hoá ế thừa không bán đợc, nhiềungời rút tiền khỏi ngân hàng nên khả năng cung cấp tiền vaybị hạn chế Thế nhng, nhu cầu này tăng lên không phải đểđầu t mở rộng sản xuất mà dành cho việc trả nợ để tránh bị vỡnợ hoặc phá sản
Nh vậy, rõ ràng sự vận động của tín dụng ngân hàngmang tính độc lập tơng đối so với sự vận động của sản xuấtvà lu thông hàng hoá
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của tín dụngngân hàng ở Việt Nam:
Trong hoạt động của ngân hàng thì tín dụng ngân hànglà hoạt động cơ bản nhất Bởi vì vậy mà ngay từ khi tổ chứcngân hàng nớc ta mới đợc thành lập, việc huy động vốn vàphân phối nguồn vốn đó dới hình thức cho vay đã đợc Nhà nớcquy định một cách cụ thể
Sắc lệnh 15/CP ngày 6-5-1951 của Chính phủ Việt Namdân chủ cộng hoà do chủ tịch Hồ Chí Minh ký về việc thànhlập Ngân hàng quốc gia Việt Nam trên cơ sở thống nhất tổchức tín dụng sản xuất và ngân khố quốc gia thuộc Bộ Tàichính đã xác định hoạt động “huy động vốn của nhân dân,điều hoà và mở rộng tín dụng để nâng cao sản xuất và kinhtế Nhà nớc” (điều 2-Sắc lệnh 15/CP ngày 6-5-1951) là mộttrong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Tuy vậy, trênthực tế tín dụng ngân hàng ở nớc ta đến năm 1959 mới hìnhthành với Quyết định số 54/QĐ-TTG ngày 19-2-1959 của Thủ t-ớng Chính phủ về tín dụng vốn lu động Kể từ đó tín dụngngân hàng đã phục vụ đắc lực cho công cuộc giải phóng dântộc, thống nhất đất nớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nớc ta.
Trang 20Trong hoàn cảnh đất nớc có chiến tranh và trong cơ chếquản lý tập trung bao cấp, hoạt động tín dụng ngân hàngcũng mang tính bao cấp, đợc tiến hành theo những chỉ thị,mệnh lệnh trực tiếp Nguồn vốn cho vay của ngân hàng phụthuộc vào kế hoạch của Nhà nớc Trong khi các đơn vị sản xuấtkinh doanh do phải hoạt động theo kế hoạch cộng với việc đợcgiao vốn, vay vốn cũng theo kế hoạch nên việc sử dụng vốn tíndụng rất kém hiệu quả, tình trạng nợ nần, có vay mà không cótrả rất phổ biến Vì vậy, các quan hệ tín dụng ngân hànggiai đoạn này tồn tại dới hình thức đơn giản
Trong giai đoạn sau khi đất nớc thống nhất năm 1975đến năm 1985, hoạt động tín dụng đợc triển khai theo tinhthần Nghị quyết 32/HĐBT ngày 11-2-1977 của Hội đồng bộ tr-ởng về cải tiến, mở rộng tín dụng hớng vào xây dựng cơ bản,đầu t cho kinh tế quốc doanh, cải tiến vốn, tín dụng theo ph-ơng thức tín dụng trong kế hoạch và tín dụng ngoài kế hoạch.Tín dụng ngân hàng trong giai đoạn này một mặt đáp ứng đ-ợc kế hoạch cấp vốn của Nhà nớc, mặt khác thực hiện kinhdoanh tiền tệ đã đóng góp tích cực vào công cuộc phục hồi vàphát triển nền kinh tế sau chiến tranh Tuy nhiên, tín dụngngân hàng trong giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế do chủtrơng chính sách chậm đợc ban hành, cha đợc đổi mới, cũngnh sự non kém trong tổ chức, quản lý hoạt động tín dụngngân hàng Hơn nữa, quan hệ pháp lý giữa ngời cho vay vàngời đi vay chỉ tồn tại dới hình thức “khế ớc” hoặc “đơn xinvay kiêm cam kết trả nợ” cho nên quyền lợi và nghĩa vụ của haibên vẫn cha chặt chẽ, cụ thể và nhất là cha tạo đợc cơ sở pháplý cho việc thực hiện Chính vì thế mà tín dụng ngân hàng
Trang 21cân đối trầm trọng của nền kinh tế, lạm phát cao, nguy cơđổ bể của tài chính quốc gia cũng nh khó khăn cho đời sốngnhân dân
Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 với nghị quyếtvề đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhất là từ khi Nghị định53/HĐBT ngày 26-3-1988 quy định về tổ chức bộ máy hoạtđộng của ngân hàng theo cơ chế mới, tín dụng ngân hàng đãthực sự chuyển sang hoạt động theo phơng thức kinh doanh.Cụ thể: Nhà nớc xoá bỏ bao cấp, chuyển hoạt động tín dụngngân hàng sang hạch toán kinh doanh, vì vậy các ngân hàngcũng phải chuyển quan hệ tín dụng với các đơn vị kinh tế từchỗ mang tính bao cấp sang quan hệ tín dụng mang tính chấtkinh doanh; thêm vào đó cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghệpphải tự chủ trong kinh doanh, tự chủ về tài chính, tự thiết lậpcác quan hệ kinh tế-tài chính trên cơ sở gắn quyền lợi vànghĩa vụ với vật chất và hiệu quả kinh tế, kết quả là hoạtđộng tín dụng ngân hàng đã đạt đợc hiệu quả cao hơn,đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh của đất nớc tronggiai đoạn mới
Trong những năm qua, với cơ chế mở cửa, khuyến khíchđầu t nớc ngoài của nền kinh tế, đặc biệt kể từ khi Hiệpđịnh thơng mại Việt - Mỹ có hiệu lực, bên cạnh các tập đoàncông nghiệp nớc ngoài, các tập đoàn tài chính, ngân hàng nớcngoài đã đầu t và tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ tạinớc ta Chính môi trờng mới này đã thực sự làm hoạt động tíndụng ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú
2.1.3 Quy trình tín dụng ngân hàng:
Trang 22Quy trình tín dụng là tập hợp nội dung, kỹ thuật nghiệpvụ cơ bản, các bớc phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kếtthúc một món vay Thông thờng, để đảm bảo hiệu quả tíndụng quy trình tín dụng phải tuân theo các bớc sau:
Bảng 1: Quy trình tíndụng tổng quát
Các bớc Nguồn và nơicung cấp thôngtin
Nhiệm vụ củangân hàng ởmỗi giai đoạn
Kết quả sau khikết thúc một bớc
1 Lập hồ sơđề nghị
• Khách hàng đivay cung cấp.
• Tiếp xúc, phổbiến và hớng dẫnlập hồ sơ chokhách hàng
• Hoàn thành bộhồ sơ để chuyểnsang bộ phậnphân tích.
2 Phântích tíndụng
• Hồ sơ đề nghịvay từ bớc 1chuyển sang.• Các thông tinbổ sung từ phỏngvấn, hồ sơ lu trữ
• Tổ chức thẩmđịnh về các mặttài chính và phitài chính do cáccá nhân hoặc bộphận thẩm địnhthực hiện.
• Báo cáo kết quảthẩm định đểchuyển sang bộphận có thẩmquyền
3 Quyếtđịnh tíndụng.
• Các tài liệu vàthông tin từ giaiđoạn 2 chuyểnsang và báo cáokết quả thẩmđịnh.
• Các thông tinbổ sung.
• Quyết địnhcho vay hoặc từchối của cá nhânhoặc bộ phận đ-ợc giao quyềnphán quyết
• Quyết định chovay hoặc từ chối.• Tiến hành cácthủ tục pháp lý nhký hợp đồng tíndụng, các hợp đồngkhác.
4 Giải ngân • Quyết định
cho vay và các hợpđồng liên quan.• Các chứng từlàm cơ sở giảingân.
• Thẩm định cácchứng từ theo cácđiều kiện của hợpđồng tín dụng.
• Chuyển tiềnvào tài khoản tiềngửi cho kháchhànghoặcchuyển trả chođơn vị cung cấp.
5 Giám sát,thu nợ và
• Các thông tin từnội bộ ngân
• Phân tích hoạtđộng tài khoản,
• Báo cáo kết quảgiám sát và đa ra
Trang 23thanh lý tíndụng.
• Các báo cáo tàichính theo địnhkỳ.
• Các thông tinkhác.
các báo cáo tàichính, kiểm tracơ sở của kháchhàng.
• Thu nợ.
• Tái xét và xếphạng.
• Thanh lý tíndụng.
các giải pháp xửlý.
• Lập các thủ tụcđể thanh lý tíndụng
Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt độngtín dụng, vì vậy ngày nay các ngân hàng đều thiết lập cácquy trình tín dụng Các quy trình tín dụng này về nguyêntắc có nội dung cơ bản tơng tự nhau, tuy nhiên nội dung chitiết có lại nhiều khác biệt tuỳ thuộc vào đặc điểm của từngngân hàng Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nângcao hiệu quả của hoạt động quản trị nhằm giảm thiểu rủi rovà nâng cao doanh lợi Tuân theo các bớc của quy trình tíndụng, ngân hàng sẽ tìm kiếm, lựa chọn đợc khách hàng phùhợp, có uy tín, đạo đức trong kinh doanh Tuy nhiên, khi ápdụng quy trình tín dụng cần phải sáng tạo mở rộng, nâng caonghiệp vụ thành kỹ năng, nghệ thuật cho vay của ngân hàngvà của từng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị tr-ờng.
2.2 Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh ở Việt Nam:
2.2.1 Khái quát về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ởViệt Nam:
a Sự ra đời và phát triển của khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh ở Việt Nam:
Trang 24Chính sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu về t liệu sảnxuất là cơ sở và điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của khuvực kinh tế ngoài quốc doanh Mặc dù tập hợp từ “kinh tế ngoàiquốc doanh” mới đợc sử dụng từ năm 1986 tới nay nhng khu vựcnày đợc đề cập đến từ rất sớm trong các văn kiện, Nghị quyếtcủa Đảng, Nhà nớc và đợc dùng phổ biến trong niên giám thốngkê từ năm 1954 đến năm 1985 Nh vậy kinh tế ngoài quốcdoanh đã hình thành từ lâu nhng mới đợc khẳng định từ hơn15 năm nay
Trớc năm 1986, trong nền kinh tế kế hoạch hoá, quanđiểm của Đảng và Nhà nớc ta là xoá bỏ các thành phần kinh tếphi xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất với hai hìnhthức chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể Cụ thể:chúng ta tiến hành xây dựng các doanh nghiệp nhà nớc, đa th-ơng nghiệp quốc doanh cũng nh mạng lới hợp tác xã mua bán vàothay thế các doanh nghiệp và thơng nghiệp ngoài quốc doanh,trong công nghiệp chúng ta sử dụng quan hệ “cung cấp và giaonộp”, trong thơng nghiệp sử dụng quan hệ “cung ứng và thumua” Việc sử dụng chính sách và các quan hệ kinh tế trên đãlàm kinh tế ngoài quốc doanh bị tê liệt, rơi vào tình trạng phásản, nền kinh tế quốc dân mất cân đối nghiêm trọng và rơivào trạng thái trì trệ trong một thời gian dài
Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng và Nhà nớc đãkhẳng định và nhất quán thực hiện chiến lợc phát triển nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thịthờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng XHCN Hàngloạt chủ trơng, chính sách và quy định về khuyến khích pháttriển kinh tế ngoài quốc doanh đã đợc ban hành, cụ thể nh:
Trang 25tế ngoài quốc doanh, Nghị quyết 217 của Hội đồng Bộ trởngvề quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở, Nghịquyết 27, 28, 29 của Hội đồng Bộ trởng về khuyến khích cácthành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, đăc biệt làLuật doanh nghiệp t nhân, Luật công ty đợc thông qua vàonăm 1990 và đến năm 1999 đợc thay thế bằng một luật duynhất là Luật Doanh nghiệp, theo đó sở hữu t nhân đợc thừanhận và khuyết khích phát triển, kinh tế ngoài quốc doanh kểtừ đó có nhiều điều kiện để tồn tại và phát triển bình đẳngvới các TPKT khác Hiện nay, nhất là sau khi Đại hội Đảng toànquốc lần thứ IX và Quốc hội khoá X đã thông qua Hiến pháp sửađổi, KVNQD càng đợc coi trọng và đối xử bình đẳng trongnền kinh tế1.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, KVNQD đã có sựphát triển nhanh chóng và đạt một số kết quả nhất định Vớichính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động cho khu vực kinhtế ngoài quốc doanh, số lợng các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh đã tăng lên nhanh chóng Năm 1991 mới chỉ có 123doanh nghiệp với số vốn điều lệ là 63 tỷ đồng thì đến năm1996 đã có 26.091 doanh nghiệp với số vốn điều lệ lên tới8.257 tỷ đồng Đến năm 1998, khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh đã có 2.990 hợp tác xã, 24.667 doanh nghiệp t nhân và1.217.300 hộ kinh doanh cá thể Chỉ tính riêng từ tháng1/2000 cho đến tháng 12/2002 đã có hơn 56.000 doanhnghiệp t nhân mới đợc thành lập ở Việt Nam2.
1 Theo Điều 21 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, “kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế t bản tnhân đợc chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, đợc thành lập doanh nghiệp,không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kếdân sinh”; theo Điều 22 Hiến pháp 1992 sửa đổi, ”các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộcmọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trớc pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp đợcNhà nớc bảo hộ”
2 Thời báo kinh tế Việt Nam, số 80, ngày 19/5/2003.
Trang 26b Các thành phần chủ yếu của khu vực kinh tếngoài quốc doanh ở nớc ta hiện nay:
Hiện nay, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nớc ta baogồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công tyhợp danh, doanh nghiệp t nhân, hợp tác xã, hộ kinh doanh cáthể
- Công ty cổ phần: là loại hình doanh nghiệp có những
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra côngchúng theo quy định pháp luật về chứng khoán;
Công ty cổ phần có t cách pháp nhân kể từ ngày đợc cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp, trong
đó:
Các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ vàcác nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi sốvốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp;
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân với số lợng không quánăm mơi;
Khi góp đủ giá trị phần góp vốn, thành viên đợc công ty cấpgiấy chứng nhận vốn góp;
Trang 27 Thành viên công ty muốn chuyển nhợng một phần hoặc toànbộ phần vốn góp trớc hết phải chào bán phần vốn đó cho tấtcả các thành viên còn lại theo tỷ tơng ứng với phần vốn gópcủa họ trong công ty với cùng điều kiện, chỉ đợc chuyển nh-ợng cho ngời không phải là thành viên nếu các thành viên cònlại của công ty không mua hoặc không mua hết;
Công ty trách nhiệm hữu hạn không đợc quyền phát hành cổphiếu, có t cách pháp nhân kể từ ngày đợc cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh
- Công ty hợp danh: là doanh nghiệp có ít nhất hai thành
viên hợp danh là cá nhân, có trình độ chuyên môn, uy tínnghề nghiệp, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mìnhvề các nghĩa vụ của công ty, công ty hợp danh không đợc pháthành bất cứ loại chứng khoán nào
- Doanh nghiệp t nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân
làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mìnhvề mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tự chủ do những ngời lao
động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng nhau góp vốn,góp sức lập ra để phát huy sức mạnh của tập thể và của từngxã viên nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ để cải thiện đời sống, đồngthời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc Hợp tác xãhoạt động theo luật hợp tác xã và trên nguyên tắc bình đẳng,dân chủ, cùng hởng lợi, cùng chịu rủi ro Cơ quan quyết địnhcao nhất của hợp tác xã là Đại hội xã viên, cơ quan quản lý cáchoạt động của hợp tác xã là ban chủ nhiệm hợp tác xã đợc xã viênbầu theo Luật hợp tác xã.
Trang 28- Hộ kinh doanh cá thể: do một cá nhân hoặc hộ gia
đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, khôngthờng xuyên thuê lao động Không có con dấu và chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinhdoanh.
c Vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh trong nềnkinh tế thị trờng Việt Nam:
Trong xu thế mở cửa nền kinh tế và hội nhập khu vực vàquốc tế, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đợc thừanhận và tạo điều kiện để phát triển Do đó, khu vực kinh tếngoài quốc doanh đã và đang chứng tỏ đợc vai trò quan trọngcủa mình trong nền kinh tế nớc ta hiện nay.
Sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh bên cạnh kinhtế quốc doanh đã tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn lựccủa đất nớc:
Sau hơn 15 năm đổi mới, mặc dù đạt đợc nhiều thànhtựu to lớn, trình độ phát triển của nền kinh tế nớc ta vẫn cònthấp trong khi tiềm năng phát triển của nền kinh tế còn rất lớn.Trong khi đó, do đặc điểm quy mô lớn, thờng nắm giữnhững vị trí, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, khu vực kinhtế quốc doanh không thể khai thác và tận dụng hết đợc nhữngtiềm năng này Do vậy, phát triển kinh tế ngoài quốc doanh vớiđặc điểm quy mô nhỏ và vừa, năng động, linh hoạt, có khảnăng vơn tới mọi “ngóc ngách” của nền kinh tế là chiến lợc tốiquan trọng để khai thác, tận dụng triệt để những tiềm năngcha đợc khai thác hay khai thác cha hiệu quả Khu vực kinh tếngoài quốc doanh phát triển sẽ huy động đợc một lợng vốn lớnđang nằm trong dân, tạo điều kiện cho năng lực của mọi ngời
Trang 29đợc giải phóng và phát huy mạnh mẽ Bên cạnh đó, với những cơhội mới, mọi cá nhân, tổ chức đều cố gắng phát huy tối đakhả năng của mình tìm kiếm, khai thác các nguồn lực vì lợiích của chính bản thân Đó là động lực kích thích sự pháttriển của lực lợng sản xuất, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội pháttriển.
Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển sẽ thu hút nhiều laođộng, từ đó góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội:
Việt nam là một nớc có dân số trẻ, lực lợng lao động đôngđảo (năm 2002 Việt Nam có 40.694.360 ngời từ 15 tuổi trở lêntham gia vào hoạt động kinh tế thờng xuyên, tăng 3% so vớinăm 20013) trong khi khu vực kinh tế nhà nớc không thể tạo đủviệc làm cho tất cả lực lợng lao động Hơn nữa, trải qua thời kỳnền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung, bao cấp kinh tếquốc doanh đã bộc lộ rõ những mặt yếu kém trong công tácquản lý và sử dụng lao động, vì vậy cùng với chủ trơng giảmbiên chế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nớc, khu vực kinh tếngoài quốc doanh trở thành đối trọng để thu hút lực lợng laođộng dôi ra từ các đơn vị, cơ quan Nhà nớc và hành chính sựnghiệp
Bảng 2: Tổng laođộng phân theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêuĐơn vị1996 1997 1998 1999 2000 2001*
Tổnglao động
3.267 3.383 3.433 3.501 3.420
3 CIEM, Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2002, tr 42.
Trang 30- KVNQD nghìnngời
Tổnglao động
- KVQD- KVNQD
Chú thích: số liệu đã đợc làm tròn, số liệu năm 2001 là sơ bộ.Nguồn: Niên giám thống kê 2002
Theo số liệu ở bảng trên, KVNQD thờng xuyên thu hút đợctrên 90% tổng số lợng lao động đợc tuyển dụng, trong đó caonhất là năm 2001 với 90,93%, tơng ứng với khoảng 34,3 triệulao động (bằng 42,89% tổng dân số của cả nớc) Với tỷ trọnglớn nh vậy, rõ ràng phát triển KVNQD chính là chìa khoá đểgiải quyết vấn đề việc làm cho xã hội Bên cạnh đó, theo Báocáo Kinh tế Việt Nam 2002 của CIEM, năm 2002 cả nớc tạo đợckhoảng 1,42 triệu việc làm mới trong đó kinh tế ngoài quốcdoanh thu hút nhiều lao động nhất (79,1% tổng số việc làmmới; trong đó kinh tế cá thể tạo đợc 56,2%); tiếp đến là kinhtế nhà nớc (15,1%); và khu vực kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài(5,4%) Cùng với số lợng việc làm mới đợc tạo thêm này, tỷ lệ thấtnghiệp (cũng theo Báo cáo này) đã giảm xuống, cụ thể tỷ lệthất nghiệp của lực lợng lao động ở khu vực thành thị giảm từ6,28% năm 2001 xuống còn 6,01% năm 2002
Măt khác, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn có khảnăng sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất bởi cách thứctuyển dụng theo khả năng, trả công theo năng lực làm việcthực tế và môi trờng làm việc năng động, linh hoạt kích thíchngời lao động phát huy tối đa năng lực bản thân
Trang 31 Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, kinh tế ngoàiquốc doanh ngày càng phát triển nhanh chóng, đóng gópngày càng lớn vào GDP của quốc gia:
Điều này đợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tổng sản phẩm trong nớc phân theo thành phần
kinh tế
(theo giá thực tế)
Thành phần kinhtế
536.0981 Kinh tế Nhà nớc
2 Kinh tế ngoài quốcdoanh
3 Kinh tế có vốn đầu t nớcngoài
Chú thích: số liệu năm 2002 là sơ bộ.Nguồn: Niêm giám thống kê 2002.
Trong những năm qua (95-2002), tốc độ tăng GDP củaViệt Nam luôn ở mức cao (trên 7%/năm), chỉ đứng sau nớc lánggiềng Trung Quốc Có đợc kết quả này một phần lớn nhờ vàođóng góp KVNQD Theo số liệu từ bảng 2 thì tỷ trọng của khu
Trang 32vực này trong GDP của Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2002lần lợt là 49,02% năm 1999, 48,21% năm 2000, 47,04% năm2001và 47,79% năm 2002 - luôn cao hơn tỷ trọng của KVQD (t-ơng ứng là 38,74%; 38,52%; 38,40%; 38,31%) Điều này khẳngđịnh vị trí quan trọng của của KVNQD trong nền kinh tế ViệtNam, tuy rằng tỷ trọng của khu vực này những năm gần đâyđã giảm xuống đôi chút so với năm 1999, là năm mà nền kinhtế Việt Nam đạt tốc độ tăng trởng GDP thấp nhất (4,77%)trong 4 năm qua trong khi tốc độ tăng trởng của ngoài quốcdoanh lại cao hơn khu vực nhà nớc Nh vậy, có thể nhận thấyrằng khi mà khu vực quốc doanh không phát huy đợc vai trò tiênphong cuả mình thì chính khu vực ngoài quốc doanh là nhântố chính thúc đẩy tăng trởng của nền kinh tế, bởi vì cũngtrong năm 1999, kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài đạt tốc độtăng trởng thấp nhất trong 4 gần đây.
Kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra sự cạnh tranh, góp phầnkích thích sự phát triển sôi động của nền kinh tế
Rõ ràng sự phát triển nhanh chóng của KVNQD trong thờigian qua, đồng nghĩa với sự gia tăng số lợng chủ thể kinh tếtham gia thị trờng đã “hâm nóng” cạnh tranh trên thị trờngtrong nớc Thực tế đã chứng minh sự tồn tại và phát triển củaKVNQD buộc các DNNN phải phân tích, hoạch định chiến lợckinh doanh cho hợp lý hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranhcủa mình, điều này cũng có nghĩa rằng phát triển kinh tếngoài quốc doanh không những không làm suy yếu kinh tếquốc doanh mà còn thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh mẽhơn Trong những năm qua, KVNQD với những đặc trng vốn cócủa mình đã đóng vai trò hỗ trợ, vệ tinh cho KVQD, giải quyết
Trang 33những yêu cầu nền kinh tế đặt ra mà KVQD không thể giảiquyết triệt để hoặc hiệu quả Nh vậy, với vai trò này, KVNQDvừa là đối thủ cạnh tranh vừa là đối tác làm ăn trong quá trìnhcung cấp đầu vào, hoàn thiện, tiêu thụ sản phẩm đầu ra choKVQD Sự kết hợp về sản xuất - tiêu thụ giữa kinh tế quốcdoanh và kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra một dây chuyền sảnxuất mới của xã hội, có tác dụng rút ngắn thời gian sản xuất,tiêu thụ sản phẩm và nâng cao chất lợng sản phẩm, từ đó gópphần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong quátrình hội nhập khu vực và quốc tế.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp tích cựcvào quá trình CNH - HĐH của đất nớc:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đa ramục tiêu đến năm 2010, nớc ta cơ bản trở thành nớc côngnghiệp Bên cạnh đó cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2005 cókhoảng 60% doanh nghiệp cổ phần hoá Nh vậy trong nhữngnăm tới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ đợc mở rộng và lànơi tập trung vốn, nhân lực cho những ngành kinh tế đòi hỏinhiều hàm lợng tri thức nh công nghệ thông tin, điện tử cũng nh có thể lấp đầy những khoảng trống trong các lĩnhvực sản xuất kinh doanh không cần nhiều vốn, có mức lợinhuận không cao mà các nhà đầu t lớn ít quan tâm tới Đâycũng là quan điểm của Đảng ta trong quá trình CNH - HĐHđất nớc.
Chính vai trò to lớn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanhnói chung và kinh tế t nhân nói riêng nên lần đầu tiên Đảngdành một Nghị quyết về định hớng phát triển kinh tế tnhân Nghị quyết Trung Ương khoá IX đã khẳng định: “sự
Trang 34phát triển của kinh tế t nhân đã góp phần giải phóng lực lợngsản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịchcơ cấu kinh tế theo hớng CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị tr-ờng định hớng XHCN, tăng thêm số lợng công nhân, lao độngvà doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trơng xã hội hoá ytế, văn hóa, giáo dục ”
d Một số khó khăn, thách thức đối với khu vực kinhtế ngoài quốc doanh ở Việt Nam:
Mặc dù KVNQD ngày càng khẳng định vai trò quantrọng của mình trong nền kinh tế Việt Nam, nhng do mới đợcthừa nhận hơn 15 năm qua cộng với nhiều nhân tố nội sinh vàngoại sinh khác, kinh tế ngoài quốc doanh đang gặp phảinhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển củamình.
d.1 Về mặt khách quan:
Môi trờng pháp lý:
Việt Nam đã xây dựng đợc một hệ thống pháp luật làmcơ sở pháp lý cho quá trình cải cách và phát triển kinh tế thịtrờng định hớng XHCN Đồng thời với việc hình thành nhà nớcpháp quyền XHCN, nguyên tắc công dân đợc làm những điềupháp luật không cấm đã đợc khẳng định trong Hiến pháp vàluật pháp Bên cạnh đó, quyền sở hữu t nhân đợc xác định vớiviệc thừa nhận trong Hiến pháp sự tồn tại lâu dài của KVNQD,quyền kinh doanh của KVNQD đã đợc thể chế hoá Đây chínhlà những điều kiện cần thiết để KVNQD phát triển nhanh vàổn định, từ đó phát huy đợc những mặt mạnh của mìnhđóng góp tích cực cho sự phát triển nhanh và bền vững củaViệt Nam
Trang 35Tuy nhiên, môi trờng pháp lý của Việt Nam còn nhiều hạnchế Cụ thể: hệ thống pháp luật cha đầy đủ, đồng bộ, nhấtquán, thiếu cụ thể và cha sát thực tế nên khó thực thi Cha đầyđủ ở chỗ một số luật cơ bản của nền kinh tế thị trờng vẫn cònthiếu nh Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, pháp luật vềcạnh tranh mới chỉ gồm một số quy định mang tính đơn lẻtrong một số văn bản pháp luật và mang tính chính sách hơnlà quy phạm pháp luật Cha đồng bộ, nhất quán ở chỗ các vănbản pháp luật đôi khi chồng chéo nhau, văn bản pháp luật vàcác văn bản dới luật đôi khi không thống nhất, nhiều giấy phép“con” phản ánh không đúng hoặc cha chính xác tinh thần củaluật Cha cụ thể, rõ ràng ở chỗ cùng một quy định đôi khi còndẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây bối rối cho ngời thihành và chấp hành luật Cha sát thực tế bởi vì một số văn bảnpháp lý còn mang nặng tính chủ quan, chỉ phản ánh lợi íchcủa cơ quan quản lý nhà nớc, thiếu cân nhắc lợi ích của đối t-ợng bị điều chỉnh, chỉ xuất phát từ quan điểm cục bộ mà ch-a xem xét dới góc độ lợi ích của đa số doanh nghiệp hay toànbộ nền kinh tế Những yếu kém của hệ thống pháp luật trênđây khiến môi trờng pháp lý của Việt Nam trong nhiều trờnghợp cản trở sự phát triển của các chủ thể kinh tế nói chung vàchủ thể kinh tế thuộc KVKTNQD nói riêng Một khi yếu kém trêncha đợc giải quyết hoăc giải quyết cha triệt để thì các chủthể đó cha thể phát huy hết năng lực của mình.
Về môi trờng kinh doanh:
Vấn đề nổi cộm hạn chế cạnh tranh hiện nay là tìnhtrạng độc quyền còn tơng đối phổ biến trong nền kinh tế nớcta dới hình thức độc quyền của một công ty (chủ yếu trongcác ngành nh vận tải hàng không, bu chính viễn thông, điện
Trang 36lực ), độc quyền nhóm (dới hình thức tổng công ty trong cácngành nh xăng dầu, sắt thép, mía đờng ) Chính tình trạngđộc quyền là nguyên nhân đội chi phí trung gian lên rất cao,gây ra tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp, đặc biệtlà các doanh nghiệp thuộc KVNQD do có quy mô nhỏ, khả năngtài chính hạn chế.
Bên cạnh đó, tình trạng phân biệt đối xử giữa các thànhphần kinh tế, giữa DNNN và DNNQD còn khá phổ biến vớinhiều u đãi cho các DNNN DNNQD nh đã nêu ở trên, gặp rấtnhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực nh: vốn, đấtđai, lao động Tình trạng này bắt nguồn từ quy định củapháp luật: hệ thống pháp luật đợc xây dựng và phân chiatheo thành phần kinh tế, dựa trên tính chất sở hữu và điềuhành thực tế của cơ quan quản lý nhà nớc
Mặt khác, mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực nhngthủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, nhũng nhiễu Tìnhtrạng quan liêu, cửa quyền trong quản lý kinh tế nói chung vàđối với kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng vẫn đang là nhân tốcản trở không nhỏ đối với sản xuất kinh doanh.
Về cơ bản, môi trờng kinh doanh còn nhiều rủi ro, thiếubình đẳng đã khiến doanh nghiệp có xu hớng “ăn xổi” nhờquan hệ móc nối với hệ thống nhà nớc để tìm kiếm đặcquyền, u đãi hơn là dựa trên năng lực cạnh tranh của bản thânvới chiến lợc kinh doanh hiệu quả, dài hạn Tình trạng còn nhiềuđơn vị kinh tế ngoài quốc doanh phải ngụy trang núp bóng dớidanh nghĩa kinh tế quốc doanh là bằng chứng rõ ràng về sự uđãi quá mức đối với kinh tế quốc doanh Kết cục là nền kinh tế
Trang 37phát triển thiếu lành mạnh, dựa nhiều vào những yếu tố tăngtrởng thiếu bền vững.
d.2 Về mặt chủ quan:
Khả năng tài chính của khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh còn nhiều hạn chế:
Mặc dù trong những năm gần đây đợc Đảng và Nhà nớckhuyến khích tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuấtkinh doanh, nhng nhìn chung mức độ tập trung vốn của khuvực này cha cao do vậy phần lớn các đơn vị kinh tế đều cóquy mô nhỏ bé, suất đầu t thấp (xét theo tiêu chí vốn và sốlao động thì trên 90% các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ởnớc ta thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, bình quânvốn của một doanh nghiệp đăng ký theo Luật doanh nghiệpnăm 2000 chỉ là 900 triệu đồng, năm 2001 khả quan hơncũng chỉ đạt 1,2 tỉ đồng4) Khác với KVQD với phần lớn nguồnvốn đợc hỗ trợ từ ngân sách, KVNQD có nguồn vốn kinh doanhchủ yếu hình thành từ các nguồn: vốn tự có, vốn huy độngtrên thị trờng bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu và cácnguồn vốn đi vay Do nền kinh tế nớc ta còn kém phát triển,tích luỹ t bản không lớn nên vốn tự có của khu vực này thờngnhỏ bé, không đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất kinh doanh Muốnhuy động vốn thông qua thị trờng tài chính, doanh nghiệpphải có quy mô lớn, có uy tín cao trên thị trờng, nền kinh tếphải có một thị trờng tài chính hoàn chỉnh với một hệ thốngcác tổ chức trung gian đủ mạnh có khả năng đảm đơng việcbảo lãnh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty trong khiDNNQD lại có quy mô nhỏ, thị trờng tài chính Việt Nam lại chaphát triển Bên cạnh đó, trình độ dân trí , yếu tố tâm lý, thói4 Tài chính tháng 7/2002, tr 13.
Trang 38quen của giới đầu t trong nớc cũng tác động không nhỏ đếncách thức huy động này Do đó, khu vực kinh tế này chỉ còncách vay các NHTM, đây là nguồn vốn dồi dào có thể đáp ứngđợc quá trình sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh Tuy nhiên, cách thức huy động vốn này còn nhiềubất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau (vấn đề này sẽ đợcphân tích kỹ ở chơng sau) Vì vậy, tình trạng tài chính nghèonàn vẫn là trở ngại chính của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Trình độ sản xuất thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu,chắp vá:
Do hạn chế về vốn nên trình độ sản xuất của khu vựckinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn ở mức thấp, kỹ thuật - côngnghệ lạc hậu, chủ yếu vẫn là kỹ thuật - công nghệ sử dụngnhiều lao động Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứukinh tế Trung ơng năm 2001 thì chỉ có 26% doanh nghiệp và21% công ty sử dụng công nghệ tơng đối hiện đại, 39,5%doanh nghiệp và 21,2% công ty sử dụng công nghệ cổ truyền,36,5% doanh nghiệp và 61,3% công ty kết hợp cả công nghệhiện đại và cổ truyền Công nghệ lạc hậu là một trong nhữngnguyên nhân chính khiến cho các sản phẩm của khu vực nàykém sức cạnh tranh và thị phần hàng hoá bị giới hạn trongkhuôn khổ chật hẹp Tuy nhiên, đây cũng là trở ngại chungcủa các doanh nghiệp nớc ta, kể cả doanh nghiệp Nhà nớc.
Trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế, kỹ năngcủa ngời lao động còn thấp:
Thực tế cho thấy, chủ các doanh nghiệp thuộc khu vựckinh tế ngoài quốc doanh xuất thân từ nhiều tầng lớp khác
Trang 39nhau: nông dân, thợ, tầng lớp trí thức Hơn nữa, kinh tế nớc tamới chuyển kinh tế thị trờng nên những kiến thức chung vềkinh tế, những hiểu biết về kinh doanh, pháp luật không phảiai cũng có thể nắm bắt đợc Điều này trớc hết gây khó khăntrong việc điều hành doanh nghiệp cho chính những ngời chủdoanh nghiệp Họ sẽ gặp phải những hạn chế, vớng mắc trongcông tác tổ chức nhân sự, trong việc hoạch định kế hoạchcũng nh phân tích dự án, các cơ hội, rủi ro đầu t Trên thựctế, do kém hiểu biết và nhận thức, việc thực hiện Pháp lệnhvề tài chính và thống kê của Nhà nớc trong các doanh nghiệpnày cha đợc thực hiện nghiêm túc, phần lớn các doanh nghiệpthực hiện công tác kế toán chủ yếu bằng kinh nghiệm bảnthân Do đó, họ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốnngân hàng vì không chứng thực đợc năng lực kinh doanh cũngnh tình hình tài chính của bản thân một cách rõ ràng.
e Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vựckinh tế ngoài quốc doanh:
Trong quá trình phát triển, khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh có thể huy động vốn thông qua bốn nguồn chủ yếu: vốntự có, thị trờng tài chính, hệ thống ngân hàng và nguồn vốnvay từ nớc ngoài Thực tế đã chứng minh rằng, vốn tự có trongkhu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nớc ta rất hạn chế, khôngđủ thể đáp ứng nhu cầu đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại,mở rộng quy mô sản xuất, đầu t vào những lĩnh vực ngànhnghề cần nhiều vốn Việc huy động vốn từ thị trờng chứngkhoán còn cản trở do: thứ nhất, thị trờng chứng khoán mới rađời vào tháng 7/2000 và cha thực sự phát triển; thứ hai, điềukiện tham gia thị trờng chứng khoán là tơng đối cao5 đối với5 Theo Điều 6 Nghị định 48/NĐ-CP ngày 11/07/1998 thì tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng, hoạt động kinh
Trang 40quy mô của kinh tế ngoài quốc doanh Bên cạnh đó, việc vayvốn từ nớc ngoài cũng đòi hỏi KVNQD đáp ứng những điềukiện khắt khe của bên cho vay Vì vậy, để phát triển kinh tếngoài quốc doanh chỉ có thể dựa vào nguồn vốn của ngânhàng
Tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu đốivới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
Trên thị trờng tín dụng chính thức, hoạt động của các hợptác xã tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu là nhằm hỗtrợ, giải quyết nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu về vốn để pháttriển kinh tế gia đình Thêm vào đó, thị trờng chứng khoán ởnớc ta mới ở giai đoạn sơ khai cộng với điều kiện tham gia thịtrờng chứng khoán đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhkhông phải là dễ dàng Vì vậy kênh cung cấp vốn chủ yếu vàhết sức quan trọng để khu vực kinh tế này phát triển là vốntín dụng của các NHTM
Tín dụng ngân hàng góp phần tăng cờng quy mô vốn luđộng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thúc đẩy sảnxuất phát triển:
Do đặc điểm của loại hình kinh tế ngoài quốc doanh ờng có chu kỳ sản xuất ngắn, vòng quay vốn nhanh, đòi hỏithờng xuyên phải bổ sung số vốn lu động vợt quá khả năng vốntự có của doanh nghiệp Do đó, vốn vay dới hình thức tín dụngngắn hạn là nguồn vốn bổ sung vốn lu động rất quan trọngđối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Bên cạnh đó, hànghoá của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất ra khôngphải lúc nào cũng đợc tiêu thụ hết và đợc thanh toán ngay trongkhi quá trình sản xuất không thể bị đứt đoạn Vì vậy, với số