1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam

97 437 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 663,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ và ổnđịnh với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7% một năm Có được kết quảkhả quan đó là do Việt Nam đang thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn

bộ nền kinh tế do Đảng ta khởi xướng tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986,theo đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được tạo điều kiện để tồn tại và pháttriển bình đẳng hơn với khu vực kinh tế quốc doanh Có được điều kiện cần thiết

để tồn tại và phát triển, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam đã khôngngừng lớn mạnh, từ đó, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển của nềnkinh tế quốc dân

Tuy nhiên, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay vẫnphải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức đang kìm hãm đáng kể sựtrưởng thành của khu vực kinh tế này, trong đó nổi bật là tình trạng thiếu vốn

Do thị trường chứng khoán ở nước ta còn đang ở giai đoạn sơ khai, chưa đảmnhiệm được vai trò là kênh cung cấp vốn chủ đạo cho nền kinh tế, cộng với điềukiện tham gia thị trường còn tương đối cao đối với kinh tế ngoài quốc doanh;trong khi đó, vẫn còn tồn tại tâm lý rụt rè của người dân Việt Nam trong việc sửdụng vốn nhàn rỗi để góp vốn kinh doanh nên kinh tế ngoài quốc doanh khithành lập, khác với kinh tế quốc doanh được cấp vốn từ Ngân sách Nhà nước, cónguồn vốn hình thành chủ yếu từ những khoản tiền tích góp được của từng cánhân Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta nhìn chung còn kém phát triển, thu nhậpcủa người dân còn thấp nên khoản tiền tích góp được của từng cá nhân nàykhông đủ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy, khu vực kinh tếngoài quốc doanh phải trông cậy rất nhiều vào việc vay vốn ngân hàng để bùđắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, tuy nhiên, việc tiếp cận vốn ngân hàng của khuvực này trên thực tế còn không ít khó khăn, bất cập do cả nhân tố nội sinh và

Trang 2

ngoại sinh Điều này khiến các ngân hàng có vốn nhưng không cho vay được,còn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có nhu cầu lớn về vốn lại không được chovay.

Xuất phát từ thực tiễn trên, người viết mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài

“Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu của khóa luận:

- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về tín dụng, tín dụng ngân hàng và quátrình hình thành, phát triển của tín dụng ngân hàng tại Việt Nam

- Tìm hiểu về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam, vai trò củakhu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế Việt Nam cũng như nhữngkhó khăn, thách thức mà khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang gặp phải, từ đónêu bật vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tếnày

- Đi sâu tìm hiểu những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trongquan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh ở Việt Nam trong thời gian qua, cũng như nguyên nhân của những kếtquả, hạn chế đó

- Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế, loại bỏ những nguyên nhân dẫnđến những hạn chế trong quan hệ giữa các ngân hàng và khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh, từ đó đề xuất một số biện pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối vớikhu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vựckinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào thực trạng hoạt động tín dụng ngânhàng đối với khu vực ngoài quốc doanh thông qua tìm hiểu những kết quả đạt

Trang 3

được và những hạn chế trong quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại

và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

Người viết chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với việc vận dụng phương pháp thống kê,

so sánh để làm sáng tỏ vấn đề

5 Những đóng góp của khóa luận:

- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng, tín dụng ngân hàng vàlàm rõ vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh

tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam thông qua nêu rõ những kết quả đạt được cũngnhư hạn chế của hoạt động này

- Đề xuất một số giải pháp nhằm loại bỏ những hạn chế đó và hướng tới

mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở ViệtNam

6 Kết cấu của khoá luận:

Ứng với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, khoá luận có tên “Một số giải

pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở

Việt Nam v có k t c u g m ba ch” và có kết cấu gồm ba chương sau: à có kết cấu gồm ba chương sau: ết cấu gồm ba chương sau: ấu gồm ba chương sau: ồm ba chương sau: ương sau: ng sau:

Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh

tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây Chương

3:

Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam.

Trang 4

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH

1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng:

1.1 Khái niệm tín dụng:

Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hìnhthái tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu (gọi là người cho vay) sang người sửdụng (gọi là người đi vay) để sau một thời gian nhất định thu về một lượng giátrị lớn hơn lượng giá trị ban đầu Khi đó quan hệ giữa người cho vay và người đivay được gọi là quan hệ tín dụng

Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vay mượn giữa hailoại chủ thể: người đi vay và người cho vay, trong đó hai bên thoả thuận mộtthời hạn nợ và một mức lãi cụ thể (chính là khoản tiền lớn hơn của lượng giá trịthu về so với lượng giá trị cho vay ban đầu) Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tíndụng là sự vận động của các nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn (vấn

đề này sẽ được làm rõ ở phần tiếp theo)

Từ khái niệm trên, có thể thấy quan hệ tín dụng có những đặc trưng cơbản sau:

- Quan hệ tín dụng được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc: có thời hạn, cóhoàn trả và có đền bù, nghĩa là trong bất kỳ quan hệ tín dụng nào bên cho vay vàbên đi vay đều thoả thuận một thời hạn nợ nhất định, theo đó bên đi vay khi hếtthời hạn này phải hoàn lại cho bên cho vay lượng giá trị đã vay ban đầu cộngthêm một mức lãi nhất định để bù đắp cho việc chiếm dụng vốn của mình

- Mặc dù hình thức biểu hiện của tín dụng là có sự di chuyển từ người chovay sang người đi vay song về thực chất chỉ có sự di chuyển quyền sử dụng vốn,quyền sở hữu vốn vẫn thuộc về người cho vay do đặc thù trong quan hệ tín dụng

Trang 5

là có hoàn trả sau một một thời hạn nhất định Vì vậy, trong quan hệ tín dụng,quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau.

- Do đặc điểm tách rời nhau giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn nhưvậy nên mối quan tâm lớn nhất trong quan hệ tín dụng là liệu vốn có quay trở lạingười cho vay sau khi đã hết thời hạn tín dụng Chính vì vậy mà quan hệ tíndụng chỉ có thể hình thành trên cơ sở lòng tin hay sự tín nhiệm của người chovay về khả năng hoàn trả đúng hạn của người đi vay Đó là lý do vì sao mà từ tíndụng trong tiếng Anh “ credit”, tiếng Pháp “crédit’, rất giống nhau vì chúng đềuxuất phát từ gốc latinh “creditium” có nghĩa là lòng tin hay sự tín nhiệm Điềunày cũng tương tự trong ngôn ngữ các nước Á Đông như tiếng Trung Quốc,tiếng Nhật hay tiếng Việt Nói tóm lại người ta đã sử dụng chính điều kiện đảmbảo cho sự xuất hiện của quan hệ tín dụng để đặt tên cho nó

1.2 Chức năng và vai trò của tín dụng:

1.2.1 Chức năng của tín dụng:

Với những đặc trưng trên, tín dụng có 3 chức năng chính sau:

a Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả:

Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sựvận hành của hệ thống tín dụng Ở đây, sự có mặt của tín dụng được xem nhưchiếc cầu nối giữa các nguồn cung và cầu về tiền tệ trong nền kinh tế

Thông qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết cácnguồn vốn tạm thời dư thừa từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thờicho những doanh nghiệp, cá nhân hay nhà nước đang thiếu hụt về vốn Nói cáchkhác:

- Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập hợp những nguồn vốn tạm thời

nhàn rỗi trong xã hội

- Ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu về vốn

để phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các doanh nghiệp, các cá nhân

và cả của ngân sách quốc gia

Trang 6

Trong toàn bộ nền kinh tế, phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tíndụng được thực hiện bằng hai cách: phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.

- Phân phối trực tiếp là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời

chưa sử dụng trực tiếp sang chủ thể vay vốn đó cho sản xuất, kinh doanh haytiêu dùng Phương thức phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụngthương mại và phát hành trái phiếu của công ty hay chính phủ

- Phân phối gián tiếp là việc phân phối vốn được thực hiện thông qua các

tổ chức tài chính trung gian như hệ thống ngân hàng, các công ty tài chính

b Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:

Nhờ vào quá trình động viên kịp thời những nguồn vốn nhàn rỗi trong xãhội, những khoản vốn này đang tạm thời “đứng yên” được đưa vào chu chuyểnnghĩa là tín dụng đã làm tăng vòng quay của đồng tiền, giảm lượng tiền cần thiếtcho lưu thông

Mặt khác, hệ thống ngân hàng phát triển đã thúc đẩy việc mở rộng thanhtoán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các đơn vị kinh tế Điều này

sẽ làm giảm khối lượng giấy bạc trong lưu thông cũng như chi phí in ấn giấybạc, chi phi bảo quản tiền, vận chuyển tiền

c Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế:

Chức năng này phát huy được tác dụng phụ thuộc vào sự phát triển củacác chức năng trên Cụ thể:

Thông qua quá trình tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng góp phầnphản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế về các mặt như: khối lượng tiền tệnhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn trong từng thời kỳ từ đó giúp ta có cái nhìntổng quát về những cân đối lớn trong nền kinh tế như: tổng nguồn vốn tích luỹgồm những khoản nào, được huy động từ những thành phần kinh tế nào, vớikhối lượng và biến động qua từng thời kỳ là bao nhiêu hay với nguồn vốndành cho tiêu dùng thì tiêu dùng cho kinh tế phát triển là bao nhiêu, cho cá nhân

là bao nhiêu

Trang 7

Đặc biệt trong hoạt động cho vay, để đảm bảo an toàn về vốn, ngân hàngluôn thực hiện quá trình kiểm tra tình hình tài chính của đơn vị vay vốn nhằmphát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm chế độ quản lý kinh tế của nhànước Bên cạnh đó, trên cơ sở thực hiện nguyên tắc cho vay có hoàn trả, tíndụng còn phản ánh kịp thời tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn của các đơn

vị kinh tế Các đơn vị muốn vay vốn ngân hàng phải trình bày rõ mục đích sửdụng tiền vay và phương án trả nợ Trong trường hợp ngân hàng phát hiện ngườivay vốn sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc không hiệu quả thì dừng ngayviệc cho vay và tìm cách thu hồi số vốn đã cho vay

Tóm lại, tín dụng cần phải được vận dụng như một trong những đòn bẩykích thích kinh tế không thể thiếu trong quá trong quá trình tổ chức, quản lýkinh tế - tài chính, kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc dân

1.2.2 Vai trò của tín dụng:

Trên cơ sở phát huy các chức năng vốn có, tín dụng thể hiện vai trò tíchcực trong đời sống kinh tế-xã hội như sau:

a Tín dụng đóng vai trò là công cụ điều hoà vốn cho nền kinh tế:

Trong nền kinh tế luôn luôn xảy ra hiện tượng cùng một lúc có những chủthể kinh tế tạm thời dư thừa về vốn trong khi các chủ thể kinh tế khác lại có nhucầu vay vốn Cụ thể:

Về nhu cầu vay vốn của nền kinh tế:

- Nhu cầu về vốn xuất hiện trước tiên trong quá trình sản xuất kinh doanh.Trong quá trình này, do đặc điểm vốn tự có thường không đủ nên các doanhnghiệp thường phải vay thêm vốn để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Đối với những hộ gia đình, nhu cầu chi tiêu lớn vượt quá thu nhập hiệntại (như: mua nhà, xe hơi, ) hoặc những nhu cầu chi tiêu bất thường (đau ốm,bệnh tật, ) cũng làm phát sinh nhu cầu vay mượn

- Rồi đến nhà nước hay các chính quyền địa phương nhiều khi cũng cần

có những khoản tiền lớn để xây dựng cầu đường, trường học, cơ sở y tế, hoặc

Trang 8

để khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trong khi thu ngân sách chưa đủ để đápứng ngay nên phải vay mượn.

Về nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của nền kinh tế:

- Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi xuất hiện trong quá trình tái sản xuất:

trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, nhiều lúc xuất hiện một số vốntiền tệ tạm thời chưa dùng vào sản xuất Đây được xem là nguồn hình thành vốncho vay của nền kinh tế

+ Trước hết do đặc điểm chu chuyển vốn cố định trong quá trình tái sảnxuất, các tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng, không thể tính hết một lầnvào chi phí sản xuất mà phải khấu hao dần dần Quá trình khấu hao này đã tạonên vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi nằm trong các quỹ khấu hao

+ Tiếp theo, sự tuần hoàn và chu chuyển vốn lưu động trong quá trình tái

sản xuất cũng tạo ra vốn tiền tệ tạm thời chưa dùng đến Chẳng hạn do chênhlệch về số lượng và thời gian mua nguyên liệu, do những khoản phải trả nhưngchưa đến kỳ trả, các khoản phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp mà hình thành nênvốn nhàn rỗi nằm trong quỹ tiền mặt hay quỹ lương của doanh nghiệp

+ Cuối cùng là lợi nhuận được tích luỹ lại trong quỹ tích luỹ nhưng chưa

đủ quy mô nhất định để mở rộng sản xuất cũng hình thành vốn tiền tệ tạm thờikhông dùng đến

Những vốn tiền tệ tạm thời chưa dùng đến này là số vốn không hoạt động,không sinh lời nên có thể được huy động vào mạng lưới tín dụng và đầu tư để táiphân bổ cho các ngành theo nguyên tắc tín dụng

- Nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi thu được dưới dạng tiền gửi tiết kiệm của

mọi tầng lớp trong xã hội: nguồn tiền nhàn rỗi này hình thành từ khoản tiền tiết

kiệm được trích ra từ thu nhập của người dân và được xem là bộ phận quantrọng nhất trong vốn tín dụng của một quốc gia

Trang 9

Trong hai nguồn vốn trên, nguồn vốn từ sản xuất kinh doanh thường tạo

ra cung vốn ngắn hạn còn vốn từ tiết kiệm tạo ra cung vốn dài hạn cho nền kinhtế

Như vậy, sự thừa và thiếu hụt tạm thời về vốn trong nền kinh tế như phântích ở trên đòi hỏi cần phải có tín dụng để điều hoà vốn từ nơi dư thừa vốn đếnnơi thiếu hụt vốn Do đó sự tồn tại và phát triển của tín dụng trong nền kinh tế làmột tất yếu khách quan

Mặt khác, việc tín dụng góp phần điều phối lại vốn trong nền kinh tế cònthúc đẩy quá trình bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận Như ta đã biết, sản xuất,cạnh tranh tự do luôn chạy theo lợi nhuận đã tạo điều kiện và thúc đẩy vốn ởnhững ngành thu được lợi nhuận thấp chạy sang những ngành có lợi nhuận caohơn Vì vậy thông qua tác dụng phân phối lại vốn, tín dụng đã có vai trò thúcđẩy quá trình bình quân hoá lợi nhuận giữa các ngành Nhờ đó mà xã hội mới cóđiều kiện phát triển

c Tín dụng là đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ việc tập trung và tích tụ vốn:

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là tất yếu.Các doanh nghiệp lớn thường được các ngân hàng ưu tiên cấp vốn, thậm chí vớinhững điều kiện ưu đãi hơn hẳn so với các doanh nghiệp nhỏ Đây là điều kiện

để các doanh nghiệp lớn mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất, kinh doanh, ứngdụng các tiến bộ mới của khoa học - kỹ thuật, từ đó càng có thế vững chắc trongcạnh tranh Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ muốn đứng vững trong cạnhtranh để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh hay mở rộng sản xuất thườngphải tự tích luỹ, sát nhập với các doanh nghiệp lớn hay liên kết với nhau để tậptrung vốn, lực lượng lao động có tay nghề, đầu tư vào khoa học - công nghệ.Như vậy, nhờ vào đòn bẩy này mà quy mô sản xuất và lưu thông hàng hoá được

mở rộng và phát triển nhanh

Một biểu hiện rõ nét của vai trò này là sự hình thành nên các công ty cổphần, một thực thể thiết yếu của nền kinh tế thị trường Chính sự xuất hiện của

Trang 10

các công ty cổ phần đã phá bỏ giới hạn chật hẹp của vốn cá nhân - luôn là xiềngxích đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

1.3 Sự ra đời và phát triển của tín dụng:

Tín dụng có quá trình hình thành và phát triển lâu dài Trong thời kỳ tan

rã của chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, cùng với sự phát triển của lực lượng sảnxuất, phân công lao động được mở rộng thì quan hệ H - T cũng hình thành vàphát triển Đây là những điều kiện tiền đề làm nảy sinh quan hệ tín dụng

Trong thời kỳ này, song song với sự hình thành các gia đình cá thể là sựthay đổi về cách thức phân phối thu nhập Giờ đây của cải không còn chia đềucho mọi thành viên trong công xã như trước kia mà có xu hướng tập trung trongtay một số người hay một vài dòng họ lớn nắm trong tay tư liệu sản xuất trongkhi đại bộ phận gia đình khác sống trong bần cùng, thiếu thốn thường xuyên vậtphẩm tiêu dùng, tư liệu lao động Sự khác nhau ngày càng lớn về thu nhập dẫnđến sự phân hoá giai cấp thành kẻ giàu, người nghèo Để có tiền đóng thuế, nộp

tô và để bù đắp những thiếu hụt trong sinh hoạt hàng ngày, những người nghèophải vay mượn từ những người giàu Tín dụng trong giai đoạn này là tín dụngnặng lãi bởi vì trước những yêu cầu bức thiết của con nợ, chủ nợ tìm cách nânglãi suất lên cao Như vậy, sản xuất nhỏ chính là mảnh đất tốt để tín dụng nặng lãitồn tại và phát triển Hơn nữa, do lãi suất cao nên người vay chỉ dám sử dụngvào mục đích tiêu dùng phi sản xuất Do đó, trong thời kỳ đầu hình thành vàphát triển dưới hình thức cho vay nặng lãi, tín dụng không phải là nhân tố kíchthích sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển

Khi chủ nghĩa tư bản ra đời, quá trình tái sản xuất giản đơn được thaythế bằng quá trình tái sản xuất mở rộng với quy mô lớn cả về chiều rộng lẫnchiều sâu Trước thực tiễn đó, các nhà tư bản dù rất cần bổ sung vốn nhưng

họ không thể sử dụng tiền vay nặng lãi, vì thế giai cấp tư sản đã sử dụng công

cụ nhà nước, tôn giáo, pháp luật để đấu tranh với những người cho vay nặnglãi Kết quả là nhà nước ban hành các đạo luật khống chế mức lãi suất Tuy

Trang 11

nhiên, trên thực tế hình thức này ít có hiệu quả, do đó khi phát triển cao hơn,giai cấp tư sản tự góp vốn lại và cho nhau vay với lãi suất vừa phải Nói cáchkhác, họ thiết lập quan hệ tín dụng cho riêng mình Đây là thời điểm mở đầucho giai đoạn phát triển mới ngày càng lớn mạnh của hệ thống tín dụng phục

vụ đắc lực cho quá trình phát triển của xã hội

Ngày nay, cùng với yêu cầu khách quan của các lĩnh vực sản xuất - lưuthông - tiêu dùng , hệ thống tín dụng cũng mở rộng về phạm vi hoạt động và

đa dạng về hình thức Vì vậy, tín dụng đã và đang phát triển như một bộ phậnkhông thể thiếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân

1.4 Các hình thức của tín dụng:

Hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú, vì thế cũng tồn tại nhiềuhình thức tín dụng khác nhau Có nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng, tuynhiên tín dụng có thể được phân loại theo các tiêu thức sau đây:

1.4.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

Theo tiêu thức này, tín dụng được chia làm 3 loại, đó là:

- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường

được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụnhu cầu cá nhân

- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được

dùng để đáp ứng nhu cầu về vốn để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới

kỹ thuật và mở rộng, xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốnnhanh

- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng

để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến, đầu tư công nghệ mới và mở rộng sảnxuất có quy mô lớn

1.4.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng:

Theo tiêu thức này, tín dụng được chia làm hai loại:

Trang 12

- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng chủ yếu để bù đắp

vốn lưu động tạm thời thiếu hụt Loại tín dụng này thường được thực hiện dướihình thức cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay chi phí sản xuất và cho vay dướihình thức chiết khấu các chứng từ có giá

- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cấp để hình thành vốn cố

định của doanh nghiệp dưới hình thức mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổimới kỹ thuật, mở rộng sản xuẩt, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới Thờihạn của loại tín dụng này là trung và dài hạn

1.4.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng:

Theo căn cứ này, tín dụng bao gồm:

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng cấp cho các

chủ thể kinh tế để tiến hành sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá

- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cấp cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại và những hàng hóa tiêu dùngkhác Loại này được cấp dưới hình thức cho vay bằng tiền hoặc bán chịu hànghoá

1.4.4 Căn cứ vào sự bảo đảm cho vay, tín dụng bao gồm:

- Tín dụng không bảo đảm (tín chấp): là loại tín dụng không có tài sản

cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba để đảm bảo cho khả năng hoàntrả của khoản vay mà việc đi vay chỉ dựa vào uy tín của người vay hoặc bảo lãnhbằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội Hình thức cho vay nàythường áp dụng đối với các cá nhân và hộ gia đình với một khoản tiền nhỏ tại tổchức tín dụng để phục vụ kinh tế gia đình

- Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng mà khi cấp tín dụng ngân hàng

yêu cầu người vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba(có thể bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba hoặc bảo lãnh của TCTD khác) đểđảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay Đây là loại tín dụng được tất cả các ngân

Trang 13

hàng áp dụng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là khoản vay lớn,các khoản đầu tư trung, dài hạn.

1.4.5 Căn cứ vào chủ thể tín dụng:

Theo căn cứ này, tín dụng được chia thành 5 loại:

- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được

biểu hiện dưới hình thức mua, bán chịu hàng hoá, ứng trước tiền hàng Khi đếnthời hạn đã được thoả thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dướihình thức tiền tệ cùng với một khoản lãi - chính là khoản tiền lớn hơn của giábán hàng chịu so với giá bán hàng thanh toán ngay Tuy nhiên, mục đích chínhcủa tín dụng thương mại không phải là lãi mà là hiệu quả kinh doanh, nó giúpcho quá trình tái sản xuất diễn ra thông suốt, nhanh chóng

- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín

dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân (chi tiết về hình thức tín dung này sẽđược trình bày kỹ hơn ở mục 2 chương 1)

- Tín dụng nhà nước: là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa nhà

nước với nhân dân và các tổ chức khác theo đó nhà nước chủ động vay của dân

để tăng nguồn thu, bù đắp thiếu hụt ngân sách, tận dụng vốn dư thừa trong dân,chi dùng cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh quốcphòng Trong quan hệ tín dụng này, nhà nước thực hiện việc vay vốn của dândưới hình thức phát hành công trái, kỳ phiếu, tín phiếu có hoàn trả Bên cạnh

đó, nhà nước còn có thể tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là ngườimua các chứng khoán do các chủ thể khác phát hành Trong hoạt động này, nhànước giữ vai trò là người cho vay Như vậy, đây là hình thức tín dụng thể hiện

sự thống nhất về lợi ích giữa nhà nước và mọi thành viên trong xã hội

- Tín dụng quốc tế: là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ tín dụng giữa

chính phủ Việt Nam với chính phủ nước khác hay các tổ chức tài chính, tín dụngquốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàngphát triển Á châu (ADB) hoặc giữa các TCTD nước ta với các TCTD quốc tế,

Trang 14

giữa doanh nghiệp và công ty trong nước với các doanh nghiệp và công ty nướcngoài

- Tín dụng tự huy động:

Đây là hình thức các doanh nghiệp tự huy động vốn để đảm bảo tái sảnxuất mở rộng Việc huy động vốn có thể được thực hiện qua các hình thức:

+ Huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp bằng cách vay ngắn hạn hoặc

dài hạn tiền dư thừa, tiền tiết kiệm, tiền lương của nhân viên trong công ty trong

đó việc có trả lãi hay không do doanh nghiệp và người cho vay thoả thuận

+ Huy động vốn từ các doanh nghiệp khác dưới hình thức liên doanh, liên

kết kinh tế hoặc điều chuyển vốn giữa các công ty, xí nghiệp nhỏ trong cùngmột công ty lớn

+ Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu Hình thức tín dụng nàyngày càng phát triển ở nước ta hiện nay

2 Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 2.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng:

2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng:

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng dưới hình thái tiền tệ phát sinhgiữa một bên là ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xãhội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay

Như vậy, tín dụng ngân hàng có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất, đối tượng cho vay trong quan hệ tín dụng ngân hàng là tiền tệ

trong đó nguồn vốn mà ngân hàng cung cấp hình thành từ những khoản tiền tạmthời nhàn rỗi trong xã hội do chính ngân hàng huy động được Bởi vì đối tượngcho vay là tiền tệ cho nên sự vận động của tín dụng ngân hàng không bị hạn chế

về phương hướng, thời gian và lượng giá trị cho vay

- Thứ hai, trong quan hệ tín dụng này ngân hàng đóng vai trò kép: vừa là

người đi vay vừa là người cho vay Với vai trò là người đi vay, ngân hàng huy

Trang 15

động vốn từ các chủ thể khác nhau như các doanh nghiệp, hộ gia đình, ngườinước ngoài để tạo nên quỹ cho vay Sau đó, với tư cách là người cho vay, ngânhàng cung cấp vốn vay cho các chủ thể kinh tế khác đang có nhu cầu về vốn.

- Thứ ba, quan hệ tín dụng ngân hàng mang tính chất gián tiếp bởi vì

người dư thừa vốn cung cấp vốn vay cho người thiếu vốn thông qua trung gian

là ngân hàng

- Thứ tư, sự vận động của tín dụng ngân hàng đôi khi thể hiện tính độc lập

tương đối đối với sự vận động của sản xuất, lưu thông hàng hoá Ví dụ, trongthời kỳ khủng hoảng của sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất và lưu thông hànghoá bị thu hẹp, nhu cầu về tiền vay giảm bớt nhưng khả năng cung cấp tiền lạirất lớn bởi vì nhiều người không muốn bỏ vốn vào kinh doanh nữa mà đemchúng gửi vào ngân hàng để thu lợi tức tiền gửi Trong thời kỳ khủng hoảngthừa, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp lại, hàng hoá ế thừa không bánđược, nhiều người rút tiền khỏi ngân hàng nên khả năng cung cấp tiền vay bịhạn chế Thế nhưng, nhu cầu này tăng lên không phải để đầu tư mở rộng sảnxuất mà dành cho việc trả nợ để tránh bị vỡ nợ hoặc phá sản

Như vậy, rõ ràng sự vận động của tín dụng ngân hàng mang tính độc lậptương đối so với sự vận động của sản xuất và lưu thông hàng hoá

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng ngân hàng ở Việt Nam:

Trong hoạt động của ngân hàng thì tín dụng ngân hàng là hoạt động cơbản nhất Bởi vì vậy mà ngay từ khi tổ chức ngân hàng nước ta mới được thànhlập, việc huy động vốn và phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cho vay đãđược Nhà nước quy định một cách cụ thể

Sắc lệnh 15/CP ngày 6-5-1951 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà

do chủ tịch Hồ Chí Minh ký về việc thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Namtrên cơ sở thống nhất tổ chức tín dụng sản xuất và ngân khố quốc gia thuộc BộTài chính đã xác định hoạt động “huy động vốn của nhân dân, điều hoà và mở

Trang 16

rộng tín dụng để nâng cao sản xuất và kinh tế Nhà nước” (điều 2-Sắc lệnh 15/CPngày 6-5-1951) là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Tuy vậy,trên thực tế tín dụng ngân hàng ở nước ta đến năm 1959 mới hình thành vớiQuyết định số 54/QĐ-TTG ngày 19-2-1959 của Thủ tướng Chính phủ về tíndụng vốn lưu động Kể từ đó tín dụng ngân hàng đã phục vụ đắc lực cho côngcuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh và trong cơ chế quản lý tậptrung bao cấp, hoạt động tín dụng ngân hàng cũng mang tính bao cấp, được tiếnhành theo những chỉ thị, mệnh lệnh trực tiếp Nguồn vốn cho vay của ngân hàngphụ thuộc vào kế hoạch của Nhà nước Trong khi các đơn vị sản xuất kinhdoanh do phải hoạt động theo kế hoạch cộng với việc được giao vốn, vay vốncũng theo kế hoạch nên việc sử dụng vốn tín dụng rất kém hiệu quả, tình trạng

nợ nần, có vay mà không có trả rất phổ biến Vì vậy, các quan hệ tín dụng ngânhàng giai đoạn này tồn tại dưới hình thức đơn giản

Trong giai đoạn sau khi đất nước thống nhất năm 1975 đến năm 1985,hoạt động tín dụng được triển khai theo tinh thần Nghị quyết 32/HĐBT ngày 11-2-1977 của Hội đồng bộ trưởng về cải tiến, mở rộng tín dụng hướng vào xâydựng cơ bản, đầu tư cho kinh tế quốc doanh, cải tiến vốn, tín dụng theo phươngthức tín dụng trong kế hoạch và tín dụng ngoài kế hoạch Tín dụng ngân hàngtrong giai đoạn này một mặt đáp ứng được kế hoạch cấp vốn của Nhà nước, mặtkhác thực hiện kinh doanh tiền tệ đã đóng góp tích cực vào công cuộc phục hồi

và phát triển nền kinh tế sau chiến tranh Tuy nhiên, tín dụng ngân hàng tronggiai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế do chủ trương chính sách chậm được banhành, chưa được đổi mới, cũng như sự non kém trong tổ chức, quản lý hoạtđộng tín dụng ngân hàng Hơn nữa, quan hệ pháp lý giữa người cho vay vàngười đi vay chỉ tồn tại dưới hình thức “khế ước” hoặc “đơn xin vay kiêm camkết trả nợ” cho nên quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên vẫn chưa chặt chẽ, cụ thể

và nhất là chưa tạo được cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Chính vì thế mà tín

Trang 17

dụng ngân hàng đã trở thành một trong những nguyên nhân gây nên sự mất cânđối trầm trọng của nền kinh tế, lạm phát cao, nguy cơ đổ bể của tài chính quốcgia cũng như khó khăn cho đời sống nhân dân

Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 với nghị quyết về đổi mới

cơ chế quản lý kinh tế, nhất là từ khi Nghị định 53/HĐBT ngày 26-3-1988 quyđịnh về tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng theo cơ chế mới, tín dụng ngânhàng đã thực sự chuyển sang hoạt động theo phương thức kinh doanh Cụ thể:Nhà nước xoá bỏ bao cấp, chuyển hoạt động tín dụng ngân hàng sang hạch toánkinh doanh, vì vậy các ngân hàng cũng phải chuyển quan hệ tín dụng với cácđơn vị kinh tế từ chỗ mang tính bao cấp sang quan hệ tín dụng mang tính chấtkinh doanh; thêm vào đó cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghệp phải tự chủ trongkinh doanh, tự chủ về tài chính, tự thiết lập các quan hệ kinh tế-tài chính trên cơ

sở gắn quyền lợi và nghĩa vụ với vật chất và hiệu quả kinh tế, kết quả là hoạtđộng tín dụng ngân hàng đã đạt được hiệu quả cao hơn, đóng góp tích cực vào

sự phát triển nhanh của đất nước trong giai đoạn mới

Trong những năm qua, với cơ chế mở cửa, khuyến khích đầu tư nướcngoài của nền kinh tế, đặc biệt kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cóhiệu lực, bên cạnh các tập đoàn công nghiệp nước ngoài, các tập đoàn tài chính,ngân hàng nước ngoài đã đầu tư và tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ tạinước ta Chính môi trường mới này đã thực sự làm hoạt động tín dụng ngânhàng ngày càng đa dạng, phong phú

Trang 18

2 Phân tích tín

dụng

• Hồ sơ đề nghị vay từ bước 1 chuyển sang.

• Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ

sơ lưu trữ

• Tổ chức thẩm định

về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện.

• Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền

3 Quyết định tín

dụng.

• Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn 2 chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định.

• Các thông tin bổ sung.

• Quyết định cho vay hoặc từ chối của cá nhân hoặc bộ phận được giao quyền phán quyết

• Quyết định cho vay hoặc từ chối.

• Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác.

4 Giải ngân • Quyết định cho vay

và các hợp đồng liên quan.

• Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng

Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động tín dụng, vì vậyngày nay các ngân hàng đều thiết lập các quy trình tín dụng Các quy trình tíndụng này về nguyên tắc có nội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dungchi tiết có lại nhiều khác biệt tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngân hàng Mộtquy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trịnhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi Tuân theo các bước của quy trìnhtín dụng, ngân hàng sẽ tìm kiếm, lựa chọn được khách hàng phù hợp, có uy tín,đạo đức trong kinh doanh Tuy nhiên, khi áp dụng quy trình tín dụng cần phảisáng tạo mở rộng, nâng cao nghiệp vụ thành kỹ năng, nghệ thuật cho vay củangân hàng và của từng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường

Trang 19

2.2 Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam:

2.2.1 Khái quát về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam:

a Sự ra đời và phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam:

Chính sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở vàđiều kiện cho sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Mặc

dù tập hợp từ “kinh tế ngoài quốc doanh” mới được sử dụng từ năm 1986 tớinay nhưng khu vực này được đề cập đến từ rất sớm trong các văn kiện, Nghịquyết của Đảng, Nhà nước và được dùng phổ biến trong niên giám thống kê từnăm 1954 đến năm 1985 Như vậy kinh tế ngoài quốc doanh đã hình thành từlâu nhưng mới được khẳng định từ hơn 15 năm nay

Trước năm 1986, trong nền kinh tế kế hoạch hoá, quan điểm của Đảng vàNhà nước ta là xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, xây dựngquan hệ sản xuất với hai hình thức chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tậpthể Cụ thể: chúng ta tiến hành xây dựng các doanh nghiệp nhà nước, đưathương nghiệp quốc doanh cũng như mạng lưới hợp tác xã mua bán vào thay thếcác doanh nghiệp và thương nghiệp ngoài quốc doanh, trong công nghiệp chúng

ta sử dụng quan hệ “cung cấp và giao nộp”, trong thương nghiệp sử dụng quan

hệ “cung ứng và thu mua” Việc sử dụng chính sách và các quan hệ kinh tế trên

đã làm kinh tế ngoài quốc doanh bị tê liệt, rơi vào tình trạng phá sản, nền kinh tếquốc dân mất cân đối nghiêm trọng và rơi vào trạng thái trì trệ trong một thờigian dài

Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng và Nhà nước đã khẳng định

và nhất quán thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần vận động theo cơ chế thị thường có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng XHCN Hàng loạt chủ trương, chính sách và quy định về khuyến khíchphát triển kinh tế ngoài quốc doanh đã được ban hành, cụ thể như: Nghị quyết

16 của Bộ chính trị (15/7/1988) về phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, Nghị

Trang 20

quyết 217 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của đơn

vị cơ sở, Nghị quyết 27, 28, 29 của Hội đồng Bộ trưởng về khuyến khích cácthành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, đăc biệt là Luật doanh nghiệp

tư nhân, Luật công ty được thông qua vào năm 1990 và đến năm 1999 được thaythế bằng một luật duy nhất là Luật Doanh nghiệp, theo đó sở hữu tư nhân đượcthừa nhận và khuyết khích phát triển, kinh tế ngoài quốc doanh kể từ đó cónhiều điều kiện để tồn tại và phát triển bình đẳng với các TPKT khác Hiện nay,nhất là sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Quốc hội khoá X đã thôngqua Hiến pháp sửa đổi, KVNQD càng được coi trọng và đối xử bình đẳng trongnền kinh tế1

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, KVNQD đã có sự phát triển nhanhchóng và đạt một số kết quả nhất định Với chính sách khuyến khích và hỗ trợhoạt động cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, số lượng các doanh nghiệpngoài quốc doanh đã tăng lên nhanh chóng Năm 1991 mới chỉ có 123 doanhnghiệp với số vốn điều lệ là 63 tỷ đồng thì đến năm 1996 đã có 26.091 doanhnghiệp với số vốn điều lệ lên tới 8.257 tỷ đồng Đến năm 1998, khu vực kinh tếngoài quốc doanh đã có 2.990 hợp tác xã, 24.667 doanh nghiệp tư nhân và1.217.300 hộ kinh doanh cá thể Chỉ tính riêng từ tháng 1/2000 cho đến tháng12/2002 đã có hơn 56.000 doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập ở ViệtNam2

b Các thành phần chủ yếu của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay:

Hiện nay, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta bao gồm: công ty

cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân,hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể

- Công ty cổ phần: là loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

1 Theo Điều 21 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, “kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được th nh l ành l ập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ng nh, ngh ành l ề có lợi cho quốc kế dân sinh”; theo Điều 22 Hiến pháp 1992 sửa đổi, ”các cơ

sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi th nh ph ành l ần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, vốn v t i s ành l ành l ản hợp pháp được Nh n ành l ước bảo hộ”

2 Thời báo kinh tế Việt Nam, số 80, ng y 19/5/2003 ành l

Trang 21

 Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổphần;

 Cổ đông có thể là một tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là ba, khônghạn chế số lượng tối đa, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụtài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanhnghiệp;

 Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quyđịnh pháp luật về chứng khoán;

 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp, trong đó:

 Các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tàisản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanhnghiệp;

 Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng không quá năm mươi;

 Khi góp đủ giá trị phần góp vốn, thành viên được công ty cấp giấy chứngnhận vốn góp;

 Thành viên công ty muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốngóp trước hết phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lạitheo tỷ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện,chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thànhviên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết;

 Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu, có tưcách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Công ty hợp danh: là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh là

cá nhân, có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm bằngtoàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, công ty hợp danh khôngđược phát hành bất cứ loại chứng khoán nào

Trang 22

- Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự

chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanhnghiệp

- Hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu

cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng nhau góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sứcmạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả hơncác hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để cải thiện đời sống, đồng thời gópphần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hợp tác xã hoạt động theo luật hợptác xã và trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, cùng hưởng lợi, cùng chịu rủi ro

Cơ quan quyết định cao nhất của hợp tác xã là Đại hội xã viên, cơ quan quản lýcác hoạt động của hợp tác xã là ban chủ nhiệm hợp tác xã được xã viên bầu theoLuật hợp tác xã

- Hộ kinh doanh cá thể: do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh

doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động Không cócon dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt độngkinh doanh

c Vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị trường Việt Nam:

Trong xu thế mở cửa nền kinh tế và hội nhập khu vực và quốc tế, nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần được thừa nhận và tạo điều kiện để phát triển

Do đó, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã và đang chứng tỏ được vai trò quantrọng của mình trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh bên cạnh kinh tế quốc doanh đã tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn lực của đất nước:

Sau hơn 15 năm đổi mới, mặc dù đạt được nhiều thành tựu to lớn, trình độphát triển của nền kinh tế nước ta vẫn còn thấp trong khi tiềm năng phát triểncủa nền kinh tế còn rất lớn Trong khi đó, do đặc điểm quy mô lớn, thường nắmgiữ những vị trí, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, khu vực kinh tế quốc doanh

Trang 23

không thể khai thác và tận dụng hết được những tiềm năng này Do vậy, pháttriển kinh tế ngoài quốc doanh với đặc điểm quy mô nhỏ và vừa, năng động, linhhoạt, có khả năng vươn tới mọi “ngóc ngách” của nền kinh tế là chiến lược tốiquan trọng để khai thác, tận dụng triệt để những tiềm năng chưa được khai tháchay khai thác chưa hiệu quả Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển sẽhuy động được một lượng vốn lớn đang nằm trong dân, tạo điều kiện cho nănglực của mọi người được giải phóng và phát huy mạnh mẽ Bên cạnh đó, vớinhững cơ hội mới, mọi cá nhân, tổ chức đều cố gắng phát huy tối đa khả năngcủa mình tìm kiếm, khai thác các nguồn lực vì lợi ích của chính bản thân Đó làđộng lực kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ đó thúc đẩy kinh tế -

xã hội phát triển

Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển sẽ thu hút nhiều lao động, từ đó góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội:

Việt nam là một nước có dân số trẻ, lực lượng lao động đông đảo (năm

2002 Việt Nam có 40.694.360 người từ 15 tuổi trở lên tham gia vào hoạt độngkinh tế thường xuyên, tăng 3% so với năm 20013) trong khi khu vực kinh tế nhànước không thể tạo đủ việc làm cho tất cả lực lượng lao động Hơn nữa, trải quathời kỳ nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung, bao cấp kinh tế quốc doanh

đã bộc lộ rõ những mặt yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng lao động, vìvậy cùng với chủ trương giảm biên chế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, khuvực kinh tế ngoài quốc doanh trở thành đối trọng để thu hút lực lượng lao độngdôi ra từ các đơn vị, cơ quan Nhà nước và hành chính sự nghiệp

B ng 2: T ng lao ảng 2: Tổng lao động phân theo thành phần kinh tế ổng lao động phân theo thành phần kinh tế động phân theo thành phần kinh tế ng phân theo th nh ph n kinh t à có kết cấu gồm ba chương sau: ần kinh tế ết cấu gồm ba chương sau:

3.137,7 30.623

3.267 31.226

3.383 31.850

3.433 32.543

3.501 33.201

3.420 34.301

3 CIEM, Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2002, tr 42.

Trang 24

9,47 90,53

9,60 90,40

9,54 90,46

9,54 90,46

9,07 90,93

Chú thích: số liệu đã được làm tròn, số liệu năm 2001 là sơ bộ.

Nguồn: Niên giám thống kê 2002

Theo số liệu ở bảng trên, KVNQD thường xuyên thu hút được trên 90%tổng số lượng lao động được tuyển dụng, trong đó cao nhất là năm 2001 với90,93%, tương ứng với khoảng 34,3 triệu lao động (bằng 42,89% tổng dân sốcủa cả nước) Với tỷ trọng lớn như vậy, rõ ràng phát triển KVNQD chính là chìakhoá để giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội Bên cạnh đó, theo Báo cáo Kinh

tế Việt Nam 2002 của CIEM, năm 2002 cả nước tạo được khoảng 1,42 triệu việclàm mới trong đó kinh tế ngoài quốc doanh thu hút nhiều lao động nhất (79,1%tổng số việc làm mới; trong đó kinh tế cá thể tạo được 56,2%); tiếp đến là kinh

tế nhà nước (15,1%); và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (5,4%) Cùngvới số lượng việc làm mới được tạo thêm này, tỷ lệ thất nghiệp (cũng theo Báocáo này) đã giảm xuống, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khuvực thành thị giảm từ 6,28% năm 2001 xuống còn 6,01% năm 2002

Măt khác, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn có khả năng sử dụng laođộng một cách hiệu quả nhất bởi cách thức tuyển dụng theo khả năng, trả côngtheo năng lực làm việc thực tế và môi trường làm việc năng động, linh hoạt kíchthích người lao động phát huy tối đa năng lực bản thân

Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển nhanh chóng, đóng góp ngày càng lớn vào GDP của quốc gia:

Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3: Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế

(theo giá thực tế)

1 Kinh tế Nhà nước tỷ đồng 154.927 170.141 184.836 205.379

Trang 25

2 Kinh tế ngoài quốc doanh

3 Kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài

tỷ đồng

tỷ đồng

196.057 48.958

212.879 58.626

230.247 66.212

256.201 74.518

1 Kinh tế Nhà nước

2 Kinh tế ngoài quốc doanh

3 Kinh tế có vốn đầu tư nước

38,53 48,19 13,28

38,40 47,85 13,75

38,31 47,78 13,91

Chú thích: số liệu năm 2002 là sơ bộ.

Nguồn: Niêm giám thống kê 2002.

Trong những năm qua (95-2002), tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn ởmức cao (trên 7%/năm), chỉ đứng sau nước láng giềng Trung Quốc Có được kếtquả này một phần lớn nhờ vào đóng góp KVNQD Theo số liệu từ bảng 2 thì tỷtrọng của khu vực này trong GDP của Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2002 lầnlượt là 49,02% năm 1999, 48,21% năm 2000, 47,04% năm 2001và 47,79% năm

2002 - luôn cao hơn tỷ trọng của KVQD (tương ứng là 38,74%; 38,52%;38,40%; 38,31%) Điều này khẳng định vị trí quan trọng của của KVNQD trongnền kinh tế Việt Nam, tuy rằng tỷ trọng của khu vực này những năm gần đây đãgiảm xuống đôi chút so với năm 1999, là năm mà nền kinh tế Việt Nam đạt tốc

độ tăng trưởng GDP thấp nhất (4,77%) trong 4 năm qua trong khi tốc độ tăngtrưởng của ngoài quốc doanh lại cao hơn khu vực nhà nước Như vậy, có thểnhận thấy rằng khi mà khu vực quốc doanh không phát huy được vai trò tiênphong cuả mình thì chính khu vực ngoài quốc doanh là nhân tố chính thúc đẩytăng trưởng của nền kinh tế, bởi vì cũng trong năm 1999, kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 4 gần đây

Kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra sự cạnh tranh, góp phần kích thích sự phát triển sôi động của nền kinh tế

Rõ ràng sự phát triển nhanh chóng của KVNQD trong thời gian qua, đồngnghĩa với sự gia tăng số lượng chủ thể kinh tế tham gia thị trường đã “hâmnóng” cạnh tranh trên thị trường trong nước Thực tế đã chứng minh sự tồn tại

Trang 26

và phát triển của KVNQD buộc các DNNN phải phân tích, hoạch định chiếnlược kinh doanh cho hợp lý hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình,điều này cũng có nghĩa rằng phát triển kinh tế ngoài quốc doanh không nhữngkhông làm suy yếu kinh tế quốc doanh mà còn thúc đẩy khu vực này phát triểnmạnh mẽ hơn Trong những năm qua, KVNQD với những đặc trưng vốn có củamình đã đóng vai trò hỗ trợ, vệ tinh cho KVQD, giải quyết những yêu cầu nềnkinh tế đặt ra mà KVQD không thể giải quyết triệt để hoặc hiệu quả Như vậy,với vai trò này, KVNQD vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là đối tác làm ăn trongquá trình cung cấp đầu vào, hoàn thiện, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho KVQD Sựkết hợp về sản xuất - tiêu thụ giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốcdoanh tạo ra một dây chuyền sản xuất mới của xã hội, có tác dụng rút ngắn thờigian sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó gópphần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhậpkhu vực và quốc tế.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp tích cực vào quá trình CNH - HĐH của đất nước:

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đưa ra mục tiêu đếnnăm 2010, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp Bên cạnh đó cũng đặt ramục tiêu đến năm 2005 có khoảng 60% doanh nghiệp cổ phần hoá Như vậytrong những năm tới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ được mở rộng và lànơi tập trung vốn, nhân lực cho những ngành kinh tế đòi hỏi nhiều hàm lượngtri thức như công nghệ thông tin, điện tử cũng như có thể lấp đầy nhữngkhoảng trống trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh không cần nhiều vốn, cómức lợi nhuận không cao mà các nhà đầu tư lớn ít quan tâm tới Đây cũng làquan điểm của Đảng ta trong quá trình CNH - HĐH đất nước

Chính vai trò to lớn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung vàkinh tế tư nhân nói riêng nên lần đầu tiên Đảng dành một Nghị quyết về địnhhướng phát triển kinh tế tư nhân Nghị quyết Trung Ương khoá IX đã khẳngđịnh: “sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản

Trang 27

xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng thêm

số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủtrương xã hội hoá y tế, văn hóa, giáo dục ”

d Một số khó khăn, thách thức đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam:

Mặc dù KVNQD ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mìnhtrong nền kinh tế Việt Nam, nhưng do mới được thừa nhận hơn 15 năm quacộng với nhiều nhân tố nội sinh và ngoại sinh khác, kinh tế ngoài quốc doanhđang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển của mình

d.1 Về mặt khách quan:

Môi trường pháp lý:

Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lýcho quá trình cải cách và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN Đồngthời với việc hình thành nhà nước pháp quyền XHCN, nguyên tắc công dânđược làm những điều pháp luật không cấm đã được khẳng định trong Hiến pháp

và luật pháp Bên cạnh đó, quyền sở hữu tư nhân được xác định với việc thừanhận trong Hiến pháp sự tồn tại lâu dài của KVNQD, quyền kinh doanh củaKVNQD đã được thể chế hoá Đây chính là những điều kiện cần thiết đểKVNQD phát triển nhanh và ổn định, từ đó phát huy được những mặt mạnh củamình đóng góp tích cực cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam

Tuy nhiên, môi trường pháp lý của Việt Nam còn nhiều hạn chế Cụ thể:

hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, thiếu cụ thể và chưa sátthực tế nên khó thực thi Chưa đầy đủ ở chỗ một số luật cơ bản của nền kinh tếthị trường vẫn còn thiếu như Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, pháp luật

về cạnh tranh mới chỉ gồm một số quy định mang tính đơn lẻ trong một số vănbản pháp luật và mang tính chính sách hơn là quy phạm pháp luật Chưa đồng

bộ, nhất quán ở chỗ các văn bản pháp luật đôi khi chồng chéo nhau, văn bảnpháp luật và các văn bản dưới luật đôi khi không thống nhất, nhiều giấy phép

Trang 28

“con” phản ánh không đúng hoặc chưa chính xác tinh thần của luật Chưa cụ thể,

rõ ràng ở chỗ cùng một quy định đôi khi còn dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau,gây bối rối cho người thi hành và chấp hành luật Chưa sát thực tế bởi vì một sốvăn bản pháp lý còn mang nặng tính chủ quan, chỉ phản ánh lợi ích của cơ quanquản lý nhà nước, thiếu cân nhắc lợi ích của đối tượng bị điều chỉnh, chỉ xuấtphát từ quan điểm cục bộ mà chưa xem xét dưới góc độ lợi ích của đa số doanhnghiệp hay toàn bộ nền kinh tế Những yếu kém của hệ thống pháp luật trên đâykhiến môi trường pháp lý của Việt Nam trong nhiều trường hợp cản trở sự pháttriển của các chủ thể kinh tế nói chung và chủ thể kinh tế thuộc KVKTNQD nóiriêng Một khi yếu kém trên chưa được giải quyết hoăc giải quyết chưa triệt đểthì các chủ thể đó chưa thể phát huy hết năng lực của mình

Về môi trường kinh doanh:

Vấn đề nổi cộm hạn chế cạnh tranh hiện nay là tình trạng độc quyền còntương đối phổ biến trong nền kinh tế nước ta dưới hình thức độc quyền của mộtcông ty (chủ yếu trong các ngành như vận tải hàng không, bưu chính viễn thông,điện lực ), độc quyền nhóm (dưới hình thức tổng công ty trong các ngành nhưxăng dầu, sắt thép, mía đường ) Chính tình trạng độc quyền là nguyên nhânđội chi phí trung gian lên rất cao, gây ra tác động tiêu cực đối với các doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc KVNQD do có quy mô nhỏ, khảnăng tài chính hạn chế

Bên cạnh đó, tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữaDNNN và DNNQD còn khá phổ biến với nhiều ưu đãi cho các DNNN DNNQDnhư đã nêu ở trên, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực như:vốn, đất đai, lao động Tình trạng này bắt nguồn từ quy định của pháp luật: hệthống pháp luật được xây dựng và phân chia theo thành phần kinh tế, dựa trêntính chất sở hữu và điều hành thực tế của cơ quan quản lý nhà nước

Mặt khác, mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực nhưng thủ tục hànhchính còn nhiều phiền hà, nhũng nhiễu Tình trạng quan liêu, cửa quyền trong

Trang 29

quản lý kinh tế nói chung và đối với kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng vẫnđang là nhân tố cản trở không nhỏ đối với sản xuất kinh doanh.

Về cơ bản, môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro, thiếu bình đẳng đãkhiến doanh nghiệp có xu hướng “ăn xổi” nhờ quan hệ móc nối với hệ thốngnhà nước để tìm kiếm đặc quyền, ưu đãi hơn là dựa trên năng lực cạnh tranh củabản thân với chiến lược kinh doanh hiệu quả, dài hạn Tình trạng còn nhiều đơn

vị kinh tế ngoài quốc doanh phải ngụy trang núp bóng dưới danh nghĩa kinh tếquốc doanh là bằng chứng rõ ràng về sự ưu đãi quá mức đối với kinh tế quốcdoanh Kết cục là nền kinh tế phát triển thiếu lành mạnh, dựa nhiều vào nhữngyếu tố tăng trưởng thiếu bền vững

tế đều có quy mô nhỏ bé, suất đầu tư thấp (xét theo tiêu chí vốn và số lao độngthì trên 90% các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta thuộc loại hìnhdoanh nghiệp vừa và nhỏ, bình quân vốn của một doanh nghiệp đăng ký theoLuật doanh nghiệp năm 2000 chỉ là 900 triệu đồng, năm 2001 khả quan hơncũng chỉ đạt 1,2 tỉ đồng4) Khác với KVQD với phần lớn nguồn vốn được hỗ trợ

từ ngân sách, KVNQD có nguồn vốn kinh doanh chủ yếu hình thành từ cácnguồn: vốn tự có, vốn huy động trên thị trường bằng cách phát hành cổ phiếu,trái phiếu và các nguồn vốn đi vay Do nền kinh tế nước ta còn kém phát triển,tích luỹ tư bản không lớn nên vốn tự có của khu vực này thường nhỏ bé, khôngđáp ứng đủ yêu cầu sản xuất kinh doanh Muốn huy động vốn thông qua thịtrường tài chính, doanh nghiệp phải có quy mô lớn, có uy tín cao trên thị trường,nền kinh tế phải có một thị trường tài chính hoàn chỉnh với một hệ thống các tổ

4 T i chính tháng 7/2002, tr 13.ành l

Trang 30

chức trung gian đủ mạnh có khả năng đảm đương việc bảo lãnh, phát hành cổphiếu, trái phiếu công ty trong khi DNNQD lại có quy mô nhỏ, thị trường tàichính Việt Nam lại chưa phát triển Bên cạnh đó, trình độ dân trí , yếu tố tâm lý,thói quen của giới đầu tư trong nước cũng tác động không nhỏ đến cách thứchuy động này Do đó, khu vực kinh tế này chỉ còn cách vay các NHTM, đây lànguồn vốn dồi dào có thể đáp ứng được quá trình sản xuất kinh doanh của khuvực kinh tế ngoài quốc doanh Tuy nhiên, cách thức huy động vốn này còn nhiềubất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau (vấn đề này sẽ được phân tích kỹ ởchương sau) Vì vậy, tình trạng tài chính nghèo nàn vẫn là trở ngại chính củakhu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Trình độ sản xuất thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu, chắp vá:

Do hạn chế về vốn nên trình độ sản xuất của khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh vẫn còn ở mức thấp, kỹ thuật - công nghệ lạc hậu, chủ yếu vẫn là kỹ thuật

- công nghệ sử dụng nhiều lao động Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứukinh tế Trung ương năm 2001 thì chỉ có 26% doanh nghiệp và 21% công ty sửdụng công nghệ tương đối hiện đại, 39,5% doanh nghiệp và 21,2% công ty sửdụng công nghệ cổ truyền, 36,5% doanh nghiệp và 61,3% công ty kết hợp cảcông nghệ hiện đại và cổ truyền Công nghệ lạc hậu là một trong những nguyênnhân chính khiến cho các sản phẩm của khu vực này kém sức cạnh tranh và thịphần hàng hoá bị giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp Tuy nhiên, đây cũng là trởngại chung của các doanh nghiệp nước ta, kể cả doanh nghiệp Nhà nước

Trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế, kỹ năng của người lao động còn thấp:

Thực tế cho thấy, chủ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau: nông dân, thợ, tầng lớp trí thức.Hơn nữa, kinh tế nước ta mới chuyển kinh tế thị trường nên những kiến thứcchung về kinh tế, những hiểu biết về kinh doanh, pháp luật không phải ai cũng

có thể nắm bắt được Điều này trước hết gây khó khăn trong việc điều hànhdoanh nghiệp cho chính những người chủ doanh nghiệp Họ sẽ gặp phải những

Trang 31

hạn chế, vướng mắc trong công tác tổ chức nhân sự, trong việc hoạch định kếhoạch cũng như phân tích dự án, các cơ hội, rủi ro đầu tư Trên thực tế, do kémhiểu biết và nhận thức, việc thực hiện Pháp lệnh về tài chính và thống kê củaNhà nước trong các doanh nghiệp này chưa được thực hiện nghiêm túc, phần lớncác doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán chủ yếu bằng kinh nghiệm bảnthân Do đó, họ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vì khôngchứng thực được năng lực kinh doanh cũng như tình hình tài chính của bản thânmột cách rõ ràng.

e Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:

Trong quá trình phát triển, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có thể huyđộng vốn thông qua bốn nguồn chủ yếu: vốn tự có, thị trường tài chính, hệ thốngngân hàng và nguồn vốn vay từ nước ngoài Thực tế đã chứng minh rằng, vốn tự

có trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta rất hạn chế, không đủ thểđáp ứng nhu cầu đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất,đầu tư vào những lĩnh vực ngành nghề cần nhiều vốn Việc huy động vốn từ thịtrường chứng khoán còn cản trở do: thứ nhất, thị trường chứng khoán mới ra đờivào tháng 7/2000 và chưa thực sự phát triển; thứ hai, điều kiện tham gia thịtrường chứng khoán là tương đối cao5 đối với quy mô của kinh tế ngoài quốcdoanh Bên cạnh đó, việc vay vốn từ nước ngoài cũng đòi hỏi KVNQD đáp ứngnhững điều kiện khắt khe của bên cho vay Vì vậy, để phát triển kinh tế ngoàiquốc doanh chỉ có thể dựa vào nguồn vốn của ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu đối với khu vực kinh

tế ngoài quốc doanh:

Trên thị trường tín dụng chính thức, hoạt động của các hợp tác xã tín dụng

và quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu là nhằm hỗ trợ, giải quyết nhu cầu sinh hoạt

và nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế gia đình Thêm vào đó, thị trường chứngkhoán ở nước ta mới ở giai đoạn sơ khai cộng với điều kiện tham gia thị trường

5 Theo Điều 6 Nghị định 48/NĐ-CP ng y 11/07/1998 thì t ành l ổ chức phát h nh c ành l ổ phiếu lần đầu ra công chúng phải có mức vốn điều lệ tối thiểu l 10 t ành l ỷ đồng, hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất.

Trang 32

chứng khoán đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không phải là dễ dàng.

Vì vậy kênh cung cấp vốn chủ yếu và hết sức quan trọng để khu vực kinh tế nàyphát triển là vốn tín dụng của các NHTM

Tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường quy mô vốn lưu động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển:

Do đặc điểm của loại hình kinh tế ngoài quốc doanh thường có chu kỳ sảnxuất ngắn, vòng quay vốn nhanh, đòi hỏi thường xuyên phải bổ sung số vốn lưuđộng vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp Do đó, vốn vay dưới hìnhthức tín dụng ngắn hạn là nguồn vốn bổ sung vốn lưu động rất quan trọng đốivới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Bên cạnh đó, hàng hoá của các doanhnghiệp ngoài quốc doanh sản xuất ra không phải lúc nào cũng được tiêu thụ hết

và được thanh toán ngay trong khi quá trình sản xuất không thể bị đứt đoạn Vìvậy, với số vốn nhỏ bé của mình, để hoạt động kinh doanh được tiến hành liêntục và có hiệu quả, doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần thiết phải thông qua tíndụng ngân hàng để bổ sung vốn lưu động cho chính mình

Tín dụng ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị:

Các doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanhnói riêng ở nước ta đều có đặc điểm chung là trình độ công nghệ sản xuất lạchậu, tuổi thọ tài sản cố định khá cao Kết quả là sản phẩm làm ra có giá thànhcao, chất lượng hạn chế, khả năng cạnh tranh kém, dẫn đến kinh doanh bị thua

lỗ, thậm chí phá sản Do vậy, nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệpngày càng trở nên bức xúc Với khả năng của mình, ngân hàng hoàn toàn có thể

hỗ trợ vốn, giúp các doanh nghiệp từng bước tháo gỡ khó khăn, thích nghi vớithị trường thông qua hoạt động cho vay trung và dài hạn

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể giúp các doanh nghiệp tiến hành đổimới công nghệ thông qua hình thức thuê mua Đây là hình thức cho thuê máymóc, thiết bị để phục vụ sản xuất, được ngân hàng mua theo yêu cầu của bênthuê (các doanh nghiệp) Hình thức này thực hiện theo thể lệ tín dụng thuê mua

Trang 33

được Ngân hàng Nhà nước Việt nam ban hành kèm theo quyết định số NH5 ngày 27/5/1995 Bên thuê có quyền tự chọn bên cung ứng hàng, thươnglượng, thoả thuận chủng loại, giá cả, bảo hiểm, cách thức và hình thức giaohàng, việc lắp đặt, bảo hành và những vấn đề khác liên quan đến tài sản thuê.Nhờ đó, các DNNQD có nhiều điều kiện hơn trong việc đầu tư trang thiết bịhiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

149/QĐ- Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sử dụng vốn hiệu quả hơn:

Vai trò này bắt nguồn từ chức năng giám sát của ngân hàng với tư cách làngười sở hữu số vốn mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay từ ngân hàng.Các ngân hàng căn cứ vào các nguyên tắc tín dụng, hướng các doanh nghiệp vayvốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời đôn đốc các chủdoanh nghiệp vay vốn hoàn trả khoản vay đúng hạn Trong quá trình giám sát,kiểm tra, các ngân hàng phát hiện những nhược điểm cần khắc phục, giúp cácdoanh nghiệp xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh, nhằm hạn chếkhả năng rủi ro có thể xảy ra Nhờ đó, vốn vay của doanh nghiệp được sử dụnghiệu quả, từ đó lợi nhuận thu được cao hơn, kéo theo quy mô vốn tự có lớn hơntạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất và hiện đại hóa công nghệ

Như vậy, tín dụng ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển củakhu vực kinh tế ngoài quốc doanh Vì vậy, theo định hướng chung của Đảng vàNhà nước, định hướng riêng của NHNN, các NHTM đang thực hiện chiến lượchướng tới thị trường mới - đó chính là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM

TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1 Khái quát về hệ thống ngân hàng ở Việt Nam:

Trang 34

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời theo Sắc lệnh 15/SL ngày

16-5-1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của lĩnh vực tàichính Việt Nam Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngay từ khi ra đời đã thực hiệntốt nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn cách mạng, đó là:

- Phát hành giấy bạc, điều hoà lưu thông tiền tệ,

- Quản lý ngân quỹ quốc gia,

- Quản lý ngoại tệ và thực hiện thanh toán các khoản giao dịch với nướcngoài,

- Quản lý kim dung bằng thể lệ hành chính,

- Đấu tranh tiền tệ với địch,

- Huy động vốn của dân, điều hoà và mở rộng tín dụng để phát triển sảnxuất

Năm 1960, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàngNhà nước, vừa thực hiện vai trò của một ngân hàng trung ương vừa đảm nhiệmvai trò của một ngân hàng thương mại Mặc dù Nhà nước còn sở hữu 2 ngânhàng khác là Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nhưngtrên thực tế 2 ngân hàng này hoạt động như những chi nhánh đặc biệt của Ngânhàng Nhà nước: NHNT tài trợ cho các hoạt động ngoại thương, quản lý ngoạihối, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước trong khi NHĐT&PT cung cấp vốndài hạn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình công cộng Chính vìthế mà hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn này có đặc điểm làmột cấp, cụ thể:

- Thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, độc quyền và duy nhất,

- Thực hiện đồng thời hai chức năng: quản lý nhà nước và hạch toán kinhdoanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng,

- Được xây dựng và quản lý theo cơ cấu tổ chức hành chính, hoạt độngtheo nguyên tắc kế hoạch hoá tập trung trên phạm vi cả nước

Trang 35

Năm 1988, cùng với công cuộc đổi mới trên phạm vi cả nước, hệ thốngngân hàng hai cấp ra đời theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26-3-1988 của HĐBT

về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:

- Chức năng quản lý ngân quỹ quốc gia được tách khỏi NHNN để hìnhthành hệ thống Kho bạc Nhà nước,

- Chức năng kinh doanh cũng được tách khỏi NHNN và được trao cho cácngân hàng thương mại,

- Thành lập 2 ngân hàng mới: Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Pháttriển Nông nghiệp, cùng với NHNT và NHĐT&PT hoạt động như những ngânhàng thương mại

Như vậy kể từ năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm hai cấp:Ngân hàng Nhà nước (còn gọi là Ngân hàng Trung ương) và các ngân hàngchuyên doanh (còn gọi là ngân hàng trung gian), trong đó NHNN là cơ quanquản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, các ngân hàngchuyên doanh thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ Bốn ngân hàng chuyêndoanh hoạt động độc quyền cho đến khi Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước vàPháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ra đời và có hiệulực từ ngày 1-10-1990, theo đó mở rộng hoạt động kinh doanh tiền tệ cho cácngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, cho phép thành lập các hợp tác xã tíndụng và công ty tài chính

Trong những năm trở lại đây, đặc biệt kể từ khi Luật Ngân hàng Nhànước, Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X thông qua ngày12/12/1997, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chinhánh của ngân hàng nước ngoài đã được thành lập và cung cấp các dịch vụ tàichính hiện đại Các NHTM quốc doanh chuyển từ hoạt động cho vay chính sáchhoặc chỉ định sang hoạt động cho vay thương mại, có được sự tự chủ hơn trongkinh doanh, vì vậy cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn Chưa bao giờ trong lịch

sử ngành ngân hàng, các NHTM lại phát triển mạnh như hiện nay, ngoài 5NHTM quốc doanh, nước ta còn có 37 NHTM cổ phần, 13 công ty tài chính, 26

Trang 36

chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và một hệ thống gần1.000 quỹ tín dụng dân nhân ở cả trung ương và cơ sở6 Mặc dù có sự xuất hiệncủa nhiều NHTM ngoài quốc doanh, các NHTM nhà nước vẫn giữ vị trí chủđạo, có thị phần chiếm tới 70% tổng tín dụng của cả nước Nhóm cung cấp tíndụng nhiều thứ hai là các ngân hàng nước ngoài với thị phần 15%, tiếp theo làcác NHTM cổ phần với tỷ trọng 12%, thấp nhất là các ngân hàng liên doanh cóthị phần chỉ ở mức 3%

Biểu đồ 1: Thị phần cho vay phân theo loại hình tổ chức tín dụng

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Banking Sector Review, trang 9

Cùng với quá trình hội nhập khu vực và thế giới của nền kinh tế, nhất là

kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực7, rồi đây sẽ có thêm nhiềungân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanhtrong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam Đây cũng chính là thách thức to lớn buộccác NHTM trong nước phải tự hoàn thiện, nâng cao khả năng cạnh tranh của bảnthân và phát triển theo hướng các chuẩn mực ngân hàng quốc tế

2 Khái quát về thể chế tín dụng ngân hàng ở Việt Nam:

2.1 Những thay đổi về thể chế tín dụng ngân hàng trong thời gian qua:

2.1.1 Giai đoạn trước năm 1994:

6 Thời báo kinh tế Việt Nam, Nỗi lo ng y m ày m ột nhân lên, số 161, ng y 8/10/2003.ành l

7 Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký ng y 13/7/2000 tành l ại Wasington v có hi ành l ệu lực từ ng y 10/12/2001 ành l

70%

12%

NHTMQD NHTMCP

NH nuoc ngoai

NH lien doanh

Trang 37

Trước năm 1994, những quy định cụ thể về quan hệ tín dụng giữa cácTCTD và doanh nghiệp được thể chế hoá trong Thể lệ tín dụng ngắn hạn8 vàThể lệ tín dụng trung - dài hạn9 ban hành năm 1991 Theo hai thể lệ này, hoạtđộng tín dụng được quy định như sau:

- Về điều kiện vay: Doanh nghiệp vay vốn phải đảm bảo 5 điều kiện: có

tư cách pháp nhân đầy đủ, có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sảnxuất kinh doanh có hiệu quả, có tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh hợp pháp có giátrị và có thể bán được, tổng mức dư nợ vay của các ngân hàng và nợ vay kháckhông vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp Đồng thời mỗi doanh nghiệp chỉđược vay tại một TCTD

- Về thời hạn và đối tượng cho vay:

Đối với vay ngắn hạn, thời hạn cho vay không quá 6 tháng và chỉ dành

cho mục đích mua giá trị vật tư, hàng hoá và các chi phí cấu thành nên giá muahoặc giá thành sản phẩm Khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp được thực hiệndưới dạng kế hoạch đối với khoản vay thường xuyên hoặc theo từng món vayđối với khoản vay không thường xuyên

Đối với vay trung- dài hạn, thời gian cho vay trung hạn từ 1 đến 3 năm,

cho vay dài hạn từ trên 3 năm đến 10 năm và được dành cho các công trình,hạng mục công trình hoặc dự án đầu tư

- Về thủ tục xin vay:

Đối với mỗi khoản vay ngắn hạn, doanh nghiệp phải làm đơn xin vay và

phải có giải trình về mục đích vay, nhu cầu vay, số vốn đơn vị đã có, và phảichứng minh khả năng trả nợ vốn vay

Đối với vay trung-dài hạn, doanh nghiệp phải gửi đến TCTD kế hoạch

vay vốn trung, dài hạn và các hồ sơ tài liệu liên quan đến công trình xin vay vốn,bao gồm: đơn xin vay, tài liệu liên quan đến việc đầu tư xây dựng công trình, tàiliệu chứng minh khả năng tài chính, căn cứ pháp lý về giá trị tài sản thế chấptiền vay

8 Ban h nh kèm theo Quyành l ết định 04/NH-QĐ ng y 8/1/1991 c ành l ủa Thống đốc NHNN.

9 Ban h ng kèm theo Quyành l ết định 23/NH-QĐ ng y 6/3/1991 c ành l ủa Thống đốc NHNN

Trang 38

Kể từ ngày nhận món vay đầu tiên đến khi trả hết nợ, hàng tháng, quý,năm doanh nghiệp phải gửi đến TCTD các Báo cáo thực trạng tài chính; Bảngtổng kết tài sản; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo về tình trạng tàisản thế chấp Đến hạn trả nợ, doanh nghiệp phải chủ động trả nợ và lãi choTCTD, số nợ đến hạn không trả đủ phải chuyển nợ quá hạn Nếu các doanhnghiệp mất khả năng trả nợ khi đến hạn thì TCTD được quyền phong toả, phátmại, thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ

2.1.2 Giai đoạn 1994-1997:

Trong giai đoạn này, các thể chế tín dụng ngân hàng đã được sửa đổi tới 2lần, với những quy định thay đổi như sau:

a Sửa đổi lần 1: được thực hiện đối với tín dụng ngắn hạn, thay thế Thể

lệ tín dụng ngắn hạn10 năm 1994 và đối với tín dụng trung-dài hạn, thay thế Thể

lệ tín dụng trung-dài hạn11 vào năm 1995 Hai thể chế tín dụng mới đều có một

số điểm mới chung là:

- Về điều kiện vay vốn: doanh nghiệp có thể cùng một lúc ở nhiều TCTD.

Doanh nghiệp có thể dùng một tài sản để thế chấp, cầm cố nhiều lần tại một bêncho vay hoặc có thể thế chấp, cầm cố nhiều lần cho nhiều bên cho vay trongtrường hợp cùng vay một dự án đầu tư12

- Về thời hạn và đối tượng cho vay:

Đối với vay ngắn hạn: thời hạn vay được kéo dài từ 6 tháng lên 12 tháng

nhưng vẫn chỉ bó hẹp cho mục tiêu cấu thành nên giá thành sản phẩm, chưa chovay sang lĩnh vực tiêu dùng

Đối với vay trung - dài hạn: thời hạn cho vay trung hạn kéo dài đến 5 năm

và thời hạn cho vay dài hạn kéo dài từ trên 5 năm đến 10 năm Mặt khác, thờihạn cho vay được xác định một cách linh hoạt hơn, dựa vào chu kỳ sản xuấtkinh doanh, khả năng hoàn vốn của dự án đầu tư, khả năng thu nhập của bên vay

và tính chất nguồn vốn của bên vay Đối tượng cho vay đã được mở rộng, vay

10 Quyết định 198/QĐ-NH1 ng y 16/9/1994 cành l ủa Thống đốc NHNN.

11 Quyết định 367/QĐ-NH1 ng y 21/12/1995 cành l ủa Thống đốc NHNN.

12 Theo quy chế thế chấp, cầm cố t i sành l ản v b ành l ảo lãnh vay vốn ngân h ng, ban h nh kèm theo Quy ành l ành l ết định 217/ QĐ-NH1 ng y 17/8/1996 c ành l ủa Thống đốc NHNN.

Trang 39

trung-dài hạn gồm cả đầu tư xây dựng mới, mở rộng cải tạo, khôi phục, đổi mới

kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ

- Về thủ tục xin vay:

Đối với vay ngắn hạn, doanh nghiệp phải làm đơn xin vay theo mẫu quy

định kèm phương án sản xuất kinh doanh gửi đến TCTD để được xem xét chovay

Đối với vay trung - dài hạn, hồ sơ xin vay vốn được quy định đầy đủ hơn:

ngoài các loại giấy tờ như đã được quy định trong Thể lệ tín dụng cũ (1991) còn

có thêm hai loại giấy tờ nữa là: tài liệu pháp lý về bên vay và tài liệu chứngminh vốn điều lệ, vốn đầu tư ban đầu; và tài liệu về tình hình tài chính 2 nămtrước và các quý trong năm xin vay

Đối với cả hai loại vay nói trên, thời gian quyết định cho vay hay khôngcho vay của TCTD được quy định rút ngắn xuống còn 20 ngày (trước đây là 30ngày) Ngoài ra, hai thể lệ tín dụng mới còn quy định cụ thể về việc trả nợ; giahạn nợ, giảm lãi, miễn lãi, kiểm tra và xử lý nợ; quyền của bên vay và bên hovay

b Sửa đổi lần 2: diễn ra vào năm 1997, với việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung

cả Thể lệ tín dụng ngắn hạn và Thể lệ tín dụng trung và dài hạn13 theo hướng nớilỏng hơn các điều kiện vay vốn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là cácDNNN Chẳng hạn, nếu DNNN đang bị lỗ mà có phương án sản xuất kinhdoanh mới có hiệu quả hoặc bên vay đang có nợ quá hạn là kết quả của việc Nhànước thay đổi chủ trương hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng thì vẫn đượcphép tiếp tục vay vốn Ngoài ra, một số điểm quy định về trả nợ, gia hạn nợ,mua bán nợ, cũng được bổ sung và sửa đổi

2.1.3 Giai đoạn 1998 đến nay:

Ngày 30/9/1998, Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với kháchhàng14 được ban hành, thay thế cho các văn bản có liên quan ra đời trước đây

13 Quyết định 199 v 200-Qành l Đ/NH1 ng y 28/6/1997 c ành l ủa Thống đốc NHNN.

14 Quyết định 324-QĐ/NHNN1 năm 1998 của Thống đốc NHNN.

Trang 40

Quy chế mới áp dụng cho cả thể lệ tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn, và làkhung quy định chung cho tất cả các loại hình cấp tín dụng bằng cả đồng ViệtNam và ngoại tệ như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vaytheo dự án, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, chiết khấu thương phiếu, bảolãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác Quy chế mới cũng bao gồm cảnhững quy định riêng cho loại tín dụng ưu đãi.

Quy chế mới đã có những quy định mở cho các TCTD có điều kiệnnghiên cứu phát triển thêm nhiều loại dịch vụ mới trong hoạt động tín dụng ngânhàng Theo Quy chế này, đối tượng cho vay được mở rộng hơn: chẳng hạnTCTD có thể cho khách hàng vay số tiền thuế xuất khẩu mà khách hàng phảinộp để làm thủ tục xuất khẩu mà giá trị lô hàng xuất khẩu đó là do TCTD chovay; số lãi tiền vay trả cho TCTD trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và chưađưa vào tài sản cố định đối với trường hợp cho vay trung - dài hạn cũng đượccông nhận là đối tượng cho vay Những điều kiện vay vốn, hồ sơ và thủ tục vayvốn được quy định dựa trên một khung pháp lý chung, đầy đủ nhưng không quáchi tiết nhằm tạo thuận lợi cho cả bên vay và bên cho vay Quy chế mới cũng thểhiện rõ quy trình kiểm tra, kiểm soát, trách nhiệm dân sự và xử lý vi phạm hợpđồng theo pháp luật

Tiếp đó, ngày 25/8/2000, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hànhQuyết định 284/2000/QĐ-NHNN1 về Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụngđối với khách hàng Đây là một bước đổi mới tiếp theo trong lĩnh vực thể chế tíndụng với những quy định mở rộng hơn, đa dạng hơn so với các thể lệ tín dụngtrước đây Theo đó, thời hạn cho vay tín dụng đối với khoản vay dài hạn được

mở rộng tới 15 năm (so với thời hạn 10 năm trước đây ) Đối tượng cho vayđược mở rộng ra nhiều hoạt động hơn so với thể lệ tín dụng trước đó Gần đâynhất, trong Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước banhành ngày 31/12/2001 thay thế Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1, hạn mứccho vay thời hạn đến 15 năm đối với khoản vay dài hạn đã được xoá bỏ và quy

Ngày đăng: 02/04/2013, 15:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế) - Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Bảng 3 Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế) (Trang 25)
Bảng 3: Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế  (theo giá thực tế) - Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Bảng 3 Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế) (Trang 25)
Bảng 4: Tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 1997-2002 - Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Bảng 4 Tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 1997-2002 (Trang 46)
Bảng 4: Tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 1997-2002  Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 2002* - Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Bảng 4 Tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 1997-2002 Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 2002* (Trang 46)
Bảng 6 cho thấy cùng với sự tăng trưởng nhanh của tổng dư nợ tín dụng nói chung, dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn đều tăng qua các năm - Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Bảng 6 cho thấy cùng với sự tăng trưởng nhanh của tổng dư nợ tín dụng nói chung, dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn đều tăng qua các năm (Trang 53)
Bảng 6 cho thấy cùng với sự tăng trưởng nhanh của tổng dư nợ tín dụng  nói chung, dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn đều tăng qua các năm - Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Bảng 6 cho thấy cùng với sự tăng trưởng nhanh của tổng dư nợ tín dụng nói chung, dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn đều tăng qua các năm (Trang 53)
Bảng 8: Cơ cấu tín dụng cấp cho KVNQD phân theo thời hạn - Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Bảng 8 Cơ cấu tín dụng cấp cho KVNQD phân theo thời hạn (Trang 54)
Bảng 8: Cơ cấu tín dụng cấp cho KVNQD phân theo thời hạn - Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Bảng 8 Cơ cấu tín dụng cấp cho KVNQD phân theo thời hạn (Trang 54)
Bảng 9: Tình hình vốn vay của doanh nghiệp năm 2000 - Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Bảng 9 Tình hình vốn vay của doanh nghiệp năm 2000 (Trang 56)
Bảng 9: Tình hình vốn vay của doanh nghiệp năm 2000 - Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
Bảng 9 Tình hình vốn vay của doanh nghiệp năm 2000 (Trang 56)
Số liệu từ bảng 10 cho thấy DNNN có tỷ trọng nợ quá hạn tương đối cao nhưng xu hướng giảm xuống qua các năm - Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam
li ệu từ bảng 10 cho thấy DNNN có tỷ trọng nợ quá hạn tương đối cao nhưng xu hướng giảm xuống qua các năm (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w