Hoàn thiện dịch vụ tiền gửi:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 70 - 71)

Có thể khẳng định, tiền gửi chính là nền tảng cho sự thịnh vợng của ngân hàng, đây là khoản mục duy nhất trên Bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Đối với tất cả các ngân hàng, tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó nó chính là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng tiền gửi đợc phân ra làm hai loại, đó là tiền gửi giao dịch và tiền gửi phi giao dịch. ở nớc ta, dịch vụ tiền gửi phi giao dịch dới hình thức tiền gửi tiết kiệm đã khá quen thuộc với mọi ngời. Tiền gửi tiết kiệm đợc lập ra để thu hút vốn của những ngời muốn dành riêng một khoản tiền cho mục tiêu hay một nhu cầu về tài chính dự tính trong tơng lai. Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này cao hơn nhiều so với tiền gửi giao dịch, trong khi đó chi phí duy trì và quản lý đối với tài khoản tiền gửi tiết kiệm nói chung lại thấp, đó là lý do vì sao tiền gửi tiết kiệm thờng chiếm tỷ trọng

lớn trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng. Chẳng hạn, trong năm 2002 vừa qua, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm bằng cả nội tệ và ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thơng chiếm 46,74% tổng tiền gửi của khách hàng, tăng 9,95% về tỷ trọng so với năm 200136.

Trong khi đó, dịch vụ tiền gửi giao dịch ở nớc ta lại cha mấy phát triển. Dịch vụ này thực chất là việc ngân hàng nhận tiền gửi để thực hiện thanh toán hộ cho khách hàng. Sở dĩ dịch vụ này ở nớc ta cha mấy phát triển là do nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế “tiền mặt”, ngời dân Việt Nam, thậm chí cả một số doanh nghiệp vẫn cha có thói quen thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Theo IMF 2002a, ở Việt Nam có khoảng 35% lợng tiền đợc lu hành bên ngoài hệ thống ngân hàng, khá cao so với tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ ở Trung Quốc, tỷ lệ này vào khoảng 13% trong năm 2001 - IMF 2002b). Mặc dù trong thời gian qua các NHTM đã có nhiều cố gắng giảm sự phụ thuộc vào tiền mặt của ngời dân cũng nh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhng kết quả đạt đợc còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, đây lại là khoảng trống để các NHTM hớng tới bởi vì thông qua chiến lợc này, các NHTM có thể huy động đợc một lợng vốn huy động tơng đối lớn.

Để đi theo hớng này, các NHTM trớc hết phải hoàn thiện hệ thống rút tiền tự động của mình theo hớng hợp tác hơn bởi vì, các NHTM trong nớc đang thực hiện chiến lợc này theo kiểu “ mạnh ai ngời đó làm”, vừa tốn kém, vừa không tiện ích đối với khách hàng. Hiện nay, mỗi NHTM có một hệ thống máy rút tiền tự động (ATM) của riêng mình, khách hàng tham gia dịch vụ của ngân hàng nào chỉ có thể rút tiền của ngân hàng ấy, vấn đề là ở chỗ không phải ngân hàng cũng trang bị nhiều máy, bố trí ở nhiều nơi bởi vì giá một máy là khá cao (30.000 USD). Vì vậy, hiệu quả nhất là các ngân hàng liên kết các máy ATM lại, khi đó ngời làm thẻ ATM tại bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể thực hiện giao dịch tai ATM của các ngân hàng khác tại nhiều điểm giao dịch hơn. Bên cạnh đó, các NHTM cần tích cực phát triển hơn dịch vụ trả tiền lơng, điện thoại, điện, nớc qua tài khoản. Điều

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 70 - 71)