1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang

65 1,3K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 471,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CễNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI QUỐC TẾ CHÂU GIANG 3 I. Khỏi quỏt về cụng ty. 3 1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của cụng ty 3 2. Chức năng, nhiệm vụ giao nhận

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong bối cẩnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), kinh doanh hàng hoá dịch vụ nói chung và hoạt động giao nhận vậntải quốc tế nói riêng luôn là một mắt xích trong chuỗi liên hoàn của hoạt độngxuất nhập khẩu, nó phục vụ cho nhu cầu giao lưu buôn bán giữa các khu vực

và giữa các quốc gia trên thế giới Đây là loại dịch vụ Thương mại không cầnđầu tư nhiều vốn nhưng lợi nhuận thu được lại tương đối ổn định, góp phầnlàm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối, mở rộng các mốiquan hệ về nhiều mặt (chính trị, luật pháp văn hoá – xã hội… ) với các quốcgia khác nhau Có thể nói giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế là nhịp cầu nốigiữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, giao nhận vận tải quốc tế là mộtkhâu quan trọng không thể thiếu trong suốt quá trình kinh doanh xuất nhậpkhẩu và nhất là trong thời đại như hiện nay nhu cầu xuất nhập khẩu là rất lỡn

Cùng với sự phát triển của giao nhận hàng hóa Thương mại quốc tế,giao nhận vận tải quốc tế ngày càng phát triển, các công ty cạnh tranh gay gắtvới nhau Hiện nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có gân 400 doanh nghiệpkinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải thuộc đủ các thành phần kinh tếhoạt động rộng khắp trong cả nước, tiêu biểu là Vietrans, Vietfract,Vinalines… và nhiều doanh nghiệp cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân khác.Nhưng lĩnh vực hoạt động giao nhận quốc tế là lĩnh vực còn rất mới mẻ đốivới nước ta, hơn nữa hoạt động giao nhận quốc tế lại là một công việc hết sứcphức tạp, liên quan đến yếu tố nước ngoài như luật pháp- văn hóa của cácnước bạn hàng, ngôn ngữ, tập tục, tập quán, các thông lệ quốc tế… Do đó cónhiều vấn đề cần phải làm để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ lênngang tầm quốc tế để phục vụ tốt cho công tác xuất nhập khẩu và các hoạt

Trang 2

động kinh tế đối ngoại khác Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quôc tếChâu Giang là một trong những doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnhvực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế Bên cạnh những kết quả đạt được,hoạt động của công ty còn có nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả kinh

doanh Vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quôc tế Châu Giang” để

nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình

Chương II: Thực trạng hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế của

Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quôc tế Châu Giang

Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá quốc

tế của công ty trong thời gian tới

Trang 3

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI

QUỐC TẾ CHÂU GIANG

I Khái quát về công ty.

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

-Tên công ty: Công ty cổ phần Thương mại và vân t ải Quốc tế ChâuGiang

-Tên giao dịch quốc tế: CHÂU GIANG FREIGHT INTERNATIONAL ANDTRADING JOINT STOCK COMPANY

-Tên viết tắt: C&G JSC

-Web site : www.chaugiangjsc.com.vn

-Trụ sở chính Hà Nội: - Phòng 602, Tầng 6, Tòa nhà 34T, Khu đô thị TrungHoà, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

-Chi nhánh TP HCM: - Phòng 504 Tầng 5, Toà nhà Nam Việt, Phường 9,Quân 4, TP HCM

-Chi nhánh Hải Phòng: - Số 1 Ngô Quyền ( Trong bãi Viconship)

Công ty cô phần thương mại và vận tải quôc tế Châu Giang được thànhlập từ năm 1996 tại Hà Nội chưc năng chính là giao nhân vận chuyển hànghóa quốc tế bằng đường không và đường biển, lúc đầu công ty mới đi vàohoạt động chỉ la Công ty TNHH qua qúa trình hình thành và phát triên khôngngừng qua các năm Công ty đã đững vững được trên thị trường, từ nhữngbước phát triển qua từng năm cho đến ngày 04 tháng 06 năm 2002 Công ty đãchuyển sang một giai đoan mới đó la chuyển từ một công ty TNHH sang

Trang 4

thành Công ty cổ phần hóa và được mang tên Công ty cô phân Thương mại

và vân tải quốc tế Châu Giang, theo giấy phép số 0103001102 của sở kếhoạch đầu tư Hà Nội với số vốn điều lệ la: 2000.000.000 (Hai tỷ đồng VN)

Ta có thể xét cụ thể tổng lượng vốn thể hiện qua các chỉ tiêu và so sánhgiữa năm 2006-2007 như sau

Bảng 1:Tổng lượng vốn thể hiện qua các chi tiêu.

Tổng số vốn 2,934,061,855 100% 2,936,354,648 100% Vốn chủ sơ hứu 2000,000,000 68,16% 2000,000,000 68,89% Vốn lưu động 934,061,855 31,84% 936,354,648 31,16%

Nguồn: (Phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần thương mại và vận tải

quốc tế Chuâu Giang)

Dựa trên nhưng kết quả đã đạt được ta có thể thấy kết quả hai năm2006-2007 của Công ty Cổ phân Thương mại và vận tải Châu Giang có tỷ lệvốn chủ sỏ hữu cao hơn vốn lưu động

Từ đó cho đến nay công ty vẫn đang hoạt động qua từng năm và đãphát triển thêm được hai chi nhánh là Hải Phòng và Thànng phố Hồ Chí Minhcông ty đang phát triển thêm môt chi nhấnh nữa là chi nhánh Lạng Sơn nhưngchưa đưa vào hoạt động

Với hệ thống đại lý trên toàn thế giới, với hơn 40 trong đó tại chụ sỏchính chiếm đến 36 cán bộ công nhân viện chuyên nghiệp, Châu Giang là mộttrong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận và vận tải quốc tế,chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và nhanh gọn cho các đốitác cũng như các khách hàng trên toàn thế giới , Châu Giang hận hạnh cung

Trang 5

cấp và đáp ứngcác lĩnh vực hoàn hảo của dịch vụ tiếp vận, dịch vụ đườngbiển, dịch vụ đường hàng không, dịch vụ kho bái như khai thuế hải quan, vậnchuyển chuyên dụng, kinh doanh và phân phối kho bái, vận tải đa phươngthức và các lĩnh vực tiếp vận liên quan cho qúy khách hàng trong nước vàquốc tế.

Sau nhiều năm hoạt động Châu Giang rất giàu kinh nghiệm trong việcđàm phán với các háng tàu lớn để có được giá cạnh tranh, đảm bảo an toànchỗ cũng như các dịch vụ khác sau bán hàng

Là một công ty giao nhận vận tải quốc tế hàng đầu cùng đội ngũ nhậnviên nhiệt tình năng động, mô hình quản lý phù hợp, công việc hiệu quả, cóquan hệ tốt với các háng tàu và hãng bay lớn là công việc thuận tiện củachúng tôi

Huy vọng trong tương lai gần đây chúng tôi có thể tạo dụng được mốiquan hệ tôt đẹp có cơ hội hợp tác và phục vụ qúy khách hàng đươc tôt hơnnữa

2 Chức năng, nhiệm vụ giao nhận vận tải hang hóa của công ty.

Công ty có các chức năng nhiệm vụ sau đây:

- Nhận hàng hoá từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận theo sự

uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giaonhận khác (gọi chung là của khách hàng)

- Mục tiêu của công ty là thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng vàthu được hiệu quả cao nhất, lâu dài và vững bền Nhất là giai đoạn công tymới thành lập

- Công ty có các dịch vụ sau:

Trang 6

+ Đóng gói: lựa chọn loại nguyên liệu để sử dụng.

+ Tuyến đường: chọn hành trình và phương tiện vận tải

+ Bảo hiểm: lựa chọn loại bảo hiểm cần cho hàng hoá

+ Thủ tục hải quan: khai báo hàng xuất nhập khẩu

+ Chứng từ vận tải: những chứng từ đi kèm (người chuyên chở).

+Những quy định L/C: yêu cầu của ngân hàng

II Các loại hình và hình thức giao nhận vận tải hang hóa của công ty.

1 Các loại hình giao nhận vận tải hang hoá của Công ty

-Giao nhận và vận tải quốc tế bằng đường biển, đường sắt đường hàngkhông

- Dịch vụ gom hàng và khai thác hàng lẻ (LCL) hàng tuần đế từ cáccảng, địa danh trên thế giới

+ Đại lý háng tàu

+ Môi giới và thuê tàu

+ Vận tải nội đại bằng đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không

+ Khai thuế hải quan

+ Kinh doanh kho bãi và tiếp vận

+ Đóng gói hàng hóa

+ Kinh doanh xuất nhập khẩu

Trong đó dịch vụ giao nhận hàng hoá là hoạt động chính của công tyngay từ ngày đầu thành lập Các loại dịch vụ giao nhận hàng hoá của công tylà:

Trang 7

Sơ đồ 1: Các loại hình giao nhận vận tải hàng hoá của Công ty.

+ Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu): Với dịch vụ theokiểu này công ty có các chức năng, nhiệm vụ như là người xuất khẩu, tức làcông ty sẽ thay mặt người xuất khẩu làm các công việc theo sự chỉ dẫn củangười gửi hàng như:

o Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở đảmbảo nhanh chóng, an toàn và kinh tế một cách thích hợp nhất

o Lưu cước với người chuyên chở đã chọn

o Nhận hàng và cấp những chứng từ liên quan thích hợp như: giấychứng nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chởcủa người giao nhận…

o Nghiên cứu kỹ luật pháp của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu haybất kỳ nước thứ ba nào liên quan đến việc giao hàng đó Và chuẩn bịtất cả những chứng từ cần thiết đối với việc giao hàng

o Đóng gói hàng hoá( công việc này có thể do người gửi hàng đã làmtrước khi giao hàng cho công ty) Và cân đo hàng hoá

o Mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu có yêu cầu của người gửi hàng

Dịch vụ giao nhận hàng hoá

Thay mặt người

gửi hàng (người

xuất khẩu)

Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)

Dịch vụ hàng hoá đặc biệt

Những dịch vụ khác

Trang 8

o Vận chuyển hàng hoá đến cảng đồng thời thực hiện việc khai báohải quan, các thủ tục chứng từ liên quan và giao hàng cho ngườichuyên chở.

o Giao dịch ngoại hối và thanh toán các khoản chi phí

o Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở và giao cho người gửihàng

o Giữ mối liên hệ với người chuyên chở để thực hiện giám sát việcvận chuyển hàng hoá

o Kiểm tra xem hàng hoá có tổn thất không, nếu có sẽ phải giúp ngườigửi hàng trong việc khiếu nại với người chuyên chở

+ Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng( người nhập khẩu): Ngược lạivới loại dịch vụ thay mặt người xuất khẩu thì công ty sẽ phải làm các côngviệc sau theo những chỉ dẫn của khách hàng:

o Nếu khâu vận chuyển hàng hoá thuộc về người nhận hàng thì công

ty phải có trách nhiệm giám sát việc vận chuyển hàng hoá đó

o Nhận và kiểm tra các chứng từ có liên quan đến quá trình giao nhậnhàng

o Nhận hàng từ người chuyên chở, nếu người khách hàng yêu cầucông ty thanh toán cước phí cho người chuyên chở thì công ty sẽphải thanh toán

o Giao hàng đã hoàn thành các thủ tục hợp lệ cho người nhận hàng

o Kiểm tra và ghi nhận những tổn thất của hàng hoá, đồng thời giúp

đỡ người nhận hàng khiếu nại đối với người chuyên chở

Trang 9

+ Dịch vụ giao nhận hàng hoá đặc biệt: Công ty có thể giao nhận nhữngloại hàng hoá như: các máy móc nặng, vật liệu, thiết bị, để xây dựng nhữngcông trình lớn như sân bay, nhà máy hoá chất, nhà máy thuỷ điện…

+ Dịch vụ khác: Đây là dịch vụ mà đáp ứng tuỳ theo các yêu cầu kháccủa khách hàng, những yêu cầu này có thể nảy sinh trong trong quá trìnhchuyên chở hàng hoá Một số dịch vụ quan trọng trong loại dịch vụ này củacông ty là dịch vụ gom hàng, dịch vụ môi giới hải quan, dịch vụ tư vấn chokhách hang

2 Các hình thưc giao nhận vận tải hang hóa mà công ty đã áp dụng.

- Gửi hàng qua các công ty quốc doanh hay gửi hàng thẳng cho cáchãng chuyên chở

Vì công ty Cổ phần thương mại và vận tải quồc tế Châu Giang là mộtdoanh nghiệp tư nhân nên chủ yếu khai thác dịch vụ nội địa như vận tải bộ,cung cấp cho khách dịch vụ đóng gói bao bì, kiểm dịch, kiểm văn hoá, thủ tụchải quan Sự yếu kém về tài chính, trình độ nghiệp vụ nhân viên của công tykhó được các hãng giao nhận quốc tế có tầm cỡ ở nước ngoài chọn làm đại lýgiao nhận cho mình, và do không tìm được đại lý ở nước ngoài thì thườngphải gửi hàng qua các công ty quốc doanh hoặc gửi hàng thẳng cho các hãngchuyên chở để hưởng hoa hồng

- Thực hiện giao nhận tới tay người nhận, đảm bảo đúng thời điểmViệc áp dụng này nó có thể đảm bảo được hai yêu cầu:

o Giảm thiểu thời gian hoạt động kém hiệu quả

o Giảm thiểu thời gian “chết” trong quá trình hoạt động kinh doanhhay sản xuất

Trang 10

Các chi phí mà công ty có thể tận dụng được là các chi phí về lưu kho,vận chuyển xếp dỡ ra vào kho, thời gian tồn trữ hàng tại kho, thời gian chờtrong vận chuyển, thời gian thực hiện việc xử lý lô hàng trong các khâu: phânloại, đóng gói, ký mã hiệu, thời gian làm thủ tục hải quan…

Để giao hàng đúng thời điểm, công ty đã thực hiện các biện pháp:

o Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, kinh doanh vàcông ty bằng một hợp đồng giữa ba bên (bên giao nhận, bên nhậnhàng và công ty) để có thể yêu cầu việc cung cấp hàng đến tận khohàng được đảm bảo đúng thời gian

o Công việc cần được cải tiến liên tục, tiêu chuẩn hoá các thao tác,đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về mức thời gian khi thực hiện từng côngviệc cụ thể như: khoảng thời gian chậm cho phép khi giao nhậnhàng hoá là bao nhiêu, khoảng thời gian tối đa cho phép kể từ khihợp đồng được ký kết đến khi hợp đồng được thực hiện là baonhiêu…?

Phương thức này áp dụng thích hợp với các mặt hàng giá trị, các chitiết bộ phận cần vận chuyển giữa nhà cung cấp và nhà máy lắp ráp, các sảnphẩm cần vận chuyển từ nhà sản xuất tới thị trường tiêu thụ…

- Công ty phối hợp với người bán để thực hiện việc giao nhận hàng tớingười mua được đảm bảo nhất

Sau khi người bán và người mua thoả thuận xong các điều khoản thìngười bán sẽ liên hệ với công ty để trao đổi về các điều khoản này một lầnnữa nhằm mục đích là công ty sẽ thay mặt người bán đảm nhận công việc vậnchuyển hàng hoá tới tay người mua

Trang 11

Phương pháp này được áp dụng đối với các mặt hàng giao nhận vớikhối lượng lớn, các mặt hàng nông lâm sản, các nguyên phụ liệu đầu vào chosản xuất…

- Công ty tham gia thực hiện trọn gói quá trình: Đàm phán, mua bán,giao nhận

Để thực hiện tốt phương pháp này là một vấn đề rất khó khăn bởi công

ty có nhiệm vụ ngay từ khi đàm phán cho tới việc ký hợp đồng và thực hiệnhợp đồng Như vậy, công ty sẽ phải thực hiện toàn bộ các công việc có liênquan để giao hàng tận nơi yêu cầu:

o Tư vấn cho khách hàng (người mua) về hàng hoá và thị trường,công việc này là khó khăn nhất

o Nếu khách hàng đồng ý thì công ty phải thực hiện việc mua bán này,vận chuyển và giao hàng tới tận nơi cho người mua

o Tư vấn các dịch vụ hậu cần

Phương pháp này thích hợp đối với việc chuyên chở máy móc thiết bị,hàng công trình xây dựng nhà máy…nhưng biện pháp này vẫn chưa đượccông ty khai thác để thực hiện một cách phổ biến, vì công ty mới được thànhlập nên chưa đủ kinh nghiệm trong quá trình áp dụng biện pháp này

- Mở rộng và phát triển các dịch vụ hậu cần

Hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế không thể tồn tại và phát triểnmột cách toàn diện nếu không có các dịch vụ hậu cần phục vụ đắc lực chohoạt động giao nhận này Các dịch vụ hậu cần mà công ty cần quan tâm là:

o Tư vấn, chăm sóc khách hàng: Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về cácvấn đề liên quan đến việc giao nhận hàng hoá của mình

Trang 12

o Phân loại hàng hoá, đóng gói bao bì: Phân loại theo từng loại hànghoá để thuận tiên trong việc đóng gói Đóng gói phải phù hợp vớitrọng lượng, kích cỡ, giá trị hàng hoá và ngoài bao bì phải có đầy đủcác thông tin về nhãn hiệu hàng hoá, số đăng lý mã hiệu… Tất cảcác công việc này sẽ tạo thuận lợi trong việc xếp dỡ và giao nhậnhàng hoá.

o Hệ thống kho bãi: Hiện nay, công ty vẫn chưa có một kho bãi nào,

o Công ty vẫn phải đi thuê kho bãi của các doanh nghiệp khác…

Trang 13

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI

QUỐC TẾ CHÂU GIANG

I Tổ chức hoạt động giao nhận.

1 Bộ máy quản lý và chức năng của các phòng ban.

1.1 Cơ cấu bộ máy quản lý.

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được lập từ trên xuống trong đóGiám Đốc là người điều hàng chính của các bộ phân phòng ban của công tychỉ đạo và đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận cụ thể Bao gồm GiámĐốc, Phó Giám Đốc, Phòng hàng chính, Phòng kinh doanh, Phòng hàng chính

kế toán, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận làm nhiệm vụ ở kho, báie và cảng Chinhánh

Trong đó phòng kinh doanh có các bô phận như: Bộ phận nghiệp vụ,

Bộ phận Marketing, Bộ phận xuất nhập khẩu

Chi nhánh có: Chi nhấnh Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn

Để biết và hiều ró hơn về các bộ phận phòng ban trức năng của công ty

ta có thể xem xét theo sơ đồ minh họa dưới đấy

Trang 14

Sơ đồ 2 : Bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của các

phòng ban

Với cơ cấu bộ máy quản lý như trên, mỗi phòng ban có chức năng riêngphục vụ tốt cho nhu cầu kinh doanh của công ty, giữa các phòng ban đều cómối quan hệ mật thiết với nhau đảm bảo quá trình kinh doanh tiến hành nhịpnhàng, cân đối có hiệu quả và liện tục

Giám Đốc

Phòng hành

chính Phòng kinh doanh

Bộ phận XNK

Phòng tài chính kế toán

Phó Giám Đốc

Bộ phận Marketing

Bô phân

nghiêp vụ

Bộ phận kỹ thuận

Chi nhánh

Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Lạng Sơn

Bộ phận kho, bãi và cảng

Trang 15

1.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

- Giám đốc

Giám đốc do chủ tịch hội đồng thành viên cử ra và được sự nhất trí củacác thành viên, nhiệm kỳ là 2 năm Trưòng hợp vi phạm pháp luật, điều lệ,kinh doanh thua lỗ hoặc hội đồng thành viên thấy giám đốc không có đủ nănglực điều hành công ty, giám đốc có thể bị bãi chức trước thời hạn theo quyếtđịnh của hội đồng thành viên công ty Công việc chính của giám đốc là điềuhành hoạt động của công ty theo định hướng của chủ tịch hội đồng thànhviên Ngoài ra giám đốc phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức, điều hành các hoạt động của công ty; chịu trách nhiệm vềkết quả kinh doanh của công ty; chịu trách nhiệm trước chủ tịch hội đồngthành viên và trước pháp luật về kết quả kinh doanh của công ty, về nhữngdịch vụ do công ty thực hiện

+ Đề nghị chủ tịch hội đồng thành viên quyết định điều động, bổnhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó giám đốc, các trưởng phòngtrong công ty

+ Xây dựng và trình chủ tịch hội đồng thành viên phê duyệt phương áncác bổ sung

+ Giám đốc công ty được tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, cho thôiviệc đối với các bộ công nhân viên trong công ty theo phân cấp quản lý củagiám đốc

+ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nướctheo qui định của pháp luật

Trang 16

+ Chịu sự chỉ đạo của chủ tịch hội đồng thành viên và chịu sự kiểm tra,giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiệnnhiệm vụ điều hành của mình.

+ Uỷ quyền cho phó giám đốc công ty thay thế khi vắng mặt trên 05ngày

+ Theo dõi tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty

+ Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty với hội đồng thành viên.+ Báo cáo quyết toán từng năm, từng thời kỳ của công ty với hội đồngthành viên

+ Thay mặt hội đồng thành viên ký các hợp đồng kinh doanh, hợp đồnglao động với người lao động…

+ Đại diện cho công ty để giao dịch với các cơ quan Nhà nước, chi cụchải quan và các cơ quan, doanh nghiệp khác

+ Chịu trách nhiệm trước chủ tịch hội đồng thành viên về hoạt độngnhiệm vụ của mình

- Phó giám đốc

Phó giám đốc do giám đốc công ty đề cử và được sự nhất trí của cácthành viên Phó giám đốc công ty là người giúp giám đốc công ty điều hànhhoạt động kinh doanh theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệmtrước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao Trong trường hợp viphạm pháp luật, Điều lệ hoặc kinh doanh thua lỗ, phó giám đốc có thể bị hộiđồng thành viên bãi chức trước thời hạn Phó giám đốc có các nhiệm vụ sau:

+ Là người giúp giám đốc thực hiện mọi các công việc

+ Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi được uỷ quyền

Trang 17

+ Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiệncông việc của mình.

+ Nhiệm vụ:

o Thực hiện công tác tổ chức lao động

o Công tác quản lý định mức lao động, tiền lương

o Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ côngnhân viên

o Công tác quản trị hành chính

o Công tác bảo vệ trật tự trị an, chăm lo sức khoẻ ban đầu cho cán bộcông nhân viên

o Quản lý con dấu theo quy định của Nhà nước

o Quản lý và điều hành phương tiện làm việc cho cán bộ công nhânviên công ty

o Chuẩn bị các cuộc hội nghị, hội thảo của công ty, hướng dẫn và sắpxếp lịch làm việc đối với khách đến liên hệ công tác tại công ty vàlàm hợp đồng với công ty

o Công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền

Trang 18

Phòng hành chính có mối quan hệ phối hợp với phòng kế toán trongcông tác tổ chức hành chính và thanh quyết toán các chi phí văn phòng.

Phòng hành chính phối hợp với phòng kinh doanh trong công tác tổchức hành chính và xây dựng phương án kinh doanh hằng năm, và với từng

bộ phận của phòng kinh doanh trong công tác tổ chức hành chính và công tácluân chuyển chứng từ xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hoá

kế toán của Nhà nước ban hành

Phòng kế toán có các chức năng và nhiệm vụ sau:

+ Chức năng:

Thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán củaNhà nước tại công ty, tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả cácnguồn vốn và tài sản của công ty

+ Nhiệm vụ:

o Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và

sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động kinhdoanh và sử dụng kinh phí của công ty

o Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch thu chitài chính, các khoản thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sửdụng các loại tài sản, vật tư, kinh phí, tiền vốn Phát hiện và ngăn

Trang 19

chặn kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chínhsách, chế độ kỷ luật, kinh tế, tài chính của Nhà nước.

o Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinhdoanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, phục vụcông tác lập kế hoạch và theo dõi thực hiện phục vụ cho công tácthống kê và thông tin kinh tế

o Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động tài chính của công ty

o Có quyền yêu cầu các phòng trong công ty cung cấp các số liệu liênquan đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh công ty

o Có quyền không ký chi tiêu hoặc xác nhận các chi phí hoặc các việctrái với pháp lệnh thống kê, kế toán

o Có quyền báo cáo cấp trên hoặc các cơ quan pháp luật về những saiphạm trong quản lý kinh tế tài chính của công ty

Phòng kế toán có mối quan hệ phối hợp với phòng tổ chức hành chínhtrong công tác tổ chức lao động, công tác hành chính quản trị

Phòng kế toán phối hợp với phòng kinh doanh trong công tác luânchuyển, lưu trữ chứng từ kinh doanh, chứng từ liên quan đến xuất nhập khẩu,chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hoá, thanh quyết toán các hợp đồngkinh tế, hợp đồng ngoại thương, đối chiếu công nợ với các đơn vị khác

- Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh có các chức năng và nhiệm vụ sau:

+ Chức năng:

Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác kinh doanh, tổ chức quản

lý thị trường và hệ thống các phương án kinh doanh nhằm gia tăng khách

Trang 20

hàng trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đạt hiệu quảcao nhất.

và phù hợp kịp thời trong công tác kinh doanh dịch vụ của công ty

o Lập ra các phương án, quản lý và thu hồi công nợ

o Có phương án triển khai và mở rộng thị trườngmột cách nghiêm túcnhằm mục đích giữ uy tín của công ty cũng như tăng thêm thị phầncủa công ty

o Đề xuất với lãnh đạo cấp trên các biện pháp nhằm đẩy mạnh côngtác kinh doanh, cụ thể là gia tăng khách hàng

o Tổ chức, thực hiện, triển khai công tác marketing, xây dựng chiếnlược và mục tiêu kinh doanh

Công việc chính của phòng kinh doanh là tìm kiếm nguồn khách hàng(goi là bộ phận Marketing) và thực hiện hoạt động giao nhận vận tải khi cóhợp đồng (gọi là bộ phận nghiệp vụ thực hiện giao nhận vận tải)

+ Bộ phận Marketing: Bộ phận này bao gồm các nhân viên với nhiệm

vụ như là của một nhân viên marketing, mỗi nhân viên sẽ phải tìm kiếm xemcác khách hàng tiềm năng của mình ở đâu và tìm kiếm các thông tin về nhu

Trang 21

cầu của họ để có thể đưa ra các biện pháp đáp ứng các yêu cầu đó một cáchhiệu quả nhất, nhằm tạo mối quan hệ lâu dài và thu hút các khách hàng tiềmnăng khác.

Các nhân viên làm trong bộ phân Marketing sẽ luôn phải đi tìm hiểu thịtrường, tạo sự liên kết với khách hàng, không được ngồi làm cố định trongphòng ban

+ Bộ phận thực hiện nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hoá: Sau khi bộ

phận Marketing thực hiện nhiệm vụ của mình là tạo ra được các khách hàngcho công ty và thực hiện ký kết hợp đồng với nhau thì bộ phận thực hiện giaonhận vận tải sẽ phải tiến hành các nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hoá

Nhân viên trong bộ phận thực hiện nghiệp vụ giao nhận hànghoá được phân công rõ ràng thành hai nhóm là: nhóm nhân viên phụ trách vềnghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu và nhóm nhân viên phụ trách về nghiệp

vụ giao nhận hàng nhập khẩu

+ Bộ phận xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ thoả thuận giá cả, ký kết hơp

đồng, nhận Booking từ khách hàng, Fax lệng cấp Container cho khách hàng,theo giói các yêu cầu của khách hàng, làm thủ tục khai báo hải quan, đưahàng đến tận nơi khách hàng yều cầu…

2 Các hoạt dộng giao nhận vận tải chủ yếu của công ty.

2.1 Nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu

Hoạt động giao nhận là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổchức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển,lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn kháchhàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các hoạt động dịch vụ

Trang 22

khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thùlao.”

Người làm hoạt động giao nhận có thể thay mặt người xuất khẩu hoặcngười nhập khẩu hoặc cả hai để thực hiện các nghiệp vụ sau:

- Nhận uỷ thác giao nhận vận tải trong và ngoài nước bằng các phươngtiện vận tải khác nhau với các loại hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng hội chợ,hàng triển lãm, ngoại giao, quá cảnh, công trình, hàng tư nhân đóng trongcontainer, hàng bao kiện rời…

- Là đầu mối vận tải đa phương thức Kết hợp sử dụng nhiều phươngtịên vận tải để đưa hàng đi bất cứ nơi nào theo yêu cầu của chủ hàng

- Thực hiện mọi hoạt động có liên quan đến hoạt động giao nhận, vậntải như lưu cước tàu chợ, thuê tàu chuyến, thuê các phương tiện vận tải khác,mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo quản hàng, đóng gói, thugom hoặc chia lẻ hàng, giao hàng đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng

- Làm tư vấn cho các nhà xuất nhập khẩu về mọi vấn đề liên quan đếnhoạt động giao nhận như phương tiện vận chuyển, hãng vận chuyển, bảo hiểmcho hàng hoá và thậm chí là các thông tin về đối thủ cạnh tranh… nhận uỷthác xuất nhập khẩu và thu gom hàng xuất nhập khẩu

Nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hoá xuất khẩu

- Chuẩn bị hàng để giao cho người vận tải

Cần dựa vào hợp đồng hoặc L/C để chuẩn bị hàng về:

+ Khối lượng hàng cụ thể:

o Tên hàng: phải phù hợp với hợp đồng hoặc L/C

Trang 23

o Số lượng : phải kiểm tra số dung sai, trọng lượng,đơn vị tính, hàngthay thế…

o Chất lượng: cần dựa theo quy cách tiêu chuẩn hoặc theo mẫu đểkiểm tra và phải được cấp các loại giấy chứng nhận về chất lượng,giấy kiểm dịch thực vật, động vật…

o Bao bì: yêu cầu phải đảm bảo đúng quy cách, dù mới hay cũ đềuphải đạt được ba điều kiện là bảo vệ, bảo quản được hàng, trìnhbày đẹp

o Ký mã hiệu: phải đảm bảo đúng yêu cầu của hợp đồng, rõ ràng,chính xác, không phai… thuận tiện cho việc vận chuyển, xếp dỡ

và giao nhận an toàn cho hàng hoá

o Bảng kê khai hàng hoá

o Tờ khai xuất khẩu

Trang 24

- Giao hàng cho người vận tải

+ Làm thủ tục cho hàng hoá được thông quan

+ Giao hàng cho người vận tải

o Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho bãi cảng, gồm hai bước:Bước 1: Giao hàng xuất khẩu cho cảng

Bước 2: Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu

o Đối với hàng không phải lưu kho bãi tại cảng: Hàng hoá do chủhàng vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tạicác kho riêng của mình giao trực tiếp cho tàu

- Lập bộ chứng từ để thanh toán

+ Sau khi giao hàng xong mỗi một lô hàng cho tàu, người giao nhậnphải lấy “Mate’s Receipt” do thuyền phó cấp

+ Mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu bán CIF hoặc CIP

+ Căn cứ vào hợp đồng hoặc L/C, trên cơ sở của Mate’s Receipt để lập

bộ vận đơn và yêu cầu thuyền trưởng hoặc đại lý của tàu ký Cùng các chứng

từ khác lập thành một bộ chứng từ phù hợp với hợp đồng hoặc L/C để giaonhanh tới ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C nhằm nhanh chóng thuhồi tiền hàng

+ Chậm nhất trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng xong cho ngườivận tải, bằng phương tiện nhanh nhất phải thông báo kết quả giao hàng chongười mua kịp bảo hiểm cho hàng hoá, nếu bán hàng theo các điều kiện FOB,FCA, CFR…

- Quyết toán

Trang 25

+ Thanh toán các chi phí liên quan đến quá trình giao nhận như: chiphí bảo quản, lưu kho, bốc xếp, vận chuyển…

+ Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dỡ (nếu có)

+ Theo dõi kết quả nhận hàng của người mua, giải quyết khiếu nại vềhàng hoá (nếu có)

Nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng nhập khẩu

+ Chuẩn bị kho bãi, phương tiện, công nhân bốc xếp…,

+ Thông báo bằng lệnh giao hàng để các chủ hàng nội địa kịp làm thủtục giao nhận ngay tại cảng

- Tổ chức dỡ và nhận hàng từ người vận tải

+ Làm thủ tục hàng nhập khẩu (gần giống tủ tục hàng xuất khẩu)

o Xin giấy phép nhập khẩu

o Làm tủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu

o Nộp thuế nhập khẩu (nếu có)

+ Theo dõi quá trình dỡ hàng và nhận hàng với người vận tải

o Hàng không lưu kho bãi cảng

Chủ hàng nhận trực tiếp từ tàu và lập các giấy tờ cần thiết trongquá trình nhận hàng, chủ hàng có thể đưa hàng về kho riêng và mời hải

Trang 26

quan kiểm hoá Nếu hàng không còn niêm phong, kẹp chì phải mời hảiquan áp tải.

o Hàng phải lưu kho bãi cảng thì cảng có nhiệm vụ sau:

Bước 1: Cảng nhận hàng từ tàu

Bước 2: Cảng giao hàng cho chủ hàng

- Lập các chứng từ pháp lý ban đầu để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng + Biên bản kiểm tra sơ bộ

+ Thư dự kháng

+ Biên bản hư hỏng đổ vỡ

+ Biên bản quyết toán nhận hàng

+ Giấy chứng nhận hàng thừa thiếu so với tờ khai

+ Biên bản giám định

Nội dung phải cụ thể chính xác và phải nêu rõ tình trạng và mức độ củatổn thất

- Quyết toán

+ Thanh toán các chi phí liên quan đến công tác giao nhận

+ Tập hợp các chứng từ cần thiết tiến hành khiếu nại các cơ quan liênquan về tổn thất hàng hoá (nếu có), và theo dõi kết quả khiếu nại của mình

2.2 Hoạt động về nghiệp vụ thị trường:

Công ty luôn cử ra một đội ngũ nhận viên am hiểu về các lĩnh vựcnghiên cứu các lĩnh thị trường để từ đó có thể biết được những biến độngchung của thị trường, đưa ra những biện pháp phù hợp cho công ty nhất làtrong quá trình hội nhập WTO như hiện nay thi trường luôn biến động rất

Trang 27

nhanh nếu không có những biện pháp nghiệp vụ thì công ty rất rễ rơi vàokhung hoảng và thất thoát la điều khó chánh khỏi vì thế công tác nghiệp vụthị trường luôn được các nhà hoạch định chiến lược trong công ty quan tâm

và tìm hiểu

2.3.Hoạt động v ề bảo quản hàng hóa.

Hiện nay công ty đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như nhà kho,bến, bãi, nhà xưởng đến các dịch vụ như đóng gói hàng hóa, giao nhận vận tảihàng hóa đến tại cơ sở quy định Với đầy đủ những điều kiện trên công ty đãđáp ứng được các nghiệp vụ bảo quản như hệ thống hàng hóa được bảo quảnmột cách tốt về số lượng và chất lượng hàng hoá dự trữ trong kho, khôngngừng giảm hao hụt tự nhiên dưới mức cho phép Các biện pháp kỹ thuật bảoquản, tổ chức bảo quản đều đảm bảo tiêu chuẩn cho phép của cồng ty Các hệthống kho đạt được sự hợp lý, thoáng mát, tránh đươc các tát nhân có hai đốivới các loại hàng hóa, mỗi loại hàng hóa đều có hệ thống kho phù hợp để cóthể giảm đươc sự tác hại qua lại Các kho đều đảm bảo thuận tiện cho việcthực hiện nghiệp vụ nhập, xuât, kiểm tra, kiểm kê hàng hóa và tổ chức laođộng trong kho Điều kiện về đóng gói bao bì đều đạt tiêu chuẩn theo quyđịnh đóng gói của từng loại hàng hóa, không làm hao hụt hoặc nhầm lấn mấtmát hàng hoá Với những hệ thống nhà kho được phân bổ hợp lý với điềukiện, và nghiệp vụ bảo quản hàng hóa trên công ty đã không ngừng giảmđược chi phí và làm tăng được hiệu quả kinh doanh của công ty

2.4 Tổ chức kinh doanh.

Công ty có một bộ máy tổ chức gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ công nhậnviện có tay nghề có thể đáp ứng được mọi công việc được giao mối bộ phậnđều có chức năng riêng và từng nhân viên đều có những khối lượng công việc

Trang 28

cụ thể được giao, mối nhận viên đều phải hoàn thàng công việc một cáchnhanh nhất, không làm chậm tiến độ giao nhận mà tổ chức giao cho.

2.5 Hoạt động tiêu thụ.

Hiên nay công ty có một mạng lưới vận chuyển rộng khắp khôngnhững cả trong và ngoài nước vì thế hàng hóa khi được nhận đều được vậnchuyên đến nơi tiêu thụ kịp thời và đảm bảo an toàn Các mặt hàng đưa đi tiêuthụ chủ yếu là sang nước khác tiêu thụ nên rât cần đến sự đảm bảo vì thế công

ty luôn tìm cách để có thể đưa đựơc hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanhnhất

2.6 Hoạt động về hạch toán kinh doanh.

Công ty áp dụng kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kêkhai thường xuyên, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ Đây làphương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất,tồn kho các loại vật tư phát sinh trong kỳ, đây cũng là quy định của nhiềucông ty đối với các đơn vị trực thuộc Một công ty muốn phất triển ổn địnhcần phải làm tốt các khâu chi tiêu của công ty làm sao cho hợp ly để có thể bùtrừ lố lai cho nhau tư đó mới có thể tính đến những bước tiếp theo Để đạtđươc điều đó công ty cũng phải có một bộ phận chuyên sâu trong lĩnh vựcnày

2.7 Hoạt động Marketing của công ty:

-Phát triển thị trường : là phải tạo được một thị trường rộng khắp khôngnhững ở trong và ngoài nước một mạng lưới kênh phân phối phù hợp để cóthể tận dụng được các nguồn hàng từ nơi khác đến làm cho công ty có đủ khốilượng hàng để có thể vận chuyển

Trang 29

-Tìm kiếm khách hàng: Đây là khâu luôn được quan tâm trong công ty

vì để tìm được những khách hàng luôn có đủ hàng hóa cho công ty là rất khótrong số những khách hàng giao hàng chỉ có những khách hàng làm ăn lâu dàicùng công ty Nên hiện nay công ty luôn tìm kiếm nguồn khách hàng có khảnăng cung cấp đủ khối lượng hàng hóa có thể kịp xuất đi một cách nhanh nhất

mà không cần phải tốn công để lưu kho và bảo quan hàng hóa quá lâu

-Tư vấn cho khách hàng: làm cho khách hành có thể hiểu biết về công

ty kinh doanh những gì và có thể đáp ứng được như gì mà khách hàng yêucầu

-Xúc tiến việc xuất nhập khẩu: là nhiện vụ mà người làm Marketingphải thúc dục các nhà xuất nhập khẩu sớm đưa hàng, tập kết hàng đúng quyđịnh, và không được để quá lâu

-Phát triển các loại hình dịch vụ: Phải phát triển được mạng lưới giaonhận một cách đầy đủ tất cả các loại hình như các phương tiện chuyên chở,bến, bãi, cảng và các kho để có thể giảm thiểu được lượng thời gian giaohàng

II Kết quả thực hiện.

1 Khối lượng hàng hoá được giao nhận

Từ khi thành lập đến nay công ty đã thực hiện được một lượng hànghoá giao nhận tương đối lớn, không thua kém so với các công ty là đối thủcạnh tranh trong cùng thời gian và cùng lĩnh vực kinh doanh này Ngay từnăm đầu thành lập công ty đã thực hiện giao nhận tới 34.000 tấn hàng hoáxuất nhập khẩu Sau nhiều năm thực hiện viêc giao nhận vận tải công ty đãvươn lên thực hiện được 54.500 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm đầu thành

Trang 30

Bảng 2 Tổng khối lượng hàng hoá giao nhận

giai đoạn 2005- 2007.

ĐVT: Tấn

Năm Chỉ tiêu

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của công ty Cổ phần thương mại và vận

tải quôc tế Châu Giang)

Số liệu trong bảng 2 cho thấy khối lượng hàng hoá giao nhận của công

ty trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 35.29%, nhưng đến năm 2007giảm so với năm 2006 là 18,48% Sở dĩ năm 2007 công ty có tốc độ tăngtrưởng thụt lùi so với hai năm trước là do năm 2007 là một năm có nhiều khókhăn thách thức và khó khăn cho hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bởilúc này có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động trong lĩnh vựcgiao nhận này nên đã vấp phải sự cạnh tranh gay gắt nên gía cả không cònđược cao như những năm trước nữa, mặc dù lúc này các chính sách về thuếnhằm gây rào cản về thuế đã được giảm bớt nhung một số mặt hàng vẫn còn

Trang 31

áp đặt thuế quan vận chuyển còn cao nhằm găn chặn các mặt hàng tư bênngoài xâm nhập vào thị trường Mặt khác, giá của một số các mặt hàng như:xăng dầu, phân bón, sắt thép… tăng nhanh Chính vì hai nguyên nhân này đãlàm trì hoãn các hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty Điều đókhông có nghĩa là công ty sẽ hoạt động kém hiệu quả mà ngược lại công tyvẫn cố gắng để đạt được mức kế hoạch đã đề ra, cụ thể là về doanh thu công

ty đã hoàn thành một cách xuất sắc, nhưng lợi nhuận lại không đạt được chỉtiêu so với kế hoạch đặt ra (chỉ đạt 98%), nhưng có thể nói đây là một sự cốgắng hết sức của các cán bộ nhân viên trong công ty bởi chỉ tiêu lợi nhuận đặt

ra tăng so với năm 2006 tới 72%, điều này chứng tỏ công ty đã có một chiếnlược phương hướng hoạt động đúng đắn để khắc phục các nguyên nhân làmcản trở hoạt động của công ty

Từ bảng 2 ta có thể nhận thấy một đặc điểm nổi bật là khối lượng hànghoá được nhập khẩu trong tổng khối lượng hàng hoá giao nhận luôn cao hơnrất nhiều so với khối lượng hàng xuất khẩu Có thể biểu diễn khối lượng hàngnhập và hàng xuất trên cùng một hình vẽ để nhận thấy điều này rõ hơn

Qua hình 1 ta thấy khối lượng hàng hoá xuất khẩu được giao nhận có

sự biến động rất mạnh nhưng ngược lại khối lượng hàng hoá nhập khẩu đượcgiao nhận lại tương đối ổn định Trong năm 2005, công ty đã khai thác vàthực hiện giao nhận được 13.525 tấn nguồn hàng xuất, nhưng đế năm 2007con số này đã lên tới 24.688 tấn, tăng 41% so với năm 2005 2007 con số Vớivai trò là đại lý cho một số hãng giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế nên công

ty đã cố gắng khai thác để thực hiện cân đối hoạt động giao nhận giữa nguồnhàng xuất khẩu và nhập khẩu, và đến năm 2007 vừa qua thì công ty đã thựchiện giao nhận được 24.688 tấn hàng xuất, gần bằng khối lượn hàng nhậpđược giao nhận là 29.812 tấn

Trang 32

ĐVT: Tấn

0 5 10 15 20 25 30

Hàng nhập khẩu Hàng xuất khẩu

Hình 1 Khối lượng hàng giao nhận quốc tế giai đoạn 2005 – 2007.

Với khối lượng hàng hoá giao nhận tương đối lớn như vậy, đó là do công

ty đã khai thác giao nhận rất nhiều chủng loại hàng hoá, cả về hàng nhập vàhàng xuất Hàng xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng như: hàng thủ công mỹnghệ, hàng dệt may, hàng giầy dép, cao su, xi măng, phân bón, nông sản,hàng công nghiệp, hàng điện tử, máy móc trong nước lắp ráp và sản xuất…Trong khi đó hàng nhập khẩu chủ yếu lại là hàng nguyên vật liệu, hàng côngtrình, máy móc thiết bị và một số hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuấtđược

Ngày đăng: 04/12/2012, 13:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Văn Châu (2004), Vận tải giao nhận xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải giao nhận xuất nhập khẩu
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật
Năm: 2004
2. Nguyễn Hồng Đàm (chủ biên), (2004), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải và giao nhận trong ngoại thương
Tác giả: Nguyễn Hồng Đàm (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông Vận tải
Năm: 2004
3. Phạm Mạnh Hiền (2005), Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế
Tác giả: Phạm Mạnh Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2005
4. Nguyễn Thị Lực (2005), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh thương mại - dịch vụ, tập 1, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh thương mại - dịch vụ, tập 1
Tác giả: Nguyễn Thị Lực
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 2005
5. Vũ Hữu Tửu (2005), Giáo trình Kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Tác giả: Vũ Hữu Tửu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2005
6. Đinh Ngọc Viện (2005), Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế
Tác giả: Đinh Ngọc Viện
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải
Năm: 2005
7. Phan Hữu Thắng (2005), “Chính sách mới của Việt Nam về đầu tư nước ngoai và đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông”, Tạp chí Giao thông vận tải, số 10/ 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách mới của Việt Nam về đầu tư nước ngoai và đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông”, "Tạp chí Giao thông vận tải
Tác giả: Phan Hữu Thắng
Năm: 2005
8. Công ty CP thương mại và vận tải quôc tế Châu Giang (2005), Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2005, 2006, 2007 Khác
9. Công ty CP thương mại và vận tải quôc tế Châu Giang (2005), Báo cáo tổng kết kế toán năm 2005, 2006, 2007 Khác
10. Công ty CP thương mại và vận tải quôc tế Châu Giang (2002), Điều lệ hoạt động và tổ chức bộ máy của công ty CP thương mại và vận tải quôc tế Châu Giang Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:Tổng lượng vốn thể hiện qua cỏc chi tiờu. - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
Bảng 1 Tổng lượng vốn thể hiện qua cỏc chi tiờu (Trang 4)
Sơ đồ 1: Các loại hình giao nhận vận tải hàng hoá của Công ty. - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
Sơ đồ 1 Các loại hình giao nhận vận tải hàng hoá của Công ty (Trang 7)
Sơ đồ 2 : Bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của các - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
Sơ đồ 2 Bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của các (Trang 14)
Bảng 2. Tổng khối lượng hàng hoỏ giao nhận giai đoạn 2005- 2007. - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
Bảng 2. Tổng khối lượng hàng hoỏ giao nhận giai đoạn 2005- 2007 (Trang 30)
Bảng 2. Tổng khối lượng hàng hoá giao nhận - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
Bảng 2. Tổng khối lượng hàng hoá giao nhận (Trang 30)
Hình 1. Khối lượng hàng giao nhận quốc tế giai đoạn 2005 – 2007. - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
Hình 1. Khối lượng hàng giao nhận quốc tế giai đoạn 2005 – 2007 (Trang 32)
2. Khối lượng hàng hoỏ giao nhận theo phương thức vận tải - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
2. Khối lượng hàng hoỏ giao nhận theo phương thức vận tải (Trang 33)
Bảng 3. Khối lượng hàng hoỏ giao nhận theo phương thức vận tải - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
Bảng 3. Khối lượng hàng hoỏ giao nhận theo phương thức vận tải (Trang 33)
Từ bảng 3 trờn ta thấy khối lượng hàng hoỏ giao nhận bằng đường biển chiếm đa số (từ 55,96% - 58,83%) trong tổng khối lượng hàng hoỏ giao nhận  của cụng ty - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
b ảng 3 trờn ta thấy khối lượng hàng hoỏ giao nhận bằng đường biển chiếm đa số (từ 55,96% - 58,83%) trong tổng khối lượng hàng hoỏ giao nhận của cụng ty (Trang 34)
Hình 2. Khối lượng hàng hoá giao nhận theo phương thức vân tải. - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
Hình 2. Khối lượng hàng hoá giao nhận theo phương thức vân tải (Trang 34)
Bảng 4. Một số khỏch hàng lớn ký hợp đồng giao nhận với cụng ty. - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
Bảng 4. Một số khỏch hàng lớn ký hợp đồng giao nhận với cụng ty (Trang 36)
Bảng 4. Một số khách hàng lớn ký hợp đồng giao nhận với công ty. - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
Bảng 4. Một số khách hàng lớn ký hợp đồng giao nhận với công ty (Trang 36)
Nhỡn vào hinh 3 và bảng phõn tớch kết quả doanh thu, lợi nhận ta thấy: - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
h ỡn vào hinh 3 và bảng phõn tớch kết quả doanh thu, lợi nhận ta thấy: (Trang 38)
Bảng 5: Kết quả doanh, thu lợi nhuõn của cụng ty giai đoạn 2005–2007 - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
Bảng 5 Kết quả doanh, thu lợi nhuõn của cụng ty giai đoạn 2005–2007 (Trang 38)
Bảng   5:     Kết quả doanh, thu lợi nhuân của công ty giai đoạn 2005–2007 - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Quốc tế Châu Giang
ng 5: Kết quả doanh, thu lợi nhuân của công ty giai đoạn 2005–2007 (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w