1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

92 601 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 615,98 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ VÀ HOẠT ĐỘNG THANH

TOÁN THẺ1.1 TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ

Dấu hiệu của phương thức tín dụng tiêu dùng với phương tiện thanh toánkhông dùng tiền mặt xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 1920 dưới cái tên gọitạm thời là “đĩa mua hàng” (shopper’s plate) Trên thực tế, đây là một hình thức

sơ khai của thẻ mua hàng (store card) hiện đại Người chủ sở hữu của loại đĩanày có thể mua hàng tại cửa hiệu phát hành ra chúng và hàng tháng họ phải hoàntrả đầy đủ tiền hàng cho chủ cửa hiệu Thực chất các cửa hàng phát hành ra đĩanày đã đồng thời cung cấp cho người mua hàng một hình thức tín dụng cơ bản,

đó là “mua hàng trước và chi trả sau” (buy now, pay later)

Tuy nhiên, thẻ ngân hàng được coi là chính thức xuất hiện lần đầu tiênvào năm 1949 tại Mỹ xuất phát từ một trường hợp rất ngẫu nhiên Một doanhnhân tên là Frank Mc Namara trong một bữa ăn tối tại nhà hàng, chợt nhận ramình không mang theo tiền để thanh toán, ông ta đành gọi điện về nhà nhắnngười mang tiền đến giúp Chính trong tình huống đó, ông chợt nảy ra ý tưởng

về một loại phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt có thể sử dụng ở nhiềunơi Năm 1950, chiếc thẻ nhựa đầu tiên bắt đầu ra đời với tên gọi là thẻ tín dụngDiners Club Với lệ phí hàng năm là 5 USD, những người mang thẻ Diners Club

có thể ghi nợ khi ăn tại 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York.Ngược lại, các nhà bán lẻ trong hệ thống Diners Club bị tính chiết khấu 5% trênmỗi món hàng bán ra

Xuất phát từ một ý tưởng, nhưng những tiện ích mà những chiếc thẻ đầutiên mang lại đã nhanh chóng chinh phục được đông đảo khách hàng Các kháchhàng - chủ thẻ rất hài lòng về sự tiện lợi khi sử dụng thẻ cũng như các khoản vay

từ thẻ Người tiêu dùng khi sử hữu phương tiện thanh toán này có thể mua hànghoá, dịch vụ trước mà không phải trả tiền mặt ngay khi đó Mặc dù hàng tháng

Trang 2

họ phải hoàn trả toàn bộ các chi tiêu nhưng họ đã có được một khoản ứng trướckhông phải trả lãi trong vòng một tháng.

Về phía các cơ sở cung ứng hàng hoá dịch vụ, phương thức thanh toán nàycũng hấp dẫn họ Họ nhận thấy rằng mặc dù bị tính chiết khấu trên mỗi món hàngbán ra nhưng bù lại các khách hàng - chủ thẻ dường như thoải mái hơn trong cácquyết định mua hàng hoá dịch vụ và thực sự đã mua nhiều hàng hoá dịch vụ hơnkhi dùng tiền mặt Chấp nhận thẻ lại an toàn hơn nhiều so với dùng séc Thêm vào

đó, việc sử dụng hệ thống tín dụng của các tổ chức ngân hàng sẽ tiết kiệm đượcnhiều chi phí hơn so với việc thiết lập một mạng lưới tín dụng cục bộ

Hình thức thanh toán mới không chỉ dừng lại ở việc mang lại tiện ích chongười tiêu dùng, hơn thế nữa nó hứa hẹn một ngành kinh doanh mới với khảnăng sinh lãi hàng tỷ đô la mà ngay cả người phát mình ra nó, Frank McNamara, cũng không tiên liệu được Đến năm 1951, hơn 1 triệu USD được tính

nợ và số lượng thẻ ngày càng tăng lên, công ty phát hành thẻ Diners Club nhanhchóng thu được lãi Một cuộc cách mạng về thẻ diễn ra sau đó đã nhanh chóngđưa thẻ trở thành phương tiện thanh toán phổ dụng toàn cầu Tiếp nối thànhcông của thẻ tín dụng Diners Club, năm 1955 hàng loạt thẻ như Trip Change,Golden Key, Gourmet Club, Esquire Club… nối tiếp ra đời Phần lớn các thẻnày trước hết được phát hành nhằm phục vụ giới doanh nhân, nhưng sau đóngân hàng đã nhận thấy rằng giới bình dân mới là đối tượng chủ yếu sử dụng thẻtrong tương lai Vào cuối những năm 1950, một số ngân hàng tại Mỹ đã tiếnhành cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng theo cơ chế tín dụng tuần hoàn.Với dịch vụnày, các chủ thẻ có thể duy trì số dư có trên tài khoản vay bằng một hạn mức tíndụng nếu họ hoàn thành trách nhiệm thanh toán hàng kỳ theo quy định của Ngânhàng

Tuy vậy, trong giai đoạn này, hệ thống tín dụng thẻ vẫn chỉ dừng lại ởmối quan hệ tương đối đơn giản được xác lập giữa nhà phát hành thẻ, cơ sở chấpnhận thẻ và chủ thẻ

Trang 3

Năm 1960, Bank of America giới thiệu sẩn phẩm thẻ đầu tiên của mình BANKAMERICARD Thẻ BANKAMERICARD phát triển rộng khắp và trongnhững năm tiếp theo, ngày càng nhiều các tổ chức tài chính ngân hàng trở thànhthành viên của BANKAMERICARD Những thành công củaBANKAMERICARD đã thúc đẩy các nhà phát triển thẻ khác trên khắp nước Mỹbắt đầu tìm kiếm phương thức cạnh tranh với loại thẻ này.

-Đến năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Mỹ thành lập Interbank - một

tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao dịch thẻ.Ngay sau đó, năm 1967, 4 ngân hàng bang California đổi tên của họ từCalifornia Bank Card Association thành Western State Bank Card Association(WSBA), WSBA đã liên kết với Interbank để phát hành thẻMASTERCHARGE Tổ chức WSBA cho phép Interbank sử dụng tên và biểutượng MASTERCHARGE của mình Vào cuối những năm 60, một số lớn các tổchức tài chính ngân hàng trở thành thành viên của MASTERCHARGE - đối thủcạnh tranh của BANKAMERICARD

Những năm sau đó, tất cả các tổ chức tài chính ngân hàng đã hoặc đangquan tâm đến việc phát hành thẻ ở Mỹ đều trở thành thành viên củaBANKAMERICARD hoặc MASTERCHARGE Các Hiệp hội ngân hàng và cácthành viên của họ cùng chia sẻ chi phí hệ thống hoạt động thẻ, làm cho ngay cảcác tổ chức tài chính ngân hàng rất nhỏ cũng có thể tham gia vào hệ thống này.Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là các nhà phát hành thẻ chỉ tìm kiếm đượclợi nhuận cao nếu họ biết cách phát triển rộng khắp mạng lưới khách hàng, chủthẻ và cở sở chấp nhận thẻ Hệ thống này mang lại lợi nhuận cho tất cả các thànhviên và thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ về mạng lưới chủ thẻ, cơ sở chấp nhậnthẻ cũng như doanh số bán hàng bằng thẻ

Sức ép về việc phải tăng mạnh số lượng chủ thẻ làm cho nhiều tổ chức tàichính bắt đầu phát hành thẻ một cách bừa bãi, thậm chỉ bỏ qua cả quá trình xétduyệt đơn xin phát hành và thẩm định khả năng tài chính của khách hàng Một

số lượng lớn thẻ đã bị mất trên đường gửi từ nhà phát hành thẻ đến khách hàng

Trang 4

mà không được quan tâm Bên cạnh đó có nhiều chủ thẻ mới chưa có kinhnghiệm về sử dụng thẻ, họ mau chóng tiêu vượt quá hạn mức tín dụng được cấp

và thường xuyên gặp khó khăn khi đến hạn thanh toán các khoản vay Vì những

lý do đó, nhiều nhà phát hành rơi vào tình trạng thất thoát về tín dụng và gánhchịu nhiều rủi ro Khó khăn lại càng chồng chất thêm cho các nhà phát hành thẻbởi sự chậm trễ trong thanh toán bù trừ giữa các thành viên trong Hiệp hội Sốlượng thẻ bị mất cắp, bị làm giả mạo tăng nhanh càng làm nghiêm trọng hơnmức độ tổn thất cho các nhà phát hành thẻ Chính vì vậy, một hệ thống quản lýthẻ hiệu quả và được tiêu chuẩn hoá để xử lý các chứng từ giao dịch và các hoạtđộng thẻ là vô cùng cần thiết cho các nhà phát hành cũng như thanh toán thẻ

Interbank (MASTERCHARGE) và Bank of America

(BANKAMERICARD) đã tạo lập nên một hệ thống các quy tắc tiêu chuẩn Hai

tổ chức này cũng đã xây dựng nên các hệ thống xử lý toàn cầu được tiêu chuẩn hoá với chức năng xử lý các giao dịch thẻ, thanh toán và trao đổi thông tin cũng như đưa ra các nguyên tắc tra soát, khiếu kiện để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên Với thành tựu này, Interbank và Bank of America đã trở thành người

đi đầu trong lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ trên thế giới

Năm 1977, tổ chức thẻ BANKAMERICARD đổi tên thành VISA USA vàsau đó là tổ chức thẻ quốc tế VISA Năm 1979, tổ chức thẻ MASTERCHARGEđổi tên thành MASTERCARD Các thành viên của hai tổ chức thẻ quốc tế nàycũng như bản thân cả hai tổ chức bắt đầu mua các chương trình phần mềm cũngnhư các thiết bị phần cứng phát hành, thanh toán và quản lý thẻ của các công tybên ngoài với mục đích tiết kiệm chi phí cho các thành viên và tạo điệu kiện chongày càng nhiều tổ chức tài chính ngân hàng có thể tham gia hệ thống

Với những thành công vang dội ở nước Mỹ, thẻ ngân hàng đã nhanhchóng lan rộng sang các nước và khu vực khác và được tiếp nhận nồng nhiệt.Vào năm 1960, chiếc thẻ nhựa Diners Club đầu tiên có mặt tại Nhật đã mở đầucho hoạt động thanh toán thẻ tai Châu Á Vào năm 1961, ngân hàng Sanwa tạiNhật Bản lần đầu tiên cho ra đời thẻ JCB với mục tiêu chủ yếu hướng vào thịtrường giải trí và du lịch Chiếc thẻ nhựa đầu tiên do ngân hàng Barclay Bank

Trang 5

phát hành trên cơ sở thẻ VISA năm 1966 tại Anh cũng đã mở ra một thời kỳ sôiđộng tại lục địa Châu Âu.

Thẻ ngân hàng lần đầu tiên được chấp nhận tại Việt Nam vào năm 1990,khi Vietcombank ký hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa với ngân hàng PhápBFCE và đã mở đầu cho phương thức thanh toán mới này tại Việt Nam

Ngày nay thẻ ngân hàng đã có mặt trên khắp thế giới với các hình thức,chủng loại đa dạng, phong phú đang ngày càng đáp ứng đầy đủ những nhu cầuriêng lẻ của người tiêu dùng Cùng với sự phát triển của hai tổ chức thẻ quốc tếVisa và Mastercard, trên thế giới còn có hàng loạt tổ chức thẻ khác mang tínhquốc tế và khu vực ra đời như: JCB Card, American Express Card, Airplus,Maestro Eurocard, Visioncard… Sự phát triển mạnh mẽ này đã khẳng định xuthế phát triển tất yếu của thẻ Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa họccủa thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ tin học, hệ thống thẻngày càng hoàn thiện Không chỉ dừng lại ở mối quan hệ đơn giản như thời kỳtrước, hệ thống tín dụng thẻ ngày nay bao gồm cả các tổ chức thẻ quốc tế, các tổchức tài chính ngân hàng, các công ty cung ứng thiết bị và giải pháp kỹ thuật,các công ty viễn thông quốc tế… Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàngphát triển từng ngày, các tổ chức thẻ quốc tế đã xây dựng hệ thống xử lý giaodịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, cấp phép, thanh toán, tra soát,hoàn trả, khiếu kiện và quản lý rủi ro Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USDmỗi năm, thẻ đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thốngthanh toán toàn cầu Đây là một thành công đáng kể đối với một ngành kinhdoanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển

1.1.2 Khái niệm thẻ

“Thẻ ngân hàng” (Bank card) hay còn gọi là “tiền nhựa” (Plastic money),sau đây gọi tắt là thẻ, là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt dongân hàng hoặc các tổ chức tài chính phát hành và cung cấp cho khách hàng (gọi

là chủ thẻ) dùng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các cơ

Trang 6

sở chấp nhận thẻ Do đặc điểm dùng thẻ để thanh toán nên thẻ ngân hàng cònđược gọi là “thẻ thanh toán”.

Từ khái niệm nêu trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của thẻ ngân hàngnói chung:

 Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời

từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liềnvới việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngânhàng

 Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấpcho khách hàng sử dụng để thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các điểmcung ứng hàng hoá dịch vụ có hợp đồng thanh toán với ngân hàng,hoặc rút tiền mặt tại các máy giao dịch tự động hay các ngân hàng đại

lý trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc định mức tín dụng đượccấp

 Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiện nhiều chức năng khác như xem

số dư, đặt lệnh chuyển tiền, … thông qua hệ thống giao dịch tự độnghay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM

1.1.3 Nội dung

Hầu hết các loại thẻ ngân hàng hiện nay đều làm bằng nhựa cứng, có hìnhchữ nhật chung một kích cỡ 84mm x 54mm x 0.76mm có góc tròn gồm 2 mặtvới các nội dung sau:

 Tên, biểu tượng của thẻ và huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ

 Băng giấy ghi chữ ký

Trang 7

 Ngoài ra còn có thể có các thông tin khác để tăng tính an toàn của thẻnhư: số mật mã đợt phát hành, ký hiệu riêng của từng tổ chức, hình củachủ thẻ…

Biểu tượng của một số thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới

1.1.4 Phân loại thẻ

Đứng trên nhiều góc độ khác nhau để phân chia thì ta thấy thẻ ngân hàngrất đa dạng Người ta có thể nhìn nhận nó từ góc độ chủ thể phát hành, côngnghệ sản xuất hay là phương thức hoàn trả

1.1.4.1 Phân loại theo chủ thể phát hành thẻ

Thẻ do ngân hàng phát hành

Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khác hàng sử dụng linh độngtài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tíndụng Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu hiện nay, ví dụnhư thẻ Visa, Mastercard, JCB

Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành

Đó là thẻ du lịch và giải trí gọi tắt là T&E (Travel and Entertainment) của

các tập đoàn kinh doanh lớn như Diners Club, Amex… Ngoài ra, một số công tylớn cũng phát hành thẻ riêng cho các đối tượng của công ty hướng theo mụcđích kinh doanh: công ty xăng dầu, các cưa hiệu lớn …

1.1.4.2 Phân loại theo công nghệ sản xuất

Thẻ khắc chữ nổi (Embossing card)

Đây là loại thẻ được làm dựa trên kỹ thuật khắc chữ nổi với các thông tincần thiết được khắc trên thẻ Công nghệ này được sử dụng từ khi phát hành tấmthẻ nhựa đầu tiên và hiện nay không còn được sử dụng nữa vì kỹ thuật sản xuấtquá thô sơ, dễ bị lợi dụng làm giả

Trang 8

Thẻ băng từ (Magnetic Stripe)

Đây là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứathông tin ở mặt sau của thẻ Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm naynhưng đã bộc lộ một số nhược điểm Thứ nhất, khả năng bị lợi dụng cao do thôngtin ghi trong thẻ không tự mã hoá được, do đó người ta có thể đọc dễ dàng bằng cácthiết bị đọc gắn với máy vi tính Thứ hai, thẻ từ chỉ mang thông tin cố định, khuvực chứa tin hẹp không áp dụng được các kỹ thuật mã đảm bảo an toàn Do nhữngnhược điểm nêu trên, gần đây loại thẻ này đã bị lợi dụng lấy cắp tiền

Thẻ thông minh (Smart Card/Chip Card)

Là loại thẻ dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ thẻ được gắn thêm vàomột “chip” điện tử có cấu trúc giống như một máy vi tính hoàn hảo Thẻ thôngminh có nhiều nhóm với dung lượng nhớ của “chip” điện tử khác nhau

Hiện nay có khoảng 20 triệu thẻ thông minh trên thế giới Sự ra đời củathẻ thông minh là một tiến bộ vượt bậc của ngành ngân hàng, người ta thậm trícòn so sánh một con “chip” trong thẻ thanh toán cũng có sức mạnh như máyđiện toán NASA đưa người lên mặt trăng lần đầu tiên vào năm 1969 Thẻ thôngminh an toàn và hiệu quả hơn thẻ từ vì con “chip” vi tính này có thể chứa mộtlượng thông tin lớn hơn 80 lần thông tin trong giải băng từ

Trong thời gian trước mắt thẻ thông minh sẽ đồng xuất hiện cùng với thẻbăng từ đồng thời hàng triệu máy rút tiền và máy đọc thẻ trên toàn thế giới sẽdần chuyển đổi để đọc các con “chip” điện tử Cuối cùng thì công nghệ mới sẽdần thay thế công nghệ cũ

1.1.4.3 Phân loại theo tính chất

Nếu xét theo tính chất thanh toán của thẻ, thẻ ngân hàng được chia làmhai loại sau:

a Thẻ tín dụng (Credit card)

Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó chủ thẻ được phép sửdụng một hạn mức tín dụng qui định không phải trả lãi (nếu chủ thẻ hoàn trả số

Trang 9

tiền đã sử dụng đúng kỳ hạn) để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sởkinh doanh, cửa hàng, khách sạn … chấp nhận loại thẻ này.

Về bản chất đây là một dịch vụ tín dụng thanh toán với hạn mức chi tiêunhất định mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tàichính, số tiền ký quĩ hoặc tài sản thế chấp của khách hàng Khoảng thời gian từkhi thẻ được dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiềncho ngân hàng có độ dài phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chứckhác nhau Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời giannày sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số

dư nợ cuối kỳ Tuy vậy, nếu hết thời gian này mà một phần hay toàn bộ số dư nợcuối kỳ chưa được thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ phải chịu nhữngkhoản phí và lãi chậm trả Khi toàn bộ số tiền phát sinh được hoàn trả cho ngânhàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ được khôi phục như ban đầu Đây chính làtính chất “tuần hoàn” (revolving) của thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là công cụ thanh toán hiện đại, văn minh và có tính thôngdụng trên toàn thế giới Không chỉ thanh toán giới hạn trong phạm vi lãnh thổcủa một quốc gia mà thẻ tín dụng quốc tế có thể được chấp nhận thanh toán ở tất

cả các cơ sở có trưng biểu tượng của thẻ đó trên khắp thế giới Các ngân hàngnội địa của nhiều nước khác nhau thường áp dụng song song hai hệ thống thẻ tíndụng: trong nước bằng đồng bản tệ và sử dụng ở nước ngoài bằng đồng đô ladưới những thương hiệu thẻ nổi tiếng Do vậy dù trong nước hay nước ngoài cácloại thẻ này cũng mang đến tiện ích cho khách hàng và là nguồn lợi nhuận quantrọng của ngân hàng Trên thế giới hiện nay phổ biến hai loại thẻ tín dụng đượckhác du lịch rất ưa chuộng là VISA và Mastercard

Bên cạnh thẻ tín dụng thông thường, sau đây là một số hình thức thẻ tíndụng khác được sử dụng trên thế giới:

Thẻ ngân sách (Budget Card)

Thẻ ngân sách là một hình thức riêng của thẻ tín dụng thường do các nhà bán

lẻ phát hành Chủ thẻ hàng tháng phải trả tối thiểu một khoản tiền nhất định đã

Trang 10

cam kết trước và được cấp một hạn mức tín dụng lớn gấp một số lần khoảnthanh toán cam kết trước này Ví dụ chủ thẻ cam kết hàng tháng sẻ trả tối thiểu

là 10 Pounds và số nhân của ngân hàng là 25 lần, như vậy chủ thẻ có một hạnmức tín dụng là 250 pounds Thẻ này khác thẻ tín dụng thông thường ở giới hạnmức tín dụng Chủ thẻ cam kết với ngân hàng sẽ thanh toán một khoản tiền cốđịnh vào mỗi tháng bằng cách ghi nợ trực tiếp Hạn mức tín dụng mà chủ thẻđược cấp trong trường hợp này là khoản tiền chủ thẻ đã cam kết sẽ trả ngân hànghàng tháng

 Thẻ liên kiết (Co-branded Cards)

Đây là thẻ tín dụng được cơ sở phát hành thẻ kết hợp với tổ chức hoặc công

ty có tên tuổi đồng phát hành và thông thường, tên hoặc nhãn hiệu thương mại,logo của cơ sở đồng phát hành này cũng đồng thời xuất hiện trên tấm thẻ nhưFord/Barclaycard và GM/HFC Card Ngoài những đặc điểm sẵn có của thẻ ngânhàng thông thường, thẻ liên kết có sức hấp dẫn hơn đối với khách hàng bởichính những lợi ích phụ trội do cơ sở đồng phát hành mang lại Ví dụ, thẻ Visaco-brand do ngân hàng Standard Chartered và Tập đoàn thời trang Espirit pháthành mang lại cho chủ thẻ những tiện ích phụ trội riêng biệt như: được chăm sócsắc đẹp miễn phí, giảm giá 20% cho tất cả các mặt hàng hiệu Espirit trong 3tháng đầu tiên, chương trình điểm thưởng tích luỹ theo lượng tiền thanh toánbằng thẻ

Thẻ tín dụng liên kết giữa một ngân hàng hay tổ chức tài chính với một tổchức kinh doanh vì mục đích lợi nhuận như trên có thể là thẻ liên kết co-brand.Bên cạnh đó, hình thức liên kết về thẻ tín dụng giữa ngân hàng và một tổ chức

phi lợi nhuận cũng cho ra đời sản phẩm thẻ liên kết Affinity Card Điều khác biệt

cơ bản giữa hai loại thẻ liên kết nói trên là thẻ liên kết Affinity Card khôngmang lại cho chủ thẻ những lợi ích phụ trội về mặt vật chất như giảm giá, điểmthưởng… mà đem tới cảm giác khác biệt vì được tôn trọng về mặt tinh thần, vềcác giá trị xã hội vì trở thành thành viên của một nhóm người ủng hộ một phongtrào hoặc chủ trương nào đó Một trong những ví dụ của thẻ Affinity card là thẻ

Trang 11

MasterCard liên kết giữa ngân hàng DBS của Singapore với Liên đoàn bóng đáthế giới phát hành sản phẩm thẻ DBS MasterCard 2002 FIFA World Cup.

Thẻ mua hàng (Store Card)

Thẻ mua hàng do một số cửa hiệu siêu thị và trạm xăng phát hành Thẻ muahàng cũng giống như thẻ tín dụng, thẻ tính tiền hoặc thẻ ngân sách nhưng chỉkhác một điểm là thẻ này chỉ sử dụng tại các cửa hiệu hoặc một nhóm các cửahiệu phát hành thẻ Thẻ mua hàng thông thường chịu lãi suất cao hơn thẻ tíndụng thông thường được chấp nhận trên toàn thế giới Mọi giao dịch thẻ chỉ diễn

ra giữa người sản xuất và chủ thẻ Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán và

sử dụng tín dụng nhưng không thể rút tiền mặt

b Thẻ ghi nợ (Debit card)

Thẻ ghi nợ là phương tiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hay rút tiền mặttrên cơ sở số tiền của chính chủ thẻ, mà ngân hàng phát hành không cấp tín dụngcho khách hàng Mỗi khi chủ thẻ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thì ngân hàngphát hành sẽ tự động trích nợ số tiền từ tài khoản của chủ thẻ và chuyển tiền đóvào tài khoản của người bán Thẻ ghi nợ còn được sử dụng để rút tiền mặt tạicác máy giao dịch tự động ATM

Với tính chất không có hạn mức tín dụng, thẻ ghi nợ thường được cấp chokhách hàng có số dư tài khoản tiền gửi thường xuyên ghi Có Tuy nhiên, tuỳtheo sự thoả thuận của chủ thẻ và ngân hàng phát hành, nếu số dư trên tài khoảncủa chủ thẻ không đủ thanh toán, ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một mức thấuchi (Chi vượt quá số tiền hiện có trên tài khoản) Với hình thức thấu chi, thẻ ghi

nợ đã giúp cho cá nhân, doanh nghiệp được cấp một khoản tín dụng ngắn hạn

mà không cần làm nhiều thủ tục

Đứng ở góc độ ngân hàng mà nói thì việc phát hành thẻ ghi nợ an toàn hơn vìviệc chi tiêu của chủ thẻ dựa trên số dư tiền gửi của chủ thẻ tại ngân hàng, nhưvậy ngân hàng đỡ phải gánh chịu những rủi ro do việc khách hàng chi tiêu sốtiền vượt quá số tiền trong tài khoản của họ và nói về mức độ có thể thay thếtiền mặt thẻ ghi nợ chiếm ưu thế vượt trội hơn thẻ tín dụng

Trang 12

Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:

Thẻ ghi nợ online: Là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ

ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ khi xuất hiện giao dịch:

Thẻ ghi nợ offline: Là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ được khấu

trừ vào tài khoản chủ thẻ sau khi giao dịch được thực hiện vài ngày

Một số dạng khác của thẻ ghi nợ

Thẻ tính tiền (Charge Card)

Là một hình thức thẻ ghi nợ nhưng thẻ tính tiền được phát hành theo phươngthức giống như thẻ tín dụng, tuy nhiên hàng tháng chủ thẻ phải hoàn trả đầy đủhóa đơn thanh toán Thẻ này được nối mạng cùng hệ thống với thẻ tín dụngnhưng lệ phí hàng năm lớn hơn lệ phí thẻ tín dụng, đặc biệt là đối với các loạithẻ vàng (Gold Charge Card) Loại thẻ này có thể mang đến các lợi ích khác như

ưu tiên đặt chỗ, mua vé hay bao gồm phí bảo hiểm du lịch và thường do các tổchức du lịch và giải trí như Diners Club và American Express phát hành

Thẻ rút tiền mặt (ATM Card)

ATM là viết tắt của Automatic Tellers Machine có nghĩa là máy giao dịch tựđộng Thẻ rút tiền mặt là một hình thức của thẻ ghi nợ, tuy nhiên thẻ này chỉ cómỗi chức năng duy nhất là rút tiền mặt tại các máy ATM mà không có chứcnăng thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ

Sự tiện lợi là đặc điểm quan trọng nhất của thẻ ATM Thông qua việc nhập

mã số bí mật của chủ thẻ gọi là PIN (Personal Identification Number), chủ thẻ

có thể sử dụng tài khoản cá nhân của mình tại ngân hàng mọi nơi, mọi lúc24/24h một ngày và 7 ngày trong tuần Điều này có nghĩa là cùng với thẻ ATM,

hệ thống ATM đã cung cấp cho khách hàng sử dụng thẻ khả năng giao dịchngoài giờ làm việc, ngoài trụ sở của ngân hàng và khả năng tự phục vụ

Theo thời gian, các tổ chức thẻ đã chủ động kết nối hệ thống ATM với nhautạo nên một mạng ATM khu vực, cho phép khách hàng có thể thực hiện giaodịch tại nhiều máy ATM hơn Hiện nay, hai hệ thống ATM lớn nhất trên thế giới

là CIRRUS của MasterCard và PLUS của VISA, sẵn sàng cho phép thẻ của các

Trang 13

ngân hàng và những tổ chức tín dụng khác kết nối, tạo nên một mạng lưới rộngkhắp toàn cầu.

1.1.4.4 Phân loại theo mục đích sử dụng:

a Thẻ cá nhân

Là loại thẻ dùng cho mục đích thanh toán của cá nhân, chủ thẻ chịu tráchnhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của mình thông qua tài khoản mở tại ngânhàng phát hành

b Thẻ công ty (Business card/commercial card)

Là loại thẻ được phát hành cho nhân viên của công ty sử dụng, nhằm giúpcho các công ty này quản lý chặt chẽ việc chi tiêu của nhân viên mình vì mụcđích công việc Hàng tháng, hàng quý và hàng năm, công ty sẽ được cung cấpnhững thông tin quản lý một cách tóm tắt và chi tiết về sự chi tiêu của từng chủ

sở hữu thẻ của công ty này

Thẻ công ty có một số hình thức như sau:

Thẻ du lịch (Travel cards/Corporate Cards)

Là một loại thẻ công ty chuyên dùng để trả tiền du lịch, giải trí, ăn uống vàcác chi phí liên quan Thẻ thường dùng để các cơ quan như trường học quản lýcác khoản chi tiêu của nhân viên thường xuyên phải đi công tác và dùng thẻ đểxin chiết khấu với khách sạn và hãng hàng không Thẻ này cho phép đơn vịkhông phải ứng tiền mặt trước cho nhân viên và nhân viên thì có thể sử dụng tíndụng cá nhân phục vụ mục đích kinh doanh

Thẻ mua sắm (Purchasing Card/Procurement Cards)

Thẻ này dùng để mua hàng hoá với các hợp đồng giá trị thấp và có tính chấtthường xuyên như mua văn phòng phẩm, mua vé (dưới 2500USD) và giúp đơn

vị không phải mất công làm các thủ tục như chuẩn bị đơn đặt hàng, viết séc,chuyển tiền… Thẻ mua sắm thường được phát hành dưới tên của cá nhân hoặcphòng ban, tuy nhiên ngân hàng phát hành đã ấn định một số giới hạn cho người

sử dụng thẻ như hạn chế về loại hình cơ sở chấp nhận thẻ, khối lượng giao dịch

và tổng số tiền thanh toán trong một kỳ báo cáo

Trang 14

Thẻ mua sắm là một bộ phận phát triển rất nhanh chóng của ngành côngnghiệp thẻ ngân hàng Các nhà cung cấp nhận thấy rằng chấp nhận thẻ mua sắmcủa công ty sẽ giúp họ giảm bớt việc lập hoá đơn, xin cấp hạn mức tín dụng,thanh toán tiền hàng qua séc… Đây là một phần mà các công ty hướng đếnchính sách thương mại điện tử hiện nay.

1.1.4.5 Phân loại theo đối tượng sử dụng

Thẻ thường (Standard Card)

Đây là loại thẻ căn bản nhất, là loại thẻ mang tính chất phổ thông, đạichúng ,được hơn 142 triệu người trên thế giới sử dụng mỗi ngày

Thẻ vàng (Gold Card)

Là loại thẻ phục vụ cho thị trường “cao cấp”, được xem như là loại thẻ ưuhạng phù hợp với mức sống và nhu cầu tài chính của khách hàng có thu nhậpcao Thẻ được phát hành cho các đối tượng có uy tín, khả năng tài chính lànhmạnh, nhu cầu chi tiêu lớn Loại thẻ này có thể có những điểm khác nhau tuỳthuộc vào tập quán, trình độ phát triển của mỗi vùng, tuy nhiên đặc điểmchung nhất vẫn là thẻ có hạn mức tín dụng cao hơn thẻ thường

Trang 15

1.1.4.6 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

- Thẻ trong nước

Là thẻ được giới hạn trong một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải

là đồng bản tệ của nước đó Có hai loại thẻ trong nước:

+ (Local use only card) là loại thẻ do tổ chức tài chính hoặc ngân hàng

trong nước phát hành, chỉ được dùng trong nội bộ hệ thống tổ chức đó màthôi

+ (Domestic use only card) là thẻ mang thương hiệu của tổ chức thẻ quốc

tế được phát hành để sử dụng trong nước

- Thẻ quốc tế (International card)

Là loại thẻ không chỉ dùng tại quốc gia nó được phát hành mà còn dùngđược trên phạm vi quốc tế Muốn phát hành loại thẻ này thì ngân hàng phát hànhphải là thành viên của Tổ chức phát hành thẻ quốc tế

Thẻ quốc tế được khách du lịch rất ưa chuộng vì tính an toàn tiện lợi Dophạm vi hoạt động dải khắp thế giới nên quy trình hoạt động của thẻ này phứctạp hơn, việc kiểm soát tín dụng và các yêu cầu thủ tục thanh toán cũng vì vậy

mà rắc rối hơn Thẻ quốc tế được sự hỗ trợ và quản lý trên toàn thế giới bởi các

tổ chức thẻ lớn như: MasterCard, Visa… hoặc những công ty điều hành lớn nhưAmex, JCB… hoạt động trong một hệ thống nhất, đồng bộ

Thuận lợi chủ yếu của thẻ quốc tế là ở chỗ các ngân hàng nhận đượcnhiều sự giúp đỡ về nghiên cứu thị trường, xử lý và nâng cao những yếu tố kỹthuật của chủ thẻ từ phía trung tâm thẻ với chi phí thấp hơn nhiều so với sự hoạtđộng Ngoài ra, do được phát hành qua chương trình độc quyền, thẻ được nhiềungười biết đến và dễ dàng được chấp nhận rộng rãi ở hầu hết mọi nơi

1.1.5 Vai trò của thẻ ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế xã hội

Đã từ lâu, việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán được coi là một lãng phílớn đối với nền kinh tế quốc gia vì nó luôn đi kèm với các rủi ro về mất mát, chiphí vận chuyển, kiểm đếm, in ấn, bảo quản… do đó, tiền mặt không được coi làphương tiện thanh toán ưu việt Tỉ phần sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh

Trang 16

toán được xem như một thước đo đánh giá sự phát triển của nền kinh tế Đâychính là tiền đề cho việc ra đời hàng loạt các phương tiện thanh toán phi tiềnmặt như: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc, ngân phiếu thanh toán, thư tín dụng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các phương tiện thanh toán phi tiềnmặt trên ngày càng đựơc sử dùng rộng rãi trong giao dịch kinh doanh của các tổchức kinh tế Tuy nhiên, các phương tiện thanh toán này mới chỉ giới hạn trongcác giao dịch kinh tế, ít được phổ biến trong đời sống sinh hoạt của đại bộ phậndân cư Sự ra đời của thẻ ngân hàng chính là nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịchđơn lẻ của các cá nhân nhằm từng bước dần thay thế tiền mặt trong giao dịchcủa xã hội

Nhờ những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhữngnăm gần đây, công dụng của thẻ ngày càng được phát triển và mở rộng Thẻngày càng thể hiện vai trò to lớn của mình trong phát triển kinh tế xã hội Điềunày được thể hiện trên các mặt sau:

Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông: Là một phương tiện thanh toán

không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là giảm khối lượng tiền mặttrong lưu thông Ở các nước phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm

tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các phương tiện thanh toán Nhờ vậy mà khốilượng cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể

Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế: Hầu

hết mọi giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thựchiện và thanh toán trực tuyến (online) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toánnhanh hơn nhiều so với những giao dịch thanh toán khác như: séc, uỷ nhiệmchi, uỷ nhiệm thu… Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ, với giaodịch thẻ, mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuậntiện, nhanh chóng

Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước: Trong thanh toán thẻ,

các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng Nhờ đó các ngânhàng có thể dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch, tạo nền tảng cho công tác

Trang 17

quản lý thuế của nhà nước, thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia Thực tếhiện nay, mọi chế độ, chính sách liên quan đến thẻ đều dựa trên chính sáchquản lý ngoại hối của nhà nước

 Thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước: Sự tiện lợi mà thẻ mang lại

cho người sử dụng, cơ sở chấp nhận thẻ, ngân hàng… khiến cho ngày càng

có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ, tăng cường chi tiêu bằng thẻ Điềunàylàm cho thẻ trở thành một công cụ hữu hiệu, góp phần thực hiện biệnpháp “kích cầu” của nhà nước Khuyến khích phát hành thanh toán thẻ cũng

là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng Điều này cũng tạo nên một kênh cungứng vốn hiệu quả của các ngân hàng thương mại

 Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu

tư nước ngoài: Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp

cận với một phương tiện văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môitrường thương mại văn minh, hiện đại hơn Đây cũng là yếu tố thu hút khách

du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Bên cạnh việc đem lại lợiích to lớn cho xã hội, thẻ đựơc sử dụng ngày càng rộng rãi cũng là nhờ nhữngtiện ích thiết thực mà nó đem lại cho những đối tượng liên quan trực tiếp: chủthẻ, cơ sở chấp nhận thẻ, ngân hàng

1.2 NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THẺ

1.2.1 Các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán thẻ

Trong một giao dịch thanh toán thẻ, thông thường có 5 bên tham gia: Chủthẻ (Cardholder); Ngân hàng phát hành thẻ (Card Issuer); Cơ sở chấp nhận thẻ(Merchant);Ngân hàng thanh toán thẻ (Acquirer) và tổ chức thẻ Quốc tế dướicác hình thức Hiệp hội (Card Associations) như Visa và MasterCard hay Công

ty độc lập (Independent Companies) như American Express, Diners Club,Discover…

1.2.1.1 Ngân hàng phát hành (Card Issuer)

Ngân hàng phát hành là ngân hàng được sự cho phép của tổ chức thẻ hoặccông ty thẻ trao quyền phát hành cho những thẻ mang thương hiệu của tổ chức

Trang 18

và công ty mình Ngân hàng phát hành là ngân hàng có tên in trên thẻ do ngânhàng đó phát hành thể hiện thẻ đó là sản phẩm của mình Ví dụ như thẻ Visa doVietcombank phát hành có tên là Vietcombank Visa Đối với thẻ quốc tế, ngânhàng phát hành phải là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế Ngânhàn phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hànhthẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùngvới chủ thẻ.

Ngân hàng phát hành quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ chochủ thẻ tuân thủ Ngân hàng phát hành có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bênthứ ba, là một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việcthanh toán hoặc phát hành thẻ tín dụng Trong trường hợp này, ngân hàng pháthành tận dụng đựoc ưu thế của bên thứ ba về kinh nghiệm, khả năng thâm nhậpthị trường và những ưu việt về vị trí địa lý Bên thứ ba khi ký hợp đồng đại lývới ngân hàng phát hành được gọi là ngân hàng đại lý phát hành Nếu tên củangân hàng đại lý xuất hiện trên tấm thẻ của khách hàng thì nhất thiết ngân hàngđại lý phải là thành viên chính thức của tổ chức thẻ hoặc các công ty thẻ

Một số lợi ích của ngân hàng phát hành thẻ

- Tạo nguồn thu cho ngân hàng Các nguồn thu đó là

+ Lệ phí thường niên: Là khoản phí mà chủ thẻ phải trả cho quyền sử dụng

thẻ hàng năm, ví dụ với loại thẻ Visa Card do VCB phát hành có 2 mức là200.000 VND cho thẻ vàng và 100.000 VND cho thẻ thường

+ Lãi cho vay: Thẻ tín dụng không chỉ đơn thuần là một dịch vụ thanh toán

mà nó còn là một dịch vụ cho vay với độ an toàn cao Sự an toàn thể hiện ở ngay

cơ chế phát hành và thanh toán thẻ, thẻ tín dụng được phát hành dựa trên 3 hìnhthức: thế chấp, tín chấp, kết hợp giữa thế chấp và tín chấp

 Thế chấp: Chủ sở hữu thẻ tín dụng phải thế chấp 100% hoặc hơn sốtiền trên hạn mức tín dụng của mình tại NHPH (ở NHNTVN, số tiềnthế chấp là 125% hạn mức tín dụng), như vậy có thể coi hợp đồng thẻ

là tuyệt đối an toàn Tuy nhiên việc phát hành theo cách thức này sẽ

Trang 19

gây khó khăn lớn cho sự phát triển của thị trường thẻ tín dụng vì mứcthế chấp cao.

 Tín chấp: Theo hình thức này thì ngân hàng chỉ căn cứ vào nhân thân,mức thu nhập thường niên của khách hàng để quy định hạn mức tíndụng Rủi ro lớn nhất của hợp đồng thẻ là trường hợp khách hàngkhông trả được nợ Tuy nhiên, nếu ngân hàng kiểm soát chặt chẽ đượcthu nhập định kỳ của khách hàng và có biện pháp giám sát tốt thì hoàntoàn có thể hạn chế được rủi ro trên để phát triển thị trường thẻ thôngqua cho vay tín chấp Hình thức này được quan tâm đến như một thểthức tự do nhất để phát triển thị trường thẻ

 Hình thức kết hợp: Đây là sự kết hợp giữa cả hai điều kiện tín chấp vàthế chấp, nó mang lại sự liên kết, mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng

và ngân hàng trong việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong

đó bao gồm cả các CSCNT Hình thức này góp phần hạn chế nhượcđiểm và phần nào phát huy ưu điểm cả hai loại phát hành trên

Thông thường, vào cuối tháng, khách hàng sẽ nhận được kê chi tiêu trong

đó ghi rõ số tiền đã sử dụng và số tiền phải thanh toán lại cho ngân hàng Trongtrường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán hết thì số dư nợ còn lại

sẽ được tính lãi như một khoản ngân hàng cho khách hàng vay Đây cũng là mộtkhoản thu không nhỏ mang lại cho ngân hàng

Ngoài ra ngân hàng phát hành thẻ cũng có thể có các khoản thu phụ khácnhư: Phí tăng hạn mức tín dụng tạm thời, phí chậm trả, phí cấp lại thẻ mất cắp,thất lạc…

- Làm tăng lượng vốn huy động cho ngân hàng

Ngân hàng có thể có thêm nguồn vốn huy động từ khoản tiền gửi không

kỳ hạn của các chủ thẻ Thông thường, để được phát hành thẻ, chủ thẻ sẽ phải kýquỹ hoặc có số dư tài khoản tiền gửi nhất định theo quy định của ngân hàng (trừtrường hợp là tín chấp đối với phát hành thẻ tín dụng) Do đó, số dư tiền gửi củangân hàng cũng sẽ tăng theo

Trang 20

- Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới trong mấy thập kỷqua, chúng ta có thể khẳng định rằng thẻ đóng vai trò rất quan trọng trong pháttriển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Điều đó được thể hiện rất rõ qua các tiện ích màthẻ thanh toán cung cấp cho người sử dụng Thẻ có thể được sử dụng để rút tiền,gửi tiền, vay tiền, thanh toán hàng hoá và dịch vụ hay để chuyển khoản Thẻcũng được sử dụng cho nhiều dịch vụ phi thanh toán như xem số dư tài khoản ,các thông tin ngân hàng…

- Mở rộng địa bàn hoạt động

Với việc phát triển dịch vụ thẻ sẽ giúp cho ngân hàng có thể vươn tớinhiều địa bàn mà không cần mở chi nhánh hoặc ở đó việc mở chi nhánh rất tốnkém Việc mở rộng địa bàn hoạt động này là thông qua mở rộng các cơ sở chấpnhận thẻ hoặc mở rộng điểm đặt máy giao dịch tự động ATM Đây là một hìnhthức phát triển của hệ thống ngân hàng tự động mà xã hội văn minh hiện đạiluôn hướng tới

- Là phương tiện thanh toán an toàn và tiện dụng

Xét dưới góc độ bảo mật của giao dịch, với công nghệ sản xuất thẻ ở trình

độ cao, cộng với các biện pháp chống giả mạo như mã hoá thông số từ tính hoặc

kỹ thuật vi mạch điện tử khiến nhìn chung thẻ rất khó bị làm giả Số tiền củakhách hàng được đảm bảo bằng chữ ký, ảnh của chủ thẻ hoặc bằng mã số bảomật riêng mà chỉ có duy nhất chủ thẻ biết Thay cho việc phải cầm trong tay mộtlượng tiền mặt để phục vụ cho nhu cầu thanh toán thì khách hàng chỉ cần mộttấm thẻ gọn nhẹ rất tiện dụng Với việc mất tiền mặt cơ hội tìm lại quả là hiếm,

Trang 21

nhưng với thẻ, khi bị thất lạc hoặc mất cắp chủ thẻ chỉ cần gọi điện báo choNgân hàng phát hành (hoặc các chi nhánh nằm rải rác ở khắp mọi nơi) để vôhiệu hoá thẻ tránh mọi rủi ro và chủ thẻ sẽ được cấp lại thẻ khác.

Xét dưới góc độ tiện dụng ta thấy rằng thẻ ngân hàng cho phép chủ thẻmua hàng hoá, dịch vụ ở bất cứ một cơ sở chấp nhận thẻ, một ngân hàng thanhtoán nào hoặc bất kỳ một điểm đặt máy ATM phục vụ tự động 24/24 Ngoài ra,với máy ATM, khách hàng có thể tự thực hiện các giao dịch đơn giản như sao

kê tài khoản, chuyển tiền, thanh toán dịch vụ thường xuyên như điện thoại, điệnnước… hoặc sao kê tài khoản ngay tại máy ATM Các giao dịch thẻ được thựchiện nhanh hơn nhiều so với giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch tiền mặt Ở ViệtNam hiện nay, rất nhiều gia đình có con du học ở nước ngoài sử dụng dịch vụthẻ quốc tế (tín dụng hoặc ghi nợ) để thanh toán chi phí học tập, sinh hoạt ởnước ngoài một cách kịp thời nhanh chóng, đồng thời quản lý và kiểm soát hiệuquả việc chi tiêu của con em thông qua sao kê hàng tháng gửi về cho các giađình Tuy nhiên điều bất lợi chính của việc sử dụng thẻ là nó sẽ không mấy tiệndụng nếu số điểm tiếp nhận thẻ hoặc số máy ATM không nhiều Khi đó, kháchhàng chỉ có thể mua hàng hoá và dịch vụ hoặc rút tiền tại một số ít địa điểm nhấtđịnh Rõ ràng đó sẽ là một hạn chế lớn Tuy nhiên, việc đó chỉ tồn tại ở một số ítnước mới bắt đầu tham gia vào thị trường thẻ như Việt Nam

- Mở rộng năng lực tài chính của khách hàng

Thẻ tín dụng là một dạng cho vay thanh toán nên khách hàng có thể sử dụngtiền ứng trước để phục vụ nhu cầu thanh toán của mình Ví dụ, một chủ thẻ cần chitrả với số tiền là 2 triệu đồng và dự định vào cuối tháng anh ta mới có khoản thunhập 2 triệu Trong trường hợp đó, nhờ vào việc sử dụng thẻ tín dụng, anh ta vẫn

có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán của mình và cuối tháng chỉ việc thanh toán sốtiền 2 triệu đồng theo sao kê mà không phải chịu bất cứ khoản lãi nào cho số tiền 2triệu đã giao dịch của mình Thêm vào đó, với sao kê hàng tháng do Ngân hàng gửiđến, chủ thẻ hoàn toàn có thể kiểm soát được chi tiêu của mình trong tháng, đồngthời tính được phí và lãi trả cho mỗi khoản giao dịch

Trang 22

- Tối đa hoá lợi ích kinh tế với một chi phí hợp lý

Với tiện ích an toàn và tiện dụng nêu trên, thẻ ngân hàng cũng đã giántiếp đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ thể hiện qua tiện ích tiết kiệm về thờigian, và chi phí đi lại giao dịch… Khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, kháchhàng sẽ được tiêu tiền trước và trả tiền sau miễn phí Trong trường hợp pháthành thẻ phải ký quỹ hoặc phải có số dư tiền gửi thanh toán nhất định tại ngânhàng thì ngoài các tiện ích thẻ mang lại khách hàng còn được hưởng lãi suất trên

số dư chưa sử dụng đến (tương đương với lãi không kỳ hạn) hoặc khách hàng cóthẻ sử dụng thẻ để thế chấp, ký quỹ khi cần thiết Trong khi đó, chi phí thực sựcho việc sử dụng thẻ không phải là lớn Trên thực tế ngoài khoản lệ phí bắt buộcthường niên mà chủ thẻ phải nộp thì hầu như toàn bộ giao dịch phát sinh của chủthẻ không bị tính lãi, trừ đối với thẻ tín dụng sẽ bị tính lãi trên số tiền quá hạnthanh toán theo sao kê hàng tháng Ngoài ra, chủ thẻ còn được hưởng những ưuđãi nhất định về dịch vụ bổ sung hoặc về giá… khi thanh toán bằng thẻ tín dụngtại các điểm cung cấp hàng hoá, dịch vụ là thành viên liên kết phát hành thẻ vớingân hàng

- Biểu trưng một phong cách mới trong xã hội hiện đại

Đồng tiền nội địa chỉ dùng trong giới hạn lãnh thổ thế nhưng là chủ thẻcủa thẻ tín dụng quốc tế, họ có thể chi tiêu không chỉ trong nước mà còn ở tất cảcác điểm chấp nhận thẻ trên thế giới Hơn nữa, thẻ giúp chủ thẻ hoà nhập vớicộng đồng quốc tế, sử dụng thẻ chủ thẻ đã trở nên văn minh lịch sự trong côngviệc của mình

1.2.1.3 Ngân hàng đại lý / Ngân hàng thanh toán (Acquirer)

Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận các giao dịch thẻ như mộtphương tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với cácđiểm cung ứng hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn Trong hợp đồng chấp nhận thẻ kýkết với các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ, ngân hàng thanh toán thẻ camkết: Chấp nhận các đơn vị này vào hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng; Cungcấp các thiết bị đọc thẻ tự động cho các đơn vị này kèm theo những hướng dẫn

sử dụng hoặc chương trình đào tạo nhân viên cách thức vận hành cùng với dịch

Trang 23

vụ bảo trì, bảo dưỡng đi kèm trong suốt thời gian hoạt động; Quản lý và xử lýnhững giao dịch thẻ tại những đơn vị này.

Trên thực tế rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngânhàng thanh toán thẻ Với tư cách là ngân hàng phát hành, khách hàng của họ làchủ thẻ còn với tư cách là ngân hàng thanh toán, khách hàng là các đơn vị cungứng hàng hoá, dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ

Một số lợi ích của ngân hàng thanh toán thẻ

- Làm tăng lượng vốn huy động cho ngân hàng

Để thuận tiện trong thanh toán, các cơ sở chấp nhận thẻ khi ký hợp đồngtiếp nhận thẻ thường mở tài khoản tại ngân hàng thanh toán Sau khi giao dịchthẻ phát sinh, cơ sở chấp nhận thẻ gửi hoá đơn thanh toán cho ngân hàng vàngân hàng sẽ căn cứ vào đó để ghi có vào tài khoản tiền gửi của CSCNT Chínhđiều này đã làm tăng số dư tài khoản tiền gửi nói chung và tăng vốn huy độngcho ngân hàng Ngoài ra, khi đã mở tài khoản tại ngân hàng thì mọi thanh toáncủa CSCNT sẽ được thực hiện qua tài khoản này, khi đó số dư tiền gửi sẽ trởthành một con số đáng kể

- Tạo nguồn thu cho ngân hàng

+ Chiết khấu thương mại (Merchant Service Fee): Đây là khoản thu phát

sinh trên doanh số thanh toán của các điểm tiếp nhận thẻ Theo nguyên tắc, tỷ lệchiết khấu phụ thuộc vào tình hình thị trường, lưu lượng hàng bán và quy môcác hoá đơn mua hàng hoá dịch vụ…

+ Phí rút tiền mặt (Cash Advance Fee) : Là khoản phí thu được trên mỗi

giao dịch rút tiền mặt được áp dụng đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

+ Phí đại lý thanh toán (Interchange Fee): Với các giao dịch làm đại lý thẻ

của ngân hàng phát hành, ngân hàng đại lý sẽ được hưởng một phần chiết khấu trêndoanh số thanh toán hộ Trên thực tế, đây là nguồn thu lớn nhất của các NHTMViệt Nam tham gia hệ thống thanh toán thẻ Trên 95% doanh số sử dụng thẻ tíndụng ở Việt Nam đều là thẻ tín dụng do Ngân hàng nước ngoài phát hành

Trang 25

Lợi ích của CSCNT

Với tư cách như một người tham gia thiết yếu trong việc tạo lập nên cơ chếphát hành, thanh toán thẻ, CSCNT cũng được hưởng không ít những tiện ích từ thẻ

- Mở rộng khả năng kinh doanh, tăng doanh số bán hàng:

Với việc chấp nhận thẻ, sự sang trọng cũng như uy tín của đại lý sẽ đượctăng lên vì thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại, nó đại diện cho một xãhội văn minh tiến bộ Trong điều kiện đời sống của người dân được nâng cao thì

du lịch quốc tế trở thành nhu cầu không thể thiếu Ngày nay thẻ đã được sử dụngrộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và khách nước ngoài thường rất thích dùng thẻnên việc chấp nhận thẻ cũng là một cách giúp CSCNT thu hút được khách hàng.Không những vậy việc chấp nhận thanh toán thẻ còn giúp cho các cơ sở kinhdoanh tự quảng cáo cho chính họ Từ đó sẽ làm tăng doanh số bán và số lãi dotăng doanh số sẽ cao hơn so với số tiền mà họ phải nộp phí thanh toán choNHTT Việc chấp nhận thẻ sẽ giúp các đơn vị này đa dạng hoá phương thứcthanh toán, giảm tình trạng chậm trả của khách hàng cũng như công tác kiểmđếm, thu giữ tiền mặt, tránh phải nhận tiền giả trong thanh toán, qua đó giảmđựơc các phí cũng như rủi ro trong kinh doanh

- Hưởng lợi từ chính sách khách hàng của Ngân hàng

Khi chấp nhận thanh toán các cơ sở sẽ được Ngân hàng cung cấp máymóc cần thiết cho việc kinh doanh thẻ, do đó không phải mất phí đầu tư Thêmvào đó, các cơ sở kinh doanh còn đựơc hưởng các ưu đãi về vốn vay từ phíaNgân hàng, thiết lập một mối quan hệ rộng rãi mật thiết với nhiều Ngân hàngkhác Một CSCNT thường được Ngân hàng coi như một thành viên chính thức

để cung ứng thẻ ra thị trường Đồng thời để quảng cáo cho sản phẩm của mìnhnhiều khi các Ngân hàng quảng cáo luôn cho CSCNT

- Xuất khẩu hàng hoá dịch vụ tại chỗ

Hiện nay, phần lớn doanh số thanh toán thẻ ở Việt Nam đều là doanh sốthanh toán của khách nước ngoài Nó như một biện pháp xuất khẩu tại chỗ và là

Trang 26

một phương pháp để các điểm tiếp nhận thẻ mở rộng thị trường tiêu thụ hànghoá và dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài

Tóm lại, với những tiện ích như vậy các tổ chức kinh doanh không có lý do gì

để từ chối chấp nhận thẻ thanh toán Tuy nhiên do mức phí quy định cũng nhưkhả năng đầu tư còn hạn chế đã là những rào cản lớn nhất trong việc mở rộngmạng lưới CSCNT Đó cũng là những yếu tố mà một nước đang phát triển nhưViệt Nam cần xem xét

1.2.1.5 Tổ chức thẻ quốc tế

Là tổ chức đứng ra liên kết với các thành viên, đặt ra các quy định bắtbuộc các thành viên phải áp dụng và tuân theo thống nhất thành một hệ thốngtoàn cầu Bất cứ Ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanhtoán quốc tế đều phải gia nhập vào một Tổ chức thẻ quốc tế

Các tổ chức thẻ không trực tiếp phát hành thẻ mà vai trò của nó là thiếtlập các quy tắc và trật tự cho việc phát hành và sử dụng thẻ, quảng bá nhãn hiệu,hạn chế rủi ro và gian lận, và một điều rất quan trọng là vận hành hệ thống thanhtoán với tốc độ nhanh cho phép cấp phép, tiến hành thực hiện các giao dịch thẻgiữa các thành viên là tổ chức tín dụng của mình Các công ty độc lập nhưAmerican Express cũng tiến hành những chức năng này, nhưng họ lại còn cómối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng và cơ sở chấp nhận thẻ, phát hành thẻ

và thực hiện chức năng ngân hàng đại lý chấp nhận thẻ

Nhìn chung có hai hình thức tổ chức cơ bản của Tổ chức thẻ quốc tế:

- Do một nhóm ngân hàng liên kết với nhau tổ chức thành lập Hiệp hội

- Do một hay hai công ty đứng đầu

a Hiệp hội

Hình thức tổ chức Hiệp hội mà điển hình là VISA và MasterCard.Theo hình thức này thì Hiệp hội sẽ được bầu ra và chịu chi phối bởi ngânhàng thành viên Hiệp hội sẽ là cơ quan soạn thảo ra các quy định riêng vềcách tổ chức, cách cấp phép, bù trừ và thanh toán, áp dụng cho tất cả cácthành viên Hội đồng của Hiệp hội cũng là nơi tổ chức về vấn đề cạnh

Trang 27

tranh trên thị trường và vấn đề pháp lý Mỗi Hiệp hội đều có một tên riêng

và lấy tên mình làm tên thẻ đồng thời đăng ký độc quyền các biểu tượngriêng

Trang 28

Sơ đồ 1.1 CẤU TRÚC TỔ CHỨC HIỆP HỘI THẺ QUỐC TẾ

Erro r: Reference source not foundError: Reference source not found

Hiệp hội không trực tiếp phát hành mà giao việc này cho các ngân hàngphát hành thành viên Hiệp hội sẽ mở rộng thị trường hoạt động bằng cách hàngnăm xem xét và nhận thêm các ngân hàng khác làm thành viên phát hành haythanh toán thẻ cho mình Với cách thức này, các tổ chức thẻ dễ dàng mở rộng thịtrường Hàng năm, Hiệp hội thu phí thường niên của các tổ chức thành viên vàcác loại phí sử dụng hệ thống máy móc, phí về cấp phép, bù trừ thanh toán…

b Ngân hàng hay công ty

Tổ chức theo hình thức ngân hàng hay công ty điển hình là Amex và JCB.Các ngân hàng hay công ty là các tổ chức độc quyền phát hành loại thẻ này Họtrực tiếp phát hành thẻ, quản lý chủ thẻ và theo dõi kỹ càng các thông tin cầnthiết về chủ thẻ Do vậy phạm vi hoạt động thường nhỏ hơn so với các tổ chứctheo kiểu Hiệp hội Khi muốn mở rộng thị trường ở vùng mới thì họ phải thànhlập chi nhánh hay văn phòng đại diện để phát hành thẻ Còn những nơi không cóchi nhánh hay văn phòng thì có thể nhận một tổ chức khác ở vùng này làm ngânhàng đại lý thanh toán

HIÖP héi thÎ quèc tÕ

Ng©n hµng thanh to¸n (acquirer)

Trang 29

SƠ ĐỒ 1.2 CẤU TRÚC TỔ CHỨC NGÂN HÀNG HAY CÔNG TY PHÁT

HÀNH THẺ

Erro r: Reference source not foundError: Reference source not found

1.2.2 Các thiết bị có liên quan khi tiến hành hoạt động thanh toán thẻ

Thanh toán bằng thẻ là một hình thức thanh toán hiện đại, sử dụng chủyếu bằng máy móc Các máy móc này đòi hỏi phải thiết kế với kỹ thuật tinh vimới thực sự đảm bảo an toàn, máy móc hiện đại hỗ trợ cho việc thanh toán đượcđơn giản và nhanh gọn Các loại thiết bị hỗ trợ có nhiều nhưng hiện này chủ yếu

là các loại sau:

1.2.2.1 Máy chà hoá đơn (Imprinter)

Máy chà hoá đơn là một thiết bị dùng để in lại những thông tin cần thiếtđược dập nổi trên thẻ lên hoá đơn như: số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực củathẻ… từ đó hoá đơn được xem như bằng chứng xác đáng về việc tiêu dùng củachủ thẻ đồng thời là cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp giữa các đối tượngliên quan (nếu có) Máy chà hoá đơn do ngân hàng thanh toán cung cấp cho các

cơ sở tiếp nhận thẻ sử dụng khi có thương vụ thanh toán bằng thẻ hoặc khi chủthẻ muốn rút tiền mặt tại các quầy của ngân hàng đại lý thanh toán

1.2.2.2.Máy cấp phép tự động POS (Point of Sale Terminal)

Máy cấp phép tự động là một thiết bị đọc từ được kết nối với mạng ngânhàng chấp nhận thẻ và các ngân hàng phát hành thẻ trên thế giới Nó cho phépđọc và truyền các thông tin của chủ sở hữu thẻ về tới các ngân hàng phát hành

Ng©n hµng ph¸t hµnh

Trang 30

thẻ Các giao dịch tài chính nhờ vậy mà được thực hiện và ghi lại trên tài khoảnchủ sở hữu thẻ tại ngân hàng phát hành thẻ.

Máy được cấu tạo đặt biệt có bộ phận đọc dải băng từ trên thẻ Việc đọcnày còn giúp cho việc kiểm tra tính chất thật giả trên thẻ Trên máy tính có mànhình nhỏ hiển thị các thông tin vừa đọc và có bàn phím để nhập số tiền xin cấpphép Sau khi gửi thông tin đi, máy sẽ nhận được trả lời trực tiếp từ trung tâm xử

lý cấp phép Máy này rất tiện lợi, nó giúp cho các thương vụ được thực hiệntrong suốt 24 giờ ngay cả trong những giờ mà ngân hàng đóng cửa

1.2.2.3 Máy giao dịch tự động ATM (Automatic Teller Machine)

Máy ATM bao gồm một số bộ phận cơ bản: màn hình, bàn phím để nhập

số PIN và số tiền cần rút, khe để đút thẻ vào máy và khe để nhận tiền do máyđưa ra Muốn rút tiền, chủ thẻ phải đưa thẻ vào và nhập đúng số PIN Máy sẽkhông hiện số PIN lên màn hình để đảm bảo bí mật và an toàn Nếu chủ thẻnhập sai số PIN, máy sẽ báo lỗi trên màn hình và không thực hiện lệnh rút tiền

ATM được ứng dụng vào cuối thập niên 60 và ngay lập tức đã thay đổiquan niệm truyền thống về ngân hàng Trước đây khi muốn rút tiền, người taphải đến ngân hàng trước giờ đóng cửa, nhưng từ khi ATM ra đời và làm việcsuốt 24 giờ trong ngàythì khách hàng có thể rút tiền mặt, chi trả các khoản vay,kiểm tra số dư tài khoản của mình tại ngân hàng… vào bất cứ lúc nào Do tínhtiện lợi mà máy ATM ngày càng được sử dụng rộng rãi và phát triển ra trên toànthế giới Năm 1986, người ta ước lượng có khoản 3,5 tỷ USD giao dịch đượcthực hiện thông qua máy ATM Ngày nay rất nhiều ngân hàng phát triển hệthống ATM chung với các công ty tài chính khác Hệ thống này mang tính chấtkhu vực, quốc gia hay quốc tế Khi máy ATM mới xuất hiện, chúng thườngđược cài trong phạm vi các Ngân hàng nhưng hiện nay máy ATM đã được lắpđặt ở nhiều nơi công cộng

1.2.2.4 Các thiết bị khác

Ngoài các máy móc thiết bị trên còn phải kể đến một số thiết bị liên quankhác, hỗ trợ rất lớn cho Ngân hàng trong việc quản lý các thương vụ thanh toánbằng thẻ, thực hiện chức năng xin cấp phép và tiến hành thanh toán thẻ nhưmạng máy tính hay máy telex, điện thoại, fax…

Trang 31

1.2.3 Hoạt động thanh toán thẻ

+ Có năng lực tài chính, không vi phạm pháp luật

+ Đảm bảo hệ thống trang thiết bị cần thiết phù hợp với tiêu chuẩn vàđảm bảo an toàn cho hoạt động phát hành, thanh toán thẻ Có đội ngũcán bộ đủ năng lực chuyên môn để vận hành và quản lý hệ thống nàytheo thông lệ quốc tế

+ Chứng minh được sự cần thiết, hiệu quả kinh doanh và tính khả thi củaviệc đầu tư vào hệ thống phát hành và thanh toán thẻ

+ Báo cáo và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin và tài liệu có liênquan theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước khi xét đơn xin phát hành thẻ.+ Ngân hàng xin phát hành thẻ phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấyphép hoạt động ngoại hối và cho phép thực hiện dịch vụ thanh toánquốc tế, đồng thời phải là hội viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế

- Đối tượng phát hành

Thẻ có thể được phát hành cho cá nhân hay cho các công ty Nếu pháthành thẻ cho các công ty thì phải nói rõ người được uỷ quyền sử dụng thẻ.Người yêu cầu phát hành thẻ phải mở tài khoản tại ngân hàng phát hành, thếchấp hay tín chấp tuỳ thuộc vào mối quan hệ tín dụng của người yêu cầu vớingân hàng

b) Quy trình phát hành thẻ

Quy trình phát hành thẻ ngân hàng gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ.

Trang 32

Thông thường khi khách hàng muốn phát hành thẻ, khác hàng đến ngânhàng phát hành để hoàn thành một số thủ tục cần thiết như điền vào giấy tờ xincấp thẻ, trình một số giấy tờ khác như: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu…

hồ sơ khách hàng cung cấp phải gồm các thông tin về tên, địa chỉ, cơ quan côngtác, số chứng minh thư, năng lực pháp lý… khách hàng có thể yêu cầu phát hànhthẻ dưới các hình thức tín chấp, thế chấp, hoặc ký quỹ, tuỳ thuộc và năng lực tàichính và qui đinh của ngân hàng

Bước 2: Ngân hàng thẩm định lại hồ sơ

Căn cứ hồ sơ của khách hàng, bộ phận thẩm định tiến hành thẩm tra hồ sơ

và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối Ngân hàng thường xem xét lại hồ sơđược lập đã đúng chưa, tình hình tài chính (nếu công ty) hay các khoản thu nhậpthường xuyên của khách hàng (nếu là cá nhân), kiểm tra số dư trên tài khoảnkhách hàng (với trường hợp thẻ ghi nợ), mối quan hệ tín dụng với khách hàngtrước đây (nếu có)… Với những hồ sơ được chấp nhận, ngân hàng sẽ tiến hành

ký hợp đồng với khách hàng

Bước 3: Phân loại khách hàng để cấp thẻ:

Nếu việc xem xét hồ sơ cấp thẻ hoàn toàn phù hợp thì ngân hàng có thểtiến hành phân loại khách hàng Đối với thẻ ghi nợ thì đơn giản hơn vì kháchhàng đã có tài khoản ở ngân hàng hay đã ký quỹ để thanh toán Còn với thẻ tíndụng thì ngân hàng phải tiến hành xếp loại khách hàng để có một chính sách tíndụng riêng

Bước 4: Ngân hàng phát thẻ cho chủ thẻ

Ngân hàng yêu cầu chủ thẻ ký tên và đăng ký chữ ký mẫu ở ngân hàng.Sau đó bằng kỹ thuật riêng của từng ngân hàng phát hành thẻ, ghi những thôngtin cần thiết về chủ thẻ lên thẻ như: in nổi tên chủ thẻ, số thẻ, thời gian hiệu lực,

mã số ngân hàng, tên công ty (nếu có)… đồng thời mã hoá và ấn định mã số cánhân (PIN) cho chủ thẻ, nhập dữ liệu của chủ thẻ để quản lý

Trang 33

Khi ngân hàng giao thẻ cho khách hàng thì giao luôn cả số PIN và yêucầu chủ thẻ phải giữ bí mật Nếu xảy ra mất tiền do để lộ số PIN, chủ thẻ phảihoàn toàn chịu trách nhiệm.

Trang 34

Sơ đồ 1.3 NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH THẺ

Erro r: Reference source not foundError: Reference source not found

(1) Gửi hồ sơ

(2) Thẩm định và gửi đi

(3) In và chuyển thẻ

(4) Giao thẻ

1.2.3.2 Hoạt động chấp nhận và thanh toán thẻ

Nguyên tắc chung của quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ là ghi Nợtrước, ghi Có sau, gồm các bước sau:

Bước 1 : Chủ thẻ mua hàng hoá, dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ

hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán (Trước đó, ngân hàng đã kýhợp đồng với đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ làm đại lý chấp nhận thẻ chongân hàng)

Bước 2: CSCNT xem xét hạn mức thanh toán của thẻ và xin cấp phép

Khi khách hàng xuất trình thẻ để mua hàng hoá, dịch vụ, các cơ sở chấpnhận thẻ phải xem thương vụ có số tiền thanh toán bằng hạn mức thanh toán dongân hàng thanh toán quy định hay không Trường hợp số tiền thanh toán lớnhơn hạn mức thanh toán thì cơ sở phải xin cấp phép Việc cấp phép có thể đượctiến hành tự động (thông qua máy POS terminal hoặc máy ATM) hoặc gián tiếpkhi đại lý nhờ ngân hàng thanh toán thẻ sử dụng máy telex liên lạc xin cấp phéptrực tiếp đến ngân hàng phát hành hoặc các trung tâm cấp phép toàn cầu (đối vớithẻ quốc tế)

ph¸t hµnh Trung t©m thÎ

(1) (4)

(2) (3)

Trang 35

Sơ đồ 1.4 SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH CẤP PHÉP

Error: Reference source not found

Bước 3: Sau khi cấp phép đã hoàn thành, cơ sở chấp nhận thẻ lập hoá đơn

thanh toán thẻ cho chủ thẻ hoặc trong trường hợp rút tiền mặt, máy rút tiền vớithiết bị đọc đầu cuối sẽ tự động lập hoá đơn theo chương trình viết sẵn

Bước 4: Cơ sở chấp nhận thẻ gửi hoá đơn thanh toán cho ngân hàng thanh

toán trong vòng 4 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch, còn trong trường hợp rúttiền mặt, máy rút tiền sẽ tự động truyền dữ liệu về ngân hàng

Bước 5: Tại ngân hàng thanh toán, khi tiếp nhận hoá đơn và bảng kê phải

kiểm tra tính hợp lệ các thông tin trên hoá đơn và tiến hành ngay việc ghi Nợvào tài khoản của mình và ghi Có vào tài khoản của CSCNT trong ngày

Bước 6: Ngân hàng thanh toán tổng hợp dữ liệu gửi đến trung tâm xử lý

dữ liệu (trong trường hợp nối mạng trực tiếp) Nếu ngân hàng thanh toán khôngđược nối mạng trực tiếp thì gửi hoá đơn đòi tiền đến ngân hàng mà mình làm đại

lý thanh toán

Bước 7: Tại trung tâm sẽ tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để bù trừ

giữa các ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành đồng thời thực hiện báo

Có và báo Nợ trực tiếp cho các ngân hàng thành viên Việc xử lý bù trừ, thanhtoán được thực hiện thông qua ngân hàng thanh toán (settlement bank) và ngânhàng bù trừ

Ng©n hµng ph¸t hµnh(issuer)

(2)

(5)

Trang 36

Bước 8: Ngân hàng phát hành thẻ khi nhận thông tin dữ liệu từ trung tâm

sẽ tiến hành thanh toán Nếu có vấn đề tranh chấp đòi tiền cũng phải được thựchiện thông qua trung tâm xử lý dữ liệu

Bước 9: Định kỳ trong tháng, ngân hàng phát hành gửi sao kê chi tiêu báo

cho chủ thẻ các khoản đã sử dụng trong tháng và yêu cầu thanh toán

Bước 10: Chủ thẻ thanh toán nợ trực tiếp cho ngân hàng phát hành bằng

tiền mặt, chuyển khoản…

Sơ đồ 1.5 SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH CHẤP NHẬN THẺ THANH TOÁN

Erro r: Reference source not foundError: Reference source not found

1.2.3.3 Những rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ

a) Rủi ro với ngân hàng phát hành

- Đơn xin phát hành với những thông tin giả mạo

Trong thực tế, rủi ro trong khâu phát hành là hãn hữu Khác với nhiều loạihình kinh doanh khác, hợp đồng thẻ dễ kiểm chứng và có bảo đảm cao (có thếchấp, có số dư tiền gửi tại ngân hàng và có theo dõi dòng thu nhập của chủ thẻ).Rủi ro phát sinh trong khâu này phần lớn là do đơn phát hành với các thông tingiả mạo (Fraudulment application) Ngân hàng có thể phát hành thẻ cho các

Tæ chøc thÎ quèc tÕ

(4)

(5) (2)

Trang 37

khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với thông tin giả mạo do không thẩm định

kỹ hồ sơ khách hàng Tuy thế, có thể khẳng định rằng : tỷ lệ phát sinh loại rủi ronày là rất thấp Kèm theo loại rủi ro này là rủi ro do khách hàng không có khảnăng thanh toán các khoản chi tiêu của họ hoặc có những hành vi lừa đảo

- Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gửi

Rủi ro này phát sinh khi ngân hàng phát hành gửi thẻ cho chủ thẻ bằngđường bưu điện nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường gửi Thẻ bị sử dụng trong khichủ thẻ chính thức không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình Nếukhông có biện pháp quản lý bảo đảm, ngân hàng phát hành phải chịu mọi rủi rođối với giao dịch được thực hiện trong trường hợp này

- Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng

Rủi ro này phát sinh tại thời điểm ngân hàng gia hạn hoặc phát hành lạithẻ Ngân hàng phát hành nhận được thông báo về thay đổi địa chỉ của chủ thẻ

và được yêu cầu gửi thẻ về địa chỉ mới Do không kiểm tra tính xác thực củathông báo nên ngân hàng phát hành thẻ đã gửi thẻ đến địa chỉ theo yêu cầunhưng thực ra đây không phải là yêu cầu của chủ thẻ đích thực Tài khoản củachủ thẻ bị người khác lợi dụng Điều này chỉ được phát hiện khi ngân hàng nhậnđựơc sự liên hệ của chủ thẻ về việc không nhận được thẻ hoặc ngân hàng yêucầu thanh toán bản sao kê cho chủ thẻ Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho cảngân hàng và chủ thẻ

- Thẻ giả

Thẻ giả (Counterfeit card) : thẻ do các tổ chức, cá nhân làm giả căn cứvào các thông tin có được từ các chứng từ giao dịch thẻ hoặc thẻ mất cắp, thấtlạc Thẻ giả được sử dụng sẽ gây tổn thất cho ngân hàng phát hành thẻ bởi vìtheo quy định của Tổ chức thẻ Quốc tế, ngân hàng phát hành phải chịu hoàntoàn trách nhiệm với mọi giao dịch mang mã số BIN (Bussiness IdentificalNumber) của ngân hàng phát hành Loại rủi ro này đặc biệt nguy hiểm và khóquản lý

b) Rủi ro với ngân hàng thanh toán

Trang 38

So với ngân hàng phát hành thì ngân hàng thanh toán là nơi ít gặp rủi rohơn do họ chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán giữa ĐVCNT và ngân hàngphát hành Nhưng có một số trường hợp rủi ro gặp phải khi ngân hàng thanhtoán có sai sót trong việc cấp phép như chuẩn chi giá trị thanh toán lớn hơn giátrị cấp phép Trường hợp nữa là ngân hàng thanh toán không kịp thời cung cấpdanh sách đen cho các đơn vị chấp nhận thẻ mà trong thời gian đó đơn vị chấpnhận thẻ lại thanh toán thẻ có trong danh sách này Lúc đó ngân hàng thanh toánphải chịu thiệt hại khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán.

c) Rủi ro với đơn vị chấp nhận thẻ

Rủi ro với đơn vị chấp nhận thẻ là rủi ro do bị ngân hàng phát hành từchối thanh toán toàn bộ số tiền hàng hoá, dịch vụ đã cung do ĐVCNT thanhtoán cho thẻ đã hết thời hạn hiệu lực mà không phát hiện ra Nhiều khi ĐVCNT

có quan niệm sai lầm rằng khi mình chỉ chịu rủi ro ở phần vượt hạn mức nên đãthanh toán nhiều thương vụ vượt hạn mức một tỷ lệ nhỏ mà không xin cấp phéphoặc xin cấp phép đã bị từ chối nhưng vẫn cứ chấp nhận thanh toán Thực tế,ngân hàng thanh toán sẽ từ chối toàn bộ số tiền của thương vụ chứ không phảichỉ phần vượt hạn mức

d) Rủi ro với chủ thẻ

Mỗi thẻ ngân hàng có một mã số cá nhân bí mật (số PIN) mà chỉ chủ thẻmới được biết Trong quá trình sử dụng vô tình chủ thẻ để lộ số PIN và đồng thời bịmất thẻ hoặc bị đánh cắp mà chưa kịp báo cho ngân hàng phát hành Người lấyđược thẻ có thể dùng thẻ này rút tiền tại các máy ATM nơi việc rút tiền chỉ dựa trên

số PIN Trường hợp này chủ thẻ phải chịu hoàn toàn rủi ro khi bị mất tiền

Trong thời gian gần đây các ngân hàng và chủ thẻ còn phải đối đầu vớinguy cơ càng ngày càng tăng của nạn thẻ giả được làm rất tinh vi Sau khi nhậnthẻ tín dụng và tính tiền chúng đã lén lút quét tấm thẻ một lần nữa qua máy tính

mà khách hàng không hay biết để lấy cắp thông tin Như vậy, bọn làm thẻ giả đãthông đồng với nhân viên ĐVCNT để đánh cắp thông tin và làm thẻ giả có nộidung như thẻ thật đang lưu hành

Trang 39

Tóm lại, hoạt động kinh doanh nào cũng đều hàm chứa khả năng rủi ro.Kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán thẻ cũng không phải là ngoại lệ Do đó, đểnâng cao chất lượng trong kinh doanh thẻ, giảm mất mát và tối đa hoá thu nhập,ngân hàng cần đặc biết chú trọng vào công tác phòng chống rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Là một sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, thẻ ngân hàng là một phương tiệnthanh toán không dùng tiền mặt hiện đại được lưu hành trên phạm vi toàn cầu.Với những ưu điểm nổi bật cho thấy đây thực sự là công cụ thanh toán thay thếtiền mặt tương đối hoàn hảo Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản

về thẻ và hoạt động thanh toán thẻ phần nào giúp chúng ta có sự hiểu biết ban đầu

về phương tiện thanh toán mới mẻ này, từ đó có cơ sở nghiên cứu việc áp dụng nótrong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các NHTM Mỗi quốc gia, mỗi ngânhàng có những môi trường, điều kiện, đặc điểm kinh doanh khác nhau Xong việc

áp dụng và thực hiện nó trước hết phải tuân thủ với thông lệ quốc tế, nhưng phảiđảm bảo phù hợp với chính sách và điều kiện cụ thể của từng quốc gia

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM

Hoạt động thanh toán thẻ xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 1990 trong bốicảnh kinh tế- xã hội có những đổi mới cơ bản với một số khái quát chính nhưsau:

Thứ nhất, Việt Nam tiến hành chính sách mở cửa kinh tế với những cải

cách quan trọng và toàn diện nền kinh tế vĩ mô Nhằm đẩy mạnh nền kinh tế củađất nứớc, năm 1986 Việt Nam đã thực hiện chính sách “đổi mới”, trong đó chínhphủ tiến hành những cải cách quan trọng và toàn diện nền kinh tế vĩ mô theonhững hướng sau:

 Chuyển dịch nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường,nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chịu sự điều tiếtcủa Nhà nước

 Thúc đẩy và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại

 Cải cách hệ thống hành chính Nhà nước

Hàng loạt các biện pháp đã được tiến hành như dỡ bỏ việc hỗ trợ tài chính

từ phía Nhà nước, tự do hóa giá cả phá giá tiền tệ và thực hiện chế độ tỷ giá thảnổi, tự do thương mại trong nước và giảm bớt hàng rào thuế quan đối với hànghóa nhập khẩu

Một khung pháp lý cho nền kinh tế thị trường đã từng bước được hìnhthành Nhằm đảm bảo thuận lợi cho đầu tư trong nước và nước ngoài cũng nhưtạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, Việt Nam đã đưa ra hàngloạt Luật và Nghị định về kinh tế như: Luật Doanh nghiệp, sửa đổi Luật đầu tưnước ngoài, Luật Thương mại, Luật thuế xuất nhập khẩu, Bộ luật lao động….Điều này dẫn đến việc tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mởrộng lĩnh vực đầu tư, tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, giảm bớt rủi ro vàthủ tục phiền hà trong khi mặt khác lại điều tiết nhập khẩu và đẩy mạnh hoạtđộng xuât khẩu

Ngày đăng: 19/04/2013, 14:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 CẤU TRÚC TỔ CHỨC HIỆP HỘI THẺ QUỐC TẾ - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sơ đồ 1.1 CẤU TRÚC TỔ CHỨC HIỆP HỘI THẺ QUỐC TẾ (Trang 28)
SƠ ĐỒ 1.2 CẤU TRÚC TỔ CHỨC NGÂN HÀNG HAY CÔNG TY PHÁT  HÀNH THẺ - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
SƠ ĐỒ 1.2 CẤU TRÚC TỔ CHỨC NGÂN HÀNG HAY CÔNG TY PHÁT HÀNH THẺ (Trang 30)
Sơ đồ 1.3  NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH THẺ Chủ thẻ - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sơ đồ 1.3 NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH THẺ Chủ thẻ (Trang 35)
Bảng 2.1 SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THẺ TÍN DỤNG ACB VÀ VCB - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.1 SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THẺ TÍN DỤNG ACB VÀ VCB (Trang 50)
Bảng 2.1  SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THẺ TÍN DỤNG ACB  VÀ VCB - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.1 SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THẺ TÍN DỤNG ACB VÀ VCB (Trang 50)
Bảng 2.2 SỐ LƯỢNG NGÂN HÀNG THANH TOÁN THẺ QUA CÁC NĂM - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.2 SỐ LƯỢNG NGÂN HÀNG THANH TOÁN THẺ QUA CÁC NĂM (Trang 55)
Bảng 2.2   SỐ LƯỢNG NGÂN HÀNG THANH TOÁN THẺ QUA CÁC NĂM - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.2 SỐ LƯỢNG NGÂN HÀNG THANH TOÁN THẺ QUA CÁC NĂM (Trang 55)
Bảng 2.3 DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ CỦA VCB QUA CÁC NĂM - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.3 DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ CỦA VCB QUA CÁC NĂM (Trang 56)
Bảng 2.3  DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ CỦA VCB QUA CÁC NĂM - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.3 DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ CỦA VCB QUA CÁC NĂM (Trang 56)
GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM  - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 68)
Bảng 3.1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG MASTERCARD VÀ VISA TRấN THẾ GIỚI - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG MASTERCARD VÀ VISA TRấN THẾ GIỚI (Trang 68)
Bảng 3.1  DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG MASTERCARD VÀ VISA TRÊN THẾ GIỚI - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG MASTERCARD VÀ VISA TRÊN THẾ GIỚI (Trang 68)
Bảng 3.2 DÂN SỐ VIỆT NAM - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.2 DÂN SỐ VIỆT NAM (Trang 70)
Bảng 3.2  DÂN SỐ VIỆT NAM - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.2 DÂN SỐ VIỆT NAM (Trang 70)
Bảng 3.3 CHI PHÍ GIAO DỊC HỞ CÁC NGÂN HÀNG MỸ - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.3 CHI PHÍ GIAO DỊC HỞ CÁC NGÂN HÀNG MỸ (Trang 77)
Bảng 3.3   CHI PHÍ GIAO DỊCH Ở CÁC NGÂN HÀNG MỸ Loại dịch vụ Chi phí cho một - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.3 CHI PHÍ GIAO DỊCH Ở CÁC NGÂN HÀNG MỸ Loại dịch vụ Chi phí cho một (Trang 77)
Bảng 3.5 SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ CHẤP NHẬN THẺ MASTERCARD TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC CHÂU Á THÁI BèNH  - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.5 SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ CHẤP NHẬN THẺ MASTERCARD TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC CHÂU Á THÁI BèNH (Trang 82)
Bảng 3.4 SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ CHẤP NHẬN THẺ VISA TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC CHÂU Á THÁI BèNH DƯƠNG  - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.4 SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ CHẤP NHẬN THẺ VISA TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC CHÂU Á THÁI BèNH DƯƠNG (Trang 82)
Bảng 3.5  SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ CHẤP NHẬN  THẺ MASTERCARD TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.5 SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ CHẤP NHẬN THẺ MASTERCARD TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH (Trang 82)
Bảng 3.4  SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ CHẤP NHẬN  THẺ VISA TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.4 SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ CHẤP NHẬN THẺ VISA TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 82)
Nhỡn vào bảng trờn ta thấy tốc độ tăng trưởng về mặt số lượng cũng nhưng doanh số của cỏc cơ sở chấp nhận thẻ tại Việt Nam so với khu vực khụng  nhỏ lắm về số tương đối, tuy nhiờn số tuyệt đối lại rất nhỏ, phản ỏnh một thị  trường cũn hứa hẹn nhiều tiềm n - Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
h ỡn vào bảng trờn ta thấy tốc độ tăng trưởng về mặt số lượng cũng nhưng doanh số của cỏc cơ sở chấp nhận thẻ tại Việt Nam so với khu vực khụng nhỏ lắm về số tương đối, tuy nhiờn số tuyệt đối lại rất nhỏ, phản ỏnh một thị trường cũn hứa hẹn nhiều tiềm n (Trang 83)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w