2. Phân theo từng mặt hàng:
2.2.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ phân bón của công ty
2.2.2.1. Khối lượng tiêu thụ các mặt hàng phân bón của công ty qua 3 năm 2007- 2009
Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Hà Tĩnh là đơn vị kinh doanh có nhiệm vụ cung ứng các loại vật tư trên địa bàn tỉnh. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, do
đó mà kinh doanh phân bón mang tính thời vụ cao, đòi hỏi công ty phải có các biện pháp dự trữ hàng và nhập hàng đúng thời điểm để đáp ứng nhu cầu của bà con. Để thấy rõ tình hình tiêu thụ phân bón ta đi vào đánh giá khối lượng phân bón tiêu thụ qua các năm của công ty qua bảng 6.
Tổng sản lượng tiêu thụ các loại phân bón không ổn định qua 3 năm, cụ thể: năm 2007 tổng khối lượng tiêu thụ là 20.804 tấn, sang năm 2008 là 16.214 tấn, giảm 4.590 tấn, tương ứng giảm 22,06%; đến năm 2009 tăng lên 21.584 tấn, tăng so với năm 2008 là 5.370 tấn, tương ứng tăng 33,12%. Để thấy rõ tình hình biến động của khối lượng phân bón tiêu thụ ta đi vào đánh giá cụ thể từng mặt hàng:
- NPK: Là mặt hàng chủ lực của công ty, khối lượng tiêu thụ qua các năm đều rất lớn, cụ thể: năm 2007 khối lượng tiêu thụ là 10.714 tấn, chiếm 51,50%, năm 2008 là 7.208 tấn, chiếm 44,46%, năm 2009 là 9.506 tấn, chiếm 44,04%. So sánh năm 2008 và năm 2007 lượng NPK tiêu thụ giảm 3.506 tấn, tương ứng giảm 32,72%, năm 2009 và năm 2008 lượng NPK tiêu thụ lại tăng lên 2.298 tấn tương ứng tăng 31,88%, mặc dù lượng hàng tiêu thụ giữa các năm có sự tăng lên hay giảm xuống nhưng trong tỷ trọng tiêu thụ của năm thì NPK vẫn là mặt hàng chiếm vị trí số một nó quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Đạm: Khối lượng tiêu thụ đạm urea cũng có sự tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2007 khối lượng tiêu thụ đạm là 3.344 tấn, chiếm 16,07% tổng khối lượng tiêu thụ, sang năm 2008 là 4.144 tấn, chiếm 25,56%, tăng 800 tấn so với năm 2007, tương ứng tăng 23,92%. Đến năm 2009 khối lượng tiêu thụ tăng lên 8.114 tấn và chiếm tới 37,59%, tăng so với năm 2008 là 3.970 tấn.
- Lân: Vào năm 2007 khối lượng tiêu thụ của phân lân chỉ đứng sau phân NPK nhưng sang năm 2008 nhu cầu phân của bà con nông dân có sự thay đổi nhỏ nên lân được xếp vào mặt hàng đứng thứ 3 trong cơ cấu tiêu thụ phân bón của công ty. Cụ thể: năm 2007 lân tiêu thụ được 5.503 tấn, chiếm 26,45% tổng khối lượng phân bón tiêu thụ, sang năm 2008 là 3.357 tấn, chiếm 20,70%, như vậy năm 2008 khối lượng tiêu thụ giảm 2.146 tấn, tương ứng giảm 39,00%, nhưng đến năm 2009 là 3.487 tấn, tuy có tăng lên so với năm 2008 là 130 tấn tương ứng với 3,60% nhưng sản lượng tăng không đáng kể.
Bảng 6: Khối lượng phân bón tiêu thụ qua 3 năm 2007- 2009
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh
2008/2007 2009/2008KL KL ( Tấn ) Cơ cấu ( % ) KL ( Tấn ) Cơ cấu ( % ) KL ( Tấn ) Cơ cấu ( % ) +/- % +/- % Tổng khối lượng tiêu thụ 20.804 100,00 16.214 100,00 21.584 100,00 -4.590 -22,06 5.370 33,12 Đạm 3.344 16,07 4.144 25,56 8.114 37,59 800 23,92 3.970 96,53 Lân 5.503 26,45 3.357 20,70 3.487 16,16 -2.146 -39,00 130 3,60 Kali 1.243 5,98 1.505 9,28 477 2,21 262 21,08 -1.028 -68,31 NPK 10.714 51,50 7.208 44,46 9.506 44,04 -3.506 -32,72 2.298 31,88
- Kali: Là loại phân có khối lượng tiêu thụ ít nhất, trên thị trường dùng loại phân bón này không nhiều. Năm 2007 tiêu thụ được 1.243 tấn, chiếm 5,98%, năm 2008 tiêu thụ được 1.505 tấn chiếm 9,28%. Như vậy năm 2008 so với năm 2007 khối lượng tiêu thụ của phân kali tăng 262 tấn, tương ứng tăng 21,08%. Nhưng đến năm 2009 khối lượng tiêu thụ của phân kali giảm mạnh chỉ còn 477 tấn, chiếm 2,21%, giảm so với năm 2008 là 1.028 tấn, tương ứng giảm 68,32%. Do hiện nay hiện tượng phân bón giả đang diễn ra tràn lan nên làm cho tâm lý của bà con nông dân hạn chế khi sử dụng loại phân này. Nhìn chung, khối lượng tiêu thụ hàng hóa qua các năm đều có sự biến đổi đáng kể. Năm 2008 khối lượng tiêu thụ có chững lại, do giá cả phân bón nhập khẩu tăng cao, còn phân bón sản xuất trong nước phải chịu chi phí cao nên làm cho giá nhập hàng hóa khan hiếm và khối lượng mua vào của công ty cũng giảm kéo theo khối lượng tiêu thụ cũng bị giảm theo. Nhưng đến năm 2009 nhờ có sự điều tiết của công ty, tạo dựng được các mối quan hệ bạn hàng, thị trường tiêu thụ được mở rộng, nguồn vốn kinh doanh tăng lên. Vì vậy việc tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn. Điều này được thể hiện qua tổng khối lượng phân bón tiêu thụ của năm 2009 tăng cao so với năm trước đó.
2.2.2.2. Phân tích thị trường tiêu thụ phân bón của công ty qua 3 năm 2007-2009
Phần lớn lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được là từ hoạt động kinh doanh phân bón. Muốn tăng lợi nhuận một mặt phải giảm được chi phí kinh doanh, mặt khác phải tìm hiểu thì trường tiêu thụ và qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ. Và để đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường của công ty ta đi vào đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Hà Tĩnh.
Qua bảng 7 ta thấy lượng tiêu thụ phân bón ở các thị trường qua các năm đều có sự biến động, cụ thể: