1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam

95 4,7K 52
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 707,5 KB

Nội dung

Luận Văn:Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thủy sản Việt nam trong hơn 10 năm qua đã có những bước phát triển

vượt bậc, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanhtrên thế giới Trong đó, ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam được coi là tiến bộnhanh nhất, bất chấp sự khởi đầu muộn và hiện chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượngthuỷ sản của cả nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và giátrị xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, đặc biệt là vùng dânnghèo ven biển, vùng sâu vùng xa, hải đảo…Từ đó tiến tới sụ ổn định các mặtcủa xã hội NTTS đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt độngkinh tế thế giới, và thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế -xã hộinhất là với một nước nghèo đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp như Việt Nam.Việc phát triển mạnh mẽ NTTS thay thế cho khai thác hải sản đã phần nào giảmáp lực khai thác quá mức đối với vùng biển Việt Nam, tiến tới bảo tồn nguồn tàinguyên biển tự nhiên của đất nước.

Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn còn không ít những bất cập vàphải đối mặt với hàng loạt thách thức như: công tác quy hoạch chưa không theokịp với tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hàmlượng khoa học công nghệ còn thấp, nguồn lợi thuỷ sản đang có xu hướnggiảm , sự phát triển còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không theo kịp quy hoạch dẫnđến môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái, dịch bệnh phát sinh và có sựmất cân đối giữa cung và cầu Do đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên, đápứng được những biến đổi về khí hậu, các yêu cầu của hội nhập kinh tế toàn cầu,sự suy thoái môi trường, sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về chấtlượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như theo kịp sự tiến bộ của khoa họccông nghệ hiện đại thì rất cần một chiến lược phát triển tổng thể nhằm mục tiêuphát triển ngành “ nuôi trồng thủy sản “ một cách bền vững, góp phần tạo côngăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng thị trường trongnước và phục vụ xuất khẩu Phát triển bền vững NTTS là sự phát triển có sự kết

Trang 2

hợp hài hoà của ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môitrường Đặc biệt sự phát triển bền vững không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại củacon người mà còn phải đảm bảo một cơ sở tài nguyên phong phú, bảo tồn cácgiống loài thúy sản quý hiếm, một môi trường trong sạch không ô nhiễm, một xãhội tiến bộ cho người dân trong tương lai.

Trong thời gian thực tập ở Vụ KTNN của Bộ KH & ĐT em đã nhận thứcđược sự cần thiết của sự phát triển bền vững cũng như thực trạng của của ngành

NTTS ở Việt Nam, vì thế em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp pháttriển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam”

Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian còn hạn chế nênbài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, gópý, phê bình của thầy giáo, cũng như sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong Vụkinh tế nông nghiệp (Bộ KH- ĐT) để em hoàn thành bài báo cáo được tốt hơn.Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo T.S Nguyễn Ngọc Sơn cùng cácchuyên viên Vụ KTNN (Bộ KH – ĐT ) đã giúp em hoàn thành bài viết này.

Trang 3

1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

- Mục đích nghiên cứu đề tài:

+ Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành Nuôi trồng thuỷ sản.

+ Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ViệtNam.

+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản Việt Namtrong thời gian tới.

- Nhiệm vụ:

+ Lựa chọn những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay liên quan đến vấnđề nghiên cứu.

+ Phân tích, đánh giá tình hình nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam.

2 Phạm vi nghiên cứu đề tài.

Tình hình nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước ngọt, nước lợ ở Việt Namgiai đoạn từ năm 2000 đến nay.

Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản từ đó rút ra vấn đề cần giải quyết.

3 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.

- Quan điểm: phát triển bền vững ngành NTTS.

- Phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở thu thập được những số liệu thực tếcủa ngành NTTS những năm qua, bài viết của em tiến hành phân tích những kếtquả đạt được, so sánh đối chiếu với những nguyên tắc, mục tiêu về sự phát triểnbền vững, từ đó đánh giá sự phát triển của ngành NTTS đã đạt tiêu chuẩn haychưa, còn những tồn tại, bất cập gì để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghịnhằm khắc phục và phát trỉên hơn nữa ngành NTTS Việt Nam.

4 Kết cấu đề tài:

Phần I: Cơ sở lý luận về vấn đề phát triển bền vững ngành NTTS.

Phần II: Thực trạng phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Namgiai đoạn từ năm 2000 đến nay.

Phần III: Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020.

Trang 4

PHẦN I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NUÔITRỒNG THỦY SẢN.

I – Khái niệm, đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản.

1 Khái niệm ngành nuôi trồng thủy sản.

Ngành thuỷ sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với xuất

phát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) Thời kỳ đầu đánh bắt thuỷsản được coi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành Thuỷ sản Vì vậy,ở thời điểm đó NTTS chưa phát triển và con người chưa ý thức được việc tái tạonguồn lực và đảm bảo môi trường cho sự phát triển của các loài thuỷ sản Nhữngthập kỷ gần đây, khi sản phẩm thuỷ sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ sụt giảmvà cạn kiệt vì đánh bắt quá nhiều, tràn làn trong điều kiện nguồn lực có hạn thìNTTS ngày càng phát triển và trở nên quan trọng Chính vì thế ngành NTTSđược nhìn nhận trên nhiều quan điểm như sau:

- Theo giáo trình kinh tế thuỷ sản: NTTS là một bộ phận sản xuất có

tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, tái tạo, và phát triển nguồn lợi thuỷ sản,các sản phẩm thuỷ sản được cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng và chế biếnxuất khẩu Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước với nhiềuchủng loại khác nhau, bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụcho hoạt động NTTS.

- Quan điểm của các nhà kinh tế học: NTTS là một hoạt động sản xuất tạo

ra nguyên kiệu thuỷ sản cho qúa trình tiêu dùng sản phẩm hoạt động xuất khẩuvà nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Quan điểm của các nhà sinh học: NTTS là hoạt động tạo ra các điều kiện

sinh thái phù hợp với sự trưởng thành và phát triển của các loại thủy sản để thúcđẩy chúng phát triển qua các giai đoạn của vòng đời.

- Theo quan điểm của FAO: NTTS là các hoạt động canh tác trên đối

tượng sinh vật thuỷ sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh…quá trình

Trang 5

này bắt đầu từ khi thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong.

2 Đặc điểm ngành nuôi trồng thủy sản.

2.1 Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp đất nước và tương đối phức tạp sovới các ngành sản xuất vật chất khác

Ở đâu có nước là ở đó có nuôi trồng thủy sản.Vì vậy, nuôi trồng thủy sảnphát triển rộng khắp tại mọi vùng địa lý từ miền núi xuống miền biển Thủy sảnnuôi rất đa dạng, nhiều giống loài mang tính địa lý rõ rệt, có quy luật riêng củatừng khu hệ sinh thái điển hình Do vậy, công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất củangành cần chú ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựngcác chỉ tiêu kế hoạch, triển khai thực hiện các chính sách… phải phù hợp vớitừng khu vực lãnh thổ hay từng vùng khác nhau.

2.2 Số lượng, chất lượng nguồn nước và nguồn lợi thủy sản rất khác nhau.

Mỗi mặt nước nuôi trồng thủy sản có độ màu mỡ khác nhau phụ thuộc vàothổ nhưỡng vùng đất và nguồn nước, nguồn cung cấp Vật nuôi trong ao hồ rấtkhó quan sát trực tiếp được như trên cạn vì thế rủi ro trong sản xuất lớn hơnnhiều Người nuôi cần có kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật cần thiết về vấn đềthuỷ lợi, bởi vì thuỷ lợi như chìa khoá để mở ra cánh cửa cho người làm thuỷ sảncó thể đạt được những thành tựu to lớn.

2.3 Hoạt động nuôi trồng thủy sản có tính mùa vụ rõ nét.

Nuôi trồng thủy sản mang tính mùa vụ vì thủy sản có quy luật sinh trưởngvà phát triển riêng Theo Lenin, tính mùa vụ thể hiện ở chỗ thời gian lao độngkhông ăn khớp với thời gian sản xuất Thời gian lao động là thời gian tác độngtới sự hình thành của sản phẩm, còn thời gian sản xuất kéo dài hơn vì bao gồmcả thời gian lao động không tác động đến sản phẩm

Ví dụ : thời gian sản xuất kéo dài từ A đến B, nhưng thời gian lao động chỉbao gồm: thời gian cải tạo ao (phơi đáy ao 2 tuần lễ), thả giống, chăm sóc (choăn 2 lần/ ngày), thu hoạch Như vậy, rõ ràng người nuôi phải tuân theo quy luậtsinh trưởng và phát triển của thuỷ sản

Trang 6

A B

Cải tạo Thả giống Chăm sóc Thu hoạch

Trong NTTS phải lưu giữ và chăm sóc đặc biệt đối với đàn vật nuôi bố mẹ(đàn cá bố mẹ, tôm bố mẹ…) để sản xuất con giống cho các vụ nuôi tiếp theo.Đây là tài sản sinh học đặc biệt của doanh nghiệp, việc lựa chọn đàn tôm, cá bốmẹ phải tuân theo quy trình khoa học – công nghệ của hệ thống quốc gia.

Tính thời vụ trong NTTS đã dẫn đến tình trạng người lao động có lúc rấtbận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi Đặc điểm này đòi hỏi trong NTTS mộtmặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng cách:Đối với NTTS phải cần tập trung nghiên cứu các giống loài thuỷ sản có thời giansinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm.

2.4 Nuôi trồng thuỷ sản có từ rất lâu đời nhưng đi lên từ điểm xuất phát rấtthấp: nhỏ bé, manh mún và phân tán.

Ngành thuỷ sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với xuấtphát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) Thời kỳ đầu đánh bắt thuỷsản được coi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành Thuỷ sản Vì vậy,ở thời điểm đó NTTS chưa phát triển và con người chưa ý thức được việc tái tạonguồn lực và đảm bảo môi trường cho sự phát triển của các loài thuỷ sản Vì thếcó thể nói ngành NTTS là một ngành tuy có từ lâu đời nhưng đi lên từ điểm xuấtphát thấp, nhỏ bé, manh mún.

Trong thời gian gần đây nhờ có sự quan tâm và nhận thức đúng đắn vềngành thuỷ sản nên đã có những bước phát triển đột phá nhất định.

Trong năm 2000 có 7 quốc gia Châu Á có tên trong số 10 nước có sảnlượng nuôi trồng thuỷ sản cao nhất thế giới, đó là : Băng La Đét, Trung Quốc,Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam Châu Á đóng góp 90%tổng sản lượng NTTS của thế giới NTTS theo hướng thân thiện với môi trường,công nghệ NTTS không có chất thải sẽ phát triển trên thế giới Ở Việt Nam

Trang 7

NTTS trong hệ VAC đáp ứng yêu cầu này.

3 Các hình thức nuôi trồng thủy sản.

3.1 Các phương thức nuôi lấy thịt điển hình.

- Nuôi quảng canh: : hay còn gọi là nuôi truyền thống: là hình thức nuôi

bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao hồ, đầm ở nông thôn và các vùng venbiển.

- Nuôi quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi chủ yếu bằng nguồn giống

và thức ăn tự nhiên, nhưng bổ sung them giống nhân tạo ở mức độ nhất định,đồng thời có đầu tư cải tạo thủy vực nhằm tăng sản lượng

- Nuôi bán thâm canh: : là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống nhân tạo và

thức ăn nhân tạo, nhưng kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực Ngoàira, hệ thống hồ ao nuôi còn được đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, thiết bị cơ khí,thủy lợi…nhất là chủ động về nguồn nước cung cấp Có khả năng xử lý vàkhống chế môi trường bằng hệ thống máy bơm sục khí

- Nuôi thâm canh: : là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn

nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ (quy hoạch hệ thống ao hồ, thủy lợi,giao thong, điện nước, cơ khí ), có thể chủ động khống chế các yếu tố môitrường Mật độ giống thả dầy, năng suất cao

- Nuôi công nghiệp: (nuôi siêu thâm canh) là hình thức nuôi hoàn toàn

bằng con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ rất cao Sử dụng các máy móc vàthiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện tối ưu,sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gianngắn nhất đạt các mục tiêu sản xuất và lợi nhuận Một số nước công nghiệp pháttriển như Mỹ, Đức, Nhật…có trình độ nuôi thủy sản công nghiệp tương đối caovà phổ biến, mỗi năm đạt tời hang ngàn tấn sản phẩm.

3.2 Các hình thức nuôi năng suất cao ở Việt Nam.

Các hình thức nuôi năng suất cao ở Việt Nam.

Tại Việt Nam trong hơn 40 năm qua từng bước hình thành và phát triểncác hình thức nuôi trồng thủy sản năng suất cao, đa dạng về giống loài và các

Trang 8

loại thủy vực.

3.2.1 Nuôi cá nước ngọt ở các loại hình mặt nước.

- Nuôi cá nước tĩnh: để đạt năng suất cao, người ta thường nuôi ghép

nhiều loại có tập tính ăn khác nhau Trong ao nuôi truyền thống, nuôi ghép: mè,trôi ta, trắm đen, chép Sau này nuôi trồng thủy sản phát triển người ta đưa ramột vài công thức nuôi ghép với quy trình kỹ thuật lấy một loài chủ rồi ghép vớicác loài khác, ví dụ như:

+ Ao nuôi cá mè làm chủ (tính cho 1 ha): Mè trắng: 60%, mè hoa: 5%,trắm cỏ: 3%, cá trôi(ta): 25%, chép: 7%,

+ Ao nuôi trắm cỏ làm chủ (tính cho 1 ha): Trắm cỏ: 50%, mè trắng: 20%,mè hoa: 2%, cá trôi: 18%, chép: 4%, rô phi: 6%.

+ Ao nuôi cá rô phi làm chủ (tính cho 1 ha) : Rô phi: 45%, mè trắng: 20%,mè hoa: 5%, cá trôi: 20%, trắm cỏ: 4%, chép: 6%.

+ Ao nuôi cá trên làm chủ nên ghép với rô phi, khoảng 10%

- Nuôi cá nước chảy của các hộ gia đình ở miền núi: Tận dụng các khe

suối, kênh rạch có nước chảy làm ao nuôi, hoặc đào ao nuôi rồi dẫn dòng chảyqua đường ống vào ao Cách làm rất đa dạng sáng tạo, quy mô ao nhỏ bé, nhưngtổng diện tích rất rộng có khi cả xã cũng có ao như Sơn La, Bình Liêu (QuảngNinh), Mai Châu (Hoà Bình), Cẩm Thủy (Thanh Hóa) do đó có ý nghĩa kinh tế -xã hội to lớn Đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ, có thể nuôi ghép một ít cáchép, cá rô phi… Vật liệu làm lồng đa dạng như tre, luồng, hóp, gỗ, sắt, lưới, nilông…

Nuôi cá bè trên sông rất phát triển ở miền Tây Nam Bộ, mạnh nhất là ởcác tỉnh An Giang, Đồng Tháp, đối tượng chính là cá basa, cá tra Nhà ở làmngay trên lồng bè nuôi cá, có bố trí chỗ ăn ở hợp lý và phòng chống ô nhiễmnước vùng nuôi cá

- Nuôi cá nước thải sinh hoạt ở ngoại vi thành phố, thị xã:

Nuôi cá nước thải đã có từ thập niên 60 của thế kỷ trước Hợp tác xã YênDuyên, Thanh Trì – Hà Nội là lá cờ đầu vào thời gian đó Có thể nuôi trên diện

Trang 9

rộng từ 5-10 ha, phải quy hoạch bờ vùng, mương tưới, cống tiêu, và trạm bơm,xử lý nước thải cho phù hợp với điều kiện nuôi, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh vàcác kim loại nặng như chì, thủy ngân… có trong nước thải Đối tượng nuôi chủyếu là các loại ăn tạp, mùn bã hữu cơ như rô phi, chép, trôi Ấn Độ và cá mè…vùng nuôi cá nước thải ở ven đô thị cung cấp một lượng thủy sản tươi sống chodân sống trong thành phố.

- Nuôi cá ruộng trũng: Nghề nuôi cá ruộng có lịch sử phát triển từ lâu

đời ở nước ta và các nước Đông Nam Ấ Hiện nay, có các loại hình nuôi cáruộng phổ biến là xen canh và luân canh Ở các tỉnh phía Bắc kết hợp trồng lúa –nuôi cá ở các chân ruộng trũng hoặc luân canh một vụ lúa, một vụ cá Đối tượngnuôi chủ yếu là cá chéo, rô phi, các ruộng nuôi cá phải được quy hoạch, có bờvùng, bờ thửa Bờ phải cao hơn mức nước cao nhất hàng năm là 0.5m Mặt bờrộng 0.7- 0.8m để có thể trồng cây ăn quả và lấy bong râm Trong ruộng phải cómương, chuôm cho cá trú nắng khi nhiệt độ cao Tại nhiều tỉnh miền Tây NamBộ như Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang…nuôi xen canh lúa – cá, lúa –tôm nước mặn hoặc nuôi luân canh một vụ lúa, một vụ tôm Ở nước ta hiện naycó những vùng ruộng trũng rộng lớn, tập trung mang ý nghĩa kinh tế - sinh tháiquan trọng cho sự phát triển lâu dài và bền vững.

3.2.2 Nuôi cá nước lợ và cá biển

Nuôi cá nước lợ và cá biển phát triển rất chậm, mới được tập trung chủđạo vào cuối những năm cuối thế kỷ 20 Nuôi cá nước lợ có hiệu quả kinh tế khácao, tỷ suất lợi nhuận đạt 60 - 90% Hình thức nuôi phổ biến trong đầm, eo vịnhvà lồng bè Hiện nay, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Bà Rịa –Vũng Tàu đã có nghề nuôi phát triển ổn định.

3.2.3.Nuôi tôm và các thủy sản khác.

Giống như các hình thức nuôi cá nước ngọt

Nuôi tôm nước ngọt có tôm càng xanh, chủ động được giống bằng cho đẻnhân tạo thành công Chủ yếu phát triển mạnh nuôi tôm sú nước lợ và một sốloài tôm khác như tôm rảo, tôm thẻ Kết quả nuôi tôm sú cho hiệu quả kinh tế

Trang 10

cao ở nhiều tỉnh Năng suất ở một số địa phương như sau :

Nuôi tôm thâm canh: đạt từ 2.5-5 tấn/ ha (Quảng Nam – Đà Nẵng, BếnTre, Bạc Liêu)

Nuôi tôm bán thâm canh: đạt từ 1.2 -2.5 tấn/ha (Phú Yên, Bình Thuận,Thừa Thiên Huế).

Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, luân canh: đạt từ 0.6 – 0.87 tấn/ha.

4 Vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản.

4.1 Ngành nuôi trồng thuỷ sản có vai trò quan trọng trong việc duy trì, tái tạocác nguồn lợi thuỷ sản.

Các nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi tự nhiên với tính chất có hạn, khanhiếm khi khai thác đánh bắt một cách tràn lan không có kế hoạch thì nguồn lợinày lại càng trở nên khan hiếm, thậm chí một số loài gần như tuyệt chủng Chínhvì vậy, để đảm bảo nguồn lợi này được duy trì và tiếp tục mang lại lợi ích chocon người thì cần có những kế hoạch khai thác hợp lý, khai thác kết hợp với việcbảo vệ, bổ sung tái tạo một cách thường xuyên thông qua hoạt động đánh bắt vàNTTS là 2 bộ phận cấu thành nên ngành thuỷ sản nhưng mang 2 sắc thái hoàntoàn khác nhau, bổ sung lẫn nhau tạo nên sự phát triển chung của toàn ngành.

4.2 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản và thương mạiquốc tế thuỷ sản.

Nuôi trồng thuỷ sản là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một sốngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ tiêu dùng nội địa màmột số đối tượng thuỷ sản nuôi trồng còn là nguồn nguyên liệu phục vụ chế biếnxuất khẩu.

Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đấtnước Ngành Thuỷ sản Việt Nam là ngành đứng thứ 6 trong 10 nước xuất khẩuthuỷ sản mạnh có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trên thế giới.

Tính chung năm năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷsản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.

Trang 11

Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu thủy sản vượt ngưỡng 1 tỉ USD và đếnnăm 2002 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã đạt hơn 2 tỉ USD Năm 2005 kimngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD Với con số này, Việt Nam đã trởthành một nước xuất khẩu thủy sản lớn trong khu vực Đông Nam á Có được kếtquả này là nhờ trong những năm qua, ngành Thủy sản đã tích cực đẩy mạnhcông tác nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Trong những năm qua, sản lượng NTTS liên tục tăng năm 2002 là 976.100tấn, trong đó khoảng 40% dành cho công nghiệp chế biến xuất khẩu Đến năm2005, nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thủy sản là 2.030.000 tấn và năm 2010là 2.650.000 tấn Để đáp ứng đủ nhu cầu, ngành Thủy sản phải chủ động đượcnguồn nguyên liệu Bởi nguyên liệu là khâu rất quan trọng trong toàn bộ quátrình sản xuất kinh doanh thủy sản Có một nguồn nguyên liệu ổn định, giá cả cósức cạnh tranh thì ngành công nghiệp chế biến thủy sản mới có cơ hội phát triển.

Trong xu thế ngày càng hạn chế khai thác thủy sản nhằm bảo vệ môitrường như hiện nay thì NTTS đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nguyênliệu cho chế biến xuất khẩu Việc cung cấp từ NTTS cũng đảm bảo ổn định vàphù hợp với nhu cầu của thế giới nhờ thực hiện tốt công tác khuyến ngư và pháttriển giống mới

Nuôi trồng thủy sản đã tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệpchế biến, nhất là chế biến xuất khẩu và đã đóng góp phần quan trọng vào việctăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủysản Việt Nam, tôm chiếm tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 43,7% (năm2001), 46,9% (năm 2002), trong đó tôm nuôi chiếm phần lớn.

4.3 Giải quyết việc làm và tăng thu nhập.

NTTS là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộngđồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển Những nămgần đây, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngư đã tập trungvào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướngdẫn người nghèo làm ăn Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là

Trang 12

đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển Bên cạnh đó, môhình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làmcho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộvà Trung Bộ Nghề NTTS ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc

làm cho 48.000 lao động ở ven sông

Đến năm 2005 do chuyển đổi diện tích sang nuôi trồng thuỷ sản đã gópphần đưa số lao động nuôi trồng thuỷ sản là 2.550.000 lao động (bao gồm cả laođộng thời vụ).

Bên cạnh đó, do hiệu quả của NTSS cao hơn nhiều so với các lĩnh vực nôngnghiệp khác, nên cùng với việc thực hiện chuyển đổi kỹ thuật sản xuất, chuyểnđổi diện tích từ trồng lúa sang NTTS đã tạo ra nguồn thu nhập lớn góp phầnnâng cao mức sống cho người dân.

4.4 Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa.

Cùng với mức sống của người dân dần được cải thiện, nhu cầu về thựcphẩm chất lượng cao, giàu protein ngày một tăng thì ngành NTTS ngày càng trởthành nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho thị trường nội địa NgànhNTTS là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sảnphẩm tiêu dùng trực tiếp Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân,Ngành NTTS đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng đượcyêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn Có thể nói NgànhNTTS đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân.

4.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.

Ngày nay, xu hướng chuyển đổi diện tích trồng kém hiệu quả như trồnglúa ruộng trũng 1 vụ bấp bênh, năng suất thấp, đất trồng cói, làm muối kém hiệuquả và đất cát, đất hoang hoá sang sử dụng có hiệu quả hơn cho ngành NTTS Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giớinhững năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu kháccủa Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữanuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách Quá trình chuyển

Trang 13

đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ramạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện tích được chuyểnđổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản Ttuy nhiên, từ2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000ha và năm 2004 đạt 65.400 ha Có thể nói NTTS đã phát triển với tốc độ nhanh,thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấukinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làmgiàu cho nông dân.

Hơn nữa, NTTS cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tếnhư Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp TNHH,doanh nghiệp cổ phần NTSS phát triển cũng kép theo sự phát triển của cácngành Dịch vụ – Công nghiệp Vì vậy, phát triển NTSS đã góp phần đưa nềnkinh tế VN ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

III Các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷsản.

1 Đối tượng nuôi trồng thủy sản.

Cũng giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của NTTS là các cơ thểsống Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triểnvà diệt vong) Các cơ thể sống rất nhạy cảm với những điều kiện ngoại cảnh, chỉmột sự biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễ gây ảnh hưởng đến bản thâncác vật nuôi này Các ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như : gió, mưa, bão, lũ,hạn hán… đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng.

- Nguồn lợi cá nước ngọt: Việt Nam đã thống kê được 544 loài trong 18bộ, 57 họ, 228 giống Với thành phần giống loài phong phú, nước ta được đánhgiá có đa dạng sinh học Trong 544 loài đó có nhiều loài có gía trị kinh tế cao.

- Nguồn lợi cá nước lợ, mặn: Theo số liệu được thống kê, hiện nay nước tacó 186 loài chủ yếu Một số loài có giá trị kinh tế như: Cá song, cá hồng, cá tráp,cá vựợc, cá măng, cá cam…

- Nguồn lợi tôm: Hiện nay, VN đã thống kê được 16 loài chủ yếu

Trang 14

- Về nhuyễn thể: Có một số loài chủ yếu: trai, hầu, điệp, nghêu, sò , ốc…- Về rong tảo: Với 90 loài có giá trị kinh tế, trong đó đáng kể là rong câu(11 loài), rong mơ, rong sụn…

2 Điều kiện tự nhiên về mặt nước.

Có thể nói nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự thànhcông của ngành NTTS Môi trường nước được phân thành ba loại: nước ngọt,nước mặn, nước lợ Đối với mỗi loại nước có một đối tượng nuôi trồng phù hợp.Đặc biệt nguồn nước phục vụ NTTS yêu cầu khá khắt khe nghiêm ngặt về chấtlượng: nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng các chất độc trong nướcthấp hoặc không có Để sử dụng nguồn nước mặt cho NTTS đạt hiệu quả cao vàphát triển bền vững phải đặc biệt chú ý giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật,giải pháp công cộng …làm cơ sở

Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản Bờ biển dàihơn 3.260 km với 112 cửa song, lạch và 12 đầm phá, eo vịnh, có khả năng phongphú nuôi thủy sản lợ, mặn Hệ thống sông ngòi,kênh rạch của Việt Nam rất đadạng và chằng chịt có tới 15 con sông có diện tích lưu vực từ 300 km2 trở lên.Ngoài ra, còn hàng nghìn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường biển là nhữngkhu vực có thể phát triển nuôi trồng thủy sản quanh năm Trong vùng viển có4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, CátBà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hảilưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiệntự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá.Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sảnnước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, aohồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông CửuLong, v.v… đó là nguồn thực phẩm chính hằng ngày của hầu hết ngư dân vùngnông thôn Việt Nam Ở đất nước này, có lẽ không có một gia đình nông dân nàomà ở đó người ta không thấy có một loại dụng cụ đánh bắt cá, chí ít cũng có mộtcần câu.

Trang 15

Trong nội địa hệ thống sông ngòi chằng chịt ở phía Bắc là hệ thống sôngHồng và sông Thái Bình, phía Nam là đồng bằng sông Cửu Long với hệ thốngkênh rạch liên hoàn Ngoài ra, còn có các đầm hồ thủy lợi, thủy điện đã tạo ramột tiềm năng to lớn về diện tích mặt nước.

Theo thống kê của Bộ Thủy sản tổng diện tích có khả năng nuôi trồngthủy sản là khoảng 1.7 triệu ha gồm : 120.000 ha hồ chứa mặt nước lớn: 446.000ha ruộng úng trũng, nhiễm mặn, cấy lúa một vụ hoặc hai vụ bấp bênh: 635.000ha vùng triều Ngoài ra, còn phải kể đến khoảng trên 100.000 ha eo vịnh, đầmphá ven biển đang được quy hoạch nuôi trồng thủy sản

3 Những thuận lợi về khí hậu, thủy văn và lao động.

- Về khí hậu: Các điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt

động NTTS nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát sinh và lan tràn dịch bệnhcho vật nuôi.

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới pha trộn tính ôn đới, vìvậy mà điều kiện thới tiết khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành NTTS Nuôitrồng thủy sản ở nước ta tiến hành được cả từ Bắc vào Nam nhờ khí hậu Á nhiệtnóng ẩm và một số vùng pha chút khí hậu ôn đới Tài nguyên khí hậu thực sựquan trọng, đã trở thành một yếu tố đầu vào thuận lợi cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh thủy sản, giống như một món quà tặng của tự nhiên cho con người.

Chế độ thủy văn ở hầu hết các sông vùng đồng bằng, đặc biệt là vùng hạlưu sông đều thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống và phát triển, tạo thànhmột vùng sinh thái đặc trưng về nhiệt độ, dòng chảy, tính chất thủy lý hóa vànguồn thức ăn tự nhiên cho thủy sinh vật.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi giúp cho sự phát triển của ngành NTTSthì cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành như: lũ lụt,hạn hán , bão…gây thiệt hại nghiêm trọng cho NTTS, từ đó làm cho ngành thuỷsản có tính bấp bênh, không ổn định Nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng choquá trình sinh trưởng của sinh vật nói chung và các loài thuỷ sản nới riêng Khảnăng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định Sự tăng nhiệt

Trang 16

độ có thể làm suy giảm sản lượng thuỷ sản trong các ao hồ Thay đổi nhiệt độcòn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi.Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khoẻ của các loài nuôi, môi trường nước xấu đi, làđiều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây hại.

Đối với nghề NTTS nước mặn, lợ thì độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớnđến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi Khi xảy ra mưa lớn độ mặn trongcác ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, cá bịsốc, sặc bùn chết hoặc chậm lớn.

- Về thủy văn: độ phì nhiêu kinh tế của các loại hình thủy vực, ao, hồ,

ruộng…ở các vùng đồng bằng và ven biển là khá cao, có thể phát triển nuôitrồng thủy sản Độ phì nhiêu kinh tế bao gồm độ phì tự nhiên do đất phong hòalâu đời mà có và độ phì nhiêu nhân tạo do con người tạo ra khi cải tạo vùngnước, bón them các loại phân xanh, phân chuồng, phân vô cơ… làm tăng hàmlượng chất hữu cơ, các thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thủy sản.

- Về nguồn nhân lực: người lao động ở nông thôn và các vùng ven biển

đều biết nuôi trồng thủy sản như một nghề truyền thống và hơn nữa, trong nhữngnăm gần đây nuôi trồng thủy sản đã được coi như một nghề chính, có khả nănglàm giàu ở nhiều địa phương Lao động nông ngư dân với linh nghiệm và kiếnthức nuôi trồng thủy sản của mình đang là yếu tố thuận lợi để phát triển nuôitrồng thủy sản.

4 Nhân tố tiến bộ khoa học – công nghệ kỹ thuật

Cùng với sự phát triển của xã hội thì những tiến bộ kỹ thuật của ngànhNTTS ra đời cùng với sự phát triển đó của con người Tiến bộ khoa học ra đời đãlàm thay đổi đời sống con người trong mọi lĩnh vực, trong đó có ngành NTTS.Khách hàng của ngành này thường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩmvà một hệ thống quản lý nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế Bởi vậy, ứng dụng KH- CN phục vụ công tác quản lý trong ngành thủy sản đang và sẽ là một đòi hỏi tấtyếu.

Đối với ngành NTTS nói riêng, nhờ áp dụng những tiến bộ này mà người

Trang 17

ta đã có thể sản xuất ra những giống thuỷ sản mới, chất lượng cao, sinh trưởngnhanh, có khả năng chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh tốt…Ngoài ra,nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật mà người ta có thể kiểm soát vàphòng trừ dịch bệnh trong NTTS, phát triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuậthiện đại chẩn đoán và xử lý kịp thời bệnh nguy hiểm ở động vật thuỷ sản.

5 Vốn đầu tư đối với phát triển bền vững NTTS

Như chúng ta đã biết ngành NTTS có vai trò rất quan trọng trong nền kinhtế quốc dân trong tương lai ngành sẽ là một nghề có lợi và phát triển mạnh Vớinhững điều kiện thuận lợi về diện tích mặt nước, khí hậu, nguồn nhân lực dồidào, nguồn lợi giống loài phong phú, đa dạng chúng ta còn thấy được sự cầnthiết của việc tăng cường và phát triển đầu tư vào lĩnh vực này hơn nữa

Vốn đầu tư cho chương trình nuôi trồng thủy sản được huy động từ các nguồn:- Vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn vay và vốn viện trợ chính thức của Chínhphủ các nước, tài trợ của các tổ chức Quốc tế).

- Vốn tín dụng trung hạn và dài hạn, Vốn tín dụng ngắn hạn.- Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư.- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàngNhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan có giải pháp cân đối các nguồnvốn và bố trí theo kế hoạch hàng năm trình Chính phủ quyết định để đầu tư theodự án thực hiện chương trình.

6 Công tác quản lý và chỉ đạo của Nhà nước.

Do đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản là nhỏ bé, manh mún và phântán nên ngoài việc tăng nguồn vốn đầu tư để để phát triển giống, xây dựng trangtrại nuôi trồng quy mô, đầu tư kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực… thì vai tròcủa Nhà nước trong việc quản lý, chỉ đạo là vô cùng cần thiết để những đồng vốnđầu tư đó được sử dụng đúng mực đích và hiệu quả Có thể nói vai trò của Nhànước như kim chỉ nam trong công tác quy hoạch nhằm khắc phục những vấn đềncòn tồn tại, yếu kém trong quá trình hoạt động và phát triển của ngành NTTS

Trang 18

như: nạn ô nhiễm môi trường, dịch bệnh đang có nguy cơ bùng nổ, cơ sở hạ tầngyếu kém, nguồn nhân lực, khả năng ứng dụng KH –CN còn thấp Vì thế, nhànước cần có những chính sách và thiết chế tổ chức có hiệu lực để khắc phụcnhững tình trạng còn tồn tại trên

II – Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản.

1 Khái niệm về phát triển bền vững:

Theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới: Phát triển bền vững là sựphát triển để đáp ứng những nhu cầu của ngày hôm nay mà không làm tổn hạiđến khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Như vậy, phát triển bền vững ngành Thuỷ sản nói chung và ngành NTTSnói riêng đó là sự phát triển toàn diện, hợp lý và lâu dài trên cả 3 lĩnh vực kinhtế, xã hội và môi trường.

Khái niệm phát triển bền vững trong nuôi trông thuỷ sản có thể được kháiquát theo bốn tiêu thức :

- Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất, doanh thu và lợi nhuận ổn địnhqua các năm.

- Quy trình sản xuất ngày càng hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vàonuôi trồng thuỷ sản, năng suất ngày càng cao Hình thức sản xuất chuyển từ nuôitrồng nhỏ lẻ, tự phát sang nuôi trồng tập trung theo qui mô lớn.

- Giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động - Bảo vệ môi trường sinh thái biển, bảo tồn và phát huy được các giốngthuỷ sản

2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản.

Trang 19

- Đóng góp của ngành thuỷ sản vào tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuấtkhẩu: thể hiện tầm quan trọng của ngành nuôi trồng thuỷ sản đối với nền kinh tế.

- Tỷ lệ vay vốn/ tổng vốn đầu tư.

- Số lượng lao động tham gia nuôi trồng thủy sản- Tỷ lệ vay nợ trong tổng số hộ nuôi trồng thủy sản- Tỷ lệ vùng nuôi có sự tham gia của cộng đồng- Tỷ lệ vùng nuôi áp dụng phương pháp nuôi sạch

- Tỷ lệ đối tượng nuôi được kiểm soát dịch bệnh hàng năm

2.3 Về mặt môi trường – sinh thái:

Sự phát triển bền vững về mặt môi trường được thể hiện ở việc đảm bảomôi trường sinh thái: ao hồ, đầm, kênh, rạch…ngăn ngừa dịch bệnh Ngoài ra,còn được thể hiện ở việc bảo vệ và phát huy các giống thuỷ sản.

Trang 20

Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về mặt môi trường.

- Tỷ lệ hệ thống quan trắc dịch bệnh, cảnh báo môi trường so với nhu cầu.- Tỷ lệ sử dụng nước ngầm cho nuôi trồng thủy sản, tính theo ha nuôitrồng thủy sản.

- Diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá ( được phục hồi, trồng mới hàngnăm).

- Số trại sản xuất giống được tập huấn GAP- Tỷ lệ trại giống có tôm bố mẹ được thuần hóa- Tỷ lệ diện tích vùng nuôi có nước đạt tiêu chuẩn- Tỷ lệ protein từ thực vật trong khẩu phần thức ăn

- Tỷ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản trên cát có hệ thống thủy lợi cung cấpđủ nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản.

3 Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản.

3.1 Về mặt kinh tế:

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất,nâng cao chất lượng hàng hoá thuỷ sản, từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầuthị trường trong nước và thoả mãn đòi hỏi khắt khe của thị trường nước ngoài.Tạo ra nguồn cung ổn định, khắc phục biến động thất thường của giá cả trên thịtrường

- NTTS theo quy mô lớn giúp nâng cao năng suất, đảm bảo phát triển bềnvững môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trongnước và xuất khẩu.

- NTTS góp phần tăng doanh thu và đóng góp to lớn vào sự tốc độ tăngGDP của toàn ngành.`

3.2 Về mặt xã hội

- Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa,góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam,cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào Từ các vùng đồng bằng đến trung du miềnnúi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động NTTS

Trang 21

Ngành NTTS là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm,cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp Théo số liệu thống kê hàng năm cókhoảng 50 % sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40%sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làmthực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam Ở tầm vĩ mô, dưới giác độngành kinh tế quốc dân, Ngành NTTS đã góp phần đảm bảo an ninh lương thựcthực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thứcăn Có thể nói Ngành NTTS đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thựcphẩm cho người dân Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng cóvị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam

- Ngoài ra, sự bền vững về mặt xã hội còn được thể hiện ở khía cạnh khắcphục tình trạng làm ăn theo mùa vụ, đảm bảo đầu ra cho thủy sản được ổn định,đảm bảo công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhậpcho hàng triệu người dân, phát triển kinh tế xã hội nhất là đối với địa phươngvùng ven biển, hải đảo

Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việcphát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, khôngnhững cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn gópphần xoá đói giảm nghèo Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sảnnước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cảitiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôithâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạtđộng theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư cácvùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đóinghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứacũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình pháttriển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

3.3 Về mặt môi trường:

Trang 22

Môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản có ý nghĩa to lớn bởi nuôi trồng thuỷsản sản xuất trực tiếp trên môi trường, tận dụng và phát huy những lợi thế củamôi trường để nâng cao năng suất và chất lượng ngành là tiêu điểm của sự pháttriển bền vững ngành NTTS hiện nay Hiện nay, vấn đề môi trường đang nhậnđược rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng thế giới Như chúng ta đã biết môitrường trong NTTS có ý nghĩa to lớn bởi NTTS là ngành có quan hệ sản xuấttrực tiếp với môi trường để nâng cao năng suất Các yếu tố của môi trường như :nguồn nước, các khu rừng sinh thái được ngành NTTS tận dụng như những đốitượng sản xuất và tư liệu sản xuất Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn và chất hoáhọc trong quâ trình nuôi trồng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượngmôi trường Môi trường sẽ bị ô nhiễm và nguy hại khi NTTS chỉ hướng tới sựphát triển về kinh tế Vì thế mục tiêu bảo vệ môi trường sẽ được đặt ngang bằngvới mục tiêu phát triển kinh tế Mặt khác, phát triển bền vững NTTS hướng tớimôi trường làm cho chất lượng môi trường được cải thiện, nâng cao sẽ là nềntảng vững chắc, lâu dài cho sự phát triển của NTTS Vì thế, bảo vệ môi trườngvà sự phát ngành NTTS phải có sự kết hợp hài hoà và có mối quan hệ thân thiện.

Chất lượng các yếu tố môi trường sống như: môi trường nước, không khí,đất, không gian vật lý…đúng quy định của Nhà nước và đặc biệt cần có sự kếthợp hài hoà giữ khai thác, sử dụng với việc gìn giữ,bảo vệ môi trường, đó là việclàm rất cần thiết và vô cùng quan trọng Trong quá trinh sử dụng những nguồntài nguyên thiên nhiên quý hiếm đó con người cần đặc biệt quan tâm đến việcđảm bảo an toàn và cân bằng môi trường sinh thái.

III – Kinh nghiệm một số nước về phát triển bền vững ngành nuôi trồngthủy sản.

1 Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất thế giới, chiếmkhoảng 35% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu Trung Quốc cũng là nước duynhất trên thế giới có sản lượng nuôi trồng vượt quá sản lượng khai thác Năm2004, tổng sản lượng thủy sản của Trung Quốc đạt 49 triệu tấn, trong đó 64% là

Trang 23

thủy sản nuôi Thủy sản nước mặn chiếm 56% tổng thủy sản nuôi, trong đó phầnlớn là thủy sản có vỏ; thủy sản nước ngọt chiếm 44%, chủ yếu là họ cá chép.

Dự báo, tiêu thụ thủy sản bình quân trong nước của Trung Quốc sẽ tăngmạnh trong thời gian tới, từ 25 kg/người năm 2004 lên 36 kg/người vào năm2020.

Việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào sản xuất cá rô phi cũng góp phần pháttriển ngành thủy sản trong nước, đưa Trung Quốc trở thành nhà sản xuất cá rôphi hàng đầu thế giới.

Sự phát triển nhanh của ngành thuỷ sản không chỉ đáp ứng nhu cầu thịtrường và cải thiện đời sống dân cư, mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm và gópphần cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Từ năm 1979 – 1996, ngành thủy sản đã tạo thêm khoảng 9 triệu việc làmcho người lao động Năm 1999, số lao động tham gia sản xuất thuỷ sản là 12,57triệu người, trong đó lao động nuôi trồng thuỷ sản chiếm tới 70% Đời sống củangư dân cũng được cải thiện rõ rệt, thu nhập của lao động nghề cá từ 126 RMBnăm 1979, tăng lên 4.474 RMB năm 1999, nghĩa là gấp 35 lần sau 20 năm Mứcthu nhập của lao động thuỷ sản gấp gần 2 lần so với thu nhập bình quân đầungười của dân cư nông thôn Đồng thời ngành thuỷ sản cũng tạo động lực thúcđẩy sự phát triển của các ngành liên quan như chế biến, vận chuyển, thương mại,v.v…

Tuy nhiên, trong suốt quá trình phát triển cho đến nay, ngành thuỷ sảnphải thường xuyên đối mặt với những vấn đề ngày càng lớn lên, như suy giảmnguồn lợi tự nhiên, suy thoái môi trường, dư thừa lao động…

Bên cạnh những ưu đãi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành NTTS,Chính phủ Trung Quốc còn có nhiều biện pháp khuyến khích phát triển NTTS vàtăng cường mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thuỷ sản(ngư dân, nông dân, hợp tác xã, công ty) Các biện pháp này góp phần quantrọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản Trung Quốc trongtương lai Vì vậy đã tạo nên một sức mạnh mới cho ngành NTTS Trung quốc

Trang 24

phát triển mạnh mẽ sau này Các biện pháp quan trọng có thể kể đến là:

- Tăng cường cung cấp các dịch vụ tiền sản xuất và hỗ trợ sau thu hoạchthông qua việc đầu tư xây dựng nhiều trại sản xuất giống, các trạm kiểm soátdịch bệnh thuỷ sản, phổ biến kỹ thuật cho ngư dân Bên cạnh đó chính phủ cònđề ra các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế và tín dụng cho các hộ gia đình nuôitrồng thuỷ sản ở nông thôn.

- Ưu tiên thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ thuỷ sản, chú trọng ứngdụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất Thông qua các chính sách ưuđãi của chính phủ, nhiều nhà khoa học được khuyến khích làm việc cùng ngưdân và người nuôi thuỷ sản Ước tính đóng góp của khoa học và công nghệ tronggiá trị gia tăng của sản suất thuỷ sản đã tăng từ 30% vào đầu những năm 1980lên 47% năm 1996 Ví dụ, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, năng suất nuôi cáthương phẩm trong ao từ mức bình quân 724kg/ha năm 1979, đã tăng 4,7 lần,đạt 4.097kg/ha năm 1996 Sự phát triển của công nghệ nuôi lồng và nuôi ràochắn đã giúp tăng diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi thuỷ sản Sự thànhcông của công nghệ nuôi và sản xuất giống nhân tạo các loài có giá trị cao nhưtôm, bào ngư, điệp, hải sâm, cá rô mo thân cao, cua đồng, đã làm tăng thu nhậpcho người nuôi và mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Tăng cường hiệu lực hệ thống pháp luật thuỷ sản và quản lý nguồn lợithuỷ sản: Để bảo vệ và sử dụng nguồn lợi thuỷ sản hợp lý, chính phủ TrungQuốc đã chú trọng đến việc xây dựng Luật Thuỷ sản Ngay từ năm 1979, Hộiđồng Nhà nước đã thông qua “Quy định về bảo vệ và nhân giống nguồn lợi thuỷsản”

- Mở rộng hợp tác quốc tế: đến năm 1996, Trung Quốc đã tiến hành nhiềuhoạt động hợp tác thuỷ sản với hơn 60 quốc gia và các tổ chức quốc tế Nhữnghoạt động này đã mang đến cho Trung Quốc một triển vọng mới trong nuôitrồng thủy sản Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tạo ra một môi trường đầu tư tốt đểthu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực nông, lâm,thuỷ sản của nước này

Trang 25

2 Kinh nghiệm NTTS của Thái Lan.

Nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan đã góp một phần lớn vào sự gia tăng sảnxuất của nước này Một báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp củaLHQ dự báo rằng nuôi trồng thủy sản sẽ đóng góp được gần một nửa tổng sảnlượng sản xuất của đất nước này vào năm 2010, so với chỉ một vài phần trăm vàonăm 1990.

Thái Lan được xem như bắt đầu phát triển từ đầu thế kỉ 19 Nghề nuôi trồngthủy sản nước ngọt đã phát triển trước đó trong một thời gian dài, nhưng nghềnuôi thủy sản nước mặn ngày càng mở rộng trong thời gian gần đây Trong năm2003, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khỏang 1.064 triệu tấn và đạt giá trị 1.46tỉ USD được tính trên 1 quý của tổng sản phẩm thủy sản Sự họat động củanghành nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan có thể được chia thành hai nhóm: thủysản nước ngọt và nước mặn.

Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chủ yếu là trong các ao, hồ và trêncánh đồng lúa, đã tồn tại ở Thái Lan trên 80 năm Sự phát triển nghề nuôi thủysản nước ngọt bắt đầu vào năm 1922 sau khi sự nhập khẩu cá chép Trung Quốcđể làm cá nuôi lan rộng toàn Bangkok Năm 1951, bộ thủy sản đã thiết lập mộtchương trình quảng bá nghề nuôi trồng thủy sản Hiện nay, có hơn 50 loài thủysản nước ngọt đã và đang được nuôi trồng Có 5 loài quan trọng, nuôi hàng nămthu sản phẩm có giá trị cao: cá rô sông Nile, cá trê lai, cá ngạch bạc, tôm càngxanh, cá rô phi.

Gần gây, nghề nuôi trồng thủy sản ven biển bắt đầu được phổ biến với kỹthuật thâm canh và bây giờ đã trở nên rất thành công cho những vụ nuôi Nócũng được khuyến khích bởi vì nó hạn chế sự khai thác quá mức nguồn lợi venbiển và sự ô nhiễm môi trường Một trong những loài thủy sản nước mặn quantrọng là: cá vược, cá mú, tôm he, nghêu, sò, cua, ghẹ Nó bao gồm hai hệ thốngnuôi cá giống từ cá bột ở biển và những con đang thành thục mắc trong bẫynhưng là trường hợp của loài cua bùn Nghề nuôi trồng nghêu, sò và tôm manglại hiệu quả cao nhất.

Trang 26

Thái Lan tiếp tục triển khai Dự án “Phát triển nuôi trồng hải sản và đánh giánguồn lợi thủy sản tại biển Andaman, Thái Lan nhằm giúp người Thái có thể tựnuôi thuỷ sản theo kỹ thuật hiện đại Viện Nghiên cứu Biển (IMR) là nhà tư vấnchính của dự án Dự án này bao gồm hai phần “Phát triển nuôi trồng hải sản ” và“Đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở biển Andaman” Hai phần dự án sẽ đuợc thựchiện cho đến hết năm 2009 IMR và Bộ Nghề cá Thái Lan (DOF) cùng tham giathực hiện dự án này

Theo mong muốn của các nhà chức trách Thái, trọng tâm của dự án là phát

triển cơ sở “nuôi lồng thử nghiệm” Mục tiêu của IMR là truyền đạt cho người

nuôi kiến thức về nuôi trồng thuỷ sản và việc áp dụng công nghệ hiện đại tronghoạt động nuôi

Cá giò là loài mà DOF chọn để thí điểm Đây là loại cá biển sống ở vùngnước ấm nhiệt đới, thịt ngon và lớn rất nhanh, rất quen thuộc với ngư dân Loàicá này cũng đã từng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển những loàinuôi mới ở Đài Loan, Việt Nam và các nước Mỹ La tinh

Dự án cũng tập trung vào điều chỉnh kích cỡ lồng nuôi Thái Lan đã ưu tiênthành lập một trung tâm nuôi trồng thuỷ sản tại Phuket để sản xuất con giốnghàng loạt Ba lồng nuôi ở Phuket là các lồng nuôi lớn lần đầu tiên được sử dụngtrong nuôi trồng thuỷ sản tại Thái Lan Sự kiện này đã thu hút được rất nhiềumối quan tâm từ ngành thuỷ sản và nhiều đối tượng khác Một hội thảo khácđược tổ chức tại Songkhla, Thái Lan tập trung thảo luận các loại bệnh và kí sinhtrùng thường thấy ở cá giò, những biện pháp phòng và trị bệnh tại các lồng nuôilớn

Dự án nuôi cá lồng sẽ được tiếp tục cho đến hết năm 2009 Sản lượng vàkết quả dự án nuôi hải sản và trại sản xuất giống sẽ là nền tảng để xây dụng kếhoạch chiến lược cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2009-2013

3 Bài học kinh nghiệm cho VN.

Là 1 trong 10 nước NTTS đứng đầu thế giới nên Việt Nam phải khôngngừng học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn cả về kỹ thuật cũng như phương

Trang 27

pháp nuôi trồng: Phải chuyển từ nuôi trồng nhỏ lẻ, tự phát sang nuôi tập trung,quy mô lớn, ưu tiên ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật vào điều kiện cụthể của Việt Nam Chú trọng đầu tư con giống, đào tạo nhân lực, mở rộng quanhệ hợp tác với các nước phát triển trên thế giới Đặc biệt Việt Nam cần chú trọngtăng cường hệ thống pháp luật thủy sản, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước.Để giữ được vị thế là một trong số những nước đứng tốp đầu về xuất khẩu NTTSđó là thành quả của cả một quá trình học hỏi, nghiên cứu ứng dụng một cáchsáng tạo, hợp lý đường lối cũng như chủ trương phát triển của các nước bạn vàođiều kiện cụ thể của nước mình Trên đây là một số kinh nghiệm quý báu củanhững nước đã đạt được những thành tựu to lớn về NTTS Có thể nói đó lànhững bài học quý báu và phù hợp khi chúng ta biết áp dụng một cách hợp lývào hoàn cảnh đất nước cụ thể của Việt Nam.

Trang 28

PHẦN II:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRỒNG THỦY SẢNỞ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2008.

I - Lịch sử phát triển ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng.

1 Ngành thuỷ sản được ra đơi từ rất sớm, trải qua các giai đoạn sau:

1.1 Từ sau những năm 1950: đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và

sự đóng góp mà nghề NTTS có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng vớiquá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ViệtNam đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề NTTS và hình thành các cơ quan quảnlý nhà nước trong lĩnh vực này Từ đó, NTTS - ngành Thuỷ sản - đã dần hìnhthành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngàycàng lớn cho đất nước

1.2 Giai đoạn 1954 – 1960: là thời kỳ kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm

lo phát triển để manh nha một ngành kinh tế kỹ thuật Đây là thời kỳ khôi phụcvà phát triển kinh tế ở miền Bắc Điểm mới của thời kỳ này là sự hình thành cáctổ chức nghề NTTS công nghiệp

1.3 Trong những năm 1960 – 1980: thuỷ sản có những giai đoạn phát

triển khác nhau với diễn biến của lịch sử đất nước Những năm 1960 - 1975, đấtnước có chiến tranh, cán bộ và ngư dân ngành thuỷ sản “vững tay lưới, chắc taysúng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruộtthịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miềnBắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam” Thực hiện 10 năm Di chúcBác Hồ, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắptrong cả nước, đem lại tác dụng rất lớn Mặc dù tổ chức quản lý ngành đượcthành lập (Tổng cục thuỷ sản năm 1960, Bộ Hải sản năm 1976, Bộ Thuỷ sảnnăm 1981), nhưng do đất nước có chiến tranh và sau đó là những năm khôi phụchậu quả nặng nề của chiến tranh và phần nào hậu quả cơ chế quản lý chưa phù

Trang 29

hợp nên vào cuối giai đoạn này, kinh tế thuỷ sản lâm vào sa sút nghiêm trọng.

1.4.Giai đoạn từ 1981 đến nay: Thời kỳ này, trong chiến lược phát triển

của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được định hướng pháttriển phục vụ xuất khẩu Ngành đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩymạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuấtnguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu

Năm 1981 sự phát triển vượt bậc của ngành được đánh dầu bằng sự ra đờicủa Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprdex Việt Nam Ngành thuỷ sản đãvận dụng sáng tạo, có hiệu quả các cơ chế tiên tiến của các nước đi trước trên thếgiới bước đầu đã đem lại những thành công nhất định, tạo ra bước ngoặt quyếtđịnh cho sự phát triển của kinh tế thuỷ sản, mở đường cho sự tăng trưởng liêntục suốt hơn 23 năm qua.

Năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VIIđã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn Trong xu thế mởcửa hội nhập của đất nước ngành luôn coi XK là mục tiêu hướng tới và cũng làđộng lực để đưa nền kinh tế nước nhà ngày một phát triển bền vững.

Đặc biệt, từ giữa những năm 1990 đã tập trung đổi mới phương thức quảnlý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận để đáp ứng những đòi hỏi cao nhấtvề lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó đứng vững được trên các thịtrường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới

2 Quá trình phát triển của ngành NTTS nói riêng:

Nghề nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chấttự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹthuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặntheo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoá với các ngành kinh tế khác

Năm 1981: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng đều đặn theo từng năm

suốt từ 1981 tới nay, từ 230 nghìn ha năm 1981 lên 384,6 nghìn ha năm 1986,đến nay đã đạt hơn 1 triệu ha Điều căn bản là khi tỷ trọng diện tích nuôi mặn, lợtăng lên, nhất là nuôi tôm thì sản lượng nuôi, nhất là sản lượng nuôi đưa vào xuất

Trang 30

khẩu đã tăng nhanh chóng và hiệu quả kinh tế có bước nhảy vọt Thời kỳ nàythuỷ sản đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá đã được khẳng định từ giữanhững năm 80 và gặt hái thành quả

Từ năm 1990 trở lại đây: với tôm nuôi cho xuất khẩu là mũi đột phá quan

trọng Năm 1991, diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 520.000 ha, sản lượngđạt 335.910 tấn Đến năm 1996 diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 585.000 ha, sảnlượng nuôi trồng đạt 411.000 tấn, năm 2000, diện tích nuôi là 652.000 ha, sảnlượng đạt 723.110 tấn, năm 2003 sản lượng nuôi trồng đã đạt hơn 1 triệu tấn.Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuấthàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đếnxây dựng các vùng sản xuất tập trung Các đối tượng có giá trị cao có khả năngxuất khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt Pháthuy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong doanhnghiệp và ngư dân, đồng thời góp phần hết sức quan trọng cho chuyển dịch cơcấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như cho xoá đói giảm nghèo.

II – Thực trạng phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản từ năm 2000đến nay.

1 Về quy mô, sản lượng và diện tích ngành NTTS :

Trong thời giàn vừa qua ngành NTTS phát triển một cách mạnh mẽ vàđóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao vị thế của đấtnước Minh chứng cho điều đó là ngành đã luôn tăng mạnh cả về diện tích vàsản lượng nuôi trồng cũng như giá trị xuất khẩu, đồng thời ngành còn giải quyếtviệc làm cho một số lượng lớn lao động nghèo ven biển Từ chỗ chỉ có 262.000ha mặt nước được đua vào NTTS, cho sản lượng chưa đầy 200.000 tấn năm1980, đến nay diện tích NTTS đã được mở rộng lên trên 1.000.000 ha và sảnlượng thuỷ sản nuôi trồng của VN năm 2007 đã đạt 2.100.000 tấn, tăng gấp hơn10 lần so với năm 1980 Với sự đóng góp chủ yếu của sản phẩm từ NTTS, giá trịxuất khẩu TS của VN năm 2007 đã lên tới 3.762 triệu USD, đứng thứ tư trongnhững ngành hàng có XK cao nhất của cả nước.

Trang 31

Bảng 1: Các chỉ tiêu cơ bản đạt được năm 2007

2007 so với2010(%)1.Diện tích nuôi, trồng ha 1.000.000 1.065.000 106.52.Sản lượng nuôi trồng,

Theo: Báo cáo số 206/BCKH –NTTS của các Cục Nuôi trồng thuỷ sảnSố liệu trung tâm tin học và thống kê.

- Về diện tích: Việt Nam có diện tích mặt nước lớn, kể cả nước ngọt, lợ và

mặn, đây là một lợi thế cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản và cũng là mộttrong những lý do dẫn tới sự thành công của ngành trong thời gian qua Diện tíchnuôi trồng thủy sản tăng dần qua các năm từ 755 nghìn ha năm 2001, lên 906nghìn ha năm 2004 và 952.6 nghìn ha năm 2005, năm 2006 diện tích đạt 976.5nghìn ha (tăng 2.5%) Năm 2007 ngành đã đạt mức trên 1 nghìn ha (1008 nghìnha) tăng gần 1.66 lần so với năm 2000.

Theo Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam hiện đạt 1,05 triệu ha, tăng khoảng10.000ha so với cuối năm 2008.

Biểu đồ 1: Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000 - 2007

Trang 32

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm

Tổng diện tíchDiện tích TS nước ngọtDiện tích TS nước mặn, lợ

Diện tích NTTS tăng nhanh và tăng đều qua các năm nhất là diện tíchnước mặn, lợ, còn diện tích nước ngọt có tăng nhưng chậm hơn Diện tích nuôitrồng thuỷ sản cả nước năm 1999 (năm trước khi thực hiện chương trình pháttriển nuôi trồng thuỷ sản) là 524.619 ha, năm 2000 là 640.495 ha (tăng 22,3%),năm 2001 tăng lên 755.178 ha (tăng 17,6%), năm 2002 tăng lên 797.744 ha (tăng5,6%), năm 2003 tăng lên 867.613 ha (tăng 8,7%), năm 2004 tăng lên 920.088

ha (tăng 6%), trong đó diện tích nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ là 642.200 ha, nuôinước ngọt là 277.800 ha Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các tỉnh miền núiphía Bắc là 50.345 ha, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng là 90.215 ha, cáctỉnh Bắc Trung bộ là 45.593 ha, các tỉnh ven biển Nam Trung bộ là 24.086 ha,các tỉnh Tây Nguyên là 6.955 ha, các tỉnh miền Đông Nam bộ là 57.501 ha Khuvực có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu

Long Năm 2005 diện tích nuôi trồng là 952.600 ha (tăng 3.5%), năm 2006 là976.500 ha ( tăng 2.5%), năm 2007 là 1008.000 ha (tăng 3.22%) gấp 1.92 lần so

với năm 1999(năm trước khi thực hiện chương trình phát triển NTTS đến năm

Trang 33

2020) Trong đó, NTTS nước mặn là 702.500 ha gấp 2.2 lần so với diện tíchnước ngọt (305.500 )

Bảng 2: Diện tích mặt nước NTTS.

Đơn vị: nghìn ha

NămDT NTTS

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

1 Diện tíchnuôi nước mặn,lợ

379.1 502.2 556.1612.8642.3661.0 683.0 702.5

- Nuôi tôm 324.1 454.4 509.6 574.9 598.0 528.3 612.1 625.6- Nuôi hỗn hợp

và TS khác 22.5 22.4 31.9 24.5 32.7 122.2 53.4 50.2

2 Diện tíchnuôi nước ngọt

244.8 253.0 241.6254.8277.8 291.6 293.5 305.5

-Nuôi cá 225.4 228.9 232.3 245.9 267.4 281.7 283.8 295.7

-Nuôi hỗn hợpvà TS khác

Nguồn: Niên giám thống kê 2006, 2007

Trang 34

Chúng ta có thể thấy được rằng: Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽkhắp các vùng trong cả nước kể cả các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía

Bắc… trên cả 3 loại hình nước ngọt, nước lợ và nước mặn và đang vươn ra biển.

Điều đó chứng tỏ trong suốt thời gian qua nước ta đã có những chính sách, biệnpháp quy hoạch đất, từng bước chuyển đổi vùng trũng, vùng trồng lúa, vùngtrồng cói, các cây công nghiệp năng suất thấp, làm muối kém hiệu quả sangNTTS

- Sản lượng: Sản lượng NTTS liên tục tăng và ổn định qua các năm Năm

2005, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 1.400.000 triệu tấn, tăng 16,4% so vớinăm 2004 và tăng hai lần năm 2001 (709 nghìn tấn) Năm 2006, sản lượng thủysản nuôi trồng của Việt Nam đạt 1,67 triệu tấn Thuỷ sản của Việt Nam năm2007 đạt được là 4.160.000 tấn, gấp 6 lần so với năm 1980, trong đó từ nuôitrồng thuỷ sản là 2.100.000 tấn, gấp hơn 10 lần so với 1980 và so với năm 1999(là 480.767 tấn) thì tăng gấp 4.37 lần đứng thứ 5 về sản lượng nuôi trồng thuỷsản (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxi, Philippin) Đến nay sản lượng nuôi trồngthủy sản Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng liên tục tăng, năm 1999 sản lượng là480.767 tấn, năm 2000 là 589.595 tấn, năm 2001 là 709.891 tấn, năm 2002 là844.810 tấn, năm 2003 là 1.003.095 tấn, năm 2004 đạt 1.202.486 tấn Năm 2005sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả nước đạt 1.437.356 tấn ,tăng hơn năm 1999 là956.583 tấn ( tăng 2 lần so với năm 1999 ); trong đó sản lượng thuỷ sản nuôimặn, lợ là 546.716 tấn, tăng hơn năm 2000 là 329.359 tấn ( tăng 1,5 lần so vớinăm 2000 ); sản lượng thuỷ sản nuôi thuỷ sản nước ngọt là 890.640 tấn, tăng hơnnăm 2000 là 518.403 tấn (gấp1,4 lần)

Tốc độ tăng trưởng về sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn tốcđộ tăng trưởng về diện tích nuôi Điều đó cho thấy kỹ thuật nuôi ngày càng tiếnbộ, cho năng suất và sản lượng cao hơn Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm2005 của các tỉnh miền núi phía Bắc là 50.907 tấn, tăng hơn năm 1999 là 30.831tấn (tăng 1,54 lần); các tỉnh đồng bằng sông Hồng là 215.319 tấn, tăng hơn năm

Trang 35

1999 là 118.330 tấn so với năm 1999 (tăng 1,22 lần); các tỉnh Bắc Trung bộ61.115 tấn, tăng 36.846 tấn so với năm 1999 (tăng 1,52 lần); các tỉnh ven biểnNam Trung bộ là 25.871 tấn, tăng 15.645 tấn so với năm 1999 (tăng 1,53 lần);các tỉnh Tây Nguyên 10.506 tấn, tăng 4.184 tấn so với năm 1999 (tăng 0,66 lần),các tỉnh Đông Nam bộ là 69.380 tấn, tăng 41.597 tấn so với năm 1999 (tăng 1,5lần) Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm2005 là 1004.257 tấn (chiếm 70 % sản lượng cả nước), tăng 709.155 tấn so vớinăm 1999 (tăng 2,4 lần) Năm 2005, tỉnh An Giang có sản lượng thuỷ sản nuôitrồng lớn nhất cả nước là 180.000 tấn chủ yếu là cá tra, ba sa (chiếm 12,52% sảnlượng nuôi trồng thuỷ sản cả nước), tỉnh Cà Mau đạt 120.263 tấn (chiếm 8,37%sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cả nước), tỉnh Đồng Tháp: 118.920 tấn, tỉnh BạcLiêu: 110.466 tấn…

Để thấy rõ hơn sự gia tăng ngày một nhanh chóng qua các năm về sảnlượng NTTS so với toàn ngành chúng ta theo dõi bảng số liệu sau:

Bảng 3: Số liệu kết quả sản xuất, kinh doanh NTTS ( 2000 – 2008 )

Đơn vị: nghìn tấn

NămSL NTTS

200020012002200320042005200620072008Tổng SL NTTS 589.6 709.9 844.8 1003.1 1202.5 1478.0 1693.9 2123.3 2465.6SL nuôi cá391.1 421.0 486.4 604.4761.6971.21157.1 1530.3 1863.3SL nuôi tôm93.5154.9 186.2 237.9281.8327.2354.5384.5388.4

Nguồn : Niên giám thống kê 2008

Chúng ta có thể thấy cá và tôm là hai đối tượng nuôi được chú trọng pháttriển nhất ở Việt Nam vì thế sản lượng nuôi hàng năm của cà và tôm là tương đốicao, nhất là cá luôn được ưu chuộng tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩuhơn tôm Hiện nay các loại cá được nuôi phổ biến đó là cá tra, cá basa Hiện nay,nhiều doanh nghiệp nuôi tôm lại chuyển đổi phần lớn diện tích nuôi tôm sú sangnuôi tôm thẻ chân trắng Bởi trên thương trường hiện nay, con tôm sú đang bịtôm thẻ chân trắng cạnh tranh quyết liệt, do tôm thẻ chân trắng dễ nuôi và có

Trang 36

năng suất cao gấp hai lần so với tôm sú, nên giá thành sản xuất hạ, được ngườitiêu dùng ưa chuộng

Biểu đồ 2: Sản lượng NTTS so với tổng sản lượng của toàn ngành

Nghìn tấn

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 NămTổng SLSL Khai thác TSSL NTTS

Nguồn : Niên giám thống kê 2008

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy tỷ trọng của NTTS trong toànngành những năm đầu thực hiện “chương trình phát triển NTTS đến năm 2020”tuy còn thấp hơn so với sản lượng khai thác nhưng đến năm 2008 SL NT đãvượt qua SL KT, đó là kết quả đáng ghi nhận về sự phát triển vượt bậc củangành NTTS Năm 2008, sản lượng nuôi trồng thủy sản đã vượt qua sản lượng

Trang 37

khai thác thủy sản, đạt 2,45 triệu tấn, tăng 15,3 % so với năm 2007, tăng 0.32nghìn ha so với SL KT là 2.13 nghìn tấn Tuy con số này chưa cao nhưng điềuđó chứng tỏ ngành NTTS đang có xu hướng phát triển bền vững vượt qua SLKT trong thời gian tới, đó là một tín hiệu đáng mừng cho ngành TS nước nhà vìsẽ giảm bớt được tình trạng KT TS qua giới hạn cho phép Đạt được kết quả đólà do các chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ của nhà nước cho khu vựcnày cũng như do khả năng mở rộng thị trường vào lĩnh vực NTTS được chútrọng hơn

- Tốc độ tăng trưởng : Tốc độ tăng trung bình về sản lượng NTTS trong

10 năm qua đạt 23.9%/năm Tốc độ tăng trưởng của ngành nuôi trồng thuỷ sảntrong những năm qua không ngừng tăng cao và tương đối ổn định NTTS đạt tốcđộ bình quân về sản lượng là 8,84%/năm trong thời kỳ 1990 – 2000 và 16,88%trong giai đoạn 2000 – 2004 Sự gia tăng về sản lượng không những cung cấp đủnhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Sảnlượng tăng còn là cơ sở để góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, cải thiệnđời sống nhân dân, đóng góp vào GDP của toàn ngành, góp phần không nhỏ vàosự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng về SL ngành NTTS qua các năm

Đơn vị: %

?

Trang 38

Nguồn : Niên giám thống kê 2008

Tốc độ tăng trưởng về sản lượng của ngành NTTS tăng, giảm không đềuqua các năm Điều đó, chứng tỏ ngành NTTS những năm qua đã có những biếnđộng thăng trầm, đó là hậu quả của thời tiết cũng có khi nguyên nhân là donhững thiếu xót còn tồn tại của ngành NTTS.

Qua số liệu thống kê ở trên chung ta có thể thấy rõ một thực trạng củangành NTTS đó là: sự tăng trưởng thời gian qua tuy đã có chú ý phát triển theochiều sâu, nhưng chưa đồng đều ở các địa phương, vùng lãnh thổ Sự phát triểnchủ yếu theo chiều rộng qua việc tăng diện tích nuôi trồng chứ chưa thực sựđược chú trọng thúc đẩy phát triển theo chiều sâu nhằm giữ vững và ổn định tốcđộ tăng trưởng, tăng mức độ đóng góp của ngành vào GDP Còn tồn tại thựctrạng đó là do những nguyên nhân sau: việc xây dựng quy hoạch còn chậm chưatheo kịp với nhu cầu phát triển, khả năng, ứng dụng sáng tạo tiến bộ khoa họcvào điều kiện cụ thể của từng vùng còn yếu kém, tuy có nhiều tiến bộ trongphương thức sản xuất và kỹ thuật nuôi, nhưng vẫn chưa theo kịp trình độ củacác nước có ưu thế về nuôi thủy sản ở khu vực và thế giới, đầu tư còn dàn trảichưa đồng bộ, công tác quản lý còn nhiều bất cập…

- Cơ cấu sản xuất: chuyển mạnh từ nuôi cá sang nuôi tôm Kỹ thuật và

công nghệ nuôi tôm nước lợ chuyển dần theo hướng ứng dụng công nghệ mới,nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp quy mô lớn Ðáng chú ý là những nămgần đây, hình thức nuôi tôm sú công nghiệp theo chu trình khép kín, ít thay nướcđã được áp dụng ở nhiều tỉnh ven biển miền trung, cho hiệu quả kinh tế cao.

- Giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất nuôi, trồng thủy sản tăng nhanh và liên

tục trong nhiều năm: năm 2000 tỷ trọng là 44.4%, đến năm 2001 tăng thêm41,9% (tương đương 52.3%), năm 2002 tăng 17,2% (tương đương 57.3%), năm2003 tăng 20,9% (tương đương 60.2%), năm 2004 tăng 20% (tương đương63.5%) và năm 2005 tăng 16,18% (tương đương 64.2%) Đặc biệt có sự tăngtrưởng nhanh chóng nhất vào những năm 2006 và năm 2007, tỷ trọng thủy sản

Trang 39

nuôi trồng trong giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 44% năm 2000 lên 63,4% năm2004 và 64% năm 2005, năm 2008 (theo giá cố định năm 1994) tăng 6,69% sovới năm 2007.

Biểu đồ 4: Giá trị sản xuất của ngành NTTS theo giá thực tế

Tỷ đồng

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Giá trị sản xuất ngành NTTS

Nguồn: Niên giám thống kê 2008

Từ biểu đồ trên ta thấy giá trị sản xuất ngành NTTS ngày càng tăng theothời gian, nhất là những năm gần đây tỷ trọng thuỷ sản nuôi trồng trong giá trịsản xuất thuỷ sản có sự gia tăng đáng ghi nhận.

2 Hoạt động ngoại thương của ngành TS cũng như ngành NTTS :

Thị trường xuất khẩu của thuỷ sản trong đó có các sản phẩm của nuôitrồng đã có những chuyển biến tích cực đã bước đầu hình thành cơ cấu thịtrường hợp lý, không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào khác.

Tính chung năm năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷsản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước Cóthể nói, trong những năm qua, toàn ngành thuỷ sản nói chung, xuất khẩu thuỷ

Trang 40

sản Việt Nam nói riêng luôn đạt được bước tăng trưởng mạnh mẽ, đóng gópquan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội và tổng kim ngạch xuất khẩu của cả n-ước Giai đoạn 2001-2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 46%,bình quân mỗi năm tăng xấp xỉ 10% Cụ thể: Năm 2000, kim ngạch xuất khẩuđạt 1,470 tỷ USD; năm 2002 vượt mức 2 tỷ USD; năm 2003 đạt 2,3 tỷ USD;năm 2004 đạt 2,4 tỷ USD và năm 2005 đạt khoảng 2,65 tỷ USD Riêng năm2007, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã đạt tới 3.762 triệu USD, đứngthứ tư trong những ngành hàng có xuất khẩu thuỷ sản cao Trong đó, giá trị xuấtkhẩu NTTS đứng thứ 10 trong số những nước có giá trị xuất khẩu NTTS hàngđầu thế giới vào thời điểm năm 2000.

Bảng 4 : Mười nước nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới năm 2000

Tỷ lệ % Giá trị (ngànUSD)

Giá đơn vị (USD/kg khối lượng

Ngày đăng: 04/12/2012, 11:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các chỉ tiêu cơ bản đạt được năm 2007 - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1 Các chỉ tiêu cơ bản đạt được năm 2007 (Trang 31)
Bảng 1: Các chỉ tiêu cơ bản đạt được năm 2007 - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1 Các chỉ tiêu cơ bản đạt được năm 2007 (Trang 31)
2. Diện tích nuôi nước ngọt - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
2. Diện tích nuôi nước ngọt (Trang 33)
Bảng 2: Diện tích mặt nước NTTS. - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2 Diện tích mặt nước NTTS (Trang 33)
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy tỷ trọng của NTTS trong toàn ngành những năm đầu thực hiện “chương trình phát triển NTTS đến năm 2020”  tuy còn thấp hơn so với sản lượng khai thác nhưng đến năm 2008  SL NT đã vượt   qua SL KT, đó là kết quả đán - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
ua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy tỷ trọng của NTTS trong toàn ngành những năm đầu thực hiện “chương trình phát triển NTTS đến năm 2020” tuy còn thấp hơn so với sản lượng khai thác nhưng đến năm 2008 SL NT đã vượt qua SL KT, đó là kết quả đán (Trang 36)
Bảng 4: Mười nước nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới năm 2000 - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 4 Mười nước nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới năm 2000 (Trang 40)
Bảng 4 : Mười nước nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới năm 2000 Nước Sản lượng - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 4 Mười nước nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới năm 2000 Nước Sản lượng (Trang 40)
Bảng 5: Kết quả thực hiện vốn đầu tư NTTS thời kỳ 2001-2005 - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 5 Kết quả thực hiện vốn đầu tư NTTS thời kỳ 2001-2005 (Trang 49)
Bảng 5: Kết quả thực hiện vốn đầu tư NTTS thời kỳ 2001 - 2005 - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 5 Kết quả thực hiện vốn đầu tư NTTS thời kỳ 2001 - 2005 (Trang 49)
Bảng 6: Các chỉ tiêu phát triển NTTS của Việt Nam đến năm 2020. - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 6 Các chỉ tiêu phát triển NTTS của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 67)
Bảng 6: Các chỉ tiêu phát triển NTTS của Việt Nam đến năm 2020. - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 6 Các chỉ tiêu phát triển NTTS của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 67)
Bảng 7: Dự báo về sự thay đổi giá các mặt hàng thuỷ sản trên thế giới năm 2020 so với năm 1997. - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 7 Dự báo về sự thay đổi giá các mặt hàng thuỷ sản trên thế giới năm 2020 so với năm 1997 (Trang 68)
Bảng 7 : Dự báo về sự thay đổi giá các mặt hàng thuỷ sản trên thế giới năm  2020 so với năm 1997. - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 7 Dự báo về sự thay đổi giá các mặt hàng thuỷ sản trên thế giới năm 2020 so với năm 1997 (Trang 68)
Danh mục biều đồ, hình vẽ - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
anh mục biều đồ, hình vẽ (Trang 89)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w