nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong thời gian vừa qua
1. Khí hậu thuỷ văn, nguồn lực lao động :
- Khí hậu : Khí hậu, thời tiết Việt nam chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, song ở mỗi miền có đặc trưng khác nhau. Miền Bắc:
Nhiệt độ không khí trung bình 22,2 - 23,50C, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.750 giờ/năm. Mùa mưa từ tháng 6 - tháng 8 và là vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão và bão xuất hiện sớm trong cả nước. Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ 3,2 - 3,6 m.
Miền Trung:
Nhiệt độ trung bình 25,5 - 27,50C, mưa tập trung vào cuối tháng 9 - tháng 11, nắng nhiều từ 2.300 - 3.000 giờ/năm. Chế độ thủy triều gồm nhật triều và bán nhật triều, có nhiều đầm phá thích hợp nuôi thủy sản.
Miền Nam:
Khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 - 27,60C, mưa tập trung từ tháng 5 - tháng 10. Lượng mưa trung bình 1.400 - 2.400 mm, nắng trên 2.000 giờ/năm. Vùng này chủ yếu chế độ bán nhật triều biên độ 2,5 - 3 m.
Chế độ khí hậu, thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản đa loài, nhiều loại hình.
- Lao động : Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người
sống ở đầm phá tuyến đảo của 714 xã phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra lực lượng lao động nuôi trồng thuỷ sản đáng kể chiếm tỷ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá. Chưa kể 1 bộ phận khá đông ngư dân làm nghề đánh cá nhưng không đủ phương tiện để hành nghề khai thác cũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản và lực lượng lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồng thủy sản. Trong nhiều năm qua
nông, ngư dân đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản và là động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản.
2. Về giống loài thuỷ sản của ngành NTTS Việt nam.
- Về công tác sản xuất giống:: Phát triển nuôi trồng thủy sản phụ thuộc
nhiều vào giống nuôi . Giống nuôi của ngành ngày càng đa dạng và cơ cấu loài nuôi có sự thay đổi do được bổ sung liên tục qua các năm. Mặc dù vậy, đối tượng nuôi chủ lực trong giai đoạn vừa qua là tôm sú, tôm he, chân trắng, cá tra, tôm hùm, tôm càng xanh, nghêu, sò huyết, ốc nương, cua biển, rong biển và nhóm cá nước ngọt truyền thống. Trong đó, cá tra và tôm sú hàng năm có sản lượng chiếm 60% - 65% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của cả nước.
Với nuôi trồng thủy sản nước ngọt, ta đã sản xuất được giống cá nhân tạo, làm phong phú thêm giống loài nuôi. Năm 2002, toàn quốc có 400 trại cá giống nước ngọt, sản xuất được 8 tỉ cá giống các loại, đáp ứng cơ bản nhu cầu giống nuôi kể cả các tỉnh miền núi. Với giống thủy sản nước lợ, năm 2002, cả nước có 4.760 trại sản xuất tôm giống ( nhiều hơn năm 2001 là 983 trại). Sản lượng tôm giống P15 năm 2002, là 19,3 tỉ con, nhiều hơn năm 2001 là 3,1 tỉ con. Cua, ốc hương và cá biển các loại cũng được nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công, hàng năm cung cấp hàng triệu con giống ra thị trường. Hiện nay, VN có trên 1.100 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt, hàng năm sản xuất hơn 10 tỷ cá bột, cá hương, cá chép, cá trắm…
Hiện nay, hệ thống giống quốc gia đã được quy hoạch lại và được đầu tư xây dựng để tăng cường năng lực nghiên cứu, tạo giống mới và sản xuất, bao gồm: 6 trung tâm giống quốc gia, 16 trung tâm giống cấp 1, các trung tâm giống TS của các khu sản xuất giống TS tập trung. Năm 1996 cả nước mới có 600 trại giống tôm đến năm 2004 đã có trên 5.000 cơ sở sản xuất giống tôm, chủ yếu là giống tôm sú. Sản xuất ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, yêu cầu chất lượng giống ngày càng cao nên nhiều trại sản xuất giống tôm sú nhỏ, lẻ đã bị phá sản. Vậy mà đến nay đã có khoảng 3.870 trại sản xuất tôm giống, trong
đó có 172 trại sản xuất giống tôm he chân trắng – đây là một loại tôm hiện đang được ưu chuộng trên thị trường.
Những tiến bộ về KH –CN trong sản xuất giống nhân tạo các loài TS là động lực thúc đẩy sản xuất giống phát triển nhờ đó đã cung cấp sản lượng giống lớn các đối tượng nuôi chủ lực cho nuôi trồng. Đến nay, phần lớn các đối tượng nuôi chủ lực của nước ta là: tôm sú, tôm rảo, tôm he chân trắng, tôm càng xanh, cua biển, cá chép lai, cá rô phi, cá trôi Ấn Độ, cá trắm cỏ, cá mè, cá tra, cá basa..và một số loài cá biển như: cá song chấm nâu, cá chẽm, vẹm xanh, ngao, hầu, rong câu…Các loài này đã chủ động sản xuất được con giống. Đó là những thành tựu đáng nghi nhận và khích lệ về việc sản xuất và bảo tồn con giống.
4. Khoa học công nghệ, khuyến ngư phục vụ NTTS.
4.1. Hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Từ năm 2000 đến năm 2005, ngành thuỷ sản đã thực hiện 30 nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất giống, nâng cao chất lượng giống, bảo tồn và phát triển nguồn gen thuỷ sản với tổng kinh phí khoảng 20 tỷ đồng, 27 nhiệm vụ khoa học công nghệ về NTTS, dinh dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn thuỷ sản với với tổng đầu tư trên 23 tỷ đồng, các đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ phát triển nuôi trồng có 5 đề tài với linh phí gần 4 tỷ đồng, khoảng 30 nhiệm vụ khoa học và công nghệ về môi trường và bệnh thuỷ sản với tổng kinh phí khoảng 15 tỷ đồng, triển khai hàng chục dự án sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ liên quan đến NTTS, bao quát hàng chục loài nuôi và mô hình nuôi với tổng số vốn gần 30 tỷ đồng, xây dựng 37 tiêu chuẩn ngành với tổng đầu tư khoảng 3 tỷ đồng. Xây dựng tiêu chuẩn cá bố mẹ, cá bột, cá hương, cá giống cho các loài mè, bống tượng, trê lai, cá tra, basa...Xây dựng các quy trình công nghệ trồng rong câu chỉ vàng, nuôi thâm canh tôm sú. Tiêu chuẩn về thức ăn hỗn hợp dạng viên, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho vùng nuôi, thiết lập các quy trình chuẩn đoán bênh virus...
4.2. Công tác khuyến ngư về nuôi trồng thuỷ sản:
Trung ương đến các địa phương, các tổ chức khuyến ngư tự nguyện, các viện nghiên cứu trường đại học, các trung học, các Hội, Hiệp Hội nghề nghiệp, đoàn thể quần chúng, các dự án tài trợ quốc tế, các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các hộ nông ngư dân... tích cực tham gia và đóng góp phần rất quan trọng vào việc cung cấp kiến thức nuôi trồng thuỷ sản cho nông ngư dân.
5. Đầu tư phục vụ NTTS.
- Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành : Trong lĩnh vực nuôi trồng, với tổng số vốn
đầu tư là 41.265 tỷ đồng, sẽ tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản lên ngang bằng và vượt qua sản lượng khai thác, đạt 1,15 triệu tấn vào năm 2005 và 2 triệu tấn vào năm 2010, trước hết tập trung vào quy hoạch thiết kế và xây dựng các khu nuôi tập trung đối tượng có giá trị cao như tôm, nhuyễn thể, cá biển v.v... để tạo lượng hàng hoá lớn, thuận tiện cho chế biến, tiêu thụ; nghiên cứu phát triển kết hợp với nhập khẩu công nghệ sản xuất giống, thức ăn và công nghệ nuôi biển (đảm bảo đáp ứng 80% nhu cầu thức ăn nuôi trồng thủy sản, trên 60% nhu cầu giống)...
Bảng 5: Kết quả thực hiện vốn đầu tư NTTS thời kỳ 2001 - 2005
Đơn vị: Triệu đồng
TT Vốn đầu tư Được duyệt
2001 -2005 Tỷ lệ(%) Thực hiện Tỷ lệ(%) Thực hiện 2001 -2005 Tỷ lệ Tỷ lệ % thực hiện 1 2 3 4 5=3/1 Tổng mức 16.188.000 100 9.670.100 100 59,74 1. Ngân sách trung ương 2.914.000 18,00 1.382.200 14,30 47,43 2. Tín dụng 6.475.000 40,00 3868.040 40,00 59,73 3. Tự huy động DN và dân 5.666.000 35,00 3.534.860 36,55 62,38
4. Đầu tư nước ngoài 1.133.000 7,00 885.000 9,15 78,11
Từ bảng số liệu trên ta thấy được kết quả thực hiện nguồn vốn tín dụng có tỷ lệ thực hiện bằng 100% so với các dự án được duyệt và thực hiện nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư tự huy động của DN, của dân trong các thành phần kinh tế tốt hơn và hiệu quả hơn so với vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Tinh riêng giai đoạn 2001 -2005 mức vốn đầu tư của toàn xã hội cho NTTS đạt 59.54% tổng mức vốn yêu cầu. Trong đó nguồn vốn từ NSNN mới đạt 47.43%. Riêng thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm cả ODA và FDI đạt kết quả khá cao để đầu tư vào các dự án nuôi tôm trên cát, nuôi hải sản trên biển.
6. Công tác quản lý nhà nước.
Nhà nước đã ban hanh nhiều nghị quyết về một số chính sách khuyến kh Nuôi trồng thuỷ sản đạt được kết quả trên trước hết phải kể đến những chủ trương chính sách phù hợp, kịp thời của Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý từ trung ương tới địa phương. Khi mới triển khai Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, do chưa có quy hoạch nên ở nhiều nơi nhân dân tự đào ruộng thành ao đầm nuôi tôm, cá, làm cho công tác quản lý bị động, lúng túng. Vào thời điểm đó, việc tự chuyển đổi đất lúa sang nuôi thuỷ sản được coi là vi phạm chính sách sử dụng đất đai. Mặt khác, do diện tích nuôi trồng tăng quá nhanh đã nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập như quy hoạch, cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giải quyết đủ con giống có chất lượng cho nhu cầu, khoa học công nghệ ứng dụng, quản lý môi trường, chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… và đã trở thành vấn đề lớn của xã hội.
Chính từ thực tiễn của việc triển khai Chương trình nuôi trồng thuỷ sản đã có tác động rất lớn tới việc hình thành những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với việc định hướng và khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá. Một trong những chính sách quan trọng được ra đời đó là Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã cho phép chuyển đổi những vùng đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả và khuyến khích khai thác những vùng đất hoang hoá vào nuôi trồng thuỷ sản. Đây là căn cứ để
các địa phương điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng quy hoạch thuỷ sản, các dự án nuôi trồng quy mô lớn, nhờ vậy đã giải quyết được vấn đề chuyển đổi tự phát. Trong những năm qua, Chính phủ đã cụ thể hoá chủ trương của Đảng thành một số chính sách phát triển kinh tế như:
- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại.
- Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển gíống thuỷ sản,
- Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010,
- Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển và hải đảo.
Để giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn, sản phẩm cần được sản xuất tập trung thành vùng nguyên liệu ổn định và có gắn trách nhiệm của người sản xuất với cơ sở chế biến tiêu thụ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hoá theo hợp đồng.