II – Thực trạng phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản từ năm 2000 đến nay.
2. Hoạt động ngoại thương của ngành TS cũng như ngành NTTS:
Thị trường xuất khẩu của thuỷ sản trong đó có các sản phẩm của nuôi trồng đã có những chuyển biến tích cực đã bước đầu hình thành cơ cấu thị trường hợp lý, không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào khác.
Tính chung năm năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Có thể nói, trong những năm qua, toàn ngành thuỷ sản nói chung, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói riêng luôn đạt được bước tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp Năm
quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội và tổng kim ngạch xuất khẩu của cả n- ước. Giai đoạn 2001-2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 46%, bình quân mỗi năm tăng xấp xỉ 10%. Cụ thể: Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,470 tỷ USD; năm 2002 vượt mức 2 tỷ USD; năm 2003 đạt 2,3 tỷ USD; năm 2004 đạt 2,4 tỷ USD và năm 2005 đạt khoảng 2,65 tỷ USD. Riêng năm 2007, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã đạt tới 3.762 triệu USD, đứng thứ tư trong những ngành hàng có xuất khẩu thuỷ sản cao. Trong đó, giá trị xuất khẩu NTTS đứng thứ 10 trong số những nước có giá trị xuất khẩu NTTS hàng đầu thế giới vào thời điểm năm 2000.
Bảng 4 : Mười nước nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới năm 2000
Nước Sản lượng
(tấn)
Tỷ lệ % Giá trị (ngàn USD)
Giá đơn vị (USD/ kg. khối lượng sống) Trung Quốc 32.444.211 71,0 28.117.045 0,87 Ấn Ðộ 2.095.072 5,0 2.165.767 1,03 Nhật Bản 1.291.705 3,1 4.449.752 3,44 Philippin 1.044.311 2,5 729.789 0,70 Inđônêxia 993.737 2,4 2.268.270 2,28 Thái Lan 706.999 1,7 2.431.020 3,44 Hàn Quốc 697.866 1,7 697.669 1,00 Bănglađet 657.121 1,6 1.159.239 1,76 Việt Nam 525.555 1,3 1.096.003 2,08 Nauy 487.920 1,1 1.356.999 2,78
Tuy đi lên từ một ngành có điểm xuất phát thấp, nhỏ bé, manh mún, trình độ sản xuất còn yếu kém nhưng đến năm 2000 ngành NTTS đã có sự tiến bộ vượt bậc, chiếm một vị trí vô cùng quan trọng : là một trong 10 nước hàng đầu về giá trị xuất khẩu NTTS. Để đạt được những kết quả đáng khích lệ đó, trong thời gian qua ngành NTTS đã có những chính sách và biện pháp phù hợp với hoàn cảnh của nước nhà để dần khắc phục những yếu kém đưa ngành NTTS đến những vị thế cao hơn trên thị trường quốc tế.
Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thì giá trị xuất khẩu thuỷ
sản nuôi trồng luôn có xu hướng tăng lên. Năm 2000 giá trị xuất khẩu của NTTS
chỉ chiếm 41.51% , đến năm 2006-2007 đã tăng lên trên 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành NTTS đã đạt mức tăng trưởng cao, vượt qua mốc 4 tỷ USD, đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 700 triệu USD (19,6 %) so với năm trước.
Biểu đồ 5: Kim ngạch XK ngành TS
Từ biểu đồ trên ta thấy được KNXK của ngành NTTS liên tục tăng qua các năm. Điều đó không chỉ chứng tỏ ngành đã có sự phát triển vượt bậc về mặt lượng mà còn chú trọng đến chất lượng bằng cách đa dạng các đối tượng nuôi. Hiện nay, NTTS đã tạo ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh cao, XK sang nhiều thị trường khu vực và thế giới, mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Triệu USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm KNXKTS
3.Tác động của ngành nuôi trồng thủy sản:
3.1. Về mặt xã hội:
- Ngoài những thành tựu mà ngành đạt được về mặt kinh tế thì hoạt động NTTS còn có đóng góp to lớn và ý nghĩa trong việc tạo ra công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho hàng triệu người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội nhất là đối với các địa phương ven biển, hải đảo.
- Từ năm 2001 đến năm 2006 số hộ thuỷ sản rong cả nước tăng từ 512.342 lên 692.197 hộ, số lao động thuỷ sản năm 2006 là gần 1.4 triệu người, chiếm gần 4.56 % tổng số lao động nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1.11% so với năm 2001, trong khi lao động nông nghiệp giảm 10.39%.
- Tác động của NTTS đến đói nghèo được thể hiện trước hết qua việc đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng. tạo nhiều điều kiện phát triển mang lại nhiều cơ hội cho người dân. Từ năm 2000-2005, ngân sách trung ương đã đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho xây dựng hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản là: 1.382.200 triệu đồng, cụ thể từng năm như sau: Chương trình Phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020 với tổng vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng từ năm 2000 đến năm 2007 là: 2.220,2 tỷ đồng.
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất tới xoá đói giảm nghèo: nhiều hộ gia đình đã thực hiện chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả như trồng lúa sang phát triển NTTS.
Ngành NTTS đã mang lại nhiều lợi ích xã hội là một trong những ngành có tiềm năng trong xoá đói giảm nghèo. Ngành NTTS đã đem lại công việc làm cho biết bao hộ dân nghèo trong cả nước đã cải thiện được đời sống, tăng thu nhập, đặc biệt với các mô hình phục vụ xuất khẩu, đồng thời cũng tăng nguồn cung cấp chất đạm cho người tiêu dùng trong cả nước nhất là những nơi vùng sâu vùng xa. Để có thể xoá đói giảm nghèo và tối ưu hoá lợi ích xã hội từ NTTS cần rút kinh nghiệm từ những vùng nuôi có nhiều ao bỏ hoang do chọn sai địa điểm và quản lý kém nên để lại những hậu quả về ô nhiễm môi trường. Cần có chính sách hỗ trợ thích đáng để đảm bảo phát triển NTTS hợp lý về đầu tư đối với mỗi địa phương
nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất, an toàn vật nuôi và môi trường.
Mặc dù khả năng về thu ngoại tệ của nghề nuôi tôm và cá Tra, Ba sa đã được khai thác ở mức độ khá cao, xuất khẩu nhuyễn thể và rong biển có một tiềm năng rất lớn để phát triền hơn nữa trong thời gian tới nếu như có nguồn cung cấp giống bền vững, những vấn đề về an toàn thực phẩm và thị trường được quan tâm đầy đủ để tránh hiện tượng thực tế giá bán thấp tại trại như trường hợp người trồng rong câu tại Hải Phòng hay những người nuôi cá Tra, Ba sa ở Đồng Băng sông Cửu Long đã gặp phải.
Nuôi cá nước ngọt cho tiêu dùng trong nước có đóng góp rất lớn vào cung cấp đạm cho các cộng đồng ở nông thôn. Cho đến nay, an toàn thực phẩm dường như chỉ quan tâm nhiều đến các sản phẩm xuất khẩu mà ít chú trọng đến các sản phẩm tiêu dùng trong nước. Do tiêu dùng các sản phẩm NTTS trong nước đang tăng lên rất cao, cần phải quan tâm hơn đến an toàn thực phẩm cho các sản phẩm trong nước.
Mặc dù NTTS đã chứng minh được khả năng mang lại lợi ích về mặt xã hội và xoá đói giảm nghèo, nghề này vẫn gây nên những mâu thuẫn xã hội với những người sử dụng chung tài nguyên khác và giữa những người tham gia vào các loại hình NTTS khác nhau. Mặn hoá nước ngầm và các nguồn nước ngọt đã mang lại nhiều tác động tiêu cực cho người canh tác nông nghiệp và các cộng đồng ở nông thôn nói chung. Vị trí đặt lồng nuôi không phù hợp tạo nên mâu thuẫn giữa nuôi lồng biển với du lịch, vận tải thuỷ và đánh bắt thuỷ sản.
3.2. Về mặt môi trường:
Sự phát triển nhanh chóng của ngành Thuỷ sản ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự phát triển không bền vững về mặt môi trường của ngành NTTS.
- Nước là vấn đề quan trọng đối với nuôi trồng thủy sản. Tất cả các mô hình nuôi trồng thủy sản đều phải sử dụng nước với một lượng lớn. Nuôi tôm công nghiệp lại càng cần khối lượng lớn nước để thay đổi thường xuyên. Bởi vậy lượng nước thải ra đối với các mô hình nuôi này là rất lớn. Cùng với việc
cho ăn trong quá trình nuôi diễn ra lượng thức ăn dư thừa trong nước dễ gây ra sự ô nhiễm nước, nếu không xử lý nước tốt dẫn tới sự phát sinh bệnh từ nguồn nước và cuối cùng thiệt hại cho chính người nuôi. Ô nhiễm nguồn nước cũng làm tăng mâu thuẫn giữa các ngành sản xuất khác nhau, thậm chí ngay trong chính nghề nuôi trồng thủy sản. Trên thực tế, người nuôi tôm Hùm ở Khánh Hoà cho rằng chất thải từ các ao nuôi tôm Sú đã gây ra suy thoái môi trường và gây chết cho tôm Hùm.
Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước, sử dụng bất hợp lý nguồn nước cũng có tác động tiêu cực đến môi trường và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác. Khai thác nước ngầm ở các tỉnh miền Trung để khống chế độ mặn trong các ao nuôi tôm trên cát có ảnh hưởng cực kỳ bất lợi đến các ngành khác (như du lịch) và đe doạ đến sinh kế của các cộng đồng cư dân dọc ven biển do làm giảm nguồn nước ngọt sử dụng cho con người và sản xuất nông nghiệp. Thực sự nguồn nước ngầm rất dễ bị tổn thương và dễ bị nhiễm bẩn. Sự xâm thực của nước mặn là một hậu quả không thể tránh khỏi của việc quản lý nước ngầm kém và chắc chắn tác động nghiêm trọng đến đời sống xã hội.
- Sự phì nhưỡng của hệ sinh thái xung quanh vì sự cho ăn quá mức ở hầu hết các trại nuôi, có thể dẫn đến sự nở hoa của tảo do hàm lượng ni-tơ và phốt phát quá cao, gây lắng đọng trầm tích và thiếu ô xy ở bên dưới và khu vực xung quanh các lồng nuôi và chất lượng nước xấu do tích tụ các chất thải. Sự nở hoa của thực vật phù du có thể dẫn đến sự sinh sôi nảy nở của các tảo độc (như trường hợp nuôi cá biển ở Vũng Ngoạn) có thể phát triển thành thủy triều đỏ và như trong trường hợp ở đảo Cát Bà có tác động tiêu cực ngược trở lại nghề nuôi cá lồng. Người ta đã thấy có mùn bã hữu cơ và chất dinh dưỡng N, P tích tụ thành trầm tích ở xung quanh khu vực lồng nuôi. Sau nhiều năm hoạt động nghề nuôi lồng trên biển đã làm tăng thêm lớp trầm tích chất thải khoảng 3-5cm, làm xấu đi môi trường biển tại những khu vực này. Chất lượng nước bị suy giảm do nuôi tôm Hùm đã dẫn đến hàm lượng NH3 và H2S cao hơn trong tầng nước sát đáy và tầng đáy, được coi là nguyên nhân chính của các đợt tôm Hùm chết trong
các năm gần đây.
- Nhiều diện tích rừng ngập mặn bị phá. Môi trường nuôi thủy sản nước lợ trong rừng ngậm mặn đang bị thoái hoá do các phế thải bị ứ đọng từ các mô hình nuôi tôm tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại phát triển mạnh làm chết tôm. Nhiều mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp lâm ngư ở Cà Mau, khi cây đước được 6-7 tuổi, tán cây phát triển mạnh, nên các sinh vật trong mương thiếu ánh sáng, kèm theo đó là việc thay đổi nước triều không đảm bảo, khiến cho môi trường bị ô nhiễm, lượng tảo phù du suy giảm đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thức ăn tươi và lượng ôxy cần thiết cho tôm nên thu hoạch giảm mạnh. Vì thế nhiều hộ nuôi tôm muốn chặt bỏ cây rừng để cải tạo đầm. Đây là mối đe doạ trực tiếp đến diện tích rừng ngập mặn nếu các địa phương không có biện pháp cải tiến điều kiện nuôi và bảo vệ cây rừng. Ở phần lớn các đầm nuôi, sau nhiều năm sử dụng do tác động của ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao khi không còn rừng nên đất, nước bị sulphát axit làm cho tôm cá chết dần và chậm lớn.
- Mặt rừng của san hô, cỏ biển cũng bị thu hẹp, đe doạ mất diện tích. Việc hệ sinh thái ven bờ bị tàn phá đồng nghĩa với việc các loài thuỷ sản không có nơi cư trú và sinh sản, đe doạ đến sự đa dạng sinh học của các loài thuỷ sản, ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
- Ô nhiễm môi trường nước dẫn đến dịch bệnh không chỉ cho người dân mà cho cả các loài thuỷ sản quý hiếm cần được bảo tồn. Ô nhiễm và chất lượng nước bị xuống cấp. Kinh nghiệm từ quá trình nuôi các loài (tôm, cá Ba sa, cá biển, tôm Hùm...) đã cho thấy hàm lượng NH3 và vật chất hữu cơ trong nguồn nước quá cao đã khiến bệnh tật phát sinh. Ngoài ra chất lượng nước xấu đôi khi cũng khiến bùng phát các bệnh vi rút như bệnh đốm trắng ở tôm Sú.
- Bên cạnh đó, việc NTTS ven biển không theo quy hoạch khiến cho dịch bệnh bùng phát và tác động ngược trở lại môi trường, như làm thay đổi các bãi triều, đầm phá hoang hoá hay bãi cát ven biển. Gần đây, thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cả diện tích trồng lúa, làm muối hoặc trồng cói năng suất thấp ven biển cũng được đưa vào NTTS. Phát triển NTTS dẫn đến mất rừng
ngập mặn, mất bãi đẻ tự nhiên của các loài thuỷ sinh vật và phá vỡ cảnh quan vùng ven biển.