Kinh nghiệm NTTS của Thái Lan.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam (Trang 25 - 26)

III – Kinh nghiệm một số nước về phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

2. Kinh nghiệm NTTS của Thái Lan.

Nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan đã góp một phần lớn vào sự gia tăng sản xuất của nước này. Một báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ dự báo rằng nuôi trồng thủy sản sẽ đóng góp được gần một nửa tổng sản lượng sản xuất của đất nước này vào năm 2010, so với chỉ một vài phần trăm vào năm 1990.

Thái Lan được xem như bắt đầu phát triển từ đầu thế kỉ 19. Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã phát triển trước đó trong một thời gian dài, nhưng nghề nuôi thủy sản nước mặn ngày càng mở rộng trong thời gian gần đây. Trong năm 2003, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khỏang 1.064 triệu tấn và đạt giá trị 1.46 tỉ USD được tính trên 1 quý của tổng sản phẩm thủy sản. Sự họat động của nghành nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan có thể được chia thành hai nhóm: thủy sản nước ngọt và nước mặn.

Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chủ yếu là trong các ao, hồ và trên cánh đồng lúa, đã tồn tại ở Thái Lan trên 80 năm. Sự phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt bắt đầu vào năm 1922 sau khi sự nhập khẩu cá chép Trung Quốc để làm cá nuôi lan rộng toàn Bangkok. Năm 1951, bộ thủy sản đã thiết lập một chương trình quảng bá nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, có hơn 50 loài thủy sản nước ngọt đã và đang được nuôi trồng. Có 5 loài quan trọng, nuôi hàng năm thu sản phẩm có giá trị cao: cá rô sông Nile, cá trê lai, cá ngạch bạc, tôm càng xanh, cá rô phi.

Gần gây, nghề nuôi trồng thủy sản ven biển bắt đầu được phổ biến với kỹ thuật thâm canh và bây giờ đã trở nên rất thành công cho những vụ nuôi. Nó cũng được khuyến khích bởi vì nó hạn chế sự khai thác quá mức nguồn lợi ven biển và sự ô nhiễm môi trường. Một trong những loài thủy sản nước mặn quan trọng là: cá vược, cá mú, tôm he, nghêu, sò, cua, ghẹ. Nó bao gồm hai hệ thống nuôi cá giống từ cá bột ở biển và những con đang thành thục mắc trong bẫy nhưng là trường hợp của loài cua bùn. Nghề nuôi trồng nghêu, sò và tôm mang lại hiệu quả cao nhất.

Thái Lan tiếp tục triển khai Dự án “Phát triển nuôi trồng hải sản và đánh giá nguồn lợi thủy sản tại biển Andaman, Thái Lan nhằm giúp người Thái có thể tự nuôi thuỷ sản theo kỹ thuật hiện đại. Viện Nghiên cứu Biển (IMR) là nhà tư vấn chính của dự án. Dự án này bao gồm hai phần “Phát triển nuôi trồng hải sản ” và “Đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở biển Andaman”. Hai phần dự án sẽ đuợc thực hiện cho đến hết năm 2009. IMR và Bộ Nghề cá Thái Lan (DOF) cùng tham gia thực hiện dự án này.

Theo mong muốn của các nhà chức trách Thái, trọng tâm của dự án là phát triển cơ sở “nuôi lồng thử nghiệm”. Mục tiêu của IMR là truyền đạt cho người nuôi kiến thức về nuôi trồng thuỷ sản và việc áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động nuôi.

Cá giò là loài mà DOF chọn để thí điểm. Đây là loại cá biển sống ở vùng nước ấm nhiệt đới, thịt ngon và lớn rất nhanh, rất quen thuộc với ngư dân. Loài cá này cũng đã từng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển những loài nuôi mới ở Đài Loan, Việt Nam và các nước Mỹ La tinh.

Dự án cũng tập trung vào điều chỉnh kích cỡ lồng nuôi. Thái Lan đã ưu tiên thành lập một trung tâm nuôi trồng thuỷ sản tại Phuket để sản xuất con giống hàng loạt . Ba lồng nuôi ở Phuket là các lồng nuôi lớn lần đầu tiên được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản tại Thái Lan. Sự kiện này đã thu hút được rất nhiều mối quan tâm từ ngành thuỷ sản và nhiều đối tượng khác. Một hội thảo khác được tổ chức tại Songkhla, Thái Lan tập trung thảo luận các loại bệnh và kí sinh trùng thường thấy ở cá giò, những biện pháp phòng và trị bệnh tại các lồng nuôi lớn.

Dự án nuôi cá lồng sẽ được tiếp tục cho đến hết năm 2009. Sản lượng và kết quả dự án nuôi hải sản và trại sản xuất giống sẽ là nền tảng để xây dụng kế hoạch chiến lược cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2009-2013.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w