Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008

MỤC LỤC

Các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản

Do đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản là nhỏ bé, manh mún và phân tán nên ngoài việc tăng nguồn vốn đầu tư để để phát triển giống, xây dựng trang trại nuôi trồng quy mô, đầu tư kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực… thì vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, chỉ đạo là vô cùng cần thiết để những đồng vốn đầu tư đó được sử dụng đúng mực đích và hiệu quả. Sự phát triển bền vững về mặt xã hội của ngành nuôi trồng thuỷ sản Được đánh giá qua một số tiêu chí như chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số phát triển giới (GDI), hệ số bình đẳng thu nhập, các tiêu chí giá dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hoá, khả năng giải quyết công ăn việc làm nâng cao đời sống cho người dân được thể hiện ở 1 số chỉ tiêu cụ thể sau.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2008

Diện tích nuôi nước ngọt

Mặc dù khả năng về thu ngoại tệ của nghề nuôi tôm và cá Tra, Ba sa đã được khai thác ở mức độ khá cao, xuất khẩu nhuyễn thể và rong biển có một tiềm năng rất lớn để phát triền hơn nữa trong thời gian tới nếu như có nguồn cung cấp giống bền vững, những vấn đề về an toàn thực phẩm và thị trường được quan tâm đầy đủ để tránh hiện tượng thực tế giá bán thấp tại trại như trường hợp người trồng rong câu tại Hải Phòng hay những người nuôi cá Tra, Ba sa ở Đồng Băng sông Cửu Long đã gặp phải. Nhiều mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp lâm ngư ở Cà Mau, khi cây đước được 6-7 tuổi, tán cây phát triển mạnh, nên các sinh vật trong mương thiếu ánh sáng, kèm theo đó là việc thay đổi nước triều không đảm bảo, khiến cho môi trường bị ô nhiễm, lượng tảo phù du suy giảm đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thức ăn tươi và lượng ôxy cần thiết cho tôm nên thu hoạch giảm mạnh. Hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản Từ năm 2000 đến năm 2005, ngành thuỷ sản đã thực hiện 30 nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất giống, nâng cao chất lượng giống, bảo tồn và phát triển nguồn gen thuỷ sản với tổng kinh phí khoảng 20 tỷ đồng, 27 nhiệm vụ khoa học công nghệ về NTTS, dinh dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn thuỷ sản với với tổng đầu tư trên 23 tỷ đồng, các đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ phát triển nuôi trồng có 5 đề tài với linh phí gần 4 tỷ đồng, khoảng 30 nhiệm vụ khoa học và công nghệ về môi trường và bệnh thuỷ sản với tổng kinh phí khoảng 15 tỷ đồng, triển khai hàng chục dự án sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ liên quan đến NTTS, bao quát hàng chục loài nuôi và mô hình nuôi với tổng số vốn gần 30 tỷ đồng, xây dựng 37 tiêu chuẩn ngành với tổng đầu tư khoảng 3 tỷ đồng.

- Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành : Trong lĩnh vực nuôi trồng, với tổng số vốn đầu tư là 41.265 tỷ đồng, sẽ tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản lên ngang bằng và vượt qua sản lượng khai thác, đạt 1,15 triệu tấn vào năm 2005 và 2 triệu tấn vào năm 2010, trước hết tập trung vào quy hoạch thiết kế và xây dựng các khu nuôi tập trung đối tượng có giá trị cao như tôm, nhuyễn thể, cá biển v.v. Một trong những chính sách quan trọng được ra đời đó là Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã cho phép chuyển đổi những vùng đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả và khuyến khích khai thác những vùng đất hoang hoá vào nuôi trồng thuỷ sản.

Bảng 4 : Mười nước nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới năm 2000 Nước Sản lượng
Bảng 4 : Mười nước nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới năm 2000 Nước Sản lượng

Hạn chế, yếu kém cần khắc phục, nguyên nhân

Để giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn, sản phẩm cần được sản xuất tập trung thành vùng nguyên liệu ổn định và có gắn trách nhiệm của người sản xuất với cơ sở chế biến tiêu thụ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hoá theo hợp đồng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học, hoá chất xử lý môi trường nước từ các nguồn nhập khẩu đã làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận nên người tham gia NTTS thường không sử dụng, hoặc sử dụng các sản phẩm giá rẻ, khi dịch bệnh phát sinh, thải ra môi trường ngoài, ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác trong vùng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. - Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch theo còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương, quy hoạch không căn cứ vào tiềm năng diệc tích, đối tượng nuôi, khả năng tiêu thụ sản phẩm và vấn đề cung/ cầu, quy hoạch chi tiết ở các địa phương thường tiến hành trước các quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng.

- Sự hạn chế bởi các chính sách hạn điền và sử dụng đất đai, thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển , việc quản lý môi trường sinh thái, vẫn đề chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm …đã có tác động lớn đến hình thành các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc định hướng và khuyến khích phát triển NTTS hàng hoá. - Khuyến ngư chưa thực sự là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, phương thúc hoạt động chưa được đổi mới phù hợp, một số đối tượng mới được nhập nhưng chưa được nhân rộng cho sản xuất, việc tổng kết các mô hình tiên tiến từ sản xuất để nhân rộng chưa nhiều, vấn đề nhập công nghệ sản xuất giống, các loại giống mới chưa nhiều, chưa nghiên cứu hoàn thiện, nhân rộng cho sản.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020

Quan điểm của Nhà nước đối với sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản

- Rà soát, điều chỉnh và xây dựng quy hoạch mới, quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch các vùng NTTS trọng tâm ở miền Nam, Trung, Bắc, nuôi biển, vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, Châu thổ Sông Hồng, vùng cát miền trung, đầm phá ven biển, ven đảo, các nhóm đối tượng chủ lực như: giáp xác, tôm nước lợ, nhuyễn thể, cá tra, rô phi, hải sản đặc sản..Quy hoạch các vùng sản xuất giống tập trung theo các nhóm đối tượng nuôi chủ lực. - Phát triển hệ thống nghiên cứu, tuyển chọn giống, lai tạo giống mới, nhân giống, nuôi vỗ giống bố mẹ, sản xuất và ương giống một số đối tượng chủ lực như cá tra, tôm sú, tôm he chân trắng, tôm càng xanh và các loài cá bản địa, nhuyễn thể, từng bước thực hiện xã hội hoá việc nghiên cứu và sản xuất thuỷ sản, công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, có sức đề kháng cao, cung cấp cho nhu cầu nuôi thương phẩm; công nghệ sản xuất giống có chất lượng cao; công nghệ. - Chuyển đổi, nâng cấp các tiêu chuẩn ngành về các đối tượng nuôi thành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia để phù hợp với yêu cầu quản lý, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật mới trong NTTS, xây dựng quy chế công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong NTTS, đẩy nhanh việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, tạo khả năng cạnh tranh của hàng hoá thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu áp sụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống truy xuất nguồn gốc, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, cơ giới hoá, tự động hoá dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cao, tăng cường năng lực kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh trong nguyên liệu thuỷ sản,mở rộng chủng loại và sản lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng. - Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành và quy hoạch phát triển NTTS của từng tỉnh, các Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện theo quy hoạch, các quy chế quản lý, quy định các điều kiện phát triển NTTS của địa phương, quản lý tốt chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, kêu gọi đầu tư phát triển, thông tin nhiều chiều về NTTS., chế biến XK, giá cả thị trường và xu thế phát triển, thực hiện công khai minh bạch tới các cộng đồng để người dân chủ động trong phát triển NTTS.