1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10

97 354 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận Văn:Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10

Trang 1

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Ngày nay, điều kiện mở cửa nền kinh tế cùng xu thế quốc tế hoá đã tạo ra cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường truyền thống, hội nhập vào nền kinh tế thế giới nhưng đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp trước nguy cơ bị đào thải nếu không thích ứng với những biến động của thị trường Do vậy, muốn thành công trong điều kiên môi trường cạnh tranh gay gắt, tài nguyên khan hiếm như hiện nay, các nhà quản trị doanh nghiệp phải năng động sáng tạo nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh, phải luôn quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi trước sản xuất cụ thể là công tác điều tra nghiên cứu thị trường cần được tiến hành trước hoạt động sản xuất.

Có thể nói, trong các giai đoạn của một chu kỳ kinh doanh, tiêu thụ là khâu giữ vị trí chủ chốt, trực tiếp quyết định đến doanh thu, lợi nhuận; các khâu cung ứng, sản xuất đều phụ thuộc vào việc sản phẩm có tiêu thụ được hay không Tiêu thụ là cơ sở để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm tốt công tác tiêu thụ Có những doanh nghiệp quá coi trọng lợi nhuận, bỏ qua chi phí quảng cáo, mở rộng thị trường nhưng cũng có những doanh nghiệp không để ý đến khoản chi khuyếch trương sản phẩm dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao Vì vậy, để thực hiện tốt công tác tiêu thụ, điều này đòi hỏi từ các nhà quản lý cấp cao những định hướng chính xác cho vấn đề tiêu thụ như: luôn đề ra các kế hoạch tiêu thụ hợp lý, có chính sách bán hàng, chính sách thanh toán phù hợp đặc biệt là công tác kế toán nói chung kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ nói riêng phải luôn thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi quá trình bán hàng, số lượng hàng hoá bán ra, cung cấp đầy đủ thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh từng kỳ sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất Nói tóm lại, kế toán tiêu thụ là một bộ phận công việc phức tạp và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán, tổ chức tốt công tác kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ, qua

Trang 2

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10, được sự giúp đỡ của Ban giám

đốc, các cán bộ Phòng Kế toán – Tài chính Công ty, cùng sự chỉ bảo tận tình của giáo

viên hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Văn Công, em xin chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10” làm đề tài nghiên

cứu cho chuyên đề thực tập chuyên ngành kế toán của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tàidựa vào những cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ; qua đó, nghiên cứu thực tiễn vận dụng kế toán phần hành này tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10 Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng, nhận xét những mặt thuận lợi và khó khăn trong tổ chức kế toán, chuyên đề có đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10.

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là công tác kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10.

Chuyên đề tìm hiểu công tác kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10 thông qua phương pháp thống kê, so sánh và các phương pháp kế toán, từ đó lựa chọn những mẫu chứng từ, sổ sách phù hợp với mục đích nghiên cứu, rút ra những nhận xét cũng như tìm ra những giải pháp tối ưu cho công tác kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10.

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2009

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Phương Nga

Trang 3

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

CỔ PHẦN DỆT 10/10

1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10 có ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ

1.1.1.L ch s hình thành và phát tri nịửể

Công ty Cổ phần Dệt 10/10 (tên giao dịch quốc tế 10/10 Textile Joint Stock Company) là một đơn vị trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội, trước đây có tên là Xí nghiệp Dệt 10/10, được thành lập ngày 10/10/1974 theo Quyết định số 262/QĐ – UBND của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội Quá trình 35 năm hình thành và phát triển của Công ty đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta từ khi bắt đầu cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp cho đến khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh.

Đầu năm 1973, Sở Công nghiệp Hà Nội giao cho một nhóm 14 cán bộ nhân viên thành lập ban nghiên cứu dệt cokét, sản xuất thử vải valide, màn tuyn trên cơ sở nguyên liệu, thiết bị Cộng hoà Dân chủ Đức, do Bộ Công nghiệp Nhẹ cung cấp Sau một thời gian nghiên cứu và chế thử thành công, những mảnh vải valyde đầu tiên đã xuất xưởng, đến ngày 10/10/1974, Xí nghiệp Dệt 10/10 chính thức ra đời mang tên ngày giải phóng Thủ đô có trụ sở chính tại số 6 phố Ngô Văn Sở Hà Nội Sau khi thành lập không lâu, ngày 1/5/1975 Xí nghiệp bước đầu nhận chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao từ 1/7/1975 đến hết 1982 Trong giai đoạn này, Xí nghiệp luôn hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao, vật tư tiêu thụ theo chỉ tiêu của Nhà nước, giá theo Uỷ ban vật giá trên cơ sở hội nghị khách hàng, do đó, kế hoạch sản xuất (SX) và tiêu thụ luôn ổn định.

Trong những năm trước cổ phần hoá, cùng với quyết định chuyển đổi Xí nghiệp Dệt 10/10 thành Công ty Dệt 10/10, nhiệm vụ của Công ty được nâng lên,

được phép SX kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng dệt may Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã có những bước phát triển không ngừng, liên

Trang 4

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

tục hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm sau cao hơn năm trước, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên trưởng thành lớn mạnh Bằng nguồn vốn tự có Công ty đã tích cực đầu tư đổi mới công nghệ lắp đặt nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín từ khâu dệt, tẩy, nhuộm, văng sấy, cắt may, hoàn thiện từ khâu đầu đến khâu cuối; sử dụng hình thức gia công chế biến, liên doanh, liên kết mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm, xây dựng giá, tự tìm khách hàng, vừa đảm bảo SX kinh doanh có hiệu quả, đủ khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài vừa nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có uy tín đối với người tiêu dùng đó là thương hiệu mang tên Màn tuyn Thủ đô

Đánh dấu bước ngoặt cho sự trưởng thành của Công ty là việc cổ phần hoá

doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dệt 10/10 thành Công ty Cổ phần Dệt 10/10 theo

Quyết định số 5784/QĐ – UB ngày 29/12/1999 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội Với ý thức trách nhiệm cao, Đảng uỷ, Giám đốc, Công đoàn và toàn thể cán bộ công nhân viên đã quyết tâm tiến hành cổ phần hoá một cách chủ động, không trông chờ ỷ lại 100% công nhân viên chức trong Công ty đã mua cổ phiếu và trở thành cổ đông của Công ty Giữa tháng 12/1999, Công ty đã họp Đại hội cổ đông bầu ra Ban lãnh đạo mới và Công ty Cổ phần Dệt 10/10 chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2000 cho đến nay

Tên giao dịch : Công ty Cổ phần dệt 10/10

Tên giao dịch quốc tế : 10/10 Textile Joint Stock CompanyTên viết tắt : TEXTOCO

Địa chỉ trụ sở chính : 9/253 Minh Khai - Hai Bà Trưng –

Hà Nội - Việt Nam.

Trang 5

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

thành lập tới nay, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 đã nhanh chóng phát triển là nhà cung cấp màn tuyn có uy tín về chất lượng sản phẩm Từ năm 1998 đến năm 2005, nhiều năm liền Công ty được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, màn tuyn của công ty được cấp dấu chất lượng cao ở hội chợ triển lãm năm 1985 và được tặng rất nhiều huy chương Công ty đã được tặng 11 Huy chương Vàng, 7 huy chương Bạc tại Hội chợ Quốc tế Hàng công nghiệp Việt Nam, cùng nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc Công ty đã được trao Huân chương Lao động Hạng 1, 2, 3 vào các năm 1993, 1983 và 1981 Đặc biệt, sản phẩm của Công ty đã được nhận Chứng chỉ ISO 9001: 2000 vào năm 2001.

Tình hình phát triển của Công ty những năm qua thể hiện trên một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu có thể được khái quát qua bảng sau :

Bảng 1 – 1:

Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển của Công ty Cổ phần Dệt 10/10

(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)

Bảng số liệu trên cho ta thấy, măc dù trong năm qua (năm 2008), khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây không ít khó khăn nhiều doanh nghiệp nhưng đối với Công ty Cổ phần Dệt 10/10, lợi nhuận vẫn ở mức cao, doanh thu, giá trị SX công nghiệp tuy có giảm song không đáng kể Sản lượng sản phẩm chủ lực (màn tuyn) vẫn tăng, Công ty đang đáp ứng được nhu cầu việc làm cho số lượng lớn người lao động (LĐ) với mức thu nhập cao Doanh thu từ thị trường xuất khẩu không chỉ giữ vững mà còn tăng trưởng trong một năm đầy khó khăn như năm qua điều này chứng tỏ Công

Tuyệt đốiTương đối (%)1 Sản lượng

Trang 6

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

ty đang có tiềm năng phát triển, tiềm năng mở rộng thị trường SX, tiêu thụ trong tương lai nhất là thị trường tiêu thụ ngoài nước.

1.1.2.Đặ đ ểc i m t ch c b máy qu n lý ho t ổ ứ ộảạ động kinh doanh

Công ty Cổ phần Dệt 10/10 là một doanh nghiệp độc lập trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội Tổ chức của Công ty thống nhất từ trên xuống, bộ máy quản lý điều hành SX của Công ty được bố trì theo kiểu trực tuyến - chức năng tương đối khoa học và hợp lý, thể hiện tính linh hoạt trong công tác quản lý Mọi hoạt động được chỉ đạo thống nhất từ cơ quan giám đốc tới các khối phòng ban và các phân xưởng sản xuất Thông tin được quản lý, kiểm tra chặt chẽ, việc xử lý cũng rất nhanh chóng đảm bảo cho hoạt động SX kinh doanh

Đứng đầu bộ máy quản lý là Đại hội Đại biểu cổ đông, bao gồm tất cả các cổ đông, là cơ quan cao nhất, có quyền thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết các vấn đề mang tính định hướng phát triển của Công ty Đại hội Đại biểu cổ đông được triệu tập ít nhất mỗi năm một lần

Chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao trước Đại hội Đại biểu cổ đông là Ban kiểm soát, có chức năng giám sát Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc trong quản lý và điều hành Công ty; thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm …

Thực hiện quản lý Công ty, chịu trách nhiệm trước các cổ đông trong việc điều hành mọi mặt hoạt động là Hội đồng Quản trị Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dệt 10/10 là người đại diện trong các quan hệ đối ngoại với khách hàng, trực tiếp đàm phán, ký kết các hợp đồng, mua bán vật tư, hàng hoá; chỉ đạo công tác tài chính, hành chính, tổng hợp; là người xây dựng các kế hoạch chiến lược của Công ty …

Giúp việc cho Tổng Giám đốc là bốn Phó Tổng Giám đốc phụ trách một số lĩnh vực theo sự phân công của Tổng Giám đốc, đồng thời là cán bộ tham mưu trong việc xây dựng các kế hoạch SX kinh doanh cho Tổng Giám đốc Cụ thể:

+ Phó Tổng Giám đốc sản xuất được Tổng Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo thực hiện kế hoạch SX hàng ngày; phụ trách công tác xây dựng tác nghiệp, công tác điều độ sản xuất; đôn đốc việc cung ứng vật tư, quản lý LĐ trực tiếp SX, đảm bảo tiến độ sản xuất …

Trang 7

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

+ Phó Tổng Giám đốc Kinh tế được Tổng Giám đốc uỷ quyền phụ trách công tác tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; xây dựng kế hoạch, chính sách tiêu thụ, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; tổ chức công tác bán hàng tại Công ty và các chi nhánh khác; theo dõi, đôn đốc việc thu hồi nợ; theo dõi khâu kiểm kê, tính toán định mức tiêu hao vật tư, xây dựng giá thành sản phẩm …

+ Phó Tổng Giám đốc Gia công được Tổng Giám đốc uỷ quyền phụ trách công tác gia công sản phẩm; kiểm tra kỹ thuật trong quá trình gia công, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu và thực hiện chế thử sản phẩm …

+ Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật được Tổng Giám đốc uỷ quyền phụ trách khu vực SX cơ bản, bảo vệ an ninh …

Dưới sự điều hành của Ban giám đốc là các phòng ban chức năng, phân xưởng sản xuất bao gồm:

- Phòng Kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch SX, quản lý toàn bộ hệ thông vật tư, cấp phát, sử dụng vật tư …; xây dựng chiến lược phát triển mặt hàng mới, đầu tư công nghệ để không ngừng mở rộng phát triển sản xuất, tiếp nhận các yêu cầu đặt hàng của đối tác trong nước cũng như nước ngoài; thực hiện việc tính toán và phân phối tới các bộ phận để thực hiện kế hoạch đã đề ra.

- Phòng Hành chính – Y tế làm công tác tiếp nhận sao lưu, gửi công văn, đơn tiếp khách, hội họp; tổ chức quản lý nhà ăn ca cho công nhân, tổ chức khám chữa bệnh cho công nhân viên trong Công ty.

- Phòng kinh doanh có chức năng xây dựng kế hoạch tiêu thụ, nghiên cứu thị trường, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, ký kết các hợp đồng mua, bán hàng hoá, tiêu thụ …; theo dõi, kiểm tra các cửa hàng tiêu thụ để kịp thời cung ứng sản phẩm và thu tiền bán hàng, tổ chức công tác bốc dỡ trong nội bộ Công ty, quản lý kho hàng, bảo quản vật tư, hàng hoá …Ngoài ra, Phòng Kinh doanh trong Công ty còn chịu trách nhiệm quản lý một Văn phòng đại diện trong Thành phố Hồ Chí Minh và các Cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngoài Hà Nội.

- Phòng Kế toán – Tài chính (Phòng Tài Vụ) có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của Công ty, tình hình SX và tiêu thụ sản phẩm; tình hình quản lý

Trang 8

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

và sử dụng nguồn vốn, quá trình luân chuyển vốn; tính giá thành sản phẩm; chi trả lương cho người lao động; lập Báo cáo tài chính; quyết toán Thuế …- Phòng Xây dựng cơ bản có chức năng quản lý tài sản, máy móc, thiết bị của

Công ty; nâng cấp hoặc thay thế máy móc, thiết bị; tham gia giám sát các hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản, sửa chữa cải tạo nhà xưởng trong Công ty.

- Phòng Tổ chức - Bảo vệ có chức năng tổ chức và quản lý nhân sự, tuyển chọn, đề bạt và sử dụng lao động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người LĐ, lập kế hoạch lao động và tiền lương, quản lý việc bảo vệ an ninh trong Công ty và các xí nghiệp …

- Phòng Kỹ thuật – Cơ điện có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ quy trình kỹ thuật, SX, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho; xây dựng chương trình kỹ thuật toàn bộ hàng năm, xây dựng, bổ sung hoàn thiện các định mức tiêu hao vật tư; nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường làm việc trong phân xưởng; tổ chức bộ phận chế thử không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Phòng KCS bao gồm toàn bộ nhân viên quản lý, thợ bậc cao chuyên đi kiểm tra chất lượng sản phẩm của các công đoạn sản xuất (Ví dụ: Ở phân xưởng văng sấy có nhân viên bám theo ca kiểm tra chất lượng vải tuyn thành phẩm trên máy, xác định từng mẻ vải tuyn sấy, nhuộm); nghiên cứu, soạn thảo văn bản liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng ISO để ban hành trong Công ty

- Ngoài các phòng ban có nhiệm vụ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, để tổ chức sản xuất được tốt, Công ty chia ra thành 10 phân xưởng có nhiệm vụ chịu trách nhiệm theo từng công đoạn SX Các phân xưởng được tổ chức theo một dây chuyền khép kín, gồm: 2 phân xưởng dệt, 3 phân xưởng văng sấy, 2 phân xưởng cắt, 2 phân xưởng may và 1 phân xưởng đóng kiện

Các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng chỉ bố trí nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thu thập kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ

Trang 9

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

phục vụ yêu cầu quản lý phân xưởng, lập các báo cáo phân xưởng và chuyển chứng từ về phòng Tài vụ của Công ty để xử lý và tiến hành ghi sổ kế toán

Như vậy, bộ máy của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 được phân cấp quản lý rõ ràng, các phân xưởng được giao nhiệm vụ cụ thể nhưng công tác kế toán vẫn phụ thuộc vào Công ty, do Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Dệt 10/10 thực hiện Đây là một điều kiện thuận lợi nhưng cũng là một đặc điểm gây khó khăn cho công việc quản lý hoạt động SX kinh doanh của Công ty.

Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Dệt 10/10 có thể được khái quát qua sơ đồ sau :

Sơ đồ 1 – 1:

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Dệt 10/10

CÁC PHÂN XƯỞNG SX

PX DỆT

PX DỆT

PX VĂNG SẤY 1

PX VĂNG SẤY 2

PX VĂNG SẤY 3

PX CẮT

PX CẮT

PX MAY

PX MAY

PX ĐÓNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

P.T.G.ĐGIA CÔNGP.T.G.Đ

KINH TẾ

PHÒNG KD

PHÒNG KT - TC

P.T.G.ĐKỸ THUẬT

PHÒNG TC - BVPHÒNG

PHÒNG KCSPHÒNG

KT - CĐPHÒNG

P.T.G.ĐSẢN XUẤT

PHÒNG HC - YTCÁC CỬA HÀNG GIỚI

THIỆU SP TẠI MIỀN BẮC VÀ VPĐD TẠI TPHCM

Trang 10

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

(Nguồn Phòng Tổ chức)

1.1.3.Đặ đ ểc i m s n ph m và th trảẩị ường tiêu thụ

Với chức năng là một doanh nghiệp cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 luôn sử dụng nguyên liệu chính là sợi tổng hợp có độ sạch cao, các công đoạn sản xuất phần lớn đều vận hành bằng các thiết bị điều khiển tự động đảm bảo năng suất cao và chất lượng tốt Sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp theo một trình tự liên tục từ dệt – nhuộm – định hình – cắt – may – đóng gói – nhập kho Sản phẩm của từng giai đoạn sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi chuyển giao cho bộ phận sản xuất giai đoạn tiếp theo Cuối quá trình sản xuất, Phòng Kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra lại chất lượng thành phẩm trước khi đóng gói nhập kho Sản phẩm hoàn thành tại các phân xưởng đều được chuyển về kho trước khi đưa đi tiêu thụ.

Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 có thể được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 – 2:

Quy trình sản xuất thành phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10

(Nguồn Phòng Kế hoạch sản xuất)

Sản phẩm của Công ty là những mặt hàng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày như: vải tuyn, màn tuyn, vải rèm che cửa và các mặt hàng dệt, may … Trong đó, sản phẩm chính là các loại màn tuyn, vải tuyn, vải kỹ thuật dùng cho công, nông nghiệp với nhiều kiểu dáng, kích cỡ đa dạng, màu sắc phong phú; màn tẩm hoá chất chống muỗi… Bên cạnh các sản phẩm truyền thống được người tiêu dùng tín nhiệm sử dụng, Công ty đã không ngừng đi sâu nghiên cứu, phát triển nhiều mẫu mã, kích thước đa dạng đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng như màn sử dụng cho gia

Vải trắng Vải nhuộm

CắtBP

MayKho thành

phẩmĐơn đặt

Phòng Kế hoạch

Đóng gói

Trang 11

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

đình, khách sạn; màn có cửa, có trang trí … với mầu sắc và kỹ thuật may tinh tế; màn du lịch, màn võng nhỏ gọn, thích hợp cho những người ưa đi du lịch và rất được khách hàng nước ngoài mến mộ Trong đó, màn tuyn chống muỗi không biết từ bao giờ đã trở thành sản phẩm mũi nhọn, “đặc trưng” cho Dệt 10/10 Nhãn hiệu “Pavanet” của Công ty giành được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường các nước châu Phi Nigieria, Angola, Mozambic cùng một số nước Nam Á, Nam Mỹ Trong nước, sản phẩm này của Dệt 10/10 cũng được nhiều người biết đến bởi chất lượng cao và giá cả cạnh tranh

Sản phẩm của Công ty bao gồm các loại:- Sản phẩm tiêu thụ trong nước, gồm:

+ Màn đôi với kiểu dáng, màu sắc khác nhau có kích thước là 1,6m x 2m x 2m + Màn có nhân với các kiểu dáng, màu sắc khác nhau Màn cá nhân có hai loại kích thước là 1,2m x 2m x 2m và 1m x 2m x 2m

+ Vải tuyn các loại như: vải tuyn trắng, vải tuyn xanh trơn, vải lưới - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường ngoài nước, gồm:

Các loại màn với kiểu dáng, màu sắc và kích thước khác nhau tuỳ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng Các loại màn xuất khẩu gồm cả màn vuông, màn tròn, màn màu trắng, màu xanh, với kích thước đa dạng và phong phú.

Tương ứng với việc phân loại thành phẩm, Công ty đã xây dựng hai kho để quản lý gồm: Kho xuất khẩu dùng để lưu trữ, bảo quản thành phẩm xuất khẩu và Kho nội địa lưu trữ, bảo quản thành phẩm nội địa

Trong mỗi kho lại chia thành các khu vực khác nhau, mỗi khu vực sắp xếp một loại thành phẩm: ở kho xuất khẩu, là các loại màn sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng và ở kho nội địa là các loại màn Công ty SX theo một kích thước nhất định để tiêu thụ trên thị trường trong nước Thành phẩm ở hai kho là hoàn toàn khác nhau, do đó, không có sự trao đổi qua lại về thành phẩm giữa hai kho.

Sau khi hoàn thành nhập kho, thành phẩm của Công ty sẽ được đem đi tiêu thụ thông qua các kênh phân phối sản phẩm.

Có thể nói, thị trường tiêu thụ là một điểm mạnh của Công ty Bởi lẽ, Công ty đến nay đã thiết lập một mạng lưới tiêu thụ rộng lớn, bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

Trang 12

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Thị trường trong nước bao gồm tất cả các tỉnh thành trong cả nước nhưng chủ yếu các tỉnh ở khu vực phía Bắc Khu vực miền Nam là thị trường Công ty bắt đầu khai thác từ năm 1998 và đây cũng là một thị trường có năng lực bán hàng lớn Hiện nay, Công ty không mở các đại lý riêng hoặc đem hàng gửi bán.mà bán hàng trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh thương mại trên khắp cả nước Sản phẩm của Công ty đã và đang tạo được uy tín lớn đối với khách hàng, ngày càng được khách hàng biết đến nhiều hơn Tuy thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng nhưng doanh thu từ thị trường này cho đến nay chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng doanh thu của Công ty Vì thế, nhiệm vụ của Công ty trong tương lai là phải quan tâm, khai thác thị trường tiêu thụ trong nước hơn nữa để ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam biết đến và sử dụng sản phẩm màn tuyn mang thương hiệu Màn tuyn Thủ đô

Thị trường tiêu thụ ngoài nước bao gồm tất cả các nước trên thế giới nhưng chủ yếu là các nước Châu Phi và các nước Bắc Âu Tuy nhiên, Công ty không bán hàng trực tiếp cho các quốc gia này mà bán hàng cho một Công ty đại diện ở Đan Mạch – Công ty Vestergaard – Frandsen Đây có thể nói là khách hàng trực tiếp của Công ty trong thị trường xuất khẩu thông qua các hợp đồng kinh tế và có sự giám sát của trọng tài kinh tế Thị trường xuất khẩu là thị trường lớn mang lại nguồn doanh thu chính cho Công ty, đến nay doanh thu từ thị trường này chiếm khoảng 90% trong tổng doanh thu của Công ty, thị trường này đang có khả năng phát triển lớn hơn.

Với một thị trường tiêu thụ rộng lớn, ngày càng được mở rộng cộng với doanh thu xuất khẩu tăng nhanh và luôn đạt ở mức cao là một tín hiệu đáng mừng cho Công ty nói riêng ngành dệt may Việt Nam nói chung Vì thế, để sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn, Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã ngày càng phong phú, đa dạng, Công ty cũng nên áp dụng một mức giá bán linh hoạt, vừa dựa trên giá thành SX vừa bám vào thị trường và đảm bảo lợi nhuận cho Công ty Ngoài ra, Công ty phải tiếp tục đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước đi cùng với việc duy trì và giữ vững thị trường xuất khẩu Có như vậy, Công ty mới đảm bảo giữ vững được mức tăng trưởng như hiện nay.

Trang 13

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10

1.2.1.Đặ đ ểc i m t ch c b máy k toánổ ứ ộế

Phòng Kế toán – Tài chính là một bộ phận quan trọng có chức năng thu nhận, xử lý thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho mục đích tham mưu, hỗ trợ Ban giám đốc trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạch địch các chiến lược phát triển

Căn cứ vào tình hình thực tế, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 đã tổ chức cho mình một bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động SX kinh doanh

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, bao gồm 8 người: Kế toán trưởng và 7 kế toán nhiệp vụ chuyên môn; ngoài ra còn có các nhân viên thống kê phân xưởng được bố trí trong các phân xưởng - mỗi phân xưởng một người Đây là trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, thu nhận chứng từ, luân chuyển sổ ghi kế toán chi tiết tổng hợp và lập các Báo cáo kế toán

Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất, Kế toán trưởng là người quản lý chung công việc hạch toán kế toán, dưới Kế toán trưởng là bảy kế toán nghiệp vụ chuyên môn và các nhân viên thống kê phân xưởng Song song với việc quy định cụ thể trách nhiệm của từng người, trong phòng luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các kế toán viên để cùng hoàn thành tốt công việc được giao.

Kế toán trưởng là người trực tiếp điều hành và quản lý công tác kế toán Kế toán chuyên môn làm các nghiệp vụ thuộc từng phần hành, quản lý trực tiếp các tài khoản kế toán, các mẫu bảng biểu chứng từ kế toán Nhân viên thống kê có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi các số liệu thống kê về luân chuyển NVL, tài sản, nhân công ở các phân xưởng sản xuất và thông báo đến kế toán chuyên môn Như vậy, mặc dù mỗi phần hành kế toán là một khâu riêng biệt, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc sử dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và việc hình thành Báo cáo tài chính

Trang 14

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Đứng đầu bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 là Kế toán trưởng (kiêm Kế toán tổng hợp) - Trưởng phòng Tài vụ, người đại diện cho Phòng Kế toán trong các mối quan hệ với Ban giám đốc cũng như các phòng ban khác Kế toán trưởng là người có trình độ, có kinh nghiệm, chịu trách nhiệm tổ chức, giám sát, chỉ đạo điều hành việc thực hiện công tác kế toán, tín dụng và mọi hoạt động chung của phòng, có nhiệm vụ trực tiếp tập hợp chi phí và tính giá thành SP, lập kế hoạch thu chi hàng kỳ, tổng hợp công nợ phải thu, phải trả định kỳ theo tháng, quý hoặc theo năm Kế toán trưởng thực hiện tổng hợp, quyết toán thuế với cơ quan Nhà nước, kiểm tra tình hình kế toán chi tiết các phần hành, sổ sách số liệu trước khi lên báo cáo, tiến hành lập các Báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động của Công ty với Hội đồng Quản trị theo quý, Đại hội cổ đông theo năm và các cơ quan khác (Cục thuế Hà Nội, Sở Kế hoạch Đầu tư, Chi cục Tài chính, Sở Công nghiệp, các ngân hàng )

Nhân viên kế toán phần hành bao gồm:

- Kế toán thanh toán: Kế toán thanh toán là phần việc đầu tiên trong các khâu

của nghiệp vụ kế toán trong Công ty Kế toán thanh toán có nhiệm vụ thực hiện thanh toán qua ngân hàng và thanh toán bằng tiền mặt Đối với thanh toán qua ngân hàng, kế toán viết séc rút tiền và lập các Bảng kê Đối với thanh toán bằng tiền mặt, kế toán lập các Phiếu thu, Phiếu chi căn cứ vào Giấy đề nghị thanh toán, đề nghị tạm ứng Tại khâu này, kế toán viên thu thập chứng từ ban đầu liên quan đến việc chi trả tiền mua nguyên vật liệu (NVL), công cụ dụng cụ (CCDC), tài sản cố định (TSCĐ) , thu tiền bán hàng và thu hồi các khoản tiền khác

- Kế toán NVL, CCDC: Kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ có nhiệm

vụ theo dõi việc nhập xuất NVL, CCDC Kế toán viên dựa trên các Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho để định khoản các nghiệp vụ phát sinh Sau khi định khoản, kế toán NVL, CCDC tiến hành ghi chép vào sổ sách kế toán có liên quan và Bảng phân bổ NVL, CCDC

Ngoài ra, kế toán NVL còn có nhiệm vụ kiểm kê kho NVL sáu tháng một lần.

Trang 15

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

- Kế toán tiêu thụ và TSCĐ: Kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi

tình hình biến động (mua, bán, thanh lý, nhượng bán) tài sản cố định, thực hiện phân loại TSCĐ hiện có tại Công ty, tính toán và trích lập khấu hao Đồng thời trong Công ty, Kế toán tài sản cố định kiêm cả phần việc của Kế toán tiêu thụ sản phẩm Kế toán tiêu thụ có nhiệm vụ theo dõi doanh thu và khối lượng hàng tồn trong các kho thành phẩm, trên dây chuyền SX của phân xưởng; theo dõi các khoản thu nhập bất thường Cuối kỳ, Kế toán tiêu thụ tiến hành tập hợp doanh thu, đối chiếu với Kế toán thanh toán, lên Bảng kê tiêu thụ sản phẩm, thông báo cho Kế toán trưởng để lập các Báo cáo kế toán cần thiết.

- Kế toán chi phí: Kế toán chi phí có nhiệm vụ căn cứ vào các Bảng phân bổ

NVL, CCDC, Bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, các Nhật ký - Chứng từ (NKCT) có liên quan của các khâu, các phân xưởng chuyển lên để xác định, tập hợp số chi phí đã bỏ ra trong kỳ (có chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất).

- Kế toán thuế: Kế toán thuế có nhiệm vụ theo dõi, tính toán số thuế giá trị

gia tăng (GTGT) được khấu trừ và phải nộp, thuế thu nhập doanh nghiệp định kỳ phải nộp và tình hình quyết toán các loại thuế với ngân sách Nhà nước.

- Kế toán tiền lương & bảo hiểm xã hội (BHXH): Kế toán tiền lương & bảo

hiểm xã hội có nhiệm vụ theo dõi số lượng lao động, tình hình tăng, giảm

lao động trong Công ty Hàng tháng, bộ phận Kế toán tiền lương tiến hành

hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí qua số liệu tổng hợp lấy từ các phân xưởng, phòng ban

Đây cũng là bộ phận lưu trữ các giấy tờ có liên quan đến việc tính lương, các khoản trích theo lương của người lao động.

- Thủ quỹ: Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý việc thu, chi tiền, chi trả lương

cho người lao động; kiểm tra các chứng từ có hợp lý hay không, có đầy đủ chữ ký hay không và đảm bảo sự chính xác trong việc thu, chi tiền Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc như Phiếu thu, Phiếu chi, Thủ quỹ xuất quỹ hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu, phần chi; cuối ngày đối chiếu với Kế toán thanh toán nhằm phát hiện sai sót để sửa chữa kịp thời Khi có yêu cầu

Trang 16

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

của cấp trên, Thủ quỹ cùng các bộ phận có liên quan tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt hiện có và phải chịu trách nhiệm về mọi trường hợp thừa, thiếu quỹ tiền mặt.

- Nhân viên thống kê các phân xưởng (đặt tại mỗi phân xưởng một người):

Nhân viên thống kê phân xưởng có nhiệm vụ quản lý và ghi chép giờ công, ngày công của công nhân, tập hợp toàn bộ năng suất lao động Số liệu sau đó được gửi lên Phòng Tài vụ để Kế toán tiền lương tính lương, các khoản trích theo lương cho người lao động

Nhân viên thống kê phân xưởng còn có nhiệm vụ quản lý vật tư, đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sản xuất

Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty có thể được khái quát qua sơ đồ sau:

NHÂN VIÊN THỐNG KÊ CÁC PHÂN XƯỞNG

PX DỆT

PX VĂNG, SẤY

PX CẮT

PX MAY

PX ĐÓNG KIỆN

KẾ TOÁN TRƯỞNG (KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP)

KẾ TOÁN THANH

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG &

KẾ TOÁN TSCĐ & TIÊU THỤ

KẾ TOÁN CHI PHÍ

KẾ TOÁN THUẾ

THỦ QUỸ

Trang 17

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

toán trong lĩnh vực kinh doanh Ngoài ra, Công ty đang áp dụng mẫu sổ sách, chứng từ, tài khoản, báo cáo theo Chế độ Kế toán Doanh nghiệp (Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và các văn bản sửa đổi bổ sung đã được ban hành đến hết năm 2007

Để phù hợp với loại hình kinh doanh phức tạp, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ Đây là một hình thức tổ chức sổ sách kế toán phù hợp với tay nghề và trình độ của cán bộ kế toán Hình thức này dựa theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp nhờ đó khối lượng công việc ghi chép hàng ngày được giảm bớt, đồng thời cho phép kiểm tra số liệu kế toán một cách thường xuyên, thuận tiện cho việc lập các báo cáo kế toán, đảm bảo các phần hành kế toán được tiến hành song song và phối hợp nhịp nhàng Hiện nay, công tác tổ chức sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10 được thực hiện theo phương pháp thủ công với sự trợ giúp của các công cụ tính toán trên Excel Các chứng từ được nhập theo cách thủ công vào các thẻ, sổ chi tiết hay bảng kê được thiết kế sẵn trong Excel, sau đó sử dụng các tính năng sắp xếp và tính toán của chương trình để lập thành các báo cáo tổng hợp định kỳ theo quý

Theo hình thức này, các loại sổ sách mà Công ty sử dụng là sổ Cái các tài khoản, Bảng kê, Bảng phân bổ, các NKCT, các Sổ chi tiết đều được thiết kế đúng với biểu mẫu của Bộ Tài chính và có quy trình hạch toán theo trình tự ghi sổ chung của hình thức Nhật ký chứng từ.

Áp dụng cho phần hành kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ, trình tự ghi sổ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10 như sau:

Hàng ngày, Kế toán tiêu thụ căn cứ vào các chứng từ bán hàng, chứng từ tiền tệ, chứng từ chi phí (Hoá đơn giá trị gia tăng, Thẻ kho, Phiếu thu, Phiếu chi ) tập hợp giá vốn hàng bán vào Sổ chi tiết giá vốn hàng bán, Bảng kê số 8 (thành phẩm xuất kho được phản ánh về mặt số lượng), doanh thu tiêu thụ vào Sổ tiêu thụ (chi tiết thành phẩm xuất khẩu và thành phẩm nội đia), chi phí bán hàng, chi phí quản lý vào Sổ chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và một số Sổ chi tiết có liên quan khác.

Cuối quý, kế toán sử dụng Bảng kê số 8, Bảng cân đối thành phẩm để tính giá thành phẩm xuất kho qua Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm, bổ

Trang 18

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

sung thêm số liệu cột giá trị, đơn giá cho thành phẩm xuất kho trên Sổ chi tiết giá vốn hàng bán (GVHB) Sau đó, kế toán sử dụng số liệu đã tính toán, tổng hợp trên các Sổ chi tiết tiến hành ghi Sổ tổng hợp và vào NKCT số 8 Đến khi khoá sổ, kế toán cộng các số liệu trên NKCT số 8, Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết theo từng loại thành phẩm, Bảng tổng hợp tiêu thụ, lấy số liệu tổng cộng để vào sổ Cái các TK 155, TK 632, TK 511, TK 131, TK 641, TK 642, TK 911 phục vụ cho việc xác định kết quả tiêu thụ Số liệu trên các Sổ chi tiết là cơ sở đối chiếu với số liệu trên các Sổ tổng hợp, sổ Cái Đồng thời cuối quý, căn cứ vào các số liệu trên sổ Cái, NKCT số 7, Kế toán trưởng tiến hành lập báo cáo kế toán định kỳ theo quý

Cuối năm tài chính, Kế toán trưởng sử dụng các báo cáo kế toán định kỳ để lấy số liệu lập Báo cáo tài chính năm.

Trình tự kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10 có thể được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 – 4:

Trình tự kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10

Sổtiêu thụSổ chi tiết

GVHBBảng kêsố 8Sổ chi tiết CPBH và CPQLDNChứng từ gốc về doanh

thu, chi phí

Bảng tổng hợp tiêu

Nhật ký - Chứng từ số 8

Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết theo từng

loại TP

Sổ Cái TK 632, 511, 641, 642, 911, 421

Báo cáo kế toán

Trang 19

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)

Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và hai thị trường tiêu thụ chính, thành phẩm (TP) của Công ty sản xuất ra được tiêu thụ theo 2 phương thức chủ yếu, đó là: phương thức tiêu thụ qua hợp đồng xuất khẩu và phương thức tiêu thụ trực tiếp.

Với phương thức tiêu thụ qua hợp đồng xuất khẩu

Trang 20

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Đây có thể nói là phương thức tiêu thụ chủ yếu đem lại trên 90% doanh thu cho Công ty Hiện tại, thị trường xuất khẩu là thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu, vì thế, phương thức tiêu thụ qua hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài là hình thức tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty

Căn cứ vào các Hợp đồng kinh tế ký kết với Công ty Vestergaard - Frandsen tại Đan Mạch và sự đồng thuận giữa hai bên về mẫu mã giá thành, thành phẩm xuất từ kho xuất khẩu sẽ được chuyển đến kho hàng tại cảng Hải Phòng chờ vận chuyển lên phương tiện chuyên chở (container) Trong suốt quá trình vận chuyển từ kho đến cảng, số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty; vì vậy kế toán Công ty Cổ phần Dệt 10/10 không định khoản gì trong suốt quá trình này Chỉ khi nào hàng đã lên phương tiện chuyên chở và nhận được Tờ khai hàng hoá xuất khẩu từ Hải quan, thành phẩm được coi là đã tiêu thụ; lúc này doanh thu được ghi nhận.

Do Vestergaard - Frandsen là khách hàng thường xuyên nên Công ty áp dụng hình thức thanh toán trả chậm với đơn vị này (cho phép thanh toán sau 45 ngày tính từ thời điểm giao hàng)

Với phương thức tiêu thụ trực tiếp

Phương thức này được áp dụng cho thị trường trong nước Mặc dù doanh thu đem lại từ hình thức tiêu thụ này còn nhỏ (chỉ khoảng 10% doanh thu tiêu thụ) nhưng với một thị trường tiềm năng như thị trường trong nước việc sử dụng hình thức tiêu thụ trực tiếp cùng với việc phát triển thêm các hình thức tiêu thụ khác (giao hàng cho đại lý, bán hàng trả góp ) sẽ giúp Công ty có thể mở rộng thị trường tiêu thụ đem lại nguồn doanh thu cao hơn từ thị trường này.

Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, Công ty sẽ tiến hành bán thành phẩm trực tiếp tại kho nội địa Sản phẩm sau khi bàn giao với khách hàng được chính thức coi là đã tiêu thụ, Công ty mất quyền sở hữu với số hàng đã bán và doanh thu sẽ được ghi nhận ngay cùng với thời điểm xuất kho thành phẩm.

Hình thức thanh toán của Công ty đối với khách hàng trong nước tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể Với những khách hàng mới đến làm thủ tục mua trực tiếp thì phải thanh toán ngay, chỉ có những khách hàng trong nước là khách hàng thường xuyên, Công ty mới cho phép thanh toán sau; thời hạn thanh toán tuỳ thuộc vào thoả thuận của hai bên Ngoài ra, khách hàng cũng có thể ứng trước tiền khi mua hàng

Trang 21

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

cho Công ty, trường hợp này thường xảy ra khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng tại Công ty.

Bên cạnh hai hình thức tiêu thụ chủ yếu như đã nói ở trên, Công ty còn sử dụng phương thức tiêu thụ nội bộ khi cần xuất hàng để viên trợ, khen thưởng cho công nhân viên, quảng cáo cho mẫu hàng mới Trong trường hợp này, kế toán cũng ghi nhận doanh thu tiêu thụ song song với nghiệp vụ xuất kho thành phẩm.

- Trị giá của thành phẩm nhập kho;

- Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê.

Bên Có:

- Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;- Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê.

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.

Tài khoản này không được chi tiết trong quá trình hạch toán tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10.

• TK 511 – Doanh thu bán hàng, TK này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của Công ty trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu Từ đó, tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.

Bên Nợ:

- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;

- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm của Công ty thực hiện trong kỳ kế toán.

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và Công ty có chi tiết TK này thành tài khoản cấp 2 phục vụ cho mục đích xác định kết quả tiêu thụ:

 TK 511.1 – Doanh thu xuất khẩu. TK 511.2 – Doanh thu nội địa.

Trang 22

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

• TK 632 – Giá vốn hàng bán, được sử dụng để theo dõi giá vốn của thành phẩm xuất bán trong kỳ, đây là giá thành thực tế của sản phẩm xuất bán từ kho

Bên Nợ:

- Trị giá vốn của sản phẩm đã bán trong kỳ;

- Chi phí NVL, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;

- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ Công ty không mở tiểu khoản chi tiết

cho TK này.

Ngoài các tài khoản nói trên, trong quá trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán Công ty Cổ phần Dệt 10/10 còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 131, TK 111, TK 112, TK 333,

2.2.Thực trạng kế toán tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10

2.2.1.K toán tiêu th theo phếụương th c h p ứ ợ đồng xu t kh uấẩ

Khi tiêu thụ theo phương thức xuất khẩu, hàng hoá của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 là mặt hàng không phải chịu thuế xuất khẩu (do mặt hàng dệt, may thuộc hàng khuyến khích xuất khẩu theo quy định của Nhà nước) và hầu hết đều có thuế suất thuế GTGT bằng 0% (các nghiệp vụ xuất khẩu giá trị lớn có làm Tờ khai hàng hoá

Trang 23

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

xuất khẩu) Tuy nhiên, trong một số trường hợp xuất hàng số lượng nhỏ không khai báo với Hải quan, lượng hàng đó phải chịu thuế GTGT, khi đó, Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ áp dụng cho từng mức thuế suất phù hợp.

Quy trình tiêu thụ theo phương thức hợp đồng xuất khẩu được bắt đầu từ việc khách hàng thường là Công ty Vestergaard - Frandsen thông qua Phòng Kinh doanh đặt hàng với Công ty bằng việc ký kết các Hợp đồng kinh tế Trong Hợp đồng quy định rõ mẫu mã, giá cả và cách thức thanh toán.

Sau khi hợp đồng đã được ký kết, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 tiến hành sản xuất theo mẫu đã thoả thuận Đến khi hoàn thành, Công ty chuyển mẫu hàng cho khách hàng kiểm tra; khi đã có sự đồng thuận của hai bên, Công ty bắt đầu quy trình xuất hàng Công ty xuất khẩu thành phẩm theo giá FOB tại cảng Hải Phòng

Khi chuẩn bị xuất hàng Công ty gửi chỉ thị xuất hàng (do khách hàng gửi sang)

và danh mục hàng xuất khẩu cho Hải quan để làm Tờ khai hàng xuất khẩu (Biểu số 2 – 1) Khi hàng được chuyển đến cảng Hải Phòng, cơ quan Hải quan kiểm tra lại

hàng và ký nhận vào tờ khai Tờ khai được lập thành hai bản, một bản do cơ quan Hải quan giữ, một bản Công ty dùng làm căn cứ lập biên bản xác nhận việc chuyển giao hàng hoá Sau khi nhận được biên bản hàng coi như đã được tiêu thụ, kế toán có thể ghi nhận doanh thu

Đồng thời với quá trình làm thủ tục xuất hàng, Công ty lập Hoá đơn thương mại (Original Invoice) gửi kèm cùng các chứng từ khác để hoàn thiện bộ hồ sơ xuất khẩu gửi sang cho khách hàng

Sau khi đã hoàn thiện mọi thủ tục xuất hàng, một bản của Hoá đơn thương mại, Tờ khai xuất khẩu sẽ được chuyển cho Phòng Tài vụ để làm các thủ tục thanh toán với khách hàng và cơ quan Hải quan, đồng thời, ghi sổ doanh thu, khoản phải thu khách hàng và GVHB Việc theo dõi doanh thu và phải thu khách hàng do kế toán tiêu thụ thực hiện; còn việc theo dõi GVHB do Kế toán trưởng thực hiện.

Sau khi lô hàng xác định xuất khẩu hoàn thành, căn cứ vào các chứng từ để đối chiếu xác nhận số lượng, đơn giá, giá trị thực tế trên các chứng từ xuất khẩu đã phù

hợp, kế toán tiến hành lập Hoá đơn GTGT (Biểu số 2 – 2), hoá đơn này chỉ mang

tính thủ tục dùng để sử dụng nội bộ và đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế Các chứng từ phản ánh nghiệp vụ xuất khẩu TP tại Công ty bao gồm:

Trang 24

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

- Đơn hàng chính thức- Hoá đơn giá trị gia tăng- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu- Giấy báo xuất hàng lên Container- Hoá đơn thương mại (Original Invoice)

Hàng ngày, dựa trên các chứng từ này, kế toán tiêu thụ căn cứ vào số lượng và đơn giá của từng mặt hàng trong từng lần xuất khẩu, tính ra doanh thu theo nguyên tệ và đổi ra Việt Nam đồng (VND) theo giá hạch toán, đến cuối quý mới điều chỉnh theo giá thực tế ngày cuối quý và tiến hành ghi Sổ chi tiết tiêu thụ thành phẩm xuất khẩu Sổ này dùng để theo dõi tình hình tiêu thụ của Công ty theo từng loại về mặt số lượng và giá bán thành phẩm xuất khẩu Đơn giá bán được lấy căn cứ vào đơn giá ghi trong Hợp đồng kinh tế hoặc Hoá đơn GTGT

Chẳng hạn như, một nghiệp vụ xuất khẩu phát sinh vào ngày 28/10/2008.

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 01/2008XK; SPO7960, Công ty tiến hành xuất khẩu 1.049.150 chiếc màn chống muỗi với kiểu màn 130 x 180 x 150, 100D,

trắng; đơn giá bán 2,411USD/1 chiếc; kế toán lập chứng từ và ghi sổ như sau:

Căn cứ vào hợp đồng đã ký với khách hàng, Công ty tiến hành SX và làm các thủ tục xuất khẩu, lập Tờ khai hàng xuất khẩu và chuyển hàng lên Container.

Biểu số 2 – 1:

Tờ khai xuất khẩu hàng hoá

TỜ KHAI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU

Bản lưu người khai Hải quan

TỔNG CỤC HẢI QUANCục Hải quan : HNChi cục Hải quan: Bắc HN

Tờ khai số: 2007/ XK/ XSXN/DHNNgày đăng ký : 28/10/2008

Số lượng phụ lục tờ khai : 01

Cán bộ đăng ký

A - PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN KÊ KHAI

1 Người xuất khẩu: 0100100590CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10253, MINH KHAI, HÀ NỘI

5 Loại hình: SXXK6 Giấy phép (nếu có)2 Người nhập khẩu:

UNDP-DRC KINSHASA DEMOCRATICREBLIC OF CONGO

7 Hợp đồng

Số : 01/2008XK;SPO7960Ngày : 26/9/2008

Ngày hết hạn:

8 Nước nhập khẩu:CONGO

Trang 25

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

3 Người uỷ thác9 Cửa khẩu xuất hàng:HAIPHONG

10 Điều kiện giao hàng:FOB HAIPHONG4 Đại lý làm thủ tục:11 Đồng tiền thanh toán:

USDTỷ giá tính thuế:

12 Phương thức t toán:TTR

TTTên hàng quy cách phẩm chấtMã số hàng hoálượngSốĐơn vị tínhnguyên tệĐơn giá Thành tiền

1Màn tuyn tẩm thuốc muỗi mới 100% sản xuất tại VN cỡ 130x180x150cm, 100D,

Cái2.1442,249,377.60$ Cộng : 2.249.377,60$

Chứng từ đi kèm Bản chính Bản saoHợp đồng thương mại : 01Bản kê chi tiết : 02

Ngày tháng năm 2008

(Người khai báo ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức danh)

(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)

Sau khi nhận được hồ sơ xuất khẩu, kế toán tiến hành lập Hoá đơn giá trị gia

tăng (biểu số 2 – 2), hoá đơn được lập làm 3 liên nhưng được lưu trữ cả 3 liên tại

Công ty với mục đích sử dụng nội bộ

Số Tài khoản:

Điện thoại: Mã số:Họ tên người mua hàng: Vestergaard - Frandsen SA

Tên đơn vị : Địa chỉ : Democratic Republic of Congo

Hình thức thanh toán: NTTC Mã số:

Mẫu số 01/GTKT – 3LL

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10SỐ 9/253 MINH KHAI – VĨNH TUY – HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI

MST : 0100100590

Trang 26

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

TTTên hàng hoá, dịch vụĐơn vị tínhlượngSốĐơn giáThành tiền

Permanet 2.0 Insecticede treated 100% polyester

mosquito bednets

130x180x150, 100D, white Pcs 1.049.150 2,144 2.249.377,60$

1USD = 16.000VNĐ Cộng tiền hàng: 2.249.377,60$ = 35.990.041.600VNĐThuế suất GTGT: 0% Tiền thuế GTGT:

Tổng tiền thanh toán: 2.249.377,60$ = 35.990.041.600VNĐ Số tiền bằng chữ: Ba mươi lăm tỷ, chín trăm chín mươi triệu, không trăm bốn

mươi mốt ngàn, sáu trăm đồng /.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị(Ký, ghi rõ họ tên)(Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu, họ tên)

(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)

Trang 27

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Khi kế toán nhận được toàn bộ chứng từ phản ánh nghiệp vụ xuất khẩu sẽ ghi

Sổ chi tiết tiêu thụ TP xuất khẩu (Biểu số 2 – 3), định khoản theo tỷ giá hạch toán :

 Nợ TK 131.1 : 2,411 x 1.049.150 x 16.000 = 35.990.041.600Có TK 511.1: 35.990.041.600

Đến cuối quý, căn cứ vào tỷ giá ngày cuối quý, kế toán điều chỉnh doanh thu xuất khẩu trong quý Do tỷ giá ngày cuối quý IV/2008 là 16.800VNĐ/USD lớn hơn tỷ giá hạch toán đã ghi sổ nên kế toán phản ánh bút toán điều chỉnh tăng doanh thu trên Sổ tiêu thụ Tổng doanh thu xuất khẩu theo tỷ giá hạch toán trong quý đạt 320.848.223.040 VNĐ, tương ứng với 20.053.014 USD, khi đó, bút toán điều chỉnh doanh thu trong quý như sau:

 Nợ TK 413 : 20.053.014 x (16.800 – 16000) = 16.042.411.152Có TK 511 : 16.042.411.152

Do Công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá TP xuất kho nên cuối kỳ, Kế toán trưởng mới tiến hành tính giá vốn lô hàng xuất khẩu Vì vậy, kế toán định khoản nghiệp vụ trên như sau:

 Phản ánh giá vốn hàng bán theo chỉ tiêu số lượng vào Bảng kê số 8:Nợ TK 632: 1.049.150 chiếc

Có TK 155 : 1.049.150 chiếc.

Cuối quý, Kế toán trưởng tính ra đơn giá từng mặt hàng bán trong kỳ và bổ sung cột đơn giá, giá trị cho hàng xuất kho trên Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm, Bảng kê số 8, Sổ chi tiết giá vốn hàng bán.

Tiếp đó, sau thời hạn thanh toán 45 ngày, Công ty Vestergaard - Frandsen thanh toán số tiền hàng là 2.249.377,60$ qua tài khoản của Công tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội Công ty đã nhân được Giấy báo Có của ngân hàng Kế toán thanh toán tiến hành định khoản:

Nợ TK 112.2 : 2.249.377,60 x 16.000 = 35.990.041.600Có TK 131.1 : 35.990.041.600

Dựa vào chứng từ Ngân hàng và một số chứng từ khác, kế toán vào Bảng kê số 2, Sổ chi tiết thanh toán quý IV/2008

Đến đây, kế toán nghiệp vụ bán hàng qua hợp đồng xuất khẩu số 01/2008XK; SPO7960, hoá đơn giá trị gia tăng số 0081690 đã hoàn thành.

Trang 28

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

SỔ TIÊU THỤ - CHI TIẾT TP XUẤT KHẨU

Trang 29

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

Người lập Kế toán trưởng

(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)

Thuế GTGT đầu ra

Số CT thanh toán

TK

111.1TK 112.2TK 131.1

Trang 30

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

2.2.2. K toán tiêu th theo phếụương th c bán buôn tr c ti pứựế

Thành phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước là các loại màn Công ty sản xuất theo một kích thước nhất định Đối với thành phẩm nội đia, kế toán mã hoá bằng cách viết tắt tên thành phẩm để tiện ghi sổ Ví dụ như: màn đôi trắng có cửa là Cửa T, màn đôi trắng không cửa là MĐ01, màn đôi trắng không cửa có hoa là 01 TH Công ty thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Sản phẩm của Công ty khi tiêu thụ trong nước chủ yếu là các mặt hàng chịu thuế GTGT 10%, tuy nhiên, một số loại phế liệu như dầu thải, dầu đốt hỏng khi bán chỉ phải chịu thuế suất thuế GTGT là 5% hay một số nghiệp vụ xuất hàng cho Ban quản lý dự án quỹ phòng chống sốt rét Việt Nam sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất bán.

Thành phẩm nội địa của Công ty được tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp Khách hàng trực tiếp mua sản phẩm tại kho, Công ty không thực hiện bán hàng trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất

Khi có nhu cầu, khách hàng đến Phòng Kinh doanh làm thủ tục mua hàng, Phòng Kinh doanh căn cứ vào nhu cầu khách hàng viết Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn được lập thành 3 liên : Liên 1 (màu tím), Liên 2 (màu đỏ) và Liên 3 (màu xanh) Trong đó, liên 1 sẽ được lưu tại Phòng Kinh doanh, 2 liên còn lại đem sang Phòng tài vụ để hoàn chỉnh chứng từ Kế toán tiêu thụ có nhiệm vụ kiểm tra hoá đơn, nếu đúng sẽ ký tên xác nhận Thông thường khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt Vì vậy, căn cứ vào số tiền trên hoá đơn, Thủ quỹ tiến hành thu tiền và Kế toán thanh toán viết Phiếu thu Sau khi hoàn tất thủ tục mua hàng, khách hàng mang 2 liên xuống kho, thủ kho kiểm tra, ký tên và giao hàng cho khách Đồng thời liên màu đỏ giao cho khách hàng, liên màu xanh thủ kho giữ để ghi thẻ kho và cùng thời điểm đó Kế toán tiêu thụ ghi nhận doanh thu Cuối quý, Kế toán tiêu thụ tiến hành vào Sổ chi tiết tiêu thụ thành phẩm nội địa Trường hợp khách hàng thanh toán qua ngân hàng hoặc thanh toán sau, kế toán ghi nhận doanh thu đối ứng với TK 131 - Phải thu khách hàng

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, khi xuất hàng dùng cho biếu tặng, viện trợ khen thưởng, sau khi đã có sự phê duyệt của Tổng Giám đốc, Phòng Kinh doanh chuyển yêu cầu xuất hàng xuống cho thủ kho Phòng Kinh doanh cũng lập hoá đơn

Trang 31

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

GTGT giống như trường hợp bán hàng trực tiếp, trên hoá đơn này giá trị hàng hoá được ghi nhận theo giá vốn và dòng thuế suất thuế GTGT được gạch bỏ.

Chẳng hạn như, vào ngày 18/12/2008, Công ty bán hàng cho Cửa hàng Hương Sen theo Hoá đơn GTGT số 0082705, số lượng là 100 chiếc màn đôi trắng không cửa có đơn giá bán 42.760 đồng/1 chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10% Khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt.

Để hạch toán nghiệp vụ trên, kế toán tiến hành ghi sổ như sau:

Căn cứ vào Hoá đơn GTGT Phòng Kinh doanh lập (tương tự biểu số 2 – 2):

Số Tài khoản:

Điện thoại: Mã số:Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị : Cửa hàng Hương Sen

Tổng cộng tiền thanh toán: 4.703.600 Số tiền bằng chữ: Bốn triệu, bảy trăm linh ba nghìn, sáu trăm đồng /.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị(Ký, ghi rõ họ tên)(Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu, họ tên)

(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)

Kế toán tiêu thụ tiến hành phản ánh doanh thu vào Sổ tiêu thụ chi tiết cho thành

phẩm nội địa (Biểu số 2 – 5) và định khoản:

Mẫu số 01/GTKT – 3LL

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10SỐ 9/253 MINH KHAI – VĨNH TUY – HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI

MST : 0100100590

Trang 32

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Nợ TK 111.1 : 4.703.600 Có TK 511 : 4.276.000 Có TK 3331 : 427.600

Đồng thời với việc ghi nhận doanh thu tiêu thụ, số lượng thành phẩm xuất được phản ánh trên Thẻ kho và số tiền khách hàng đã thanh toán trên Phiếu thu (khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt cho thủ quỹ, Kế toán thanh toán viết Phiếu thu

Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Ngọc Bảo Trâm

Bằng chữ: Bốn triệu bảy trăm linh ba ngàn sáu trăm đồng chẵn /.

Kèm theo: 01 chứng từ gốc (Hoá đơn GTGT số 0082705).

Số: PT 486

Nợ: 111Có: 511

Đơn vị : Công ty Cổ phần Dệt 10/10 Địa chỉ :

Ngày 18 tháng 12 năm 2008

Đã nhận đủ số tiền: (Bằng chữ)

(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)

Khi xuất kho thành phẩm nội địa, giá vốn được phản ánh theo chỉ tiêu số lượng trên Sổ chi tiết giá vốn hàng bán tương tự như khi xuất khẩu:

Nợ TK 632 : 100 chiếc Có TK 155: 100 chiếc

Trang 33

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

TTên người muachưaDT thuế GTG

Thuế GTGT đầu ra

Số CT

thanh

TK 111.

1112.TK 1

TK 131.2

MĐ01

- TMàn thầu.

SL TT

.

. .

Cửa hàng Hương Sen

PT 486

Công ty TNHH Tuyết Thịnh

BQL dự án quỹ t.cầu PCSR VN

17.766.369.600 -

Ban chấp hành Công đoàn C.ty

thụ NĐ tháng

- Doanh thu NĐ

- Doanh thu NĐ có 10% VAT

thụ NĐ quý IV/2008

- Doanh thu NĐ

không chịu thuế

17.766.369.600- Doanh thu NĐ

có 5% VAT

139.261- Doanh thu NĐ

có 10% VAT

Đơn vị : Công ty Cổ phần Dệt 10/10 Địa chỉ :

Trang 34

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Người lập Kế toán trưởng

(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)

Trang 35

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Cuối quý, Kế toán tiêu thụ căn cứ vào các bảng kê và Sổ chi tiết tiêu thụ thành phẩm (sổ này dùng để theo dõi tình hình tiêu thụ của Công ty theo từng loại thành phẩm về mặt số lượng và giá bán, bao gồm cả thành phẩm xuất khẩu và thành phẩm tiêu thụ trong nước) để lập:

- Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết theo từng loại thành phẩm (Biểu số 2 – 6).

Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết theo từng loại thành phẩm phản ánh số lượng, giá trị từng mặt hàng tiêu thụ trong các quý và tổng tiêu thụ cả năm tài chính

Việc chi tiết tình hình tiêu thụ theo từng loại sản phẩm như trên không chỉ giúp Công ty thuận tiện trong việc ghi chép sổ sách, kiểm tra, đối chiếu giữa các nhân viên kế toán mà còn giúp Ban giám đốc có thể dễ dàng nhận thấy tình hình tiêu thụ từng mặt hàng, từ đó có những biện pháp đẩy mạnh công tác bán hàng, tăng doanh thu tiêu thụ hơn nữa.

- Và Bảng tổng hợp tiêu thụ (Biểu số 2 – 7).

Bảng tổng hợp tiêu thụ phản ánh tổng phát sinh Có của tài khoản 511 – Doanh thu tiêu thụ đối ứng với số phát sinh bên Nợ các tài khoản liên quan đến quá trình thanh toán như: TK 111, TK 112, TK 131, TK 331

Sử dụng Bảng tổng hợp tiêu thụ sẽ cho nhân viên kế toán, Ban giám đốc cái nhìn tổng quan về tình hình tiêu thụ trong từng tháng, từng quý và trong cả năm tài chính theo chỉ tiêu tổng doanh thu tiêu thụ

Không những vậy, việc lập Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết doanh thu theo các tài khoản đối ứng còn giúp kế toán viên theo dõi tình hình thanh toán, tình hình tồn quỹ, để từ đó có những biện pháp hợp lý vừa đảm bảo đẩy mạnh công tác bán hàng vừa thu hồi vốn, tránh rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán

Mặt khác, Bảng tổng hợp tiêu thụ còn là cơ sở để Kế toán tiêu thụ đối chiếu số phát sinh với Kế toán thanh toán và nhân viên kế toán các phần hành khác; từ đó, chuyển dữ liệu liên quan cho Kế toán trưởng lập báo cáo kế toán được nhanh chóng, chính xác.

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

35

Trang 36

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Ngoài ra, số liệu tổng cộng các quý trên Bảng này được sử dụng để vào sổ Cái TK 511, sổ Cái TK 911 và ghi Nhật ký chứng từ số 8.

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

36

Trang 37

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Trang 38

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

BẢNG TỔNG HỢP TIÊU THỤ CHI TIẾT THEO TỪNG LOẠI SẢN PHẨM

Năm 2008

Tên sản phẩm

Quý IQuý IIQuý IIIQuý IVTổng cộng cả nămSL TT(đồng) SL TT(đồng)SLTT(đồng)SLTT(đồng)SLTT(đồng)

I Tuyn, lưới bán nội địa (mét) 10.80029.369.7008.10043.761.162112.050321.454.962

II Màn đôi các loại 132.9535.932.445.857104.5454.850.923.313509.54323.051.634.759

Trang 39

Sau khi hoàn tất Bảng tổng hợp tiêu thụ, dựa trên Sổ tiêu thụ, Bảng tổng hợp vừa lập, Sổ chi tiết TK 111, 112, Bảng kê số 1, Bảng kê số 2, NKCT số 1, NKCT số 2 và kết quả đối chiếu với Kế toán thanh toán, Kế toán chi phí Kế toán tiêu thụ tổng hợp lại các khoản phải thu khách hàng để lập Sổ theo dõi phải thu của khách

hàng (Biểu số 2 – 8) và Bảng kê số 11 (Biểu số 2 – 9).

Sổ theo dõi phải thu khách hàng được lập tổng hợp cho cả quý, trong đó phản ánh số dư nợ đầu kỳ, từng trường hợp thanh toán và số dư nợ cuối kỳ của từng khách hàng

Số liệu để ghi Sổ theo dõi phải thu khách hàng được lấy từ sổ theo dõi thu tiền (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) đối chiếu với số liệu ở Sổ tiêu thụ

Việc sử dụng Sổ theo dõi thanh toán giúp Công ty có thể theo dõi tình hình các khoản nợ của khách hàng, từ đó có các biện pháp xử lý nếu số dư Nợ trên tài khoản 131 của một khách hàng quá lâu Bên cạnh đó, việc theo dõi riêng khoản phải thu cả về doanh thu chưa thuế và thuế giá trị gia tăng phải nộp sẽ giúp cho công việc tính số thuế GTGT phải nộp cuối kỳ, lập Tờ khai hàng hoá, sản phẩm bán ra được nhanh chóng, dễ dàng, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho Kế toán trưởng, Ban giám đốc và cơ quan Thuế

Bảng kê số 11 dùng để phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng với người mua, là tổng số phát sinh trên tài khoản 131 - Phải thu khách hàng (cả số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có).

Bảng kê số 11 gồm có các cột số thứ tự, tên người mua, số dư, các cột phản ánh số phát sinh bên Nợ, bên Có TK 131 đối ứng Có hoặc Nợ với các tài khoản liên quan.

Bảng kê số 11 được lập dựa trên số liệu tổng cộng cuối tháng của Sổ theo dõi thanh toán mở cho từng khách hàng và ghi một lần vào một dòng của Bảng kê (mỗi khách hàng được ghi vào một dòng trên Bảng kê).

Sau đó, cuối quý, khoá sổ Bảng kê số 11, xác định số phát sinh bên Có tài khoản 131 và lấy số tổng cộng trên Bảng kê để ghi NKCT số 8 (ghi Có TK 131, Nợ

các TK liên quan) (Biểu số 2 – 19) và sổ Cái TK 131

Trang 40

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công

Biểu số 2 – 8:

Sổ chi tiết thanh toán

SỔ THEO DÕI PHẢI THU KHÁCH HÀNG

Quý IV/2008

Đơn vị tính: VND

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

Người lập Kế toán trưởng

Đơn vị : Công ty Cổ phần Dệt 10/10Địa chỉ :

Số phát sinhSố dư cuối kỳ

(Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính)

Ngày đăng: 04/12/2012, 10:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình phát triển của Công ty những năm qua thể hiện trên một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu có thể được khái quát qua bảng sau : - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
nh hình phát triển của Công ty những năm qua thể hiện trên một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu có thể được khái quát qua bảng sau : (Trang 5)
GVHB Bảng kê số 8 Sổ chi tiết CPBH và CPQLDNChứng từ gốc về doanh  - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
Bảng k ê số 8 Sổ chi tiết CPBH và CPQLDNChứng từ gốc về doanh (Trang 18)
5. Loại hình: SXXK 6. Giấy phép (nếu có) 2. Người nhập khẩu: - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
5. Loại hình: SXXK 6. Giấy phép (nếu có) 2. Người nhập khẩu: (Trang 24)
3. Người uỷ thác 9. Cửa khẩu xuất hàng: HAIPHONG - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
3. Người uỷ thác 9. Cửa khẩu xuất hàng: HAIPHONG (Trang 25)
Hình thức thanh toán: NTTC Mã số:  - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
Hình th ức thanh toán: NTTC Mã số: (Trang 25)
Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt Mã số:  - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
Hình th ức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt Mã số: (Trang 31)
BẢNG TỔNG HỢP TIÊU THỤ CHI TIẾT THEO TỪNG LOẠI SẢN PHẨM - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
BẢNG TỔNG HỢP TIÊU THỤ CHI TIẾT THEO TỪNG LOẠI SẢN PHẨM (Trang 38)
BẢNG KÊ SỐ 11 PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG (TK 131) - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
11 PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG (TK 131) (Trang 41)
Bảng kê số 11 - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
Bảng k ê số 11 (Trang 41)
Cuối quý, căn cứ vào Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết cho từng thành phẩm, Bảng tổng hợp tiêu thụ và kết quả đối chiếu giữa các nhân viên kế toán nghiệp vụ,  Kế toán trưởng tiến hành lập sổ Cái TK 511 (Biểu số 2 – 10) làm cơ sở cho việc xác  định kết quả t - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
u ối quý, căn cứ vào Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết cho từng thành phẩm, Bảng tổng hợp tiêu thụ và kết quả đối chiếu giữa các nhân viên kế toán nghiệp vụ, Kế toán trưởng tiến hành lập sổ Cái TK 511 (Biểu số 2 – 10) làm cơ sở cho việc xác định kết quả t (Trang 43)
Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn thành phẩm Đơn vị : Công ty Cổ phần Dệt 10/10 - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
Bảng t ổng hợp Nhập - Xuất - Tồn thành phẩm Đơn vị : Công ty Cổ phần Dệt 10/10 (Trang 46)
Cơ sở để lập Bảng kê số 8 là các chứng từ, hoá đơn nhập xuất kho thành phẩm và các chứng từ khác có liên quan. - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
s ở để lập Bảng kê số 8 là các chứng từ, hoá đơn nhập xuất kho thành phẩm và các chứng từ khác có liên quan (Trang 50)
SỔ CÁI TK 632 - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
632 (Trang 52)
Bảng 2– 2: - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
Bảng 2 – 2: (Trang 69)
Bảng tổng hợp kết quả tiêu thụ. - Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10
Bảng t ổng hợp kết quả tiêu thụ (Trang 92)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w