THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/
kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10
3.2.1.Hoàn thi n t ch c b máy k toánệ ổ ứ ộ ế
Để đảm bảo thông tin kế toán được cập nhật một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như giảm bớt khối lượng cuối tháng của Kế toán trưởng, Công ty nên có thêm một Phó phòng Kế toán giúp việc cho Kế toán trưởng, được uỷ quyền thay mặt Kế toán trưởng trong các quyết định Tài chính những khi Kế toán trưởng vắng mặt. Phó phòng kế toán có thể kiêm luôn Kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào các NKCT, Bảng kê, Bảng phân bổ (do kế toán NVL, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán chi phí ... chuyển lên) để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và vào sổ tổng hợp cân đối thu chi, lập Bảng cân đối số phát sinh, chuyển lên cho Kế toán trưởng những thông tin tổng hợp giúp việc lập các Báo cáo Tài chính. Phó phòng Kế toán còn có trách nhiệm cùng với Kế toán trưởng quyết toán cũng như thanh tra kiểm tra công tác kế toán. Phó phòng Kế toán cũng có thể tổng hợp chi phí thay Kế toán chi phí.
Ngoài ra, trong tổ chức kế toán phần hành tiêu thụ và kết quả tiêu thụ, Phòng Tài vụ Công ty Cổ phần Dệt 10/10 nên phân công công việc hạch toán thành phẩm cho một nhân viên kế toán thực hiện, kế toán viên này sẽ theo dõi cả về số lượng lẫn giá trị của thành phẩm nhập, xuất, tồn kho thay cho kế toán tiêu thụ. Việc phân công lao động kế toán như vậy không những đảm báo tính chuyên môn hoá trong công tác kế toán, giảm bớt hệ thống sổ sách tránh xảy ra sai sót trong quá trình làm việc mà
Đỗ Thị Phương Nga - Kế toán 47C 80
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
còn đáp ứng được quá trình mở rộng sản xuất, tiêu thụ của Công ty trong thời gian tới. Đồng thời, để phù hợp với sự thay đổi của các chế độ, chính sách, chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, Công ty cần tổ chức thêm nhiều khoá học giúp các kế toán viên cập nhật thông tin, trau dồi khả năng nghiệp vụ, tiếp cận với các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực kế toán cũng như các lĩnh vực khác.
Hơn nữa, bộ máy kế toán cũng cần được tranh bị máy móc, trang thiết bị hiện đại hơn nữa, đặc biệt là Công ty nên áp dụng một chương trình kế toán máy phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh để một mặt vừa giảm bớt khối lượng công việc của các nhân viên kế toán, một khác giúp công tác kế toán được thực hiện nhanh chóng đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin của Ban lãnh đạo Công ty.
Có thể nói, trong hệ thống thông tin hiện đại, kế toán máy là một mảng ứng dụng quan trọng. Xu hướng áp dụng kế toán với các phần mềm chuyên dụng là khá phổ biến do những hiệu quả mà nó mang lại. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều phầm mềm kế toán đã ra đời phục vụ nhiều hình thức, quy mô, tính chất hoạt động khác nhau. Với sự giúp đỡ của phần mềm kế toán, công tác hạch toán được giảm bớt nhiều lần, những sai sót thường gặp do con người trong quá trình tính toán, cộng sổ, chuyển sổ được hạn chế rất nhiều. Không những vậy, áp dụng một phần mềm phù hợp còn giúp tốc độ xử lý thông tin nhanh gấp nhiều lần vì công việc được thực hiện theo chương trình có sắn vừa chính xác vừa linh hoạt.
Vì thế, để đảm bảo công tác kế toán được thực hiện một cách nhanh gon, chính xác, Công ty nên lựa chọn một phần mềm kế toán phù hợp với nhu cầu, hoàn nảnh và năng lực của nhân viên kế toán. Phần mềm này có thể được Công ty thuê mua lập trình đúng với hoàn cảnh đặc thù của một doanh nghiệp SX các mặt hàng thiết yếu. Tuy hình thức chi phí khá cao nhưng lại hoàn toàn thích hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ nhân viên kế toán trong Công ty.
3.2.2.Hoàn thi n k toán tính giá thành ph m xu t khoệ ế ẩ ấ
Trong viêc xác định giá vốn thành phẩm xuất kho, Công ty hiện đang áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Đây là một phương pháp dễ sử dụng, tính toán
Đỗ Thị Phương Nga - Kế toán 47C 81
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
đơn giản nhưng kế toán không đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và công việc tính toán được dồn lại ngày cuối quý gây vất vả cho Kế toán trưởng. Vì thế, với đặc thù của Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm tiêu dùng thường ít xảy ra biến động về giá cả giữa các kỳ hạch toán; vì thế, Công ty nên sử dụng phương pháp giá hạch toán để ghi nhận giá vốn thành phẩm xuất kho đi tiêu thụ. Đơn giá hạch toán có thể xác định là đơn giá thực tế thành phẩm xuất kho cuối quý trước để đảm bảo độ chệnh lệch ít so với giá thành thực tế. Khi dùng phương pháp này, trên các sổ theo dõi thành phẩm sẽ có thêm cột đơn giá hạch toán và cột giá trị thành phẩm xuất kho theo giá hạch toán.
Cuối quý, sau khi tính được tổng giá trị thực tế thành phẩm nhập trong kỳ, kế toán tính ra hệ số giá thành phẩm cho tất cả các mặt hàng theo công thức sau:
Hệ số giá Giá thực tế TP tồn đầu kỳ + Giá thực tế TP nhập trong kỳ thành phẩm Giá hạch toán TP tồn đầu kỳ + Giá hạch toán TP nhập trong kỳ
Sau đó, kế toán căn cứ vào hệ số giá thành phẩm để xác định giá trị thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ cho từng mặt hàng theo công thức:
Giá trị thực tế Giá hạch toán TP Hệ số giá
TP xuất kho xuất kho thành phẩm
Cột giá trị thực tế sẽ được bổ sung vào chứng từ, sổ sách và được tập hợp để ghi vào Sổ tổng hợp theo giá thực tế thành phẩm xuất kho tiêu thụ.
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh chính xác giá trị thành phẩm xuất kho do đơn giá hạch toán là giá thực tế cuối kỳ liền trước, giá vốn hàng bán được ghi chép kịp thời nhưng cũng có nhược điểm đó là tính toán phức tạp hơn so với phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ; mặc dù vậy, với sự trợ giúp của máy tính điện tử, công việc này không còn là trở ngại đối với các kế toán.
Ngoài ra, trong việc quản lý, theo dõi thành phẩm xuất kho, Công ty nên có sự phân biệt giữa hai kho nội địa và xuất khẩu.Công ty nên có biện pháp theo dõi từng thành phẩm cụ thể riêng của từng kho (bởi thành phẩm của hai kho có sự khác biệt về mẫu mã, chất lượng, giá trị ...) để có thể xem xét, đánh giá tình hình SX cũng như tiêu thụ của từng thị trường.
Đỗ Thị Phương Nga - Kế toán 47C 82
=
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Bên cạnh đó, trong hạch toán chi tiết thành phẩm Công ty nên mở Sổ chi tiết thành phẩm (Biểu số 3 – 1) để theo dõi về số lượng cũng như giá trị thành phẩm nhập, xuất, tồn kho trong kỳ. Việc theo dõi thành phẩm được thực hiện đầy đủ, ghi chép trên ít sổ hơn. Công ty có thể hợp nhất hai bảng: Bảng cân đối thành phẩm với Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm chỉ sử dụng Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Dựa trên Sổ chi tiết thành phẩm, Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, kế toán viên sẽ tiến hành lập Bảng kê số 8.
Nếu việc hạch toán thành phẩm được giao cho một nhân viên kế toán thực hiện, khi đó chỉ cần mở Sổ chi tiết thành phẩm để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho về hai chỉ tiêu số lương, giá trị. Đến cuối kỳ, kế toán chỉ phải tiến hành lập Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, có thể giảm bớt việc lập Bảng cân đối thành phẩm và Sổ theo dõi nhập kho thành phẩm.
Sổ chi tiết thành phẩm có thể được thiết kế theo mẫu sau:
Đỗ Thị Phương Nga - Kế toán 47C 83
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Biểu số 3 – 1: