Quý năm Đơn vị tính: VND

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10 (Trang 86 - 97)

Địa chỉ :

SỔ THEO DÕI DOANH THU TIÊU THỤ NỘI BỘ

Quý năm Đơn vị tính: VND Đơn vị tính: VND Chứng từ SH NT Mục đích xuất DT chưa thuế Thuế GTGT

Tài khoản đối ứng

TK 136 TK 641 TK 642 TK 431

Cộng

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2008

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu KD có gốc ngoại tệ được nêu rõ trong VAS 10 chủ yếu tại các đoạn 07, 08, 09, ...

Trong đó, đối với những doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ như Công ty Cổ phần Dệt 10/10 cần tuân thủ các quy định:

+ Đối với tiền ngoại tệ, nợ phải thu, nợ phải trả, nợ vay có gốc ngoại tệ khi phát sinh được ghi sổ theo giá hạch toán.

+ Đối với doanh thu xuất khẩu, chi phí ngoại tệ cho xuất khẩu ... phải được quy đổi ra tiền VND và ghi sổ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ hoặc tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

+ Chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế được ghi thu, chi tài chính tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Cuối kỳ, kế toán điều chỉnh theo tỷ giá hối đoái cho tiền ngoại tê, nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ còn dư cuối năm ...

Kế toán phản ánh doanh thu

Nợ TK 635 - Lỗ chênh lệch tỷ giá

Nợ TK 1112, 1122, 131 (tỷ giá hạch toán) Có TK 511 - Tỷ giá thực tế

Có TK 515 – Lãi chênh lệch tỷ giá.

Do đó, khi hạch toán ngoại tệ, Công ty nên ghi nhận doanh thu theo tỷ giá thực tế thời điểm phát sinh nghiệp vụ, chỉ có các khoản phải thu, tiền ngoại tệ ... được hạch toán theo tỷ giá hạch toán và được điều chỉnh vào thời điểm cuối kỳ.

Hơn nữa, Công ty nên sử dụng các TK ngoài bảng, đặc biệt là TK 007 để phản ánh tình hình biến động nguyên tệ, đảm bảo phản ánh đúng tỷ giá ngoại tệ cũng như ghi nhận chính xác chi phí, doanh thu có được từ chênh lệch tỷ giá.

Chẳng hạn như, trong nghiệp vụ xuất khẩu ngày 28/10/2008, đồng thời với bút toán ghi nhận giá vốn, kế toán nên phản ánh doanh thu xuất khẩu theo tỷ giá thực tế vào ngày 28/10/2008 (16.500 VND/USD):

Nợ TK 131.1 : 35.990.041.600 (tỷ giá hạch toán)

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Nợ TK 635 : 1.124.688.800

Có TK 511.2 : 2,411 x 1.049.150 x 16.500 = 37.114.730.400 (tỷ giá thực tế) Đồng thời, kế toán ghi đơn : Nợ TK 007 – USD: 2.249.377,6.

Cuối quý, kế toán chỉ phải điều chỉnh theo tỷ giá hối đoái cho tiền ngoại tệ, nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ cuối quý (hoặc cuối năm).

Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu như vậy, Công ty vừa đảm bảo phản ánh doanh thu đúng giá trị vừa không vi phạm trong ghi nhận chênh lệch tỷ giá như một khoản điều chỉnh doanh thu.

Ngoài ra, trong quá trình tiêu thụ theo hợp đồng xuất khẩu, khi xuất kho thành phẩm vận chuyển đến cảng Hải Phòng, kế toán Công ty Cổ phần Dệt 10/10 nên ghi nhận thành phẩm xuất kho ngay khi vừa xuất ra qua TK 157 – Hàng gửi bán sẽ đảm bảo việc hạch toán được chuẩn xác hơn. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá thành phẩm đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng; thành phẩm gửi bán đại lý, ký gửi; sản phẩm chuyển cho đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán; trị giá dịch vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng, nhưng chưa được chấp thuận thanh toán.

Thành phẩm phản ánh trên TK 157 vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi xác định là đã bán.

Nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên nợ: Trị giá thành phẩm đã gửi cho khách hàng nhưng chưa được ghi nhận doanh thu.

Bên Có:

- Trị giá thành phẩm gửi đi bán được được xác định là đã bán;

- Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại;

Số dư bên Nợ: Giá trị hàng gửi bán chưa được xác định là đã bán trong kỳ. Các bút toán ghi nhận việc xuất kho thành phẩm qua TK 157 được hạch toán như sau:

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

- Khi xuất kho thành phẩm cho mục đích xuất khẩu, căn cứ vào hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, kế toán ghi:

Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Có TK 155 - Thành phẩm.

Khi thành phẩm được xác định là đã tiêu thụ (đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu, hàng đã lên phương tiện chuyển chở), kế toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131

Có TK 511.1 – Doanh thu xuất khẩu.

đồng thời phản ánh trị giá vốn của số thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.

Tài khoản 157 cũng có thể được sử dụng để ghi nhận lượng hàng gửi bán cho các cửa hàng, siêu thị ... khi Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước sau này.

3.2.5.Hoàn thi n k toán các kho n gi m tr doanh thu ế

Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi sai sót, vì thế, để mở rộng thị trường, thu hút khách hàng Công ty Cổ phần Dệt 10/10 nên sử dụng TK 521, TK 532 để hạch toán các khoản giảm trừ.

- Trong đó, Tài khoản 521 phản ánh khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng khi đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định. Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn GTGT” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng. Nội dung phản ánh của tài khoản 521 như sau:

Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang Tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ.

- TK 532 phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ và chỉ phản ánh các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hành và phát hành hoá đơn (Giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất. . .

Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.

Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang TK 511. Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.

Đến cuối kỳ, khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được kết chuyển toàn bộ sang TK 511 để xác định doanh thu thuần thực tế thực hiện

Ngoài ra, phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại thành phẩm.

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán như sau:

 Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 521, 532

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ (33311) (Nếu có) Có các TK 111, 112, 131,. . .

 Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại. giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521, 532.

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Đặc biệt, kế toán Công ty không được coi khoản chênh lệch giảm khi đánh giá lại tỷ giá hối đoái là một khoản giảm trừ doanh thu việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá phải được thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực kế toán VAS 10.

Việc sử dụng các khoản giảm trừ doanh thu như trên không những tạo điều kiện cho khách hàng mua sản phẩm của Công ty, là biện pháp khuyến khích tiêu thụ mà còn phản ánh công tác kế toán tiêu thụ của Công ty được thiết lập hết sức đầy đủ đảm bảo cung cấp thông tin cho Ban giám đốc.

3.2.6.Hoàn thi n k toán k t qu tiêu th ế ế

Đối với các khoản chi phí, Công ty nên theo dõi chi tiết hơn các khoản chi phí này. Chẳng hạn như, chi phí bán hàng có thể chi tiết thành: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí bằng tiền khác ...; chi phí quản lý DN có thể chi tiết thành: chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý, chi phí dự phòng ... Khi đã chi tiết các khoản chi phí này, Công ty nên mở sổ theo dõi riêng từng loại chi phí; làm vậy, Công ty có thể biết được chi phí nào tăng nhiều nhất so với các năm trước để tiến hành điều chỉnh.

Ngoài ra, để đảm bảo cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo, công tác kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty nên phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng tiêu thụ hoặc từng thành phẩm tiêu thụ. Công việc này có thể được theo dõi chi tiết trên Bảng tổng hợp kết quả tiêu thụ. Sổ này sẽ theo dõi, tổng hợp doanh thu, giá vốn, chi phí chung (bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý) cho từng mã hàng tiêu thụ trong kỳ để từ đó xác định phần lợi nhuận gộp cho từng loại thành phẩm hoặc kế toán có thể xác định riêng cho từng thị trường để có kế hoạch phù hợp cho sự tăng trưởng của từng thị trường tiêu thụ.

Trong đó, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nên phân bổ theo chỉ tiêu một chỉ tiêu ổn định như giá vốn hàng bán (chỉ tiêu có tính ổn định phụ thuộc vào chi phí SX trong kỳ) không nên phân bổ theo doanh thu (bởi doanh thu tiêu thụ còn phụ thuộc nhiều vào thị trường).

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Biểu số 3 – 3: Bảng tổng hợp kết quả tiêu thụ. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TIÊU THỤ Quý IV/ 2008 T T Loại hàng Đơn vị tính S L Giá vốn Doanh thu Thuế Giảm trừ DT Lãi gộp CP BH CP QLD N Lãi (lỗ) I. Màn XK ... ... .. . ... ... ... ... ... ... ... ... II. Màn nội địa ... ... .. . ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm

Kế toán trưởng

Chẳng hạn, cuối quý IV/2008, ta có thể xác định lãi lỗ của từng mặt hàng chủ đạo sau khi phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:

Chi phí bán hàng phân bổ cho các sản phẩm màn xuất khẩu: 5.200.362.392 x 316.876.904.500

337.795.370.704

Chi phí bán hàng phân bổ cho các sản phẩm màn nội địa:

= 5.200.362.392 - 4.878.322.440 = 1.539.500.079 Chi phí quản lý phân bổ cho các sản phẩm màn xuất khẩu:

4.417.013.595x 306.876.904.500 337.795.370.704

Chi phí quản lý phân bổ cho các sản phẩm màn nội địa

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

92Đơn vị : Đơn vị :

Địa chỉ :

= = 4.878.322.440

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

= 4.417.013.595 - 4.143.483.649 = 404.289.986 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối quý, tiến hành vào Bảng tổng hợp kết quả tiêu thụ để xác định lãi lỗ từng loại mặt hàng.

Lãi tiêu thụ màn xuất khẩu:

= 336.890.634.192 - 316.876.904.500 - 4.878.322.440 - 4.143.483.649 = 10.991.923.603 VND

Lãi tiêu thụ màn nội địa:

= 24.255.364.856 - 20.918.466.204 - 1.539.500.079 - 404.289.986 = 2.741.328.754 VND.

Như vậy, lãi từ hoạt động tiêu thụ nội đia tuy nhỏ nhưng so với tỷ lệ so với doanh thu tiêu thụ lại lớn (lãi tiêu thụ màn nội địa chiếm gần 12% doanh thu nội địa, trong khi đó, lãi từ thị trường xuất khẩu tuy lớn nhưng chỉ chiếm tỷ lệ gần 3,5% so với doanh thu tiêu thụ). Điều đó chứng tỏ việc phát triển thị trường tiêu thụ trong nước là một điều cần thiết để Công ty gia tăng lợi nhuận.

3.2.7.Hoàn thi n công tác k toán qu n tr ế

Kế toán quản trị là một bộ phận của bộ máy kế toán, cung cấp các thông tin nội bộ có giá trị cho Ban lãnh đạo. Tuy nhiên, hiện nay, tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10, công tác kế toán quản trị chưa được coi trọng, hoạt động chưa hiệu quả. Công tác kế toán mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, chưa đi sâu và tại Công ty chưa có bộ phận kế toán quản trị riêng để có thể tham dự vào các quyết định kinh doanh. Đặc biêt, đối với phần hành tiêu thụ và kết quả tiêu thụ, nhiệm vụ của kế toán viên không chỉ phải theo dõi tình hình biến động doanh thu, chi phí trong kỳ mà còn phải phân tích các chỉ tiêu tương quan để từ đó, xác định được cơ cấu sản phẩm hợp lý, nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Chính việc không coi trọng công tác quản trị đã khiến vai trò tham mưu của bộ phận kế toán giảm đi rõ rệt. Bởi công tác kế toán quản trị có chức năng xác định các khoản chi phí, dựa trên việc phân chia định phí và biến phí để lập Báo cáo kế toán

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

quản trị. Các báo cáo này được lập dựa trên các yếu tố doanh thu, biến phí, định phí giúp cho người quản lý thấy trước sự biến động của chi phí khi mức độ tiêu thụ thay đổi. Từ đó, nhà quản trị có thể lập các kế hoạch sản xuất, kiểm soát và điều tiết chi phí ...

Vì lẽ đó, Công ty nên xây dựng và phát triển một bộ máy kế toán toàn diện bao hàm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Cụ thể, trước hết, Công ty cần phân tích rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bao gồm: những nguyên nhân thuộc về khách hàng như: phong tục tập quán, thói quen, nhu cầu, mức thu nhập ... hoặc những nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp như: thành phẩm dự trữ, chính sách giá, tổ chức thị trường ... Việc tìm hiểu những nguyên nhân trên không chỉ giúp cho Công ty có nhận ra những sai sót trong công tác tiêu thụ để có biện pháp cải thiện mà còn đêm lại khả năng chiếm lĩnh thị trường do nắm bắt được tâm lý khách hàng.

Bên cạnh đó, để đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ, Công ty cần sử dụng một số chỉ tiêu như:

Hệ số tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ thành phẩm Giá trị sản xuất

Hệ số tiêu thụ phản ánh tình hình tiêu thụ so với kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Hệ số tiêu thụ sản phẩm lớn hơn hoặc bằng 1 là biểu hiện tốt chứng tỏ nhịp điệu sản xuất phù hợp nhịp điệu tiêu thụ. Nói cách khác, sản xuất bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu. Sản phẩm tiêu thụ nhanh chóng thúc đẩy sản xuất phát triển, sản phẩm sản xuất đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giá thành hạ, giá bán đủ sức cạnh tranh trên thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh chóng. Tiêu thụ nhanh chóng với khối lượng lớn tạo điều kiện tăng doanh thu, lợi nhuận. Do đó, có thể nói, chỉ tiêu hệ số tiêu thụ là một công cụ hữu hiệu giúp Công ty đánh giá thực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10 (Trang 86 - 97)