Thực trạng kế toán kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10 (Trang 53 - 57)

SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN HÀNG BÁN

2.3.Thực trạng kế toán kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/

10/10

2.3.1.K t qu tiêu th và tài kho n s d ngế ả ử ụ

Đối với Công ty Cổ phần Dệt 10/10, hoạt động kinh doanh chính là tiêu thụ thành phẩm. Công ty chỉ xác định kết quả tiêu thụ chung cho toàn bộ thành phẩm đã tiêu thụ trong quý. Việc xác định kết quả được thực hiện vào cuối mỗi quý, do vậy, trong một năm tài chính, Công ty có 4 bộ Báo cáo tài chính tương ứng cho 4 quý. Sau khi các kế toán phần hành hoàn thành công việc của mình, đến cuối quý sẽ tổng hợp các nghiệp vụ và chuyển số liệu lên cho Kế toán trưởng để xác định giá vốn, thu nhập, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ... phát sinh trong kỳ; từ đó, kết chuyển xác định kết quả tiêu thụ để ghi sổ tổng hợp và lập các Báo cáo tài chính từng quý. Đến cuối năm, Kế toán trưởng sẽ tổng hợp số liệu từ các báo cáo này đồng thời đối chiếu với Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp TK 511, 632, ... tiến hành lập Báo cáo tài chính phản ánh chính xác tình hình hoạt động trong cả năm của Công ty.

Kết quả tiêu thụ được xác định thông qua công thức:

Kết quả Tổng Các Giá vốn Chi phí Chi

hoạt động = doanh - khoản - hàng - bán - phí

kinh doanh thu giảm trừ bán hàng QLDN

Để phản ánh kết quả tiêu thụ của Công ty trong một năm tài chính, kế toán sử dụng các TK:

 TK 511, TK 632 (đã trình bày ở trên).

 TK 531 – Hàng bán bị trả lại. TK này mới được Công ty sử dụng trong vài năm gần đây. Đây là TK dùng để phản ánh giá trị số TP đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do một số nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh tế, TP kém chất lượng, không đúng chủng loại quy cách ...

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Bên Nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm đã bán.

Bên Có: Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ TK 511 để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.

TK 531 không có số dư cuối kỳ và không được chi tiết thành tiểu khoản.

 TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. TK này được Công ty Cổ phần Dệt 10/10 dùng để phản ánh chênh lệch doanh thu xuất khẩu giữa tỷ giá hạch toán theo ghi nhận hàng ngày và tỷ giá thực tế tại ngày cuối quý.

Bên Nợ: Chênh lệch do tỷ giá hạch toán nhỏ hơn tỷ giá thực tế.

Bên Có: Chênh lệch do tỷ giá hạch toán lớn hơn tỷ giá thực tế Tài khoản 413 có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.

 TK 641 – Chi phí bán hàng. TK này dùng để hạch toán chi phí bán hàng (chủ yếu là chi phí vận chuyển, bốc dỡ ...) phát sinh trong kỳ hạch toán và cuối kỳ dùng để kết chuyển sang TK 911 – Xác định kết quả KD. Nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm..

Bên Có: Kết chuyển chi phí bán hàng vào Tài khoản 911 để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.

Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ và Công ty Cổ phần Dệt 10/10 không mở tiểu khoản chi tiết cho TK 641.

 TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. TK này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí quản lý DN bao gồm: lương nhân viên văn phòng, giá trị NVL, CCDC xuất dùng cho bộ phận văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho quản lý DN ... và một số chi phí bằng tiền khác; cũng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN sẽ được kết chuyển vào thời điểm cuối kỳ sang TK 911 để xác định kết quả KD kỳ đó.

Bên Nợ: Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Bên Có: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911. TK 642 không có số dư cuối kỳ. TK này cũng không được Công ty chi tiết.

 TK 911 – Xác định kết quả KD. Sau một kỳ hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả tiêu thụ qua TK 911. Đây là TK tổng hợp toàn bộ chi phí, doanh thu, thu nhập trong kỳ của Công ty. TK này được sử dụng để xác định lãi, lỗ trong quá trình KD của một năm tài chính. Đến cuối năm, TK này sẽ được cân đối giữa Nợ và Có để kết chuyển sang TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.

Bên Nợ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trị giá vốn của sản phẩm đã bán;

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Chi phí khác;

- Kết chuyển lãi.

Bên Có:

- Doanh thu thuần về số sản phẩm đã bán trong kỳ;

- Doanh thu khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ.

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

2.3.2.K toán chi phí bán hàng và chi phí qu n lý doanh nghi pế

Chi phí bán hàng chủ yếu phát sinh đối với phương thức tiêu thụ qua hợp đồng xuất khẩu như: chi phí chuyển hàng đến cảng, chi phí chuyển hàng đến kho bái, chi phí bốc dỡ hàng ... Đối với việc bán hàng nội địa, khách hàng thường phải trực tiếp đến kho của Công ty để mua. Vì vậy, các chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển thường không phát sinh. Chi phí bán hàng thường do Kế toán thanh toán ghi nhận nghiệp vụ.

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm toàn bộ chi phí lương nhân viên văn phòng, chi mua thiết bị phục vụ mục đích quản lý ...; do đó, chi phí quản lý doanh nghiệp được nhiều nhân viên kế toán các phần hành hạch toán và tổng hợp.

Trong kỳ khi phát sinh các chi phí phục vụ hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, kế toán các phần hành Kế toán tiền lương, Kế toán TSCĐ, Kế toán NVL, CCDC, Kế toán thanh toán ... sẽ tiến hành vào các chứng từ, sổ sách có liên quan như: Bảng thanh toán lương, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Bảng phân bổ NVL, CCDC xuất dùng ...; sau đó, tập hợp lên Sổ theo dõi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (Biểu số 2 – 15).

Chẳng hạn như, trong nghiệp vụ xuất khẩu ngày 28/10/2008, để chuyển hàng từ kho đến cảng Hải Phòng theo Hoá đơn GTGT số 0081690, Công ty phải thuê đơn vụ vận tải thực hiện với chi phí vận chuyển chưa thuế là 605.143.000 VND, thuế suất thuế GTGT 10%, Công ty đã thanh toán với đơn vị vận tải qua tiền gửi ngân hàng và đã nhận được Giấy báo Nợ của ngân hàng. Khi đó, Kế toán thanh toán sẽ định khoản và phản ánh bút toán này vào Sổ theo dõi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, NKCT số 2 như sau:

Nợ TK 641 : 605.143.000 Nợ TK 133 : 60.514.300

Có TK 112.1 : 665.657.300.

Ngày 30/11/2008, Kế toán tiền lương tính ra tổng phải trả cho nhân viên trong Phòng Tài vụ là 28.432.000 VNĐ. Khi đó, căn cứ vào Bảng chấm công, Sổ chi tiết TK 334, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ..., kế toán tiến hành định khoản chi phí tiền lương nhân viên Phòng Tài vụ vào chi phí quản lý doanh nghiệp và ghi nhận vào Sổ theo dõi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642 : 28.432.000 Có TK 334 : 28.432.000

Biểu số 2 – 15:

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Sổ chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Đơn vị : Công ty Cổ phần Dệt 10/10

Địa chỉ :

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10 trên10 (Trang 53 - 57)