1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

123 849 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 4 SẢN PHẨM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÀ PHÊ CHẾ BIẾN 4 1.1. Một số vấn đề cơ bản về năng lực c

Trang 1

  

Chuyên đề tốt nghiệp

Tên đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biếnViệt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Sinh viên thực hiện : PHẠM MINH ĐỨC

Giáo viên hướng dẫn: THS NGUYỄN THỊ HOA

Hà Nội - 2009

Trang 3

ICO :Tổ chức cà phê quốc tê NCA :Hiệp hội cà phê Mỹ.

VICOFA :Hiệp hội cà phê ca cao Việt NamWTO :Tổ chức thương mại thế giới.MFN :Quy chế tối huệ quốc.

OECD :Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tếUSVTC :Hội đồng thương mại Việt Mỹ

WEF :Diễn đàn kinh tế thế giớiWB :Ngân hàng Thế giới IMF :Quỹ Tiền tệ quốc tế

ABIC :Hiệp hội các nhà rang xay cà phê Brazil APEX :Cục Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Brazil VinaCafe :Tổng công ty cà phê Việt Nam

VGG :Vietnam Global Gateway

TNS : Trung tâm nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ

Trang 4

Bảng 2.1 : Điều tra về mức độ quan tâm của người dân Hoa Kỳ đối với các sản phẩm cà phê

Bảng 2.2 : Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Bảng 2.3 : Cơ cấu các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang

thị trường Hoa Kỳ

Bảng 2.4 : Mức tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2007Bảng 2.5 : Tỉ lệ cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Bảng 2.6 : Chất lượng cà phê nhân Việt Nam.

Bảng 2.7 : Số lượng và cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1 tháng 7 trong thành phần kinh tế nông lâm nghiệpBảng 2.8 : Trồng và thu hoạch cà phê ở Việt Nam

Bảng 2.9 : Giá một số loại cà phê uống liền ở Việt Nam

Bảng 2.10 : Giá cà phê uống liền Mulvadi Kona Gourmet của Hoa Kỳ

Bảng 3.1 :Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2007Bảng 3.2 : Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ 2008-2009

Bảng 3.2 : Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2009-2010

Trang 5

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa KỳHình 2.2: Sự đa dạng trong các sản phẩm của cà phê Trung nguyên

Hình 2.3: Sự đa dạng trong các sản phẩm của Vinacafe

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 4

SẢN PHẨM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÀ PHÊ CHẾ BIẾN 4

1.1 Một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của sản phẩm 4

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 4

1.1.1.1 Cạnh tranh 4

1.1.1.2 Năng lực cạnh tranh 5

1.1.2 Các cấp độ năng lực cạnh tranh 6

1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia 6

1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp ngành (doanh nghiệp) 6

1.1.2.3 Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm 7

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của sản phẩm 8

1.1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: 8

1.1.3.2 Các yếu tố bên trong của bản thân doanh nghiệp 10

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 14

1.1.4.1 Chất lượng 14

1.1.4.2 Doanh thu 15

1.1.4.3 Thị phần 16

1.1.4.4 Chi phí sản xuất và giá cả của sản phẩm 17

1.1.4.5 Thương hiệu của sản phẩm 18

1.1.4.6 Mức độ hấp dẫn của sản phẩm 19

1.1.4.7 Một số chỉ tiêu khác 19

1.1.5 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 20

1.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến xuất khẩu của một số nước trên thế giới 21

Trang 7

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên

thị trường Hoa Kỳ 34

2.2.1.Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ 34

2.2.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: 34

2.2.1.2 Các yếu tố bên trong của bản thân doanh nghiệp 36

2.2.2 Tình hình tiêu thụ cà phê chế biến của Hoa Kỳ những năm gần đây 38

2.2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trênthị trường Hoa Kỳ 41

Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 70

của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ 70

3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của cà phê chế biến Việt Nam (đến 2015) 70

3.1.1 Định hướng 70

3.1.2 Mục tiêu 71

3.2 Một số lưu ý khi xuất khẩu cà phê chế biến vào thị trường Hoa Kỳ 71

3.2.1 Đặc điểm chung về thị trường Hoa Kỳ 71

3.2.2 Quy định của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu 78

3.2.3 Tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ đối với cà phê chế biến của Việt Nam 83

3.2.3.1 Những thuận lợi 83

3.2.3.2 Những khó khăn 84

Trang 8

3.4 Kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế

biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ 91

3.4.1 Các kiến nghị về phía Chính phủ 91

3.4.2 Các kiến nghị về phía hiệp hội cà phê 93

KẾT LUẬN 96

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

- Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, cà phê đã càng ngày càng trở nên quá đỗi quen thuộc với ngườidân trên toàn thế giới và kinh doanh cà phê cũng đã dần chiếm một vị trí rất quantrọng trong nền kinh tế Đối với Việt nam cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩuchủ lực chỉ đứng sau gạo, với số lượng xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm mộttỷ trọng lớn Hàng năm xuất khẩu cà phê đem về cho nền kinh tế một lượngngoại tệ không nhỏ, đồng thời giải quyết hàng trăm nghìn công ăn việc làm chongười lao động trong nước

Tuy nhiên Việt Nam mới chủ yếu đơn thuần xuất khẩu cà phê nhân và chỉnổi tiếng về việc xuất khẩu cà phê nhân Lượng cà phê bột, cà phê đã qua chếbiến xuất khẩu thấp và thương hiệu chưa cao khiến cho năng lực cạnh tranh yếu.Các sản phẩm chế biến từ cà phê Việt Nam xuất khẩu vẫn quá ít ỏi, chưa tươngxứng với tiềm năng của đất nước Mặt hàng cà phê chế biến vẫn chủ yếu mới chỉlà tiêu thụ nội địa Khác với các nước, họ trồng cà phê, tiêu thụ và xây dựngthương hiệu ở trong nước sau đó mới xuất khẩu, còn ở Việt Nam thì ngược lại,một thời gian dài chỉ xuất khẩu và bây giờ quay lại xây dựng thương hiệu ở trongnước nên thừa cà phê nhân nhưng thiếu thương hiệu cà phê thành phẩm mà bảnthân năng lực cạnh tranh của cà phê thành phẩm lại chưa cao.

Trong khi đó xuất khẩu cà phê chế biến vào Hoa Kỳ lại là một cơ hội lớn.Hoa Kỳ là nước tiêu thụ cà phê vào cỡ lớn nhất thế giới đồng thời hiện cũngđang là nước nhập khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam Nhu cầu tiêu thụ càphê của Hoa Kỳ ngày càng tăng, cà phê trở thành thứ đồ uống quen thuộc thường

Trang 10

xuyên hàng ngày của đa số người dân Mỹ Đây thực sự là một thị trường lớn,đầy tiềm năng cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam.

Chính vì vậy một yêu cầu cần thiết đặt ra cho cà phê Việt Nam trongthời gian tới là cần mở rộng và phát triển mạnh hơn nữa các sản phẩm chế biếncủa cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, khôngnhững chỉ đơn thuần tăng doanh thu mà còn cần tăng cả về chất lượng, thị phần,cải tiến đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng caonăng lực cạnh tranh của cà phê chế biến của Việt Nam trên thị trường quan trọnghàng đầu này.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu các sản phẩm cà phêchế biến của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, em chọn đề tài nghiên cứu “Nângcao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ”.Qua đề tài này, em hi vọng sẽ có một cái nhìn rõ hơn về thực trạng năng lực cạnhtranh của cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ và từ đó có thể đưa ra một sốnhững kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sảnphẩm cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường này

- Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần chính:

 Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và kinhnghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh cà phê chế biến

 Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến ViệtNam trên thị trường Hoa Kỳ

 Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chếbiến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Trang 11

- Phương pháp nghiên cứu:

Cách thức giải quyết vấn đề: thu thập số liệu từ các báo cáo, tài liệuthống kê dưới các dạng văn bản của Bộ Công thương (bao gồm cả văn bản giấyvà văn bản mềm), kết hợp với các nguồn số liệu tham khảo từ sách báo,Internet…

- Mục đích nghiên cứu:

Cà phê chế biến của Việt Nam còn ít, năng lực cạnh tranh còn chưa caonên không tránh khỏi sự cạnh tranh khắc nghiệt từ các đối thủ cạnh tranh lớnkhác Chính vì vậy đề tài hi vọng sẽ đề xuất được một số những giải pháp đểnâng cao được năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trườngHoa Kỳ.

- Lời cảm ơn:

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cán bộ hướng dẫn, Phó Vụ trưởngHoàng Thị Tuyết Hoa cùng các chuyên viên tại Vụ kế hoạch- Bộ Công Thương đãtạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập.

Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo hướngdẫn Ths.Nguyễn Thị Hoa đã tận tình theo sát giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.

Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên: Phạm Minh Đức

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÀ PHÊ CHẾ BIẾN

1.1 Một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của sản phẩm1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.1.1.1 Cạnh tranh

Ngày nay, cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thịtrường, là động lực phát triển của nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường cạnhtranh cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trườngnhằm giành được ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ,về cùng một loại khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh Nó được coi là sựsống còn của doanh nghiệp, là cơ hội cho sự tồn tại và phát triển của các sảnphẩm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp.

Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những cá

nhân, tập thể có chức năng như nhau nhằm giành phần hơn, phần thắng vềmình” Điều đó có nghĩa là nâng cao vị thế của người này và làm giảm vị thế của

người khác.

Trong khi đó tổ chức OECD lại định nghĩa : “Cạnh tranh là khả năng của

các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và các vùng trong việc tạo ra việc làm và thunhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”…

Trang 13

Trên thực tế thì có nhiều quan niệm về cạnh tranh khác nhau tuy nhiên đều

thống nhất: “Cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh gay gắt quyết liệt giữa các

đối thủ trên thị trường nhằm giành giật điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ hànghóa dịch vụ có lợi nhất Đồng thời cạnh tranh tạo điều kiện thúc đẩy sản xuấtphát triển”.

Như vậy có thể thấy cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản củanền kinh tế thị trường, tất yếu không thể không có trong nền kinh tế thị trường,phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế cùng theo đuổimục đích lợi nhuận tối đa Và theo thời gian, tính chất cạnh tranh trong nền kinhtế sẽ ngày càng quyết liệt.

1.1.1.2 Năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh là một tất yếu và để thắng trong quá trình cạnh tranh thì nhân tốtiên quyết là năng lực cạnh tranh của chủ thể cạnh tranh Cũng như cạnh tranh thìhiện tại vẫn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh tranh nhưng tacó thể hiểu một các đơn giản đó là khả năng của các chủ thể để có thể giànhđược những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất trên thị trường nhằm đemlại lợi nhuận cao hơn.

Trong từ điển Tiếng Việt, năng lực cạnh tranh được định nghĩa như sau:

“Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của

những hàng hoá cùng loại, trên cùng một thị trường tiêu thụ”.

Theo Michaer.E.Porter, một học giả kinh tế, thì không có một định nghĩathật sự về năng lực cạnh tranh và không có một lí thuyết nào giải thích nó đượcchấp nhận một cách phổ biến

Trang 14

Theo tạp chí kinh tế và phát triển, số 84 tháng 6 năm 2004, thạc sỹ Phạm

Đình Huỳnh: “Năng lực cạnh tranh là khả năng đạt được và duy trì thị phần có

1.1.2 Các cấp độ năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh thường được nhìn nhận dưới 3 cấp độ đó là năng lựccạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành (doanh nghiệp) và nănglực cạnh tranh của sản phẩm Trong đó năng lực cạnh tranh sản phẩm là cốt lõitạo nên sức cạnh tranh của ngành (doanh nghiệp), và tổng hợp lại góp phần nângcao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia

Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia được hiểu là khả năng cạnh tranh củamột nước để sản xuất hàng hóa dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trườngquốc tế, đồng thời mở rộng được thu nhập thực tế của cư dân nước đó Nó lànhững lợi thế so sánh của quốc gia có được so với các quốc gia khác, đó lànhững lợi thế về các nguồn lực như lao động, tài nguyên, trình độ công nghệ, lợithế về vị trí địa lý, lợi thế về quy mô…

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF (1997): Năng lực cạnh tranh củaquốc gia được hiểu là “sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mô Đó lànăng lực của một nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thuhút đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơsở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác.”

1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp ngành (doanh nghiệp)

Sự tồn tại của mỗi quốc gia không thể thiếu sự hoạt động của các ngành,doanh nghiệp lớn và nhỏ trong quốc gia đó Và nâng cao năng lực cạnh tranh của

Trang 15

từng ngành (doanh nghiệp) sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc

gia Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là “khả năng một doanh

nghiệp tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dướidạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lựccủa nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trườngmới” Như vậy năng lực cạnh tranh cấp ngành (doanh nghiệp) đồng nghĩa với kết

quả kinh doanh và lợi nhuận Là lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ trong

việc thoã mãn những nhu cầu của khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận Đó làyêú tố nội tại của doanh nghiệp như vốn, lao động, công nghệ…

1.1.2.3 Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm

Theo tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 317, tháng 10 năm 2004 của TS.

Nguyễn Văn Thanh: “Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm được hiểu là khả năng

mà sản phẩm có được nhằm duy trì được vị thế của nó 1 cách lâu dài trên thịtrường cạnh tranh”

Năng lực cạnh tranh sản phẩm được nhận biết qua lợi thế cạnh tranh củasản phẩm đó với các sản phẩm khác cùng loại Đó là những đặc tính, giá trị sửdụng mà sản phẩm có được lợi thế so với các sản phẩm thay thế như chất lượng,mẫu mã, giá cả…Nếu sản phẩm giống nhau về hình thức kiểu dáng, mẫu mã…mà có chi phí trên một đơn vị thấp hơn từ đó dẫn đến giá thành và giá bán sảnphẩm thấp hơn, có chất lượng cao hơn do được áp dụng khoa học kĩ thuật, côngnghệ tiên tiến… so với đối thủ cạnh tranh cùng sản xuất sản phẩm đó, thì doanhnghiệp đó đã tạo ra sản phẩm có năng lực cạnh tranh Ngoài ra thì năng lực cạnhtranh của sản phẩm còn được thể hiện ở rất nhiều mặt khác như khả năng đápứng và thỏa mãn khách hàng, hệ thống mạng lưới bán hàng và sau bán hàngtốt…

Trang 16

Như vậy ta có thể thấy ba cấp độ của năng lực cạnh tranh mặc dù có sự độclập tương đối nhưng giữa chúng vẫn tồn tại mối quan hệ mật thiết Năng lựccạnh tranh sản phẩm sẽ là yếu tố cơ bản tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành(doanh nghiệp), và tổng hợp lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốcgia Ngược lại, năng lực cạnh tranh của quốc gia được nâng cao sẽ tạo điều kiệnnâng cao năng lực cạnh tranh ngành hay doanh nghiệp, và chính năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp khi được nâng cao sẽ tạo nên sức hút, sự hấp dẫn với sảnphẩm, dịch vụ của người tiêu dùng từ đó tạo nên năng lực cạnh tranh cho sảnphẩm

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố baogồm cả những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô cũng như các yếu tố thuộc bảnthân nội tại của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm.

1.1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh

tranh của sản phẩm Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tạo ra những cơhội, tiềm năng cũng như những khó khăn thách thức cho các sản phẩm cạnhtranh trên thị trường.

 Các yếu tố kinh tế:

Các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô như lãi suất ngân hàng, tỷ giáhối đoái, cán cân thanh toán…có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh củasản phẩm Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nắm chắc và có dự báo vềxu hướng biến động của các yếu tố khi đưa ra các quyết định về chính sách sản

Trang 17

phẩm để từ đó có những biện pháp để hạn chế rủi ro cho khả năng cạnh tranh củasản phẩm trên thị trường.

- Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm.Nếu đồng nội tệ lên giá, giá cả của sản phẩm trong nước giảm dẫn đến khả năngcạnh tranh của sản phẩm ở nước ngoài giảm, khi đó giá bán của hàng hoá tínhbằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh Hơn nữa, khi đồng nội tệlên giá khuyến khích nhập khẩu vì giá hàng nhập khẩu sẽ giảm và như vậy khảnăng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ bị giảm ngay cả trên thị trườngtrong nước Ngược lại khi đồng nội tệ giảm giá, khả năng cạnh tranh của các sảnphẩm trên cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu sẽ tăng vì khi đó giábán hàng hoá giảm hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài

- Lãi suất ngân hàng:

Nhân tố này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sảnphẩm Nếu lãi suất cho vay của ngân hàng cao dẫn đến chi phí tăng lên, giáthành sản phẩm cũng vì thế tăng lên Kết quả là khả năng cạnh tranh của sảnphẩm giảm đi nhất là khi các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn.

 Các yếu tố chính trị, pháp luật:

Đây là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự đầu tư cho sản phẩm củadoanh nghiệp và nhất là cơ hội tìm kiếm và mở rộng thị trường của sản phẩm.Yếu tố chính trị, pháp luật thể hiện ở mức độ ổn định chính trị của quốc gia, hiệu

lực và mức độ ổn định của luật pháp, cơ sở hành lang pháp lí… Sự ổn định của

chính trị xã hội là điều kiện để nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư của mình,

Trang 18

kích thích cầu tiêu dùng tăng lên Chính trị xã hội ổn định cũng giúp nhu cầu củakhách hàng không có những biến động giảm.

 Các yếu tố văn hóa xã hội:

Yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của sảnphẩm, thể hiện ở các khía cạnh như tập quán và thị hiếu tiêu dùng, truyền thốngvăn hóa dân tộc, các chuẩn mực đạo đức… Chính vì vậy các yếu tố văn hóa xãhội không những có những tác động đáng kể tới nhu cầu sử dụng và tiêu dùngsản phẩm của khách hàng mà còn ảnh hưởng tới tư tưởng chủ đạo từ đó quyếtđịnh đến tính năng, kiểu dáng, biểu tượng logo, mẫu mã sản phẩm…

 Yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế

Mỗi doanh nghiệp là một cá thể của nền kinh tế quốc dân, mỗi nền kinh tếlà một bộ phần cấu thành nền kinh tế thế giới Vì thế tình hình kinh tế, hệ thốngluật pháp thế giới…sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp, tớikhả năng cạnh tranh của các sản phẩm Đây được coi là yếu tố quan trọng trongthời đại hội nhập kinh tế như hiện nay Môi trường kinh doanh quốc tế sẽ tạo ranhững cơ hội, tiềm năng cũng như những khó khăn thách thức cho các sản phẩmcạnh tranh trên thị trường rộng lớn hơn.

1.1.3.2 Các yếu tố bên trong của bản thân doanh nghiệp

 Nhóm các hoạt động chính (ảnh hưởng trực tiếp)

Bao gồm các hoạt động liên quan đến việc sản xuất tạo ra sản phẩm, hoạtđộng marketing, và việc đưa sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng, cácdịch vụ bán hàng và sau bán hàng Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tớinăng lực cạnh tranh của sản phẩm, bao gồm:

Trang 19

- Hoạt động hậu cần đầu vào: là các hoạt động chuẩn bị đầu vào cho quátrình sản xuất, nó quyết định đến chi phí sản xuất và chất lượng của sản phẩm từđó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm: quá trình vận chuyển, tiếpnhận, kiểm tra, bảo quản nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho việc sản xuất tạo rasản phẩm.

- Hoạt động sản xuất: là hoạt động để biến nguyên liệu đầu vào thành cácsản phẩm đầu ra như quyết định công nghệ sản xuất hay gia công, cân đối dâychuyền sản xuất, quyết định mức sản lượng, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đónggói…

- Hoạt động hậu cần đầu ra: các hoạt động cần thiết nhằm đưa sản phẩmđến tay người tiêu dùng như bảo quản sản phẩm sau sản xuất, đóng kiện hànghóa, lựa chọn kênh phân phối, lựa chọn thị trường tiêu thụ và vận chuyển hànghóa…

- Hoạt động marketing và bán hàng: các hoạt động nhằm giới thiệu các sảnphẩm đến với người tiêu dùng, việc lựa chọn nhà phân phối, phương thức phânphối, phương thức thanh toán, các hoạt động quảng cáo khuyến mại xúc tiến bánhàng…

- Hoạt động sau bán hàng: các hoạt động nhằm duy trì nâng cao giá trị uytín cho sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng về sản phẩm như các dịch vụ hỗtrợ khách hàng về việc vận chuyển, sửa chưa, lắp đặt, bảo dưỡng…

 Nhóm các hoạt động hỗ trợ (ảnh hưởng gián tiếp)

Các yếu tố thuộc nhóm này sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm, bao gồm:

Trang 20

- Khả năng thu mua các yếu tố đầu vào: yếu tố này giúp cho sản phẩm cóđược ưu thế về chi phí, nó cũng có thể quyết định tới chất lượng của sản phẩmđảm bảo cho sự ổn định của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh.

- Vốn: Để duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh sảnphẩm dịch vụ của một doanh nghiệp, yếu tố vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng.Vốn đảm bảo cho việc duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huyđộng vốn là lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuất kinhdoanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng hợp tácđầu tư về liên doanh liên kết, đa dạng hóa đổi mới sản phẩm, chú trọng nhiềuhơn cho các công tác ở khâu sau của quá trình sản xuất như marketing, quảngcáo tiếp thị, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng…tạo nên khả năng cạnh tranhcao hơn cho sản phẩm.

- Khoa học công nghệ: Là yếu tố sáng tạo nên những sản phẩm mới cũngnhư huỷ diệt những sản phẩm cũ, lạc hậu Muốn có những sản phẩm có lợi thếcạnh tranh trên thị trường cần phải được hỗ trợ sản xuất bởi công nghệ mới vàhiện đại thông qua các hoạt đọng nghiên cứu và triển khai (D&R) của doanhnghiệp Công nghệ hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp có được những sản phẩm cóchất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và nó cũngquyết định năng suất lao động của người lao động trong doanh nghiệp, từ đó ảnhhưởng tới chi phí, giá thành của sản phẩm cạnh tranh.

- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được coi là vấn đề có ý nghĩa sống cònvới mọi tổ chức trong tương lai Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chialàm 3 cấp:

Trang 21

+ Quản trị viên cấp cao: Gồm ban giám đốc và các trưởng phóphòng ban Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanhhàng hóa và dịch vụ Nếu họ có trình độ quản lý cao, có nhiều kinh nghiệm kinhdoanh trên thương trường, có khả năng đánh giá và quan hệ đối ngoại tốt thìdoanh nghiệp sản xuất sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh cao các đối thủ cạnh tranhvà ngược lại.

+ Quản trị viên cấp trung gian: Đây là đội ngũ trực tiếp quản lýphân xưởng sản xuất sản phẩm đòi hỏi phải có có kinh nghiệm công tác, khảnăng ra quyết định và diều hành công tác.

+ Đội ngũ quản trị viên cấp cơ sở: Khả năng cạnh tranh của sảnphẩm chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố như: năng suất laođộng, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sự sáng tạo củahọ bởi vì các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giáthành sản phẩm cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo mới lạ của sản phẩm.Đội ngũ này và yếu tố công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau đóng vai tròthen chốt trong việc nâng cao năng suất sản xuất, số lượng cũng như chất lượngsản phẩm từ đó góp phần nâng cao năng lực canh tranh của các sản phẩm củadoanh nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng: là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho việc tạo nên lợi thế cạnhtranh của sản phẩm Cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại giúp doanh nghiệp hoạtđộng dễ dàng hơn, năng suất cao hơn, hiệu quả lớn hơn…Qua đó kéo theo nhữngưu thế khác về chất lượng, chi phí, giá thành sản phẩm…Ngoài ra nó cũng thểhiện ở quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp Nếu quy mô và năng lựcsản xuất lớn sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn, qui mô

Trang 22

sản xuất lớn sản xuất càng nhiều sản phẩm thì chi phí cận biên cho sản xuất đơnvị sản phẩm tiếp theo nhỏ dần, và như vậy giá thành đơn vị sản phẩm càng hạnhờ đó sản phẩm cạnh tranh hơn các đối thủ cạnh tranh khác về giá thành, quymô lớn giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng từ đó sản phẩm có thể chiếm lĩnhvà khẳng định chỗ đứng trên nhiều thị trường khác nhau, giảm thiểu sự xâmnhập của đối thủ cạnh tranh khác.

- Năng lực quản lý: Trình độ tổ chức quản lý được thể hiện thông qua cơcấu tổ chức, bộ máy quản trị, hệ thống thông tin quản lý, bầu không khí và đặcbiệt là nề nếp hoạt động của doanh nghiệp Mỗi loại hình doanh nghiệp đều cónhững cách thức tổ chức ban lãnh đạo cũng như có năng lực quản lý khác nhau.Sự chủ động, khôn ngoan, nhạy bén trong quản lý giúp doanh nghiệp tận dụngđược cơ hội, chiếm được thời cơ trong việc sản xuất kinh doanh hàng hóa dịchvụ trước các đối thủ cạnh tranh của mình.

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm

1.1.4.1 Chất lượng

Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sảnxuất, tiêu thụ và sau tiêu thụ sản phẩm, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưcông nghệ, dây chuyền sản xuất, nguyên nhiên liệu làm yếu tố đầu vào, trình độsản xuất, cơ sở vật chất… chất lượng sản phẩm không chỉ thể hiện ở việc đảmbảo các thông số kĩ thuật mà còn thể hiện ở việc phù hợp và đáp ứng tốt mọi nhucầu của khách hàng, đem lại cho khách hàng độ thỏa mãn cao hơn so với các đốithủ cạnh tranh Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu để đánh giá năng lực cạnhtranh của sản phẩm.

Trang 23

Khi hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra, để nâng cao sức cạnh tranh của sảnphẩm thì yếu tố chất lượng sản phẩm đóng góp quan trọng cho sự tồn tại của sảnphẩm trên thị trường Sản phẩm đó không chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc giamà phải đạt tiêu chuẩn quốc tế Khi đó, chất lượng sản phẩm nói lên năng lựccạnh tranh của sản phẩm cao hay thấp.

Một sản phẩm có chất lượng cao ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn chấtlượng thì cần có thêm những chất lượng vượt trội khác so với các đối thủ cạnhtranh như chất lượng các nguyên liệu đầu vào thể hiện ở ưu thế về tài nguyênthiên nhiên, đất đai, khí hậu…

Chất lượng sản phẩm chính là một khái niệm tổng hợp của rất nhiều tiêuchí, nó là sự kết hợp hài hoà của năng suất sản lượng, trình độ công nghệ, các chỉtiêu cảm quan, mức độ an toàn của sản phẩm, các biện pháp bảo vệ thực vật,thuỷ lợi, trình độ quản lý và cuối cùng là thị hiếu, nhu cầu tiêu thụ Do đó, đểđánh giá được yếu tố chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến khả năng cạnhtranh của sản phẩm đó như thế nào thông qua đánh giá định tính và định lượngnhưng thông thường thì biện pháp định tính sẽ được áp dụng qua đánh giá về độthỏa mãn nà sản phẩm đem lại cho khách hàng.

1.1.4.2 Doanh thu

Doanh thu là số tiền thu được khi bán hàng hoá hoặc dịch vụ Bởi vậy màdoanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh.Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta có thể đánhgiá được kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hướng tốthay xấu Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có mang lại đượchiệu quả hay không ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nên doanh thu

Trang 24

đó Nếu doanh thu và chi phí để sản xuất ra sản phẩm đều tăng lên qua các nămnhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí tức tồn tại khảnăng duy trì và tăng thêm về lợi nhuận thì hoạt động sản xuất và kinh doanh vẫnđược đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chiphí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy mô kinhdoanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng…Một sản phẩmcó khả năng tăng cao và duy trì doanh thu, lợi nhuận thì đồng nghĩa năng lựccạnh tranh của sản phẩm đó cao hơn và ngược lại.

1.1.4.3 Thị phần

Thể hiện ở khả năng chiếm lĩnh và ngày càng tăng thị phần của sản phẩm.Nó chứng tỏ mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của sản phẩm Những sảnphẩm có thị phhần càng lớn và khả năng ngày càng tăng thị phần trong tương laithì khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó càng lớn và ngược lại Thị phần cànglớn cho thấy mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó, đồngthời phản ánh được năng lực cạnh tranh cao của sản phẩm đó trên thị trường.

Thị phần có thể được hiểu là phần trăm thị trường tính theo doanh số màdoanh nghiệp thu được hoặc theo khối lượng sản phẩm bán ra trên thị trường.Nghĩa là thị phần của sản phẩm phản ánh sản phẩm đó chiếm bao nhiêu phầntrăm thị trường

Người ta thường xem xét các loại thị phần sau:

- Thị phần của sản phẩm của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường sảnphẩm: đó chính là tỷ lệ % giữa doanh thu sản phẩm của doanh nghiệp so vớidoanh số của toàn ngành.

Trang 25

- Thị phần của sản phẩm của doanh nghiệp so với phân khúc mà nó phụcvụ: đó là tỷ lệ % giữa doanh thu sản phẩm của doanh nghiệp so với doanh thucủa toàn khúc thị trường sản phẩm.

- Thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu sản phẩm của doanhnghiệp so với doanh thu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thịtrường sản phẩm đó

Doanh thu (lượng bán) sản phẩm của doanh nghiệp

Thị phần = (%) Tổng doanh thu (lượng bán) sản phẩm trên thị trường

Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này ta có thể biết được vị thế củasản phẩm trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào Doanh nghiệp sản xuấtsản phẩm cũng sẽ biết mình đang đứng ở vị trí nào để từ đó có thể vạch ra chiếnlược hành động cho hợp lý.

1.1.4.4 Chi phí sản xuất và giá cả của sản phẩm

Là chỉ tiêu định lượng và có thể dễ dàng nhận thấy nhất

Chi phí sản xuất của sản phẩm là giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào hìnhthành nên sản phẩm như: nguyên vật liệu, nhân công, công nghệ sản xuất Tổnghợp chi phí sản xuất sẽ có giá thành của sản phẩm, qua giá thành sẽ xác địnhđược giá bán trên thị trường Do vậy, muốn có giá bán sản phẩm thấp thì doanhnghiệp phải tìm giảm chi phí sản xuất tức là phải tận dụng hợp lý các nguồn lựcsẵn có như tài nguyên phong phú nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời đổi mớithiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý có như vậy mới hạđược giá thành sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.

Trang 26

Chi phí sản xuất thấp thì giá bán sản phẩm sẽ thấp hơn, sản phẩm có sứccạnh tranh tốt hơn các sản phẩm khác khi phải cạnh tranh về giá Khi đó, sảnphẩm được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn, chỗ đứng của sản phẩm mộtphần được khẳng định Điều này đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trườngcó sự cạnh tranh lớn như hiện nay thì khách hàng có quyền lựa chọn cho mìnhnhững sản phẩm tốt nhất và nếu cùng một mặt hàng sản phẩm, cùng chất lượng,kiểu dáng mẫu mã thì tất nhiên sản phẩm nào được bán với giá thấp hơn thì sẽđược khách hàng lựa chọn Vì vậy giá cả là công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thịtrường.

Để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sụ lựa chọn

các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm ở từng giai đoạn trong chukỳ sống của sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường Cóthể đó là chiến lược của từng doanh nghiệp để thu hút khách hàng và tất nhiênkhả năng cạnh tranh của sản phẩm nhờ đó sẽ cao hơn.

1.1.4.5 Thương hiệu của sản phẩm

Đây là yếu tố quan trọng mà các sản phẩm cần hướng tới Chỉ tiêu này khóđịnh lượng tuy nhiên là yếu tố quan trọng để tạo nên sự khác nhau về khả năngcạnh tranh của sản phẩm Thương hiệu, uy tín của sản phẩm được hình thành dựatrên chất lượng, giá trị sử dụng của sản phẩm, các dịch vụ bán hàng và sau bánhàng, thời gian giao hàng, quy mô của doanh nghiệp

Hiện nay vấn đề thương hiệu đã được chú trọng hơn trước rất nhiều, cónhiều ý kiến cho rằng thương hiệu là nhân tố quan trọng thứ 2 chỉ sau chấtlượng, xếp trước yếu tố giá trong việc tạo nên thành công trong khả năng cạnhtranh của sản phẩm Những sản phẩm nổi tiếng có thương hiệu mạnh sẽ có chiếm

Trang 27

được uy tín và lòng tin từ phía khách hàng Do đó khi sản phẩm đưa ra thị trườngcó thể nhanh chóng thu hút được người tiêu dùng Khách hàng khi đó sẽ biếtđến, tin tưởng và trung thành với sản phẩm hơn và sản phẩm tất nhiên sẽ có khảnăng cạnh tranh cao hơn

1.1.4.6 Mức độ hấp dẫn của sản phẩm

Là các đặc điểm bên ngoài dễ dàng nhận thấy của sản phẩm như mẫu mã,màu sắc, kiểu dáng…đây cũng là một yếu tố không thể thiếu tạo nên sức cạnhtranh cho sản phẩm Không tính đến các sản phẩm có thương hiệu đã được ngườitiêu dùng biết đến thì giữa vô vàn sản phẩm thì những sản phẩm có mẫu mã, màusắc, kiểu dáng đẹp mắt sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng ngay tức khắccho dù họ chưa biết sản phẩm như thế nào, chất lượng ra sao Mặc dù đây chỉ lànhững chỉ tiêu định tính nhưng cũng là chỉ tiêu quan trọng mà mỗi sản phẩm cầnchú ý.

1.1.4.7 Một số chỉ tiêu khác

Ngoài ra còn có 1 số chỉ tiêu khác như các kênh phân phối, dịch vụ sau bánhàng, các hoạt động marketing, quảng cáo, khuyến mại hỗ trợ đầu ra tiêu thụ sảnphẩm, môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý…

- Hệ thống phân phối: giải quyết vấn đề hàng hoá dịch vụ được đưa đếnngười tiêu dùng như thế nào Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt độngphân phối thông qua các hệ thống kênh phân phối (con đường mà hàng hoá đượclưu thông từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng) Để hoạt động tiêu thụ sản phẩmđược diễn ra thông suốt, thường xuyên và đầy đủ doanh nghiệp cần phải lựachọn các kênh phân phối, nghiên cứu các đặc trưng của thị trường, của kháchhàng Từ đó có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả, đáp ứng

Trang 28

nhu cầu của khách hàng Chính sách phân phối sản phẩm hợp lý sẽ giúp tăngnhanh vòng quay của vốn, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của sảnphẩm.

- Các hoạt động hỗ trợ đầu ra tiêu thụ sản phẩm: là những yếu tố quan trọnggóp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Việc lựa chọn thị trườngtiêu thụ tốt kết hợp với các chính sách marketing, quảng cáo, khuyến mại…hợplý chắc chắn sẽ đem lại những ưu thế rõ nét cho sản phẩm sản phẩm được sảnxuất ra cần thiết phải có những hoạt động này thì mới có thể đến được với tayngười tiêu dùng.

- Các dịch vụ kèm theo: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mang tínhcạnh tranh cao như hiện nay, vai trò của các dịch vụ kèm theo hàng hoá ngàycàng quan trọng Nó bao gồm các hoạt động trong và sau bán hàng như vậnchuyển, bao gói, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo hành, tư vấn Cải tiến dịch vụ cũngchính là nâng cao chất lượng hàng hoá sản phẩm Do đó phát triển hoạt độngdịch vụ là rất cần thiết, nó đáp ứng mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo rasự tín nhiệm, sự gắn bó của khách hàng đối với doanh nghiệp đồng thời giữ gìnuy tín của doanh nghiệp Từ đó sản phẩm có thể thu hút được khách hàng, tăngkhả năng cạnh tranh trên thị trường.

1.1.5 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm

- Đánh giá qua phương pháp chuyên gia: Để đánh giá năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm ta có thể sử dụng phương pháp chuyên gia (đo lường và đánh giácho điểm) Trên cơ sở các tiêu chí, các chuyên gia đánh giá khả năng cạnh tranhcủa từng tiêu chí trên thị trường để cho điểm dựa vào tầm quan trọng của mỗi chỉtiêu xác định trọng số cho nó với tổng trọng số bằng 1 Từ đó ta có thể tổng hợp,

Trang 29

tính được điểm trung bình và xác định được vị trí cạnh tranh của sản phẩm trênthị trường.

- Một cách làm đơn giản hơn là vẫn sử dụng các chỉ tiêu trên nhưng ta cóthể đánh giá trực tiếp năng lực cạnh tranh theo từng tiêu chí Dựa vào những tiêuchí cụ thể như doanh thu, thị phần, giá cả…mà ta có thể đánh giá được khả năngcạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ khác trên thị trường

1.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến xuấtkhẩu của một số nước trên thế giới

1.2.1.Braxin

Braxin được xem là cường quốc xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất thế giớivà Braxin đặc biệt nổi tiếng với việc sản xuất cà phê Arabica do điều kiện thổnhưỡng, khí hậu…Không những chú trọng vào việc đảm bảo cà phê nhân xuấtkhẩu để giữ vững vị thế số 1 trên thị trường thế giới mà Braxin cũng có nhữngđịnh hướng và chính sách của riêng mình cho việc tập trung cà phê nhân vàoviệc chế biến không chỉ nhằm phục vụ thị trường nội địa trong nước mà cònnhằm mục tiêu xa hơn đó là xuất khẩu Braxin chú trọng tới chất lượng của càphê chế biến ngay từ khâu trồng trọt, thu hoạch… chất lượng được đảm bảo ngaytừ nguyên vật liệu đầu vào Bởi ngoài những hương vị vốn có nhờ vào những ưuthế về điều kiện tự nhiên thì chất lượng cà phê nhân có tốt thì cà phê chế biếnsau này mới có chất lượng cao Thêm vào đó là việc đầu tư, đổi mới dây chuyềnsản xuất chế biến cà phê theo hướng chuyên đại hóa và chuyên môn hóa

Ta có thể khái quát kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, chế biến cà phê củaBraxin qua một số điển nhấn chính sau:

Trang 30

- Ngành cà phê của Braxin đã được nhiều chuyên gia khái quát bằng 6 chữ“Truyền thống – chất lượng – hiện đại” Cà phê Braxin được sản xuất tại cácnông trường lớn chuyên canh, áp dụng kĩ thuật sản xuất tiên tiến và công nghệchế biến hiện đại đảm bảo cả về số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu đầuvào cho quá trình chế biến cà phê Việc sản xuất tại các nông trường lớn chuyêncanh không những đem lại những thuận lợi về quy mô, năng suất… mà Braxincũng sẽ điều kiện áp dụng các kĩ thuật mới về giống cây trồng, phân bón, chămsóc, thu hoạch…hay các công nghệ tiên tiến hiện đại Chủng loại cà phê đượcnghiên cứu và áp dụng những loại mới chất lượng cao như cà phê hảo hạng, càphê hữu cơ…

- Chính phủ có các chương trình tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sảnxuất, xuất khẩu cà phê rang xay sang cà phê hòa tan, tài trợ 50% chi chí nghiêncứu và phát triển các sản phẩm cà phê chế biến cho các nhà sản xuất và xuấtkhẩu cà phê chế biến.

- Chính phủ Braxin định hướng trong dài hạn ngành cà phê của mình đitheo hướng xuất khẩu cà phê chế biến do đó đã và đang có những kế hoạch hỗtrợ các nhà máy chế biến mới cho hướng xuất khẩu cà phê hòa tan Hiệp hội cácnhà rang xay cà phê Brazil (ABIC) và Cục Xúc tiến Thương mại và Đầu tưBrazil (APEX) mới đây đã bắt đầu chương trình hành động mới cụ thể của giaiđoạn 2009-2010 nhằm xúc tiến việc xuất khẩu cà phê rang xay của Brazil

Với tổng số vốn đầu tư lên đến 10,1 triệu USD, kế hoạch này sẽ sử dụngcác chiến lược mới hướng đến các nước xuất khẩu chính của cà phê Brazil nhưChile, Panama, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore.

Trang 31

Kế hoạch hành động mới bao gồm sự hợp tác với các hiệp hội ‘chefs decuisine’ và việc hình thành một Tổ công tác cà phê Barista Brazil Nhóm côngtác này sẽ chịu trách nhiệm đi ra nước ngoài và quảng bá thương hiệu cà phêBrazil: “Cafés do Brasil”.

- Tập trung hơn nữa vào thị trường nội địa để từ đó làm bàn đạp cho việcxuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến Hiện nay thì Braxin là nước tiêu thụ càphê vào dạng lớn nhất thế giới, với trung bình hàng năm khoảng 4,9 kg/người.Như vậy việc chủ động trong việc sản xuất và chế biến không những giúp Braxinđáp ứng tốt nhu cầu trong nước mà còn khích thích xuất khẩu.

1.2.2 Indonexia

Nhờ có lực lượng lao động dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi và chínhsách hướng về xuất khẩu hợp lý mà Indonexia cũng đã trở thành một trongnhững nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và đặc biệt là xuất khẩu cà phêRobusta

Về kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu củaIndonexia ta có thể thấy một số điểm cơ bản sau:

- Có các chính sách nhằm tăng cường giám sát chất lượng, đầu tư máymóc thiết bị… Cũng như Braxin, Indonexia chú trọng tới chất lượng của cà phêchế biến ngay từ khâu trồng trọt, thu hoạch… chất lượng được đảm bảo ngay từnguyên vật liệu đầu vào Trước đây cà phê nhân của Indonexia có chất lượngthấp, thường phơi chưa đến độ khô cần thiết và có tạp chất Tuy nhiên Indonexiađã có những giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ các hạt cà phê ẩm, mốc nâng caochất lượng cà phê nhân đảm bảo cho việc chế biến, đồng thời đầu tư máy móc

Trang 32

thiết bị thu gom, sản xuất, chế biến…để nâng cao năng suất và chất lượng sảnphẩm.

- Không chỉ chú trọng trong sản xuất chế biến cà phê mà Indonexia cònchú trọng tới cả lĩnh vực lưu thông cho sản phẩm như việc cải tiến tiếp thị,nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ cũng như các thị trường khác, tìm hiểu về các đốithủ cạnh tranh hiện tại về cà phê hòa tan.

1.2.3 Bài học đối với Việt Nam

Từ thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất chế biến cà phê xuất khẩucủa một số nước như Braxin, Indonexia, chúng ta có thể rút ra một số những bàihọc kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chếbiến của mình sang các thị trường khác trên thế giới đặc biệt là thị trường HoaKỳ, một thị trường có mức tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới chứa đựng đầy tiềmnăng và cơ hội phát triển:

- Tăng cường giám sát đảm bảo số lượng và chất lượng đầu vào Chútrọng từ những hoạt động đầu của quá trình sản xuất chế biến như trồng trọt, thuhái đến chế biến để sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo các tiêu chuẩn về chấtlượng của Hoa Kỳ Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm bằngviệc hướng dẫn, theo dõi thường xuyên người trồng cà phê, các cơ sở chế biếntuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về kĩ thuật.

- Chú trọng tới việc đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc kĩ thuật Đổimới theo hướng áp dụng nhiều những công nghệ chế biến hiện đại đáp ứng cáctiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của quốc gia, quốc tế Cần thiết phải chủ độngtrong công nghệ máy móc sản xuất chế biến nhằm tránh tình trạng phụ thuộcnước ngoài và định hướng xa hơn cho việc xuất khẩu.

Trang 33

- Có những nghiên cứu cần thiết về thị trường xuất khẩu và các đối thủcạnh tranh lớn, tiềm ẩn Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường lớn đầy tiềm năngnhưng là một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt với nhiều đối thủ cạnh tranhlớn, không thiếu những khó khăn thách thức thậm chí rủi ro nên cần có nhữngnghiên cứu cụ thể để có những chính sách hợp lý khi xuất khẩu hợp lý sang thịtrường này.

- Chú trọng tới cả các hoạt động phía sau của quá trình sản xuất chế biếnnhư đảm bảo đầu ra của sản phẩm: lưu thông, quảng cáo tiếp thị, dich vụ sau bánhàng…

- Tập trung hơn nữa vào thị trường trong nước để từ đó tạo nên bàn đạpcho việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang các thị trường nước ngoài.- Chính phủ và hiệp hội cà phê cần có vai trò nhất định trong việc hỗ trợdoanh nghiệp và người nông dân Những định hướng, chính sách hợp lý cùng vớihành lang pháp lý thuận lợi sẽ có tác dụng khích thích, khuyến khích cả doanhnghiệp và người nông dân trong việc sản xuất chế biến cà phê nhằm mục đíchxuất khẩu.

Trang 34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊCHẾ BIẾN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

2.1 Giới thiệu chung về cà phê chế biến của Việt Nam

2.1.1.Lịch sử hình thành ngành cà phê và cà phê chế biến của Việt Nam

 Ngành cà phê Việt Nam:

Cách đây hàng nghìn năm, một người du mục ở làng Cápfa, gần thủ đôEthiopi đã ngẫu nhiên phát hiện hương vị tuyệt vời của một loại cây lạ làm cho conngười thấy sảng khoái và tỉnh táo lạ thường Từ đó trái cây này trở thành đồ uống

của mọi người và lấy tên làng Cafa nơi phát hiện ra cây này làm tên đặt cho cây.

Đến thế kỷ thứ 6, cây cà phê lan dần sang các nước và châu lục khác.Nhưng không phải ngay từ đầu cà phê đã được thừa nhận là hấp dẫn và hữu íchmặc dù cho đến ngày nay không ai còn phủ nhận công dụng và sự nổi tiếng củaloại đồ uống này Cà phê giúp con người tỉnh táo và minh mẫn hơn trong mọihoạt động và được coi như một món tráng miệng, một bữa ăn phụ của nhiềunước trên thế giới

Cây cà phê đầu tiên được người Pháp đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãiđến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp.Năm 1930 chúng ta đã có 5.900 ha diện tích trồng cà phê và đến những năm1960-1970 chúng ta đã phát triển một số nông trường quốc doanh về cà phê ởcác tỉnh phía Bắc Đặc biệt ở trong khoảng thời gian này thì vào năm 1964-1967chúng ta có được diện tích trồng cà phê lớn nhất là 13.000 ha.

Trang 35

Sau 1975, cây cà phê ở Việt Nam mới được phát triển mạnh tại các tỉnhTây nguyên Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc.Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nướctăng lên hàng trăm lần Đến nay ngành cà phê Việt Nam có khoảng 500.000 hadiện tích trồng cà phê với sản lượng hàng năm trên 80 vạn tấn đưa Việt Namthành nước xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới.

Ngành cà phê Việt Nam hiện nay đã có Hiệp hội cà phê ca cao Việt Namvới tên viết tắt là Vicofa với 78 thành viên Trong đó Tổng công ty cà phê ViệtNam (VinaCafe) là thành viên lớn nhất hiệp hội và cũng như của ngành cà phêViệt Nam hiện nay.

Toàn ngành cà phê Việt Nam hiện nay có khoảng gần 200 đơn vị tham giaxuất khẩu cà phê trong đó có 78 đơn vị là thành viên của Vicofa Mỗi năm toànngành cà phê xuất khẩu khoảng 700 nghìn tấn cà phê nhân với giá trị khoảng 400– 600 triệu USD và thu hút bình quân 600.000 lao động mỗi năm.

 Ngành cà phê chế biến của Việt Nam:

Ngoài việc cần nâng cao chất lượng cà phê hạt xuất khẩu để có mức giáxuất khẩu tốt hơn thì nhu cầu đặt ra đối với nước ta hiện nay là phát triển cà phêchế biến bởi nó vừa có thể gia tăng giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam, vừacó thể giảm bớt sự phụ thuộc của ngành cà phê Việt Nam vào các nhà kinhdoanh, sản xuất nước ngoài Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngành cà phê chếbiến sâu của Việt Nam vẫn chỉ phát triển ở một mức độ nhất định nên chưa pháthuy được hết lợi thế của mình Có thể nói ngành cà phê chế biến của Việt Namvẫn còn khá khá non trẻ, tính đến trước thời điểm tháng 11.2005, có 3 đơn vị sảnxuất cà phê hòa tan với tổng công suất 2200 tấn/năm Trong đó, Vinacafé: 1000

Trang 36

tấn/năm đang chạy hết công suất, Nescafé: 1000 tấn/năm, Trung Nguyên: 200tấn/năm chưa đưa vào sử dụng

Đến ngày 2/11/2005, Công ty cà phê Trung Nguyên đã đưa vào hoạt độngNhà máy cà phê hòa tan G7 tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A, tỉnh BìnhDương (Nhà máy có diện tích 3 ha, công suất 3.000 tấn cà phê hòa tan/năm, tổngvốn đầu tư trên 10 triệu USD) và đến năm 2007, VinaCafe cũng sở hữu chomình một nhà máy cà phê hoà tan 20 triệu USD, với công suất 3.000 tấn/năm.

Giữa tháng 10/2008, công ty cà phê Trung Nguyên đã xây dựng một nhàmáy chế biến cà phê ở Ðak Lak có công suất 1.500 tấn mỗi năm Theo dự kiến,Trung Nguyên đầu tư 8 triệu đô la Mỹ để sản xuất cà phê hoà tan và sẽ hoànthành vào cuối năm tới.

Ngoài việc tập trung khai thác thị trường trong nước, mỗi năm các doanhnghiệp còn xuất khẩu từ 500 - 600 tấn cà phê hoà tan với kim ngạch 1,5 - 2 triệuđô la Mỹ.

2.1.2 Các loại cà phê chế biến của Việt Nam

 Một số loại cà phê nhân cơ bản:

Trước khi nói về cà phê chế biến chúng ta cũng cần hiểu qua về một sốloại cây cà phê được trồng chủ yếu ở Việt Nam Bởi đó là những nguyên liệu đầuvào cho quá trình chế biến sau này, chính từ nó mà người ta sản xuất chế biến ranhững loại đồ uống mang hương vị riêng, cũng như pha trộn nó để tạo ra đượccảm giác mới lạ trong việc thưởng thức cà phê cho người tiêu dùng.

Cà phê nhân nguyên chất có rất nhiều loại khác nhau Theo thống kê, trênthế giới hiện nay có khoảng 70 loại cà phê nhân đang được trồng và xuất khẩu.

Trang 37

Trong đó phổ biến nhất về diện tích trồng cũng như vai trò quan trọng trên thịtrường cà phê thế giới có 1 số loại sau:

- Rubusta (cà phê vối): Loại cà phê này thường được tiêu dùng ở các nước

có truyền thống uống cà phê chế biến từ cà phê Robusta, ví dụ như Anh và cácnước Nam Âu Cây cà phê loại này được trồng chủ yếu ở Châu Phi và Châu Á.

Đây cũng là loại được trồng chủ yếu ở Việt Nam (chiếm 65% tổng diện tíchtrồng ở Việt Nam) do phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như đất đỏbazan ở Tây Nguyên Trồng loại này đơn giản, chi phí ít, thường sau 1 năm đã choquả thu hoạch với năng suất cao Hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê củaViệt Nam

- Arabica (cà phê chè) với 2 loại là Moka và Catimor Cà phê Arabica đượctrồng chủ yếu ở Châu Mỹ, đặc biệt tại hai nước là Brazin và Colombia Hainước này hiện tại sản xuất tới 80% sản lượng Arabica của thế giới, đồng thờicũng là hai nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhiều nhất, thống trị thị trường càphê thế giới trong đó riêng Brazin đã chiếm tới khoảng 30% sản lượng cà phêtoàn thế giới.

Ở Việt Nam thì Moka ít được trồng do cho sản lượng thấp mà giá xuất lạicao còn Catimor thì trái chín vào mùa mưa, đòi hỏi trồng không tập trung khiếnchi phí cao do đó cũng không được trồng nhiều ở Việt Nam Tuy nhiên cà phêArabica lại là loại được thế giới ưu chuộng nhất (70-80% nhu cầu thế giới).

- Cheri (cà phê mít): Việt Nam cũng có trồng nhưng loại này ít phổ biến hơndo vị rất chua nên không được thế giới không ưu chuộng.

Cà phê quả tươi sau khi thu hoạch qua quá trình sơ chế sẽ cho ta cà phênhân Từ cà phê nhân qua quá trình chế biến công nghiệp sẽ cho ta các sản phẩm

Trang 38

tinh chế như là cà phê rang xay pha phin (cà phê bột) hay các sản phẩm cà phêhoà tan, cà phê sữa Các sản phẩm tinh chế này được đóng gói nhãn mác bao bìvà qua các kênh phân phối được đem ra thị trường bán cho người tiêu dùng, lànhũng người mua cuối cùng.

 Các loại cà phê chế biến của Việt Nam:

Ở Việt Nam, thị trường cà phê chế biến hiện nay được chia thành 2 phânkhúc rõ ràng: cà phê rang xay (cà phê bột hay cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 sảnlượng cà phê được tiêu thụ và cà phê hoà tan chiếm 1/3.

Và trong số các loại cà phê hòa tan đang cạnh tranh trên thị trường thì cà

phê hòa tan nguyên chất chỉ chiếm 14%, còn lại 86% là cà phê hòa tan 3 trong 1,người dân gọi là cà phê sữa (vì có bổ sung thêm đường và bột sữa) Nếu tất cảcông suất của các nhà máy cà phê hòa tan ở Việt Nam sử dụng để sản xuất càphê hòa tan 3 trong 1 thì tổng sản lượng sẽ là 23.000 tấn/ năm.

Cà phê bột pha phin kiểu truyền thống vốn có tiền lệ là không có nhiềuthay đổi trong thành phần chất lượng mà chủ yếu tìm kiếm sự mới lạ trongphong cách trình bày bao bì sản phẩm Thế nhưng trong những năm gần đây, cácdoanh nghiệp sản xuất chế biến cà phê cũng đã có những sự đổi mới, bắt đầu thửnghiệm và áp dụng những công nghệ tiên tiến mới để tạo nên những hương vị càphê tổng hợp đặc sắc riêng Ví dụ nhu việc các doanh nghiệp đưa ra thị trườngcác sản phẩm cà phê bột pha trộn giữa cà phê Moka và Robusta, hoặc cà phê ướphương lài, bưởi Mặc dù nhiều người vốn trung thành với dạng cà phê rang xaytruyền thống tỏ ra không hưởng ứng lắm vì họ cho rằng hương lài làm mất đimùi cà phê đặc trưng, nhưng các sản phẩm cà phê mới này vẫn được không ítngười chấp nhận

Trang 39

Tuy nhiên đổi mới "mãnh liệt" hơn cả thì phải nói tới sự đổi mới của cácloại sản phẩm cà phê hòa tan, đáp ứng nhu cầu uống cà phê kiểu công nghiệptrong cuộc sống hối hả bộn bề hiện nay Không những có những sự đổi mới vềhình thức mẫu mã, kiểu dáng bên ngoài mà các doanh nghiệp còn đa dạng trongcả số lượng gói, trọng lượng gói để phục vụ tốt cho nhu cầu của người tiêu dùng.Hơn thế nữa là sự đột phá trong những hương vị hoàn toàn mới lạ của các sảnphẩm cà phê hòa tan Ví dụ như vào tháng 4/2005, Công ty Vinacafe đã thửnghiệm giới thiệu và tung ra thị trường loại sản phẩm cà phê sâm 4 trong 1 (càphê + đường + bột sữa + nhân sâm) nhằm mang đến cho người thưởng thức cà

phê một hương vị hòa tan độc đáo và mới lạ

Như vậy ta có thể thấy cùng với việc đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máymới thì các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng tìm tòi đổi mới kĩ thuật, áp dụngcông nghệ mới tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng đổi mới mẫu mãnâng cao chất lượng cũng như tìm ra những lối đi mới cho riêng mình để đápứng tốt nhu cầu trong nước và nhằm mục tiêu dài hạn hơn là phục vụ cho việcxuất khẩu.

2.1.3 Thực trạng sản xuất và chế biến cà phê của Việt Nam

- Quá trình sản xuất:

Cà phê quả tươi sau khi thu hoạch qua quá trình sơ chế sẽ cho ta cà phênhân Ở Việt Nam chế biến cà phê nhân thường theo 2 phương pháp đó là chếbiến theo phương pháp ướt và phương pháp chế biến khô.

Phương pháp chế biến ướt bao gồm các công đoạn thu lượm quả tươi đemlọc và rửa sơ bộ để loại bỏ đất, que, lá cây, đá sau đó đến xát vỏ để loại bỏ vỏ

Trang 40

rồi đến đánh nhớt, sau đó lên men ngâm rửa rồi đem phơi khô Phương pháp chếbiến khô là cà phê tươi để phơi khô không cần qua khâu sát tươi.

Từ cà phê nhân qua quá trình chế biến công nghiệp sẽ cho ta các sản phẩmcà phê tinh chế như là cà phê rang xay pha phin (cà phê bột) hay các sản phẩm cà

phê hoà tan, cà phê sữa Hiện nay cà phê hòa tan được chế biến theo hai

phương pháp: sấy phun (spray-dried) và đông lạnh (frezzed) Các chất tan củahạt cà phê được cô đặc và sản phẩm có dạng các bóng hơi nhỏ li ti hoặc các hạt,mảnh nhỏ Chất lượng cà phê hòa tan được thể hiện một phần ở tính hòa tan.Nếu cà phê hòa tan bị lắng cặn khi pha là cà phê chất lượng kém (Chưa kể đếncác yếu tố cảm quan khác như hương, vị )

- Các nhà sản xuất và chế biến cà phê lớn ở Việt Nam:

Trong những năm gần đây ở Việt Nam, cả hai sản phẩm cà phê bột và càphê hòa tan của các thương hiệu Cafe Moment, Vinacafe, Nescafe, TrungNguyên đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng.

Tuy nhiên nếu nói đến thị trường cà phê hòa tan, cần nói đến hai doanhnghiệp chế biến cà phê hoà tan lớn là Nestlé với nhãn hiệu Nescafé và VinacaféBiên Hòa với nhãn hiệu Vinacafé Cà phê hòa tan có đặc điểm chung là hơi chua.Ở Vinacafé, tính chất này đã được xử lý, vì thế cà phê hòa tan Vinacafé ít chuanhất, được đánh giá là phù hợp với gu sở thích cà phê của người Việt Nam

Theo số liệu nghiên cứu thị trường của trung tâm nghiên cứu thị trườngHoa Kỳ (Taylor Nelson Sofrees - TNS năm 2004) thì Vinacafé chiếm 50,4%,Nescafé 33,2%, các nhãn hiệu khác 16,4%.

Năng suất chế biến cà phê hoà tan của nhà máy Vinacafé khoảng 1.000 tấnsản phẩm mỗi năm Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafé) cho biết, trong

Ngày đăng: 04/12/2012, 09:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Điều tra về mức độ quan tâm - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.1 Điều tra về mức độ quan tâm (Trang 47)
Bảng 2.1: Điều tra về mức độ quan tâm - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.1 Điều tra về mức độ quan tâm (Trang 47)
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 51)
Bảng 2.2:  Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 51)
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 52)
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu  cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 52)
Bảng 2.4: Mức tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.4 Mức tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2007 (Trang 54)
Bảng 2.4: Mức tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.4 Mức tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2007 (Trang 54)
Bảng 2.5: Tỉ lệ cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.5 Tỉ lệ cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 55)
Bảng 2.5: Tỉ lệ cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.5 Tỉ lệ cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 55)
Bảng 2.6: Chất lượng cà phê nhân Việt Nam. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.6 Chất lượng cà phê nhân Việt Nam (Trang 57)
Bảng 2.6: Chất lượng cà phê nhân Việt Nam. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.6 Chất lượng cà phê nhân Việt Nam (Trang 57)
Bảng 2.8: Trồng và thu hoạch cà phê ở Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.8 Trồng và thu hoạch cà phê ở Việt Nam (Trang 61)
Bảng 2.9: Giá một số loại cà phê uống liền ở Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.9 Giá một số loại cà phê uống liền ở Việt Nam (Trang 61)
Bảng 2.8: Trồng và thu hoạch cà phê ở Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.8 Trồng và thu hoạch cà phê ở Việt Nam (Trang 61)
Bảng 2.9: Giá một số loại cà phê uống liền ở Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.9 Giá một số loại cà phê uống liền ở Việt Nam (Trang 61)
Bảng 2.10: Giá cà phê uống liền Mulvadi Kona Gourmet của Hoa Kỳ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.10 Giá cà phê uống liền Mulvadi Kona Gourmet của Hoa Kỳ (Trang 62)
Bảng 2.10: Giá cà phê uống liền  Mulvadi Kona Gourmet của Hoa Kỳ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 2.10 Giá cà phê uống liền Mulvadi Kona Gourmet của Hoa Kỳ (Trang 62)
Hình 2.2: Sự đa dạng trong các sản phẩm của cà phê Trung nguyên - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Hình 2.2 Sự đa dạng trong các sản phẩm của cà phê Trung nguyên (Trang 65)
Hình 2.2: Sự đa dạng  trong các sản phẩm của cà phê Trung nguyên - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Hình 2.2 Sự đa dạng trong các sản phẩm của cà phê Trung nguyên (Trang 65)
Hình 2.3: Sự đa dạng trong các sản phẩm của Vinacafe - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Hình 2.3 Sự đa dạng trong các sản phẩm của Vinacafe (Trang 66)
Hình 2.3: Sự đa dạng trong các sản phẩm của Vinacafe - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Hình 2.3 Sự đa dạng trong các sản phẩm của Vinacafe (Trang 66)
Bảng 3.1:Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 3.1 Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2007 (Trang 79)
Bảng 3.1:Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 3.1 Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2007 (Trang 79)
Bảng 3.2: Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ 2008-2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 3.2 Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ 2008-2009 (Trang 80)
Bảng 3.2: Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ 2008-2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Bảng 3.2 Kim ngạch thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ 2008-2009 (Trang 80)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w