Quy định của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 84 - 90)

• Hệ thống thuế quan và phi thuế quan

Về hệ thống thuế quan thì Hoa Kỳ sử dụng biểu thuế quan hài hòa (Harmonized Tariff Schedule – HTS) được thông qua ngày 1/1/1989. hiệp hộiẹ thống này xây dựng trên cơ sở hệ thống mô tả hàng hóa và mã số hài hòa của hội

đồng hợp tác Hải quan Quốc tế. Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là mức thuế được xác định bằng 1 tỷ lệ % trên giá trị hàng nhập khẩu. Mức thuế suất thông thường biến động từ dưới 1% đến gần 40%. Cá biệt có một số mặt hàng như hàng dệt may thì bị đánh với mức thuế suất cao hơn hay như một số mặt hàng nông sản, hàng chế biến nhập khẩu lại được đánh thuế theo số lượng chứ không theo giá trị. Đặc biệt có 1 số mặt hàng như đường thực phẩm thì lại đánh thuế theo hạn ngạch, nghĩa là mặt hàng này sẽ đánh thuế theo 2 mức, mức thuế trong hạn ngạch và mức thuế vượt hạn ngạch thông thường cao hơn. Về bản chất thì đây chính là một biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu mà chúng ta cần lưu ý.

Tuy nhiên từ khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ được kí kết và có hiệu lực thì phần lớn các hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi trên cơ sở chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN). Theo quy định hiện hành, hàng hóa của các nước thuộc diện đối xử tối huệ quốc khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ chịu các mức thuế như nhau. Khi Hoa Kỳ giảm, loại bỏ hoặc thay đổi 1 laọi tuhế quan nào đó thì sự thay đổi đó sẽ mặc nhiên được áp dụng với tất cả các quốc gia được hưởng MFN. Mức thuế ưu đãi theo chế độ đĩa ngộ MFN thấp hơn rất nhiều so với mức thuế nhập khẩu không được hưởng chế độ ưu đãi này (mức chênh lệc trung bình vào khoảng 35-40%).

Ngoài ra Hoa Kỳ dành 1 ưu đãi thuế quan đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu có những bộ phận được sản xuất tại Hoa Kỳ. Thỏa thuận này được gọi là Hợp đồng phân chia sản phẩm. Theo đó thuế chỉ đánh vào phần giá trị gia tăng ở nước ngoài của sản phẩm, không đánh thuế đối với những phần được sản xuất ở

Hoa Kỳ. Vì thế luật Hải quan quy định xuất xứ của sản phẩm hàng hóa phải rõ ràng, trung thực.

Hệ thống phi thuế quan trong thương mại đôi khi cũng được gọi là các rào cản phi thuế quan, rào cản kĩ thuật, là một trong những biện pháp kĩ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước.

- Các tiêu chuẩn quy định kĩ thuật: Các biện pháp này tập trung trong hiệp định hàng rào kĩ thuật trong thương mại do WTO soạn thảo. Cũng như nhiều nước khác, các quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật được Hoa Kỳ áp dụng chủ yếu vì mục đích bảo vệ sức khỏe, bảo vệ sự an toàn của môi trường sinh thái. Nhữg mặt hàng chịu sự quản lý thường là những mặt hàng nhạy cảm với môi trường như thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dược phẩm, dụng cụ y tế, các phương tiện có đông cơ…việc áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật của Hoa Kỳ trong đó có tiêu chuẩn liên quan đến môi trường được nhiếu đối tác thương mại biết đến vì sự phức tạp và khắt khe. Các tiêu chuẩn thường rất chi tiết và khó đáp ứng (bao gồm cả quy điịnh về nhãn hiệu) cũng có thể được xây dựng ở cấp độ Tiểu bang.

- Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng: Chương 4 của Luật về hiệp định thương mại năm 1979 của Hoa Kỳ quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cho hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ được căn cứ theo hiệp định của GATT.

Tuy vậy thì những quy định đó được Hoa Kỳ áp dụng làm phương tiện phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu. thí dụ hàng nhập khẩu có thể bị kiểm tra, thử nghiệm xem có phù hợp với tiêu chuẩn trong nước không và tiến hành ở những điều kiện khó khăn hơn so với điều kiện áp dụng cho hàng trong nước. Chế độ giấy chứng nhận hàng phù hợp tiêu chuẩn cũng được dùng để hạn chế

hàng nhập khẩu hoặc phân biệt đối xử. Đây thực chất là hàng rào phi thuế quan để Hoa Kỳ bảo hộ hợp lệ cho sản xuất trong nước.

Ngoài ra thì cũng phải kể tới 1 số biện pháp quản lý định lượng khác của Hoa Kỳ như cấm nhập khẩu, quy định về giấp phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu…

* Cấm nhập khẩu

Các sản phẩm sau đây bị cấm nhập khẩu.

− Sản phẩm có xuất xứ Cuba, Iran, Irắc, CHDCNH Triều Tiên, Libya, Sudan trừ khi có yêu cầu của Bộ tài chính

− Kim cương Angola.

− Vũ khí, đạn dược.

− Động vật hoang dã bị cấm săn bắt tại các nước khác; động vật có xuất xứ tại những nước được Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ xác nhận là có bệnh dịch; loài rùa Đại Tây Dương.

* Giấy phép nhập khẩu

Các sản phẩm sau đây phải có giấy phép nhập khẩu:

− Cây trồng và sản phẩm giống cây trồng.

− Động vật và sản phẩm động vật.

− Khí tự nhiên.

− Cá và động vật sống ( kể cả các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

− Nước giải khát trưng cất.

− Rượu vang và nước giải khát có mạch nha.

− Nước trưng cất vì mục đích công nghiệp (bao gồm cả cồn nhiên liệu).

− Vũ khí, đạn dược, chất nổ, thiết bị nguyên tử và nguyên liệu. * Hạn chế số lượng bằng hạn ngạch

Theo phần 22 luật điều chỉnh Nông nghiệp năm 1933, Tổng thống Mỹ có quyền áp dụng phí nhập khẩu tới 50% hay áp dụng hạn chế số lượng nhằm làm giảm nhập khẩu tới mức 50% so với mức nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Các biện pháp này hiện nay chỉ áp dụng với các nước không phải thành viên WTO.

• Các quy định nghiêm ngặt về nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm của Hoa Kỳ…Hàng nông sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải tuân theo những quy định của bộ nông nghiệp Mỹ, qua cơ quan giám định về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi làm thủ tục hải quan. Các sản phẩm sau khi qua cơ quan giám định còn phải qua giám định của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA)

- Quy định về xuất xứ hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ :

Việc xuất xứ rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở những nước đang phát triển hoặc những nước đã ký hiệp định thương mại với Mỹ sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn .

Xuất xứ của mặt hàng được xác định theo nguyên tắc biến đổi phần lớn về giá trị , và được định nghĩa như sau: “Sản phẩm được xác định thuộc nước gốc là nước cuối cùng sản xuất ra sản phẩm với du lịch sản phẩm đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới” .

Khi xuất khẩu vào Mỹ, muốn được hưởng thuế suất ưu đãi theo nước xuất xứ, luật Mỹ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ và chỉ bắt buộc với sản phẩm hoàn chỉnh, khi nhập vào Mỹ có thể bán thẳng cho người tiêu dùng, đồng thời hàng hoá gốc từ Mỹ khi chuyển sang nước khác để gia công, sắp xếp lại và đóng gói khi nhập khẩu trở lại Mỹ sẽ không phải đóng thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu có nguồn gốc từ Mỹ .

- Quy định vê nhãn hiệu nhập khẩu vào thị trường Mỹ :

Mọi hàng hoá khi nhập khẩu vào Mỹ phải có nhãn mác rõ ràng, có xuất xứ ngoại quốc, không tẩy xoá… và phải được đăng ký tại Cục hải quan Mỹ, đựơc lưu giữ theo quy định, hàng hoá có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công.

Xử lý vi phạm: hàng nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo quy định nếu không sẽ bị phạt mức 10% giá trị lô hàng và phải thực hiện thêm một số yêu cầu nữa. Hàng nhập khẩu không ghi tên nhãn mác sẽ bị tịch thu tại trạm hải quan Mỹ cho đến khi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại, nếu cố tình vi phạm sẽ bị phạt tiền 5000 USD hoặc bỏ tù dưới 1 năm .

• Các quy định về bình đẳng thương mại: chống độc quyền, chống bán phá giá, chống cạnh tranh không bình đẳng…

Quy định chống bán phá giá những quy định biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia, hay doanh nghiệp đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá

thành của sản phẩm đó. Luật cũng cho phép Hoa Kỳ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba. Nó sẽ được áp dụng khi giá bán sản phẩm ở Hoa Kỳ thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ ba thay thế phù hợp.

Hoa Kỳ cũng có những quy định về những biện pháp mà nước nhập khẩu được phép áp dụng để chống lại nước xuất khẩu, khi họ đã có những hành động hỗ trợ các nhà sản xuất của mình về tiền vốn, thiết bị, hoặc trợ giá cho nhà sản xuất để sản phẩm đó được xuất khẩu với giá thấp hơn giá thành thực tế của nó.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w