Những khó khăn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 91 - 98)

Bên cạnh những thuận lợi thì thị trường Hoa Kỳ cũng tiềm ẩn và chứa đựng nhiều những khó khăn và thách thức:

- Quy định về pháp lý chặt chẽ của Hoa Kỳ. Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ được đánh giá là chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Nhiều khi có sự khác biệt giữa luật pháp của Liên bang và luật pháp của các Tiểu bang, cũng như có sự khác biệt giữa bản thân các Tiểu bang. Luật pháp thực sự là một vũ khí thương mại lợi hại của Mỹ. Chính vì thế nó gây nên không ít những khó khăn cho các doanh nghiệp khi làm ăn trên thị trường Hoa Kỳ. Bởi vậy nhiều người đã nói rằng “nếu như có hiểu biết về luật pháp của Mỹ thì xem như bạn đã đặt được một chân vào thị trường Mỹ”.

- Hệ thống các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh, chất lượng, nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm…Đó là những hàng rào phi thuế quan, rào cản và biện pháp kĩ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước. Về bản chất thì đây chính là những biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu và phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu mà chúng ta cần lưu ý.

- Môi trường cạnh tranh khốc nghiệt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ với sức mua lớn, nhu cầu phong phú đa dạng và tất yếu có vô số các nhà cung cấp tương ứng với vô vàn những đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo trong mọi tình huống thì mới có thể tìm được một chỗ đứng để tồn tại và phát triển được trên thị trường Hoa Kỳ.

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Xuất phát từ định hướng, mục tiêu phát triển của cà phê chế biến Việt Nam trong thời gian tới kết hợp với bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê, cũng như từ thực trạng về năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ chưa cao, bài viết xin đưa ra một số các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ như sau:

3.3.1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp

- Đảm bảo chất lượng cà phê nhân làm đầu vào cho quá trình chế biến. Đây thực sự là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên chất lượng của các sản phẩm cà phê chế biến sau này. Qua đó nó quyết định đến sự tồn tại của

sản phẩm trên thị trường. Chỉ có những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn của người tiêu dùng thì mới có thể đứng vững, nâng cao khả năng cạnh tranh và vươn xa hơn ra thị trường thế giới. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi kiểm tra giám sát từ những hoạt động ban đầu này. Quá trình này đòi hỏi các công việc cụ thể sau:

Nâng cao chất lượng bằng cách đầu tư cải tạo giống cây trồng, cũng như công nghệ sản xuất, chế biến tiên tiến hiện đại nhằm tăng năng suất hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng lực và trình độ chế biến chất lượng cà phê phù hợp với nhu cầu ngày càng cao nhưng cũng đa dạng và ngày càng khó tính của thị trường Hoa Kỳ.

Đi kèm với đó thì doanh nghiệp cần tích cực phổ biến kiến thức sản xuất, kĩ thuật chăm sóc các giống cây trồng…để thu được cà phê chất lượng cao bởi kĩ thuật chăm sóc là một phần vô cùn quan trọng, dù giống có tốt đến đâu chăng nữa mà người dân không biết trồng, chăm sóc thì cũng không thể đem lại hiệu quả và năng suất tốt.

Tập trung tiến hành trồng, sản xuất trong các nông trường lớn. Việc chủ yếu trồng theo hộ gia đình đã mang lại cho chúng ta quá nhiều những nhược điểm. Bởi chính nhờ việc tổ chức sản xuất theo quy mô lớn tại các nông trường lớn chuyên canh không những đem lại những ưu thế về quy mô, năng suất… mà bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ có được cho mình sự chủ động cũng như điều kiện áp dụng các kĩ thuật mới về giống cây trồng, phân bón, chăm sóc, thu hoạch…Điều này cũng đúng với việc tiến hành chế biến đóng gói sản phẩm trong các khu công nghiệp tập trung.

Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng cà phê nhân Việt Nam như tiêu chuẩn 4193, cũng như các tiêu chuẩn quốc tế như Vinacontrol, CFcontrol…

Thường xuyên theo dõi kiểm tra giám sát mọi hoạt động từ khâu trồng trọt, bón phân cải tạo độ màu mỡ của đất, đảm bảo lượng nước tưới, thu hoạch sản xuất đến chế biến. Bản thân các doanh nghiệp cần chú trọng từ những khâu đầu tiên và coi đó là việc nên và cần thiết phải làm một cách thường xuyên để đảm bảo cũng như nâng cao được chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào.

- Chủ động học hỏi kinh nghiệm, đổi mới kĩ thuật trang thiết bị sản xuất, chế biến. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và tổ chức sản xuất theo quy mô công nghiệp, các trang trại, nông trường cà phê phải sản xuất theo quy mô lớn và ngay tại các khu sản xuất đó phải có dây chuyền sản xuất, chế biến công nghiệp. Tổ chức chuyển giao đến nông dân trồng cà phê những yêu cầu kỹ thuật đối với các khâu chăm sóc vườn cây, thu hái, chế biến; nên tổ chức nông dân cà phê dưới các hình thức nhóm hộ, câu lạc bộ, hợp tác xã dịch vụ để có điều kiện chuyển giao kỹ thuật hiệu quả...Cùng với việc đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy mới thì các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc đổi mới kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng đổi mới mẫu mã nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và nhằm mục tiêu dài hạn hơn là phục vụ cho việc xuất khẩu.

- Đi kèm với đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc công nghệ mới, kĩ thuật sản xuất chế biến hiện đại thì các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản lý, chất lượng nguồn nhân lực để phù hợp và vận hành tốt cả hệ thống. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần thực sự chủ động, khôn ngoan, nhạy bén trong quản lý giúp

doanh nghiệp của mình tận dụng được cơ hội, chiếm được thời cơ trong việc sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ trước các đối thủ cạnh tranh. Đây là yếu tố thuộc về chủ quan mà doanh nghiệp cần cải thiện, điều này đặc biệt quan trọng khi xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến vào thị trường Hoa Kỳ, môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt với vô vàn các đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ.

- Chú trọng đầu ra cho sản phẩm, nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng về thị trường Hoa Kỳ cả nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cà phê chế biến cũng như hệ thống luật pháp, các đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ… Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến doanh nghiệp, tìm kiếm và mở rộng thị trường. Đây là các hoạt động cần thiết nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm nhưng sản phẩm đó có đến được với tay người tiêu dùng hay không thì nó còn phụ thuộc nhiều vào công tác này. Trong cơ chế thị trường đầy biến động này thì việc tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó là sẽ điều kiện để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển đồng thời tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc. Nhất là với Hoa Kỳ, đất nước với hệ thống luật pháp được đánh giá là chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Thêm vào đó là hệ thống các tiêu chuẩn về kĩ thuật, an toàn vệ sinh, chất lượng, nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm…vô cùng khắt khe.

- Đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Hiện nay thì mẫu mã và hình thức sản phẩm tuy khá đa dạng nhưng vẫn còn đơn giản chưa được thay đổi nhiều. Các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc đầu tư để các sản phẩm thường xuyên có sự thay đổi đối với người tiêu dùng. Mặc dù đây chỉ là các yếu tố hình thức bên ngoài tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng lớn thu hút sự quan tâm của

- Tập trung hơn nữa vào thị trường trong nước để từ đó tạo nên bàn đạp cho việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang các thị trường nước ngoài. Việt Nam nên xây dựng và phát triển mạng lưới bán hàng toàn cầu. Cà phê Việt Nam không thể đủ uy tín để chinh phục thế giới một khi chưa chinh phục được chính người dân Việt Nam. Nghĩa là các doanh nghiệp trong nước cần mở rộng mạng lưới tiêu thụ cà phê chính tại Việt Nam. Tạo ra hệ thống liên kết trong kinh doanh cà phê trên thị trường nội địa là một trong những định hướng chiến lược kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần có trong thời gian.

- Chú ý tới các dịch vụ sau bán hàng, nâng cao chất lượng các dịch vụ hậu mãi…đi kèm với việc quản lý thường xuyên đối với sản phẩm của mình cũng như các hình thức nhượng quyền trên thị trường thế giới để đảm bảo cho hình ảnh của cà phê Việt Nam luôn tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng quốc tế…

- Cần chú trọng nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu cũng như cần có các chính sách Marketing, quảng cáo hợp lý để khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm. Hiện tại thì các doanh nghiệp vẫn được người tiêu dùng biết đến với các lí do khác nhau như Vinacafe Biên Hòa có thế mạnh là gắn bó thị trường trong nước từ lâu, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thâm nhập thị trường và có thể xem đây là nhà máy sản xuất cà phê hòa tan đầu tiên của Việt Nam. Nescafe của Nestle thì lại có ưu thế của một tập đoàn đa quốc gia. G7 của Trung Nguyên thì có thế mạnh, kinh nghiệm đã từng trải trong lĩnh vực cà phê rang xay và hệ thống quán nhượng quyền. Moment thì dựa vào Vinamilk với hệ thống chân rết phân phối rộng khắp cả nước. Tuy nhiên thì các doanh nghiệp cần có chính sách Marketing, quảng cáo hợp lý, cũng như các công tác bảo hộ thương hiệu, kiểm soát hệ thống quán nhượng quyền chặt chẽ hơn nữa

để khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm không chỉ trên thị trường nội địa mà cả những thị trường lớn khác trên thế giới như Đức, Hoa Kỳ…

3.3.2. Các giải pháp từ phía người nông dân

- Người nông dân cần chủ động học hỏi kinh nghiệm sản xuất, các bài học trong nước và trên thế giới về công tác tổ chức, kĩ thuật sản xuất chăm sóc, thu hoạch…nhằm đảm bảo chất lượng cà phê nhân làm đầu vào cho quá trình chế biến. Tích cực, chủ động trong việc tiếp cận các kĩ thuật sản xuất tiên tiến, các giống cây trồng chất lượng cao…

Trong quá trình trồng cũng cần chú ý tới hệ sinh thái tổng hợp theo yêu cầu sinh lý của cây cà phê. Nên trồng cà phê có cây che bóng, bón phân cải tạo độ màu mỡ của đất, đặc biệt bón nhiều phân hữu cơ có thể thay thế phân hóa học, đảm bảo lượng nước tưới cần thiết…

- Đảm bảo việc thu hoạch khi trái đã đủ độ chín cần thiết. Cà phê khi thu hoạch xong trước tiên cần loại bỏ tạp chất như cành, lá, đất, đá và các dị vật khác, bỏ quả khô, quả xanh, non ra khỏi khối quả chín vừa tầm chế biến. Trong khi phơi cần cào, đảo để cà phê khô đều, tuyệt đối không phơi cà phê trên nền đất tránh việc cà phê bị lẫn các tạp chất và không giữ được hương vị tự nhiên vốn có. Nếu sấy cần sử dụng các thiết bị sấy gián tiếp có lò đốt dùng nhiên liệu bằng than hay khí gas, dầu. Không nên sấy cà phê bằng nguồn khí nóng trực tiếp từ lò đốt bằng than, củi, dầu vì sẽ ảnh hưởng đến hương vị của cà phê. Chất lượng cà phê sấy tốt nhất khi dùng máy sấy trống quay. Chú ý sử dụng thiết bị sấy nhất thiết tuân thủ quá trình sấy phù hợp nguyên liệu sấy cà phê. Cà phê phơi hoặc sấy đạt yêu cầu khi độ ẩm trong hạt không quá 13%. Khi không có điều kiện đo

thấy khó cắn, hạt không vỡ nát thì cà phê có thể đưa vào cất giữ được. Người nông dân cần thực hiện tốt các quy trình kĩ thuật trong thu hoạch và sơ chế ban đầu bởi đó là một trong những khâu quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng cà phê chế biến sau này.

3.4. Kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w