- Chính phủ cần có định hướng hợp lý cho việc phát triển ngành cà phê và các sản phẩm chế biến sâu trong dài hạn theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê đã qua chế biến trên thị trường thế giới. Các sản phẩm cà phê chế biến sâu thì vẫn là quá ít nên không được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến, trong khi xuất khẩu chế biến chế biến mang lại giá trị nhiều gấp bội so với việc xuất khẩu cà phê nhân. Chính vì vậy trong dài hạn Chính phủ cần có sự thay đổi trong nhìn nhận về hướng phát triển. Tập trung hơn vào cà phê chế biến vừa nâng cao giá trị gia tăng vừa giảm được sự lệ thuộc về công nghệ chế biến của Việt Nam vào nước ngoài.
- Có những can thiệp cần thiết để bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam như đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở cải thiện chất lượng sản phẩm, Chính phủ cần phải tích cực xúc tiến việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, từng bước khẳng định xuất xứ và uy tín của cà phê Việt Nam. Chính phủ cần hỗ trợ một Chương trình quốc gia phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam, khuyến khích thực thi Dự án xây dựng “Thánh địa cà phê Tây Nguyên”…Đây là những biện pháp cần làm ngay, được đông đảo các
chuyên gia, các doanh nghiệp đồng lòng nhất trí.
- Duy trì chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê thông qua tín dụng. Phối hợp với các Ngân hàng thương mại để cung cấp tín dụng cho người trồng cà phê, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thông qua việc giảm bớt các thủ tục vay vốn, các yêu cầu về tài sản thế chấp, cũng như các điều kiện khác. Cần phải nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển. Hàng năm Quỹ hỗ trợ phát triển cần dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê một khoản hỗ trợ nhất định trong Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của mình. Trong cơ cấu hỗ trợ cho xuất khẩu thì mức hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê cần được hỗ trợ khoảng 10%. Trong đó cần chia ra làm các loại hỗ trợ như thưởng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu. Đối với khoản vay tín dụng mà quỹ hỗ trợ xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp thì lãi suất phải nhỏ hơn lãi suất tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại khoảng 50% hoặc thấp hơn nữa. Trong đó Quỹ nên dành một khoản hỗ trợ nhất định đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ, nên dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 30% trong tổng số hỗ trợ cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê chế biến vào thị trường Hoa Kỳ.
- Có các chính sách hợp lí khuyến khích đầu tư, đổi mới trang thiết bị. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê là không đơn giản nên rất cần sự giúp đỡ về phía Chính phủ. Xây dựng đường giao thông từ nơi sản xuất đến nơi chế biến cà phê để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển. Mặt khác cần xây dựng các chợ giao dịch cà phê để tạo điều kiện cho người sản xuất dễ tiêu thụ sản phẩm của mình, còn doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê
chính sách về chuyển giao công nghệ cho ngành cà phê, đặc biệt là với công nghệ chế biến như không đánh thuế đối với các doanh nghiệp khi họ nhập khẩu máy móc trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho chế biến cà phê xuất khẩu hay có chính sách chuyển giao những công nghệ tiên tiến và phù hợp với khả năng tài chính.
- Chính phủ cần có những hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch, hệ thống các văn bản luật và thủ tục hành chính không quá cầu kì phức tạp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu được thuận lợi.