20 VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 I NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN 3 1 1 Khái n.
Trang 1VỚI THỰC TIỄN VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAYMỤC LỤC
2.1 Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
2.2 Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay 14
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nội dung quan niệm về lý luận và thực tiễn và về mối liên hệ giữa chúng
là cơ sở lý luận cho việc xác định nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn Tuy nhiên, “suy cho cùng thì cơ sở của nguyên tắc thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn là mối liên hệ hiện thực, thực tế giữa thực tiễn và lýluận Một khi nhận thức, lý luận đã xuất hiện và tỏ rõ vai trò không thể thiếucủa nó đối với thực tiễn thì người ta phải ý thức được mối liên hệ hữu cơ của
nó với thực tiễn và như thế đưa đến hình thành những quan điểm, nguyên tắccho hoạt động Những quan điểm, nguyên tắc không chỉ được hình thành trên
cơ sở thực tiễn, mà còn phải phục tùng những mục đích, điều kiện thực tiễncủa con người” [7, tr.120]
Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là “nguyên tắc của nhận thức khoahọc nói chung, nằm trong hệ thống phương pháp luận triết học duy vật biệnchứng, khoa học chung nhất về tự nhiên, xã hội và tinh thần Do đó, nội dungnày có ý nghĩa phổ biến đối với mọi nhận thức khoa học, kể cả bản thân triếthọc Nó phụ thuộc vào lập trường, lợi ích giai cấp, nói khác đi, nó không mangtính giai cấp Nhà khoa học hay bất kỳ người hoạt động lý luận nào đều phảitính đến nội dung này trong hoạt động của mình, cũng giống như họ vận dụngcác nội dung khác của chủ nghĩa duy vật biện chứng Nghiên cứu nghiên tắc này
có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay” [7, tr.121]
Do đó, nghiên cứu vấn đề “Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với
thực tiễn vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước yêu cầu bức xúc của công cuộc đổi mới, vấn đề vận dụng mối quan
hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn để đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị làmột đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận, do vậy, đã có nhiều công
Trang 3trình có liên quan tới đề tài này được công bố Chẳng hạn, “Kinh tế thị trường
và định hướng xã hội chủ nghĩa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Bùi Ngọc Chưởng (Tạp chí Cộng sản, 12/2018); “Đổi mới lý luận - Một cách tiếp cận mới mang tính nguyên tắc của V I Lênin về chủ nghĩa xã hội” của Nguyễn Thế Nghĩa (Tạp chí Triết Học, 2/2014); “Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế dưới gọc độ lý luận và thực tiễn” của Đỗ Văn Nam (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2015); “Bài học kinh nghiệm về việc xử lý mối quan hệ giữa đổi mới
lý luận và thực tiễn ở Liên Xô trước đây” của Phạm Văn Quang (Tạp chí Lịch
sử Đảng, 4/2018); “Lý luận và thực tiễn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay” của Phạm Như Ngọc Quang (Tạp chí Nghiên cứu
lý luận 4/2019)…
Các công trình khoa học trên đề cập tương đối có hệ thống một số vấn đề
về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới, làm sáng tỏ vaitrò của một số nhân tố lý luận trong việc định hướng cho hoạt động thực tiễn
Tuy nhiên, vấn đề mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn và vận dụng đốivới sự nghiệp đổi mới, hội nhập ở Việt Nam hiện nay chưa trở thành đối tượngtrình bày một cách tương đối toàn diện trong bất kỳ một công trình khoa họcnào Vì thế, tiểu luận này là sự bổ sung, phát triển hơn nữa những vấn đề liênquan tới quan hệ giữa lý luận và thực tiễn và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệpđổi mới, hội nhập ở Việt Nam hiện nay
4 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
Từ cơ sở lý luận vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
với thực tiễn vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu: Ở Việt Nam.
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trang 4Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Ngoài ra, để đạtđược mục đích nghiên cứu, tác giả đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiêncứu khác như: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê…
NỘI DUNG
I NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN
1.1 Khái niệm
* Nguyên tắc nói chung
Nguyên tắc “phản ánh cái quy luật, nhưng không phải một cách trực tiếp,
mà do con người rút ra từ nhận thức, lý luận về quy luật của đối tượng Nó bao
gồm những yêu cầu, mệnh lệnh, bước đi bắt buộc chủ thể phải tuân theo nhằmđạt được mục đích hoạt động Nguyên tắc là yếu tố quan trọng, cấu thành nộidung của phương pháp, thể hiện bản chất của phương pháp Nói đến phươngpháp người ta không thể không nói đến các nguyên tắc, thậm chí hệ thống cácnguyên tắc Nguyên tắc là cái bắt buộc đối với hoạt động Người ta có thể linhđộng, mềm dẻo trong vận dụng những nguyên tắc, như thay đổi những yếu tố,điều kiện nào đó của hoạt động, nhưng không thể từ bỏ nguyên tắc” [11, tr.120]
Có nguyên tắc cơ bản, không cơ bản, có nguyên tắc chủ yếu và thứ yếu
“Trong vận dụng các nguyên tắc, tuỳ theo những tình hình cụ thể, người ta cóthể hy sinh các nguyên tắc này hay khác, nhưng nguyên tắc cơ bản, chủ yếu thìkhông thể từ bỏ (lấy bất biến ứng vạn biến) Nhưng sự hy sinh thường là có tínhtạm thời, bởi vì nếu từ bỏ tuyệt đối thì nguyên tắc không còn là nguyên tắc nữa.Nguyên tắc mang tính xã hội, lịch sử - cụ thể và nó cũng có thể sai lầm nếu như
nó được tạo nên bởi chủ quan của chủ thể Chẳng hạn, ở bầu thì tròn, ở ống thìdài, hoặc đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy là những nguyêntắc, phương châm sống, xử thế của người này, nhóm này, nhưng lại không phảicủa người khác, nhóm khác” [7, tr.25]
Trang 5Có thể phân loại nguyên tắc thành “các nguyên tắc của nhận thức, lý luận
và của thực tiễn, hoạt động hiện thực Với tư cách là một nguyên tắc của hoạtđộng lý luận, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vừa hội đủ nhữngnội dung, tính chất, đặc trưng, đặc điểm của nguyên tắc nói chung, vừa thể hiệntính đặc thù của một nguyên tắc của hoạt động lý luận Nguyên tắc không chỉgiúp người ta có thể đạt mục đích, đạt được kết quả trong hoạt động, mà còn cóthể giúp xác lập, khẳng định niềm tin, uy tín, danh dự, nghĩa là góp phần rấtquan trọng, không thể thiếu trong việc khẳng định nhân cách, văn hoá của mỗi
cá nhân cũng như cả một dân tộc hoặc cộng đồng to lớn” [7, tr.26]
* Phạm trù lý luận
Lý luận là “sản phẩm cao nhất của nhận thức, của sự phản ánh hiện thựckhách quan vào trong bộ não con người Cho nên, bản chất của lý luận là hìnhảnh chủ quan của thế giới khách quan Nhận thức là cả một quá trình biện chứng
từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ nông cạn đến sâu sắc, từ hiệntượng đến bản chất” [8, tr.50] Đúng như V.I.Lênin nhận xét: “Trong lý luậnnhận thức cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của khoa học cần suy luậnmột cách biện chứng nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức chúng ta là bất dibất dịch và có sẵn mà phải phân tích xem xét sự hiểu biết như thế nào, sự hiểubiết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ và chính xác hơn nhưthế nào” [12, tr.117] Như vậy có thể thấy, “nhận thức là một quá trình biệnchứng diễn ra rất phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu và hìnhthức khác nhau Tuỳ theo tính chất nghiên cứu mà quá trình đó được phân chiathành nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính (hay còn gọi
là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức Nó đượcthể hiện ở ba hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng”
Xét về bản chất, “lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từthực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của thếgiới khách quan, lý luận được hình thành không phải nằm ngoài thực tiễn màtrong mối liên hệ với thực tiễn Do quá trình hình thành và bản chất của nó, lý
Trang 6luận có hai chức năng cơ bản là chức năng phản ánh hiện thực khách quan vàchúc năng phương pháp luận cho hoạt động thực tiễn Lý luận phản ánh hiệnthực khách quan bằng những quy luật chung nhất Tri thức kinh nghiệm cũngnhư tri thức lý luận đều phản ánh hiện thực khách quan nhưng ở những phạm
vi lĩnh vực và trình độ khác nhau Lý luận phản ánh hiện thực khách quan đểlàm phương pháp luận nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan bằng hoạtđộng thực tiễn” [8, tr.52]
* Phạm trù thực tiễn
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen “Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội
và bản thân con người” [2, tr.201] Hoạt động của con người bao gồm hoạt
động vật chất và hoạt động tinh thần Thực tiễn là “hoạt động vật chất Hoạtđộng vật chất là những hoạt động mà chủ thể sử dụng phương tiện vật chất tácđộng vào đối tượng vật chất nhất định nhằm cải tạo chúng theo nhu cầu của conngười Con người sử dụng các phương tiện để tác động vào đối tượng theonhững hình thức và mức độ khác nhau tuỳ thuộc mục đích của con người Kếtquả của quá trình hoạt động thực tiễn là những sản phẩm thoả mãn nhu cầu vậtchất và nhu cầu tinh thần của cá nhân và cộng đồng” [8, tr.53]
Hoạt động thực tiễn là “hoạt động có tính năng động sáng tạo, là hoạt độngđược đối tượng hoá, là quá trình chuyển hoá cái tinh thần thành cái vật chất Bởihoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể trong đó chủthể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó nhận thức khách thể Vì vậythực tiễn là khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài.Như vậy, hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người Nếu động vậtchỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bênngoài thì con người nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có mục đích, có tính xãhội của mình để cải tạo thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu mình thích nghi mộtcách chủ động tích cực với thế giới và làm chủ thế giới Để thoả mãn nhu cầucủa mình con người phải tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống
Trang 7mình và nhờ đó con người tạo nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong tựnhiên Như vậy, không có hoạt động thưc tiễn con người và xã hội không thể tồntại và phát triển được” [8, tr.54].
Vì vậy có thể nói: “Thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người
và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người
và thế giới Mỗi hoạt động của con người đều mang tính lịch sử cụ thể Nó chỉdiễn ra trong một giai đoạn nhất định nào đó Nó có quá trình hình thành pháttriển và kết thúc hoặc chuyển hoá sang giai đoạn khác, không có hoạt động thựctiễn nào tồn tại vĩnh viễn Mặt khác, hoạt động thực tiễn chịu sự chi phối củamỗi giai đoạn lịch sử cả về đối tuợng, phương tiện cũng như mục đích hoạtđộng Hoạt động thực tiễn rất phong phú đa dạng, song có thể chia làm ba hìnhthức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạtđộng thực nghiệm khoa học Ngoài các hoạt động thực tiễn cơ bản nêu trên, còn
có các hoạt động phát sinh trong các lĩnh vực đạo đức, nghệ thuật, y tế, giáo dục,các loại hoạt động này nảy sinh trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loàingười, có tác dụng bổ sung làm phong phú thêm những dạng hoạt động thực tiễncủa con người” [8, tr.54]
Như vậy “mỗi hình thức hoạt động cơ bản có một chức năng quan trọngkhác nhau, không thể thay thế được cho nhau Song giữa chúng có mối quan hệchặt chẽ với nhau Trong mối quan hệ đó hoạt động sản xuất vật chất là hoạtđộng cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động khác Bởi vì nó
là hoạt động nguyên thuỷ nhất, tồn tại một cách khách quan, thường xuyên nhấttrong cuộc sống của con người và nó tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu cótính quyết định đối với sự sinh tồn và phát triển của con người và xã hội Nếukhông có hoạt động sản xuất vật chất thì không thể có các hình thức hoạt độngkhác Các hình thức hoạt động khác suy cho cùng cũng xuất phát từ hoạt độngsản xuất vật chất và phục vụ cho hoạt động sản xuất vật chất của con người.Nhưng như vậy không có nghĩa là các hình thức hoạt động chính trị xã hội vàthực nghiệm khoa học là hoàn toàn thụ động lệ thuộc một chiều vào hoạt động
Trang 8sản xuất vật chất Ngược lại, chúng có thể tác động kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạtđộng sản xuất vật chất phát triển Chẳng hạn nếu hoạt động chính trị - xã hộimang tính chất tiến bộ cách mạng và nếu hoạt động thực nghiệm khoa học màđúng đắn sẽ tạo đà cho hoạt động sản xuất vật chất phát triển Còn nếu hoạt độngchính trị - xã hội mà lạc hậu phản cách mạng và nếu hoạt động thực nghiệm màsai lầm không khoa học sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất vật chất” [8, tr.55].
1.2 Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
* Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn
Được thể hiện bằng mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn “Giữa lýluận và thực tiễn thống nhất biện chứng với nhau Sự thống nhất đó bắt nguồn từchỗ: chúng đều là hoạt động của con người, đều nhằm mục đích cải tạo tự nhiên
và cải tạo xã hội để thoả mãn nhu cầu của con người Nội dung mối quan hệgiữa lý luận và thực tiễn Lý luận dựa trên nhu cầu của thực tiễn và lấy đượcchất liệu của thực tiễn Thực tiễn là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển xã hội Lý luận không có mục đích tự nó mà mụcđích cuối cùng là phục vụ thực tiễn Sức sống của lý luận chính là luôn luôn gắnliền với thực tiễn, phục vụ cho yêu cầu của thực tiễn” [7, tr.153]
* Lý luận mở đường và hướng dẫn hoạt động của thực tiễn
“Lý luận Mác - Lênin hướng dẫn con đường đấu tranh của giai cấp vô sản
Sự thành công hay thất bại của hoạt động thực tiễn là tuỳ thuộc vào nó đượchướng dẫn bởi lý luận nào, có khoa học hay không Sự phát triển của lý luận là
do yêu cầu của thực tiễn, điều đó cũng nói lên thực tiễn không tách rời lý luận,không thể thiếu sự hướng dẫn của lý luận Vai trò của lý luận khoa học là ở chỗ:
nó đưa lại cho thực tiễn các tri thức đúng đắn về các quy luật vận động, pháttriển của hiện thực khách quan, từ đó mới có cơ sở để định ra mục tiêu vàphương pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn Quan hệ lý luận và thực tiễnmang tính chất phức tạp, quan hệ đó có thể là thống nhất hoặc mâu thuẫn đốilập” [7, tr.158]
Trang 9* Lý luận và thực tiễn là thống nhất
Lý luận và thực tiễn thống nhất khi giai cấp thống trị còn mang tinh thầntiến bộ và còn giữ sứ mệnh lịch sử “Khi lý luận và thực tiễn thống nhất thìchúng sẽ tăng cường lẫn nhau và phát huy vai trò của nhau Sự thống nhất đó làmột trong những nguyên lý căn bản của triết học Mác - Lênin Thực tiễn không
có lý luận hướng đẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệvới thực tiễn là lý luận suông Vì vậy cho nên trong khi nhấn mạnh sự quantrọng của lý luận, đã nhiều lần V.I.Lênin nhắc đi nhắc lại rằng lý luận cáchmạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nang cho hành động cách mạng,
và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo Lý luậnluôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễnsinh động” [7, tr.159]
Vai trò của thực tiễn đối với lý luận: “Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là
mục đích và tiêu chuẩn của lý luận, lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát
từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Thực tiễn là cơ sở của lý luận Xét mộtcách trực tiếp, những tri thức được khái quát thành lý luận là kết quả của quátrình hoạt động thực tiễn của con người Thông qua kết quả hoạt động thực tiễn,
kể cả thành công cũng như thất bại, con người phân tích cấu trúc, tính chất vàcác mối quan hệ của các yếu tố, các điều kiện trong các hình thức thực tiễn đểhình thành lý luận Qúa trình hoạt động thực tiễn còn là cơ sở để bổ sung và điềuchỉnh những lý luận đã đựơc khái quát Mặt khác, hoạt động thực tiễn của conngười làm nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi quá trình nhận thức phải tiếp tụcgiải quyết Thông qua đó, lý luận được bổ sung, mở rộng” [10, tr.76] Chính vìvậy, V.I.Lênin nói: “Nhận thức lý luận phải trình bày khách thể trong tính tấtyếu của nó, trong những quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động mâu thuẫncủa nó, tự nó và vì nó” [13, tr.527]
Thực tiễn là “động lực của lý luận Hoạt động của con người không chỉ lànguồn gốc để hoàn thiện các cá nhân mà còn góp phần hoàn thiện các mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội Lý luận được vận dụng làm phương
Trang 10pháp cho hoạt động Thực tiễn, mang lại lợi ích cho con người càng kích thíchcon người tích cực bám sát thực tiễn để khái quát lý luận Quá trình đó diễn rakhông ngừng trong sự tồn tại của con người, làm cho lý luận ngày càng đầy đủ,phong phú và sâu sắc hơn Nhờ vậy hoạt động con người không bị hạn chế trongkhông gian và thời gian Thông qua đó, thực tiễn đã thúc đẩy một ngành khoahọc mới ra đời - khoa học lý luận” [10, tr.77].
Thực tiễn là “mục đích của lý luận Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lýluận Tính chân lý của lý luận chính là sự phù hợp của lý luận với hiện thực kháchquan và được thực tiễn kiểm nghiệm, là giá trị phương pháp của lý luận đối vớihoạt động thực tiễn của con người Do đó, mọi lý luận phải thông qua thực tiễn đểkiểm nghiệm” Chính vì thế mà C.Mác nói: “vấn đề tìm hiểu tư duy của conngười có thể đạt đến chân lý khách quan không hoàn toàn không phải là vấn đề lýluận mà là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứngminh chân lý” [3, tr.210] “Thông qua thực tiễn những lý luận đạt đến chân lý sẽđược bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại; những kết luận chưa phù hợp thựctiễn thì tiếp tục điều chỉnh bổ sung hoặc nhận thức lại giá trị của lý luận nhất thiếtphải được chứng minh trong hoạt động thực tiễn [10, tr.78]
Vai trò của lý luận đối với thực tiễn: “Thực tiễn chỉ đạo lý luận, ngược lại
lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trongthực tiễn C.Mác đã từng nói, người thợ xây không bao giờ tinh xảo như con ongxây tổ nhưng người thợ xây hơn hẳn con ong ở chỗ, trước khi xây dựng mộtcông trình họ đã hình thành được hình tượng của công trình ấy trong đầu họ.Tức là hoạt động của con người là hoạt động có ý thức Ban đầu hoạt động củacon người chưa có lý luận chỉ đạo, song con người phải hoạt động để đáp ứngnhu cầu tồn tại của mình Thông qua đó, con người khái quát thành lý luận Từ
đó những hoạt động của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luậnsoi đường hoạt động thực tiễn của con người mới trở thàng tự giác, có hiệu quả
và đạt được mục đích mong muốn” [10, tr.79]
Trang 11“Lý luận đóng vai trò soi đường cho thực tiễn vì lý luận có khả năng địnhhướng mục tiêu xác định lực lượng biện pháp thực hiện Lý luận còn dự báo đượckhả năng phát triển cũng như các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo được nhữngrủi ro có thể xảy ra, những hạn chế những thất bại có thế có trong quá trình hoạtđộng Như vậy lý luận không chỉ giúp con người hoạt động hiệu quả mà còn là cơ
sở để khắc phục những hạn chế và tăng năng lực hoạt động của con người Mặtkhác lý luận còn có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng liên kết các cá nhân thànhcộng đồng, tạo thành sức mạnh to lớn của quần chúng trong cải taọ tự nhiên vàcải tạo xã hội” [10, tr.80] Chính vì vậy, C.Mác đã khẳng định “vũ khí của sự phêphán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chấtchỉ có thể bị đánh đổ lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lựclượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [3, tr.180]
Lý luận hình thành là “kết quả của nhận thức lâu dài và khó khăn của conngười trên cơ sở hoạt động thực tiễn Hoạt động thực tiễn tuy đa dạng phongphú nhưng không phải không có tính quy luật Tính quy luật của thực tiễn đượckhái quát dưới hình thức lý luận Mục đích của lý luận không chỉ là phươngpháp mà còn là định hướng cho hoạt động thực tiễn Đó là định hướng mục tiêu,biện pháp sử dụng lực lượng, định hướng giải quyết các mối quan hệ trong hoạtđộng thực tiễn Không những thế, lý luận còn định hướng mô hình của hoạtđộng thực tiễn Vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn, trước hết từ lý luận đểxây dựng mô hình thực tiễn theo những mục đích khác nhau của quá trình hoạtđộng, dự báo các diễn biến, các mối quan hệ lực lượng tiến hành và những phátsinh của nó trong quá trình phát triển để phát huy các nhân tố tích cực, hạn chếnhững yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao hơn” [10, tr.81]
II VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong giai đoạn trước đổi mới