1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT học THUYẾT về CHÍNH TRỊ xã hội của NHO GIÁO và tác ĐỘNG của nó đối với sự NGHIỆP đổi mới ở VIỆT NAM HIỆN NAY

28 875 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 69,3 KB

Nội dung

Người sáng lập ra trường phái Nho giáo nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại Trung Quốc là Khổng tử, ông tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ra ở nước Lỗ trong một gia đình quý tộc sa sút. Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên và được “Việt Nam hóa” trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của Dân tộc. Nho giáo góp phần đáng kể vào việc xây dựng, và phát triển nền văn hiến Việt Nam. Bao đời từng là hệ tư tưởng thống trị trong kiến trúc thượng tầng phong kiến Việt Nam.

Trang 1

HỌC THUYẾT VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA NHO GIÁO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN

NAY

Người sáng lập ra trường phái Nho giáo - nhà tư tưởng vĩ đại nhất củathời cổ đại Trung Quốc là Khổng tử, ông tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ra

ở nước Lỗ trong một gia đình quý tộc sa sút Nho giáo du nhập vào Việt Nam

từ những năm đầu công nguyên và được “Việt Nam hóa” trong suốt chiều dàilịch sử dựng nước và giữ nước của Dân tộc Nho giáo góp phần đáng kể vàoviệc xây dựng, và phát triển nền văn hiến Việt Nam Bao đời từng là hệ tưtưởng thống trị trong kiến trúc thượng tầng phong kiến Việt Nam Nho giáo

đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá, chính trị –xã hội, lẽ sống vàphong tục tập quán của người Việt Nam Nho giáo trở thành một bộ phận củatruyền thống văn hoá của dân tộc Trong giai đoạn hiện nay Nho giáo vẫnđang in đậm trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Con người Việt Nam dù

tự giác hay không, vẫn còn mang đậm dấu ấn của Nho giáo Truyền thống vănhóa trong lịch sử của dân tộc bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thểvẫn còn đó Một Văn Miếu Quốc Tử Giám với 82 tấm bia tiến sĩ sừng sững

uy nghiêm không chỉ được xem là một trong những biểu tượng của văn hóaThăng Long Hà Nội, mà còn được xem là kỷ vật thiêng liêng, ngưng tụ củamột nền văn hóa truyền thống được nhiều thế hệ người Việt Nam trân trọng

và tự hào Nhưng truyền thống là do lịch sử để lại, qua sự vân động và pháttriển của xã hội có những vấn đề không phù hợp với xã hội hiện đại Mặc dù

cơ sở kinh tế - xã hội của Nho giáo đã bị thủ tiêu, nhưng những tàn dư, phongtục cổ hủ lạc hậu của nó đã và đang trở thành lực cản của sự nghiệp đổi mới ởnước ta hiện nay

Trang 2

Trong 30 năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Namkhởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Nền kinh tếvận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đẩy nhanh sựtăng trưởng về kinh tế, đời sống xã hội được nâng cao Tuy nhiên, mặt tráicủa cơ chế thị trường cũng đang tạo ra nhiều xáo trộn trong quan hệ xã hội,trong gia đình và phẩm chất cá nhân Trong xã hội đã xuất hiện những biểuhiện tiêu cực cả trong nhận thức và hành động: lối sống thực dụng, chạy theođồng tiền làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên xa rời mục tiêu lý tưởng,suy thoái về phẩm chất đạo đức, nạn tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, làm giàubất chính và các tệ nạn xã hội khác đang có chiều hướng gia tăng Những chủtrương biện pháp khắc phục tình trạng nói trên nó động chạm tới nhiều vấn đềliên quan đến Nho giáo, nhất là khi Nho giáo đã đồng hành cùng dân tộc tahàng ngìn năm, để lại những tư tưởng khó khắc phục như bệnh bảo thủ trì trệ,quan liêu, giáo điều, chủ nghĩa bình quân Đến nay những tư tưởng đó vẫncon tồn tại với nhiều biểu hiện khác nhau Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam vàtriển vọng lớn lao của nó không thể tách rời việc khắc phục những ảnhhưởng tiêu cực của Nho giáo và sau đó khai thác những nhân tố tích cực đểbiến thành truyền thống Việt Nam trên nhiều lĩnh vực của đời sống Nhogiáo là vấn đề của lịch sử nhưng cũng là vấn đề hiện tại và tương lai.Nghiên cứu tư tưởng chính trị xã hội của Nho giáo để nhìn nhận, đánh giá

rõ hơn những yếu tố đã lỗi thời lạc hậu, những phản giá trị văn hoá cầnxoá bỏ, đồng thời kế thừa những tinh hoa, những cái còn hợp lý để vậndụng, phát huy nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay Dưới góc độtiếp cận của triết học - tư tưởng chính trị xã hội của Nho giáo có ý nghĩa rấtquan trong cả về lý luận và thực tiễn

1.TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ –XÃ HỘI CỦA NHO GIÁO

Trang 3

Khổng Tử (551 - 479 TCN) là người đầu tiên sáng lập ra Nho giáo.Những người kế tục nổi tiếng là Mạnh Tử (372 - 289 TCN) và Tuân Tử(298 - 238TCN) Là học thuyết của xã hội phong kiến, do xã hội phongkiến sản sinh ra, Nho giáo đề ra các nguyên lý, quy tắc, biện pháp nhằm ổnđịnh xã hội Trung Quốc đương đại và thúc đẩy xã hội phát triển Mục tiêu

lý tưởng của Nho giáo là xây dựng một nhà nước hưng thịnh, duy trì kỷcương xã hội, tông pháp, đẳng cấp, quyền lực tuyệt đối thuộc về Thiên Tử.Người cai trị phải dùng đức, lễ tiết để làm gương và lôi cuốn dân chúng, từ

đó dân chúng tự giác làm tròn bổn phận của mình Nghiên cứu tư tưởng củaNho giáo có thể thấy những tư tưởng chính trị xã hội của nho giáo đó là: tưtưởng về Nhà nước, quyền lực nhà nước và mối quan hệ giữa dân với nhànước; đường lối trị nước được đề cập khá sâu sắc

1.1.Tư tưởng về nhà nước, quyền lực nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước với dân

Tư tưởng về nhà nước và quyền lực nhà nước.

Thời xuân thu chiến quốc là một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử TrungQuốc (thế kỷ VII - thế kỷ III TCN) đó là thời đại quá độ từ chế độ chiếm hữu

nô lệ kiểu phương đông sang xã hội phong kiến Đây là thời kỳ loạn lạc chiếntranh liên miên ở trung Quốc, thời kỳ “vương đạo suy vi, bá đạo trị vì” Chínhđiều kiện lịch sử đó đã quyết định sự ra đời của một hình thức nhà nước đặcbiệt, nhà nước chuyên chế phương đông, trong đó mọi quyền lực đều tậptrung ở nhà vua

Tư tưởng Nho giáo ra đời trên cơ sở tổ chức chính trị xã hội đặc biệt

đó, nên tư tưởng về nhà nước, quyền lực nhà nước của Nho giáo biểu hiện rõnét ở chỗ đề cao vai trò của nhà vua chuyên chế Theo Nho giáo, con người

có nhiều mối quan hệ gắn bó ràng buộc lẫn nhau trong phạm vi những cộngđồng nhất định Trong đó các cộng đồng nhà (gia), nước (quốc) và thiên hạ là

Trang 4

cơ bản nhất, bao quát nhất Thiên hạ gốc ở nước, nước gốc ở nhà, nhà gốc ởthân Nho giáo coi mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa nhà và nước là mốiquan hệ rường cột Muốn trị quốc trước hết phải tề gia Nước là vật sở hữucủa một số người tuân mệnh trời và giỏi tề gia Nước trong quan niệm củaNho giáo vừa là chỉ đất nước cũng vừa là nhà nước Nhà nước thời đó thuộcquyền chuyên chế của nhà vua và hoàng tộc Nho giáo cho rằng: xã hội phải

có người đại diện nắm giữ quyền lực tối cao để giữ gìn kỷ cương phép nước.Nhà vua chính là người nắm giữ quyền lực tối cao đó, là người chủ sở hữu đấtđai, trực tiếp quản lý kinh tế, tổ chức hành chính, thực hiện pháp luật, chỉ huyquân đội, giáo dục đạo đức và cả đứng đầu tôn giáo nữa Để quản lý xã hội,nhà vua phải tổ chức ra bộ máy quan liêu từ trung ương đến địa phương Để

“chính danh” của những người nắm quân quyền, Nho giáo chủ trương thuyết

“thiên mệnh” Thuyết này coi trời là trên hết, ngôi vua được trời lựa chọn đểcai quản đất nước và thần dân, nhưng không cho mãi một người làm vua, mà

ai làm điều lành thì được, làm điều ác thì mất Vì vậy nhà vua có quyền lựcrất lớn nhưng không được lạm dụng quyền ấy để làm điều trái đạo

Thuyết “thiên mệnh” với tư tưởng an phận thủ thường theo địa vị củamình, đã đè nặng lên đời sống tinh thần của dân tộc Trung Hoa và các dân tộctôn sùng Nho giáo suốt nhiều thế kỷ qua Đây là một trong những nguyênnhân làm cho tôn ti trật tự phong kiến được duy trì quá lâu, kìm hãm sứcvươn lên của con người Tuy nhiên chính thuyết “thiên mệnh” đã đáp ứngđược đòi hỏi bức thiết của lịch sử Trung Quốc thời bấy giờ đó là thống nhấtdân tộc, xây dựng chính quyền trung ương tập quyền hưng thịnh

.Tư tưởng về dân và mối quan hệ giữa dân với nhà nước

Tư tưởng về dân

Trang 5

Nho giáo được hình thành rất sớm trải qua quá trình tồn tại, đấu tranhgay gắt với Mặc gia và Pháp gia mà được thừa nhận làm đạo lý trị quốc củanhiều triều đại phong kiến Trung quốc.

Khái niệm “dân” của Nho giáo bao gồm: sĩ, nông, công, thương Sựphân chia này không dựa trên tiêu chuẩn sở hữu mà theo ngành nghề Đâycũng chính là bậc thang giá trị trong xã hội phong kiến, nó phản ánh một nềnkinh tế tiểu nông khép kín, tự cung tự cấp, công thương nghiệp chưa pháttriển Tuy vậy, theo quan niệm của Nho giáo “dân” thông thường là nhữngngười không có địa vì gì trong bộ máy thống trị

Trong mối quan hệ với nhà nước, quyền lực nhà nước mà người đứngđầu là vua, dân có vai trò rất lớn Nho giáo đã sớm nhận thức được vai trò củanhân dân đối với sự tồn vong của các triều đại phong kiến Nho giáo cho rằngtrong ba yếu tố để một triều đại được bền vững đó là: đất đai, nhân dân vàchính sự thì dân là yếu tố quyết định Còn về chính sự thì Nho giáo lại chỉ rõ:lương thực phải đủ để nuôi dân, binh lực phải mạnh để bảo vệ dân và lòng tincủa dân, trong đó lòng tin của dân là quan trọng nhất Nho giáo cũng đã nhìnthấy sức mạnh to lớn của nhân dân, “vua lấy dân làm trời”, vua chúa sốngđược là nhờ dân, nếu áp bức dân tàn bạo để dân vùng lên thì những ngườinắm giữ quyền lực nhà nước ắt đi tới diệt vong Mạnh Tử rất quan tâm đếndân, ông coi trọng việc cải thiện đời sống của nhân dân là “gốc”, là tráchnhiệm của người cầm quyền: Đấng minh quân phảI làm cho thần dân ngẩngđầu lên đủ thờ cha mẹ, cúi xuống đủ nuôi vợ con, năm được mùa thì no luôn,năm mất mùa thì không đến nỗi chết đói Không thể phủ nhận quan điểm củaMạnh Tử về dân là có nhiều tiến bộ, nhưng nếu đứng trên lập trường giai cấp

mà xem xét thì ông không có tư tưởng dân chủ thực sự; không có tư tưởngđấu tranh cho quyền làm chủ đất nước của nhân dân và làm chủ vận mệnh củamình Kể cả khi ông chủ trương xây dựng một nền chính trị được lòng dân,

Trang 6

quan tâm đến dân để cho dân có “hằng sản” từ đó “có hằng tâm” thì cũngkhông ngoài mục đích điều hòa mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.

Nói về dân và chính sách trị dân Khổng tử nhấn mạnh các vấn đề:dưỡng dân, giáo dân và chính hình, trong đó dưỡng dân là yếu tố quan trọng.Bất kỳ chính thể nào, nhà cầm quyền nào cũng phải coi trọng việc dưỡng dân.nếu khéo dưỡng dân thì nước thịnh, nhà cầm quyền được dân quý, ngược lạithì nước loạn, dân sẽ bỏ đi nơi khác hoặc nổi loạn, chính quyền sớm muộncũng bị lật đổ Dưỡng dân là làm cho dân no đủ, giàu có Điều đó cho thấyNho giáo đã sớm nhận thấy vai trò to lớn của dân đối với nhà nước và quyềnlực nhà nước, nhưng họ không vượt qua được hạn chế về mặt giai cấp và thờiđại, do đó đối với Nho giáo không có tư tưởng dân chủ thực sự, tất cả đều mỹdân để dễ bề sai khiến cai trị Tuy nhiên, tư tưởng của Nho giáo về dân, vềmối quan hệ giữa dân với nhà nước vẫn hàm chứa nhiều giá trị mà người cầmquyền xưa và nay đều quan tâm, đó là:

Phải biết tranh thủ dân và nắm lấy dân Dân là quý, dân như nước,

chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, do vậy muốn làm vua chúa,muốn cầm quyền thì phải tranh thủ dân và nắm lấy dân Tranh thủ được dânchúng thì làm Thiên tử, được dân là được cả thiên hạ, người cầm quyền phảithuận lòng dân, phải biết thích cái thích của dân, ghét cái ghét của dân, theolòng dân mà trị nước tất sẽ gây dựng được đại nghiệp

Giữ gìn sinh mệnh và không lãng phí tài sản của dân Người cầm

quyền phải biết sử dụng sức người, sức của cho phù hợp tránh lạm dụng, lãngphí tiền bạc công sức của dân, như vậy lòng dân mới yên xã tắc mới bềnvững Tư tưởng của nho giáo về vai trò của dân được các nhà tư tưởng ViệtNam kế thừa, cải biến và sáng tạo phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc

Thời Lý – Trần, coi đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân là việc hàng đầu

của đạo trị nước, “ý dân”, “lòng dân” đã trở thành căn cứ, mục đích cho

Trang 7

những chủ trương chính trị lớn “Chiếu dời đô” nổi tiếng của Lý Công Uẩn đãkhẳng định: Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận thì thay đổi.Nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh Trần Quốc Tuấn với tư tưởng

“khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”, coi đó là “thượng sách để giữnước” đã nhìn rõ nhân dân là tiềm lực về kinh tế và quốc phòng, bảo đảm cho

sự vững chắc của nền độc lập và chủ quyền đất nước Nguyễn Trãi xem dân làgốc của nước, dân có quan hệ tới sự yên nguy của triều đại Dân là số đông, là

cơ sở của xã hội, là lực lượng có vai trò quyết định ủng hộ hay phế truất nềnthống trị của một triều đại.Nhận thức được vai trò của nhân dân không phải làngẫu nhiên đối với các nhà tư tưởng Việt Nam Mặc dù lập trường phong kiến

đã hạn chế tầm nhìn của họ về vai trò của nhân dân, nhưng là những nhà yêunước lớn, đứng ở đỉnh cao của phong trào yêu nước lúc bấy giờ, họ đã thấyđược yêu cầu phải cố kết cộng đồng, phát huy sức mạnh của dân tộc nên đãvượt qua được những hạn chế giai cấp vốn có của mình

Đến Hồ Chí Minh, quan niệm về dân đã phát triển đến một tầm caomới Dân là số đông, phải làm cho số đông đó ai cũng có cơm ăn áo mặc, aicũng được học hành Lấy dân làm gốc ở Hồ Chí Minh không phải chỉ xemdân là lực lượng dời non lấp biển mà còn là mục đích, mục tiêu chính trị đều

vì dân, xây dựng nền chính trị của dân, do dân và vì dân Quan trọng hơn cả làNgười đã đưa truyền thống yêu nước thương nòi với cơ chế hoạt động củanhà nước là của dân, do dân và vì dân thành nguyên tắc cơ bản để xây dựngĐảng cộng sản và chế độ chính trị xã hội ở Việt Nam

1.2 Đường lối trị nước của nho giáo

Nho giáo chỉ rõ cai trị con người và xã hội bằng giáo dục, giáo dưỡng,bằng thu phục nhân tâm, hạn chế dùng pháp trị Nho giáo là hệ tư tưởng cótính chất quy chế làm chuẩn mực để giải quyết các quan hệ xã hội Các khái

Trang 8

niệm tưởng chừng thuần túy đạo đức nhưng nó mang tính chính trị rấtcao.Các phạm trù: “Nhân”, “Lễ”, “Chính danh”, là nguyên lý đạo đức cơ bản

và là hạt nhân trong học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo, là nguyên tắc trịnước của Nho giáo

Phạm trù “Nhân”, “Lễ”

Nhân: Chữ Nhân trong học thuyết của Khổng Tử có ý nghĩa rất rộng,

lúc trừu tượng, lúc cụ thể, tùy theo trình độ hoàn cảnh mà ông diễn đạt nộidung của nó một cách khác nhau Nhưng nội dung bao quát nhất của “Nhân”

là Người, là lòng người, là thương người Đạo nhân là cái trời phú cho conngười, ở cái tâm của con người, đó là lòng thương người Điều đó được thểhiện ra ở hai điều cốt yếu: “Người nhân là mình muốn lập thân thì cũng mongmuốn giúp người lập thân, mình muốn thông đạt thì cũng muốn giúp ngườithông đạt” và “điều gì mình không muốn thì chớ đem đối xử với người”

“Nhân” là đức tính hoàn thiện, là cái gốc của con người nên nhân chính là đạolàm người Đức nhân bao gồm tinh túy của tất cả các đức tính khác, trong bất

kỳ mối quan hệ nào, nếu hỏng về đức của mối quan hệ đó thì cũng đồng thời

là trái với đức nhân, chẳng hạn như: không trung thực với người khác, khôngnghiêm khắc với kẻ sai trái lầm lỗi, không cung kính bề trên… đều là trái vớiđức nhân Người muốn đạt nhân theo Khổng Tử phải có “Trí” và “Dũng”.Nhờ có trí con người mới sáng suốt minh mẫn để hiểu được đạo lý, xét đoán

sự việc, phân biệt phải trái, thiện ác để trau rồi đạo đức và hành động phù hợpvới “Thiên lý” Muốn đạt nhân còn phải có “Dũng”, người có “Dũng” khôngphải ỷ vào sức mạnh, hành động bất chấp đạo lý mà là người quả cảm, dám xảthân vì nghĩa, khi thiếu thốn không làm mất nhân cách của mình, khi đầy đủsung túc không xa rời dạo lý.Đức nhân mà nho giáo đề cập trong học thuyếtchính trị của mình hoàn toàn khác với thuyết “kiêm ái” của Mặc Tử, “Đức”của Lão Tử, lại càng khác với “Bác ái” của đạo ki tô và “Từ bi” của đạo

Trang 9

Phật.Đạo nhân với tính cách là trung tâm của toàn bộ học thuyết chính trị đạođức của mình, các nhà Nho nâng lên thành đường lối trị quốc: Nhân trị - tứctrị dân bằng đức nhân Đức nhân là một tiêu chuẩn bắt buộc, nghiêm khắcnhất đối với kẻ làm quan Những người làm quan, các bậc vua chúa đều phải

có đức nhân - đó là yêu cầu tối thượng Nho giáo chú trọng lấy đạo đức đểthực hành chính trị, kẻ tri dân phải tu thân, sửa mình làm gương cho dân,hướng theo điều thiện, nhờ đó cảm hóa được dân chúng, dân chúng phục mànghe theo Nhấn mạnh việc tu dưỡng đạo đức, đồng thời Khổng Tử đề caoyêu cầu về cái tài của kẻ cai trị, cái tài đó giúp họ làm việc sáng suốt, nếu kẻcai trị chỉ có lòng thương dân thuần túy thì chưa đủ mà phải có cả trí

Như vậy, từ “Nhân” đến “Nhân trị” đó chính là tư tưởng về đường lốitrị quốc của Nho giáo, điều đặc biệt và sâu sắc của tư tưởng này là ở chỗ Nhogiáo đã đặt đạo đức với chính trị trong mối quan hệ hết sức chặt chẽ, đạo đức

là nền tảng của chính trị Chính trị là sự tiếp tục của đạo đức, phải lấy đạo đứclàm gốc Đây cũng là điểm độc đáo của triết lý phương đông so với các họcthuyết phương tây Do ảnh hưởng của tư tưởng này mà thực tiễn chính trịphương đông đã hình thành nên mẫu người cai trị với phong cách đặc trưng,

đó là những con người có đủ đức, tài Xây ngôi nhà chính trị trên nền đạo đứcmột cánh thái quá, ít chú ý tới cơ sở kinh tế nên Nho giáo đã duy trì xã hộiphương đông trong trạng thái trì trệ, bảo thủ suốt mấy ngàn năm lịch sử

Lễ: Phạm trù “Lễ” trước tiên dùng để chỉ việc thờ cúng, tế lễ, sau

dùng rộng ra nó bao gồm cả phong tục tập quán mà xã hội thừa nhận và còn

có nghĩa là thể chế, là quyền uy Lễ là một công cụ chính trị mạnh mẽ và làmột phương pháp trị quốc đắc lực mà Nho giáo đã cống hiến cho các triều đạiphong kiến Trong gia đình, làng mạc, đất nước và thiên hạ, thậm chí trongtrời đất, con người có bao nhiêu mối quan hệ thì có bấy nhiêu lễ nghi quyđịnh cụ thể gọi là lễ Trước bối cảnh “Lễ nhạc hư hỏng”, Khổng Tử muốn

Trang 10

dùng lễ để khôi phục lai trật tự phép tắc, luân lý xã hội, đưa xã hội từ loạn trởthành thịnh trị.Lễ quy định một cách nghiêm ngặt các mối quan hệ giữa vuatôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè (Ngũ luân) Trong năm mối quan hệ

ấy, có ba mối quan hệ rường cột gọi là (Tam cương): vua tôi, cha con, chồng

vợ Trong các mối quan hệ đó, mỗi người phải tuân theo địa vị, danh phận củamình Đó là “Vua dùng tôi nên theo lễ, tôi thờ vua theo đạo trung”, “Cha đốivới con phải nhân từ, con thờ cha theo đạo hiếu”, “Anh em với nhau phải giữchữ đễ” tức là phải yêu thương nhường nhịn nhau, “Vợ chồng đối với nhaucũng phải giữ lễ”, “Bạn bè đối với nhau phải giữ chữ tín” Như vậy, “Lễ”trong nho giáo là nguyên tắc về chính trị, một văn bản nghi tiết Trong cáctầng lớp do chế độ phân biệt thứ hạng tạo ra thì có một loại thước đo để phânbiệt họ, do đó mà có danh để đặt ra đạo nghĩa, đạo nghĩa để đặt ra lễ Có thểnói, lễ là một cái lưới bủa ra rất rộng và xiết lại hết sức chặt chẽ Chỗ tinh vicủa Nho giáo là đã đóng khung ý nghĩ và hành động của con người vào phạm

vi thực hiện những quy tắc nghiêm ngặt của cuộc sống, trải qua hàng ngànnăm lịch sử, xã hội theo Nho giáo đã giữ được sự ổn định trong gia đình vàtrật tự ngoài xã hội Lễ trở thành điều kiện quan trọng bậc nhất trong việc trịquốc tề gia Lễ trị của Nho giáo nó trói buộc con người từ khi lọt lòng đến khichết, từ trong chiếc nôi gia đình ra đất nước, thiên hạ Nếu pháp trị của HànPhi Tử táo bạo một cách lộ liễu thì lễ trị của Nho giáo lại trói buộc con ngườitrong cái vỏ êm dịu, trang trọng Đó chính là điều mà các triều đại phong kiếnthống trị sau Khổng Tử, từ nhà Hán cho đến nhà Thanh ở Trung Quốc, cũngnhư từ thời Lý - Trần đến Lê - Nguyễn ở Việt Nam tìm thấy để gò chặt cả dân

cả nước trong vòng tôn ti trật tự, kẻ cai trị cứ việc sai khiến, kẻ phụng sự cứviệc tuân theo Hàm ý sâu xa của lễ là ở đó, một khi các tầng lớp dưới đềulàm theo lễ thì không bao giờ làm mất tôn ti trật tự, đặc biệt là “Dễ sai” thì bềtrên càng dễ cai trị Trong việc trị nước, trị dân, lễ hay hơn hình pháp ở chỗ lễ

Trang 11

ngăn cấm việc chưa xảy ra, còn hình pháp cấm sau khi sự việc đã xảy ra, lễgiúp người tránh xa điều ác gần với điều thiện Tuy nhiên, lễ trị của Nho giáo

đã kìm hãm cuộc sống của con người một cách dai dẳng, đặc biệt là đối vớiphụ nữ và đông đảo nhân dân lao động dưới thời phong kiến

Phạm trù “Chính danh”

Cuối thời Xuân thu - Chiến quốc, tình hình xã hội Trung Quốc hết sứcrối loạn, các nước chư hầu xâm lấn và thôn tính lẫn nhau; sự phát triển củanhững mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt, đó là mâu thuẫn giữa nông dân vớilãnh chúa phong kiến, địa vị của bọn lãnh chúa phong kiến bị lung lay; quan

hệ tông pháp rối loạn Trước tình hình đó Nho giáo chủ trương lấy thuyết

“chính danh” làm vũ khí để ổn định xã hội Theo Khổng Tử, sự hỗn loạn củaquan niệm danh phận, đẳng cấp, sự sa sút của Thiên tử nhà Chu, sự suy yếu,bất ổn của các nước chư hầu…tình trạng đó làm cho trật tự xã hội đương đại.Khổng Tử cho rằng: muốn cứu vãn nguy cơ chính trị thời đó, trước hết phảikhôi phục uy quyền của thiên tử, phải ngăn chặn những việc vượt quyền, mỗingười phải biết giữ danh phận của mình mới có thể gây lại nền chính trị cóđạo, phải “chính danh” để xác định lại danh phận đẳng cấp…đó là vấn đề cănbản của chính trị thời bấy giờ “Danh” là tên gọi, là danh vị, nghĩa là cương

vị, quyền hạn Chính danh là sự quy định rõ cương vị và quyền hạn Khi bàn

về chính danh, Khổng Tử giải thích: Chính danh là làm cho mọi việc ngaythẳng Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận của người đó, trên dướivua tôi, cha con trật tự phân minh, vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi thờ vua theođạo trung, vua ra vua, tôi ra tôi…thì nước mới hưng thịnh, lễ nghĩa, nhân đức,danh phận vẹn toàn Thực chất quan niệm trên ra trên, dưới ra dưới đã có từlâu trong lịch sử Trung Quốc Các sử gia Trung Hoa từng ghi lại những hành

vi tốt xấu của các vị vua quan một cách công tâm cũng hàm ẩn cái ý chínhdanh Nhưng lý luận, giảng giải, đặt nó thành một quy tắc và cao hơn nữa là

Trang 12

thuật trị nước thì mãi tới thời Khổng Tử mới có Danh và thực phải hợp vớinhau, nếu không hợp với nhau thì gọi tên ra người ta sẽ không hiểu, lý luậnkhông xuôi, mọi việc không thành, lễ nhạc, hình pháp không định được, mà

xã hội sẽ hỗn loạn Để chính danh, trước hết mọi người phải tự giác giữ lấydanh phận của mình, từ thiên tử, chư hầu, đại phu đến kẻ sĩ phải tu dưỡng đạonhân để có sự tự giác đó Đối với người cai trị, Khổng tử quan niệm: Ông vua

là người được trời giao phó cho nhiệm vụ lo cho dân đủ ăn, đủ mặc, làmgương cho dân, dạy dỗ dân để dân được sống yên ổn Làm tròn nhiệm vụ đó

là danh xứng với thực Như vậy, đối với người cai trị, bản thân phải ngaythẳng Có như như vậy mới chỉ đạo, giúp đỡ và ảnh hưởng một cách có hiệuquả đối với người khác Bên cạnh đó, “ngôn” cũng phải chính, lời nói với việclàm phải hợp nhau, không được nói nhiều làm ít, không được nói lời kính cẩn

mà trong lòng rỗng không, lời nói phải thận trọng Nói về nguyên nhân hỗnloạn của thời Xuân thu, Khổng Tử cho rằng tại thiên tử nhà Chu không làmtròn trách nhiệm, để quyền hành lọt vào tay chư hầu, khắp thiên hạ đều vôđạo, muốn cho thiên hạ hữu đạo thì phải chính danh, thiên hạ mà loạn thì lỗitrước hết là ở vua chúa bởi vì vua không ra vua tôi không ra tôi

Yêu cầu chính danh đối với người cai trị là hết sức tích cực, nhưngtrong điều kiện chính trị xã hội lúc đó, khó có thể thực hiện được Do đó, đốivới bọn vua chúa phong kiến thích vượt quyền, không chịu giữ danh phận củamình, không tự giác

Nguyên tắc chính danh của Khổng Tử là: ai ở địa vị nào cũng phải làmtròn trách nhiệm ở địa vị ấy, không được hưởng quyền lợi cao hơn địa vị củamình và không ở chức vị nào thì đừng mưu tính việc của chức vị đó Đây làđiều mà Khổng Tử chú trọng Chính danh là mối quan hệ hai chiều: Quântrung thì thần trung, Phụ từ thì tử hiếu… Để có cái đạo đức xã hội ấy thì phảigiáo dục Giáo dục chính là cái gốc lâu bền tạo ra cái đức, để con người có

Trang 13

đức nhân, sống theo lễ và trở về với chính danh Thuyết chính danh củakhổng tử là ảo tưởng vì đương thời danh và thực mâu thuẫn nhau sâu sắc Cáithực là đời sống xã hội, trật tự xã hội đã có nhiều biến đổi làm cho cái danh

cũ được quy định theo lễ nhà Chu không còn phù hợp nữa, do đó mà khôngthể thực hiện được Tuy vậy, thuyết chính danh vẫn mang ý nghĩa chính trịsâu sắc, đó là: muốn cho xã hội ổn định, người cầm quyền phải có đức có tàixứng với cái danh vị đã có; mọi người trong xã hội phải tự giác giữ lấy danhphận của mình theo tôn ti, trên ra trên, dưới ra dưới, thuyết chính danh saunày được Mạnh Tử, Tuân Tử và các học trò tiếp tục bổ sung và phát triển

Các phạm trù, “Nhân”, “Lễ”, “Chính danh” không chỉ là các chuẩnmực đạo đức đơn thuần mà còn mang tính chính trị cao Nó trở thành đườnglối trị quốc của Nho giáo Nhân, lễ, chính danh có quan hệ chặt chẽ với nhau.Nhân là nội dung, lễ là hình thức biểu hiện của nhân, nhân là gốc, lễ là ngọn,nhân để khôi phục lễ, để trở về với chính danh, xã hội trở về với đạo Đó cũng

là hoài bão của Nho giáo về một chế độ phong kiến thái bình thịnh trị Suốthơn 2000 năm thống trị, tư tưởng của Nho giáo về nhà nước, quyền lực nhànước, mối quan hệ giữa dân với nhà nước; tư tưởng về đường lối trị quốc củaNho giáo đã góp phần quan trọng xây dựng nên nhà nước phong kiến ở TrungQuốc và các nước lân cận trong đó có Việt Nam Nhờ đó các nhà nước phongkiến mang tư tưởng Nho giáo thường có trình độ cao hơn so với các nhà nướcphong kiến cùng thời ở các khu vực khác nhau trên thế giới Đó thường là cácnhà nhà nước dân sự, có tổ chức thiết chế cao, quản lý xã hội một cách cóhiệu quả Đó cũng là giá trị tích cực mà ngày nay nhiều nước chủ động khaithác Nho giáo có kế thừa Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, tư tưởng

ấy phản ánh nhận thức của một thời đại, lập trường của một gia cấp và cả tồntại xã hội cũng như cái đời sống tinh thần của một giai đoạn lịch sử nhất định,cho nên trong thực tế nó có nhiều hạn chế cần khắc phục loại bỏ Tất nhiên

Trang 14

việc khắc phục hay loại trừ những hạn chế của Nho giáo cũng như việc khaithác những giá trị tích cực của nó như thế nào lại tùy thuộc vào mức độ ảnhhưởng của nó đối với đời sống xã hội.

2 ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHO GIÁO ĐỐIVỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Nho giáo đã từng giữ vị trí đặc biệt và có vai trò quan trọng trong đờisống tinh thần của nhân dân ta qua các giai đoạn lịch sử Nho giáo phát triểntrng mối quan hệ với Phật giáo và Lão giáo, tác động mạnh mẽ vào đời sốngnhân dân và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam.Ngày nay, mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của Nho giáo đã bị thủ tiêu, nhưngnhững ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam còn rất lớn trên tất

cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

ái dân

Đức trị của Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức đầu tiên đặt vấn

đề lấy con người làm điểm xuất phát cho các chủ trương chính trị Mặc dù tưtưởng vì dân của đức trị không có khả năng hiện thực hóa, bởi nó không đượcxây dựng trên nền tảng chính quyền của dân, do dân, nhưng ngày nay vẫn còngiá trị khi chúng ta khai thác vận dụng vào việc xây dựng một nền chính trị vìdân

Ngày đăng: 04/09/2016, 21:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w