1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT học THUYẾT CHÍNH TRỊ xã hội của KHỔNG tử và ẢNH HƯỞNG của nó tới các mối QUAN hệ TRONG GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

24 2,2K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 346 KB

Nội dung

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm trong đó có hơn một nghìn năm phong kiến. Trong thời kỳ phong kiến, Việt Nam là đất nước chịu nhiều tác động từ các nền tư tưởng của nhân loại, trong đó chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất là tư tưởng của Nho giáo do Khổng Tử sáng lập. Tư tưởng triết học của ông, đặc biệt là học thuyết chính trị xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội và con người Việt Nam, trong đó có các mối quan hệ trong gia đình truyền thống Việt Nam.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm trong đó có hơnmột nghìn năm phong kiến Trong thời kỳ phong kiến, Việt Nam là đất nướcchịu nhiều tác động từ các nền tư tưởng của nhân loại, trong đó chịu ảnhhưởng sâu sắc nhất là tư tưởng của Nho giáo do Khổng Tử sáng lập Tư tưởngtriết học của ông, đặc biệt là học thuyết chính trị - xã hội có ảnh hưởng rất lớnđến nhiều mặt của đời sống xã hội và con người Việt Nam, trong đó có cácmối quan hệ trong gia đình truyền thống Việt Nam

Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới vàphát triển, một mặt trình độ nhận thức của con người ngày càng cao hơnnhưng vẫn còn những đánh giá chưa chính xác: hoặc quá đề cao, hoặc phủnhận sự ảnh hưởng tư tưởng triết học về chính trị - xã hội của Khổng Tử đốivới các mối quan hệ trong gia đình truyền thống Việt Nam Mặt khác, trướcthực trạng các mối quan hệ trong một số gia đình ở Việt Nam dưới sự tácđộng của nền kinh tế thị trường đang ngày càng có sự xáo trộn đòi hỏi phảinhận thức đúng giá trị tích cực và hạn chế của những chuẩn mực đạo đứctruyền thống gia đình đã được hình thành dưới sự tác động của học thuyếtchính trị - xã hội của Khổng Tử trước đây Vì vậy, việc lựa chọn và nghiên

cứu vấn đề: Học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử và ảnh hưởng của

nó đối với các mối quan hệ trong gia đình truyền thống Việt Nam hiện nay

là rất cần thiết

Trang 2

1 TRIẾT HỌC KHỔNG TỬ VỚI TÍNH CÁCH LÀ HỌC THUYẾT

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

1.1 Tiền đề kinh tế - xã hội và tư tưởng hình thành triết học Khổng Tử

1.1.1 Tiền đề kinh tế - xã hội

Sự hình thành và phát triển của bất cứ nền triết học nào cũng dựa trênnhững điều kiện kinh tế xã – xã hội nhất định Triết học của Khổng Tử với tưcách là một học thuyết chính trị - xã hội ra đời không nằm ngoài quy luậtchung đó Xã hội Trung Quốc thời đại Khổng Tử là một xã hội có nhiều biếnđổi rất sâu sắc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Kinh tế thời Xuân Thu

có sự phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp, thủ công nghiệp và thươngnghiệp Vì vậy, ở Trung Quốc vào thế kỷ XI – V trCN đã xuất hiện nhiềutrung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn Chính sự phát triển của kinh tế đãtác động to lớn đến các vấn đề chính trị - xã hội làm xuất hiện một cục diện

xã hội mới Hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ đang dần tan dã để thay vào đó

là hình thái xã hội phong kiến cát cứ với sự xuất hiện của nhiều nước chư hầu.Chế độ nhà Chu ngày càng suy yếu cũng đồng nghĩa với chế độ phong kiếntập quyền dần sụp đổ Thực trạng xã hội đó đã tác động tới nhiều mặt của đờisống xã hội mà sâu sắc nhất là đối với chế độ sở hữu ruộng đất và kết cấu giaicấp của xã hội Nếu như trước đây đất đai thuộc toàn quyền sở hữu tối caocủa nhà vua thì nay đã bị một lớp người đang lên là giai cấp địa chủ có địa vịkinh tế chiếm đoạt Địa vị kinh tế của giai cấp thống trị nhà Chu bị mất dẫntới vai trò, địa vị chính trị cũng không còn Vua nhà Chu tồn tại chỉ là hìnhthức Trong hoàn cảnh đó các nước chư hầu tiến hành chiến tranh thôn tính,xâm lược lẫn nhau Một xã hội vốn đã tồn tại những mâu thuẫn nay lại nảysinh những mâu thuẫn mới ngày càng sâu sắc và trầm trọng hơn nhất là mâuthuẫn giữa giai cấp thống trị với giai cấp nông dân và các tầng lớp bị thống trịkhác Cục diện xã hội đó đã làm cho xã hội ngày càng thêm rối loạn, trật tự lễ

Trang 3

giáo nhà Chu bị phá vỡ từ trong gia đình cho đến xã hội: “ chư hầu lấn quyềnthiên tử, đại phu lấn quyền chư hầu, tôi giết vua, con giết cha, trật tự xã hộirất là rối loạn”

Như vậy, điều kiện kinh tế - xã hội thời Khổng Tử đã đặt ra một vấn đề

là cách thức tổ chức cai trị đất nước theo mô hình nhà Chu không còn phùhợp Cần phải tổ chức cai trị xã hội như thế nào để lập lại trật tự kỷ cương vàlàm cho xã hội ổn định, phát triển? Đi tìm câu trả lời cho vấn đề đó, ở TrungQuốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã xuất hiện nhiều trung tâm, tụ điểm của

những kẻ sĩ đã tạo ra một cục diện “ Bách gia tranh minh” “ Trăm nhà đua

tiếng” hình thành nên nhiều trường phái, nhiều nhà tư tưởng, trong đó có Nhogiáo do Khổng Tử sáng lập với tư cách về cơ bản là một học thuyết chính trị -

xã hội

1.1.2 Tiền đề tư tưởng

Trết học nói chung và triết học Khổng Tử nói riêng là một hình thái ýthức xã hội nên sự ra đời, tồn tại và phát triển của nó luôn có sự tác động qualại với các hình thái ý thức xã hội khác Triết học Khổng Tử xuất hiện dựatrên sự kế thừa về chính trị, tôn giáo và đạo đức trước thời đại Khổng Tử, đặcbiệt là tư tưởng thời nhà Chu Bởi, Khổng Tử sáng lập ra Nho giáo với mụcđích nhằm ổn định trật tự kỷ cương xã hội theo lễ giáo nhà Chu nên việc ông

kề thừa các tư tưởng của nhà Chu là điều tất yếu

Về tôn giáo, tư tưởng đề cao mệnh trời là một tư tưởng khá phổ biếntrong triết học phương Đông nói chung và triết học Trung Quốc nói riêng Vìvậy, tư tưởng “ kính trời”, “ hợp mệnh trời”, “ trời và người hợp nhất” là nộidung chủ yếu trong tư tưởng tôn giáo của nhà Chu Nhà Chu luôn đề cao,tuyệt đối hóa vai trò, sức mạnh của “ trời” và cho rằng “ trời” là một lựclượng có nhân cách, có ý chí, có quyền uy tối cao chi phối, quyết định đến xãhội, con người, sự hưng, vong của mỗi triều đại Mọi hành vi trái với “ mệnhtrời điều bị trừng phạt

Trang 4

Về chính trị, với tư tưởng tôn giáo “ kính trời”, “ tuân theo mệnh trời” đãtác động tới tư tưởng chính trị của nhà Chu Theo đó, tư tưởng chính trị củanhà Chu khẳng định: vì nhà Chu hiểu và tuân theo “ mệnh trời” mà được “nhận dân” từ nhà Ân để “ hưởng dân” và “ trị dân” mãi mãi, nếu kẻ nào chốnglại nhà Chu tức là chống lại “ mệnh trời” thì nhà Chu vâng theo “ mệnh trời”

và thay “trời” hành đạo, trừng phạt, chém giết Vua nhà Chu là con “trời”(Thiên tử) có quyền tối cao trong sở hữu ruộng đất, mọi người trong xã hộiđều là thần dân của nhà vua nên có quyền thưởng, phạt bất kỳ ai trong xã hội

Có thể nói, tư tưởng chính trị của nhà Chu là hết sức phản động nó bảo vệ lợiích thống trị xã hội giai cấp thống trị nhà Chu

Về đạo đức, nhà Chu lấy Đức và Hiếu làm tư tưởng chỉ đạo cho mọihành vi đạo đức Từ quan niệm tư tưởng chính trị và tôn giáo coi “ trời vàngười hợp nhất” nên nhà Chu đi đến khẳng định: các bậc tiên vương nhà Chu

có Đức mà được “ trời” trao cho quyền tối cao trong cai trị xã hội và thần dântrong thiên hạ Do đó, các vua nhà Chu đời sau phải biết kính cái đức đó,không ngừng tu dưỡng nó để cho con cháu luôn được “hưởng dân” cai trị xãhội mãi mãi Hiếu theo quan niệm của nhà Chu là phải thờ phụng tổ tiên, phảinghi nhớ công lao của tổ tiên và giữ gìn phép tắc, nghi lễ tổ tiên để lại Vớiquan niệm về Đức và Hiếu đó thực chất là nhằm tuyên truyền, củng cố và bảo

vệ địa vị thống trị mãi mãi của giai cấp thống trị nhà Chu

Là người đầu tiên sáng lập nên Nho giáo, Khổng Tử đã tiếp nhận và kếthừa những tư tưởng về tôn giáo, chính trị, đạo đức của nhà Chu cũng đồngnghĩa với sự tiếp nhận một phương thức cai trị xã hội dùng thần quyền đểcủng cố và thực hiện vương quyền, tức là quyền lực của nhà vua Để thựchiện cai trị và quản lý xã hội, Khổng Tử đề cao vai trò của đạo đức, coi đạođức là công cụ quan trọng nhất mang lại hiệu quả đưa xã hội trở lại ổn định cótrật tự kỷ cương

Trang 5

Như vậy, từ những tiền đề kinh tế - xã hội và tư tưởng trên, tư tưởngtriết học của Khổng Tử đã ra đời và ông là người đầu tiên sáng lập ra Nhogiáo Những tư tưởng của Khổng Tử được các thế hệ học trò thời sau nhưMạnh Tử, Tuân Tử, phát triển thành một hệ thống học thuyết Nho giáo.

1.2 Cơ sở khẳng định và một số nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử

1.2.1 Cơ sở khẳng định triết học Khổng Tử về cơ bản là một học thuyết chính trị - xã hội

Có thể khẳng định về cơ bản triết học của Khổng Tử là một học thuyếtchính trị - xã hội Cơ sở chứng minh nhận định này xuất phát từ những căn cứsau:

Một là, xuất phát từ điều kiện lịch sử ra đời của triết học Khổng Tử Căn

cứ vào hoàn cảnh ra đời của Nho giáo, xã hội Trung Quốc cổ đại thời Khổng

Tử là một xã hội mà trật tự kỷ cương hết sức rối loạn, “ vương đạo suy vi”, “

bá đạo trị vì” Xuất phát từ thực trạng xã hội đó, Khổng Tử sáng lập ra Nhogiáo với mục đích nhằm lý gải và đề ra nhiệm vụ, biện pháp khắc phục tìnhtrạng mà hiện thực xã hội Trung Quốc đang đặt ra Đó là khắc phục sự rốiloạn về trật tự kỷ cương của xã hội, đưa xã hội từ “ loạn” tới “trị” Vì vậy, từnhững điều kiện xã hội đó, vấn đề chính trị - xã hội là một nội dung cơ bản vàchủ yếu được Khổng Tử bàn đến

Hai là, xuất phát từ phạm vi áp dụng của triết học Khổng Tử Triết học

của Khổng Tử là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên nó phản ánh sâusắc những lợi ích của các tầng lớp, giai cấp thống trị và mối quan hệ giữa cáctầng lớp, giai cấp trong cai trị đất nước Khổng Tử xuất thân ở địa vị quý tộcnên ít nhiều ảnh hưởng tới hệ tư tưởng của ông Do đó, triết học của Khổng

Tử về cơ bản là công cụ để bảo vệ sự thống trị về chính trị đối với các tầnglớp, giai cấp khác trong xã hội Trung Quốc cổ đại

Ba là, xuất phát từ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của triết học Khổng Tử Triết học của Khổng Tử với tư cách là một hệ

Trang 6

thống đã đề cập đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau của đới sống xã hội

và con người Nhưng cũng như đặc điểm của triết học phương Đông nóichung, triết học Khổng Tử trước hết và chủ yếu bàn về các vấn đề chính trị -

xã hội, xuất phát từ xã hội, con người để lý giải tự nhiên Triết học của Khổng

Tử là một hệ thống, ngoài học thuyết chính trị - xã hội còn bao gồm họcthuyết triết học, học thuyết đạo đức Hai học thuyết này một mặt là cở sở choviệc hình thành học thuyết chính trị - xã hội, mặt khác được bổ sung, pháttriển thêm thông qua học thuyết chính trị - xã hội

Như vậy, có thể khẳng định rằng: Triết học của Khổng Tử là một hệthống bao gồm các học thuyết chính trị - xã hội, triết học, đạo đức Mặc dù làcác học thuyết khác nhau nhưng các học thuyết này không tách rời nhau màluôn quan hệ chặt chẽ, đan xen và thâm nhập vào nhau Trong đó, học thuyếtchính trị - xã hội là học thuyết cơ bản, chủ yếu và chi phối các học thuyếtkhác

1.2.2 Một số nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử

Nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử baogồm những vấn đề sau:

Thứ nhất, quan niệm về con người của Khổng Tử

Xuất phát từ thực trạng xã hội Trung Quốc thời Khổng Tử, để đưa xã hội

từ “ loạn” đến “ trị”, vấn đề con người được Khổng Tử quan tâm giải quyếthàng đầu Khổng Tử quan niệm vấn đề con người luôn gắn liền và quyết địnhtrực tiếp nhất đến sự ổn định trật tự kỷ cương của xã hội Đây là cơ sở đểKhổng Tử đề ra học thuyết chính trị - xã hội và cũng là cơ sở cho giai cấpthống trị thực hiện quyền cai trị xã hội tuyệt đối của mình Khi bàn về vấn đềcon người, Khổng Tử chủ yếu lý giải về bản tính và vai trò của con người

Một là, vấn đề bản tính con người Trong lịch sử tư tưởng của Trung

Quốc, trong cuốn sách Trung Dung, Khổng Cấp đã nêu ra quan niệm về tính

người: Mệnh Trời gọi là “ tính”, phát triển thuận theo “ tính” gọi là “ đạo” tu

Trang 7

theo “ đạo” gọi là “ giáo” Theo quan niệm này tính là cái bẩm sinh ban đầu

mà con người có được là nhờ trời Con người có tính thiện hay ác chịu ảnhhưởng của môi trường giáo dục đạo đức, sự tự tu dưỡng giáo dục mà hìnhthành Bàn về vấn đề tính người, trong cuốn sách Luận Ngữ, Khổng Tử đã nói

đến chữ tính, Khổng Tử cho rằng: Bản tính người ta đều gần giống nhau,

nhưng do chịu ảnh hưởng khác nhau mà thành khác xa nhau Với quan niệmnày, một mặt Khổng Tử quan niệm tính của con người khi sinh ra là hoàntoàn chất phát, ngây thơ, tự nhiên chưa bị thay đổi do môi trường và hoàncảnh Cái chất phát, ngây thơ, tự nhiên ấy là bẩm sinh do trời phú Mặt khác,Khổng Tử cũng khẳng định, bản tính ban đầu của con người có thể bị thay đổi

do các yếu tố của điều kiện môi trường, sự nỗ lực tu dưỡng của con người

Như vậy, mặc dù Khổng Tử chưa bàn nhiều về vấn đề bản tính conngười nhưng những quan niệm đầu tiên của ông về vấn đề này để các nhàNho thế hệ sau như Mạnh Tử, Tuân Tử,Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Di…

kế thừa và phát triển

Hai là, quan niệm về vai trò của con người Trong quan niệm về vai trò

của con người, Khổng Tử chủ yếu nói tới vai trò của con người đói với tựnhiên và trong các mối quan hệ xã hội

Vai trò của con người với tự nhiên Từ quan niệm của Khổng Tử về bản

tính của con người là do trời phú và quan niệm thiên nhân hợp nhất nên khibàn về vai trò của con người với vạn vật trong tự nhiên ông luôn cho rằng conngười là bộ phận cao nhất đứng trên vạn vật, con người có thể sánh ngang vớitrời đất và cùng trời đất sinh ra vạn vật Tuy nhiên, vai trò đó của con ngườikhông phải tự nhiên mà có Vai trò này chỉ có được khi con người có hiểubiết, tuân theo mệnh trời, phải kính trời, phải có đạo đức, nhân, nghĩa, lễ, trí,tín được trời phú cho Như vậy, Khổng Tử đề cao vai trò của con người đốivới vạn vật nhưng vai trò đó chỉ có được thông qua ý trời, dựa vào trời Trời

là một lực lượng có ý chí, có quyền uy đối với vạn vật và con người Mọi bảntính và việc làm của con người có trở thành thiện – ác, sang – hèn, giàu –

Trang 8

nghèo, sinh - tử…đều do mệnh trời, là mệnh trời mà con người không chốnglại được Để được làm người quân tử, theo Khổng Tử con người phải biếtmệnh trời ( tri thiên mệnh) Khổng Tử cho rằng những tiêu chuẩn cơ bản củangười quân tử là phải biết mệnh trời Ông nói : Bất tri Mạng, vô dĩ vi quân tử

dã ( không biết mệnh trời, thì chẳng có thể làm người quân tử) Biết mệnh trờithì phải kính mệnh trời, sợ mệnh trời Sợ mệnh trời hay không, theo Khổng

Tử đó là một tiêu chí để phân biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân Ngườiquân tử sợ mệnh trời là người có đạo đức, kẻ thống trị Kẻ tiểu nhân không sợmệnh trời là người không có đạo đức, kẻ bị trị Vì vậy Khổng Tử nói : Ngườiquân tử có ba điều sợ : sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời dạy của Thánhnhân Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, khinh nhờn bậc đạinhân, coi thường lời dạy của Thánh nhân

Như vậy, vai trò của con người là phải tri thiên mệnh, hiểu biết về mệnhtrời và không được làm gì trái với mệnh trời Quan niệm đó về cơ bản là duytâm, con người trong mối quan hệ với trời chỉ là một lực lượng hoàn toàn thụđộng, phụ thuộc vào quyền uy tuyệt đối của trời

Vai trò của con người trong các mối quan hệ xã hội Theo quan niệm

của Khổng Tử, con người có nhiều mối quan hệ khác nhau tùy theo phươngdiện tiếp cận và phân chia Từ phương diện chính trị, Khổng Tử bàn đến mốiquan hệ giữa thống trị và bị trị( vua – dân, vua – tôi, quan - dân) Từ phươngdiện thiết chế xã hội Khổng Tử đề cập tới mối quan hệ : trong xã hội có cácquan hệ bằng – hữu, trên – dưới ; trong gia đình là các quan hệ cha – con,chồng – vợ, anh – em Từ phương diện đạo đức, Khổng Tử đưa ra mối quan

hệ giữa người quân tử - kẻ tiểu nhân Tuy nhiên, trong phạm của Tiểu luận chỉquan tâm, làm rõ ba mối quan hệ chủ yếu mà Khổng Tử gọi đó là ‘ Tamcương’ ( vua – tôi, cha - con, chồng – vợ)

Mối quan hệ vua – tôi Mối quan hệ này theo Khổng Tử lại bao gồm cácquan hệ : vua – dân, vua –tôi, quan – dân Tùy theo đối tượng mà khái niệm

‘tôi’ đề cập đến Một là, ‘tôi’ bao gồm những người bị trị tức là những người

Trang 9

dưới quyền thống trị của nhà vua Hai là, ‘tôi’ là dân những người chịu sựthống trị của giai cấp thống trị là vua và quan Ba là, ‘ tôi’ gồm những ngườigiúp vua thực hiện việc cai trị xã hội tức là tầng lớp quan lại Như vậy, cho dùkhái niệm ‘ tôi’ có nội hàm như thế nào thì bề tôi vẫn phải thực hiện nghĩa vụtheo ‘ đạo’ mà Khổng Tử đã quy định Làm bề tôi phải hết lòng phụng sự vua,tận trung, tận hiếu với vua Nếu không tuân theo mệnh lệnh, phụng sự vua làbất trung, bất hiếu Bề tôi và vua đều do trời sinh ra nên vua phải tuân theomệnh trời mà nuôi dưỡng, giáo dục, giáo hóa bề tôi Trong quan niệm củaKhổng Tử về mối quan hệ vua – tôi cũng chứa đựng tính nhân văn khi ôngcho rằng nếu vua thương yêu ( nhân) bề tôi thì bề tôi phải trung thành với vua,nếu vua coi bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi coi vua như kẻ qua đường, vua coi

bề tôi như bùn rác, thì bề tôi coi vua như giặc thù Như vậy, trong quan niệm

về mối quan hệ vua – tôi, Khổng Tử đã đặt ra các chuẩn mực về trung, hiếu,nhân, nghĩa nhẵm ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ lân nhau giữa vua và bềtôi

Về mối quan hệ cha – con Xuất phát từ tồn tại xã hội ở phương Đôngnói chung và ở Trung Quốc thời cổ đại nói riêng Đó là phương thức sản xuấtkiểu châu Á với đặc thù công xã nông thôn tồn tại dai dẳng nên Khổng Tửcho rằng muốn đưa xã hội từ ‘ loạn’ về ‘ trị’ không chỉ ràng buộc trách nhiệm,nghĩa vụ giữa vua và bề tôi mà còn phải duy trì tôn ti trật tự giữa các thànhviên trong gia đình Để duy trì tôn ti trật tự, ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ

giữa cha và con Khổng Tử đã đưa ra chuẩn mực đạo đức Từ và Hiếu Từ là

chuẩn mực đạo đức gắn vời nghĩa vụ, trách nhiệm của những người làm cha,

làm mẹ Cha mẹ phải có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng con cái Hiếu là

chuẩn mực đạo đức gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ của người con, đạo làm conphải chăm sóc, phụng dưỡng và kính trọng cha mẹ Đức Hiếu được Khổng Tửnhấn mạnh hơn khi ông quan niệm và đề cao vai trò của người cha trong giađình Con cái phải tuyệt đối nghe lời cha Người con có Hiếu là tiêu chuẩn đểđạt tới đức nhân, nghĩa, lễ, trí Sự đề cao vai trò của chuẩn mực đạo đức Từ

Trang 10

và Hiếu trong quan hệ cha – con thực chất là bảo vệ cho chế độ tông pháp và

địa vị thống trị của giai cấp thống trị Sách Đại học đã ghi : đạo Hiếu đối với

cha mẹ cũng chính là để thờ vua…đạo Từ đối với con cũng là để sai khiếndân chúng Vì vậy, Từ và Hiếu trong quan hệ cha – con của Khổng Tử gắnchặt mối quan hệ vua – tôi Hiếu với cha mẹ trong gia đình nhỏ và Hiếu vớivua trong gia đình lớn- nhà nước

Mối quan hệ chồng – vợ Trong mối quan hệ này, Khổng Tử đưa rachuẩn mực Nghĩa để ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ giữa chồng và vợ.Khổng Tử cho rằng đã là vợ chồng thì phải yêu thương nhau, có trách nhiệmvới nhau Trong đó, một mặt ông đề cao vai trò của người chồng, mặt khácđánh giá thấp vai trò của người phụ nữ so với người đàn ông Vì vậy, trongmối quan hệ chồng – vợ, chồng bảo vợ phải nghe, vợ phải nghe lờ chồng Làngười làm vợ, người phụ nữ phai đạt được Công, Dung, Ngôn, Hạnh Nữdung là vẻ đẹp từ dáng đi đứng, cách ăn mặc đến cách trang điểm làm sao chogọn gàng, sạch sẽ, nghiêm chỉnh đi đứng khoan thai, vẻ mặt dịu dàng, tươicười, ăn mặc trang nhã… Nữ công cách vá may, làm các công việc nội trợ,làm cỗ bàn cúng tế, tiếp khách… Nữ ngôn cách ăn nói, ứng xử với mọi người,tránh những lời thô tục, chua ngoa, đanh đá làm bà con, làng nước khó chịu,biết thưa gửi, ứng đối lịch sự, khôn khéo Nữ hạnh nói về đạo đức, trước hết

là đức tính hiền từ, rộng rãi, biết thương người, giúp đỡ người, không caynghiệt, độc ác, không kiêu sa, ghen tuông Phẩm chất quan trọng của ngườiđàn bà, theo đó, trước hết là hiền hòa, tế nhị Cho nên cả những phẩm chất rấtquý ở người đàn ông như cương trực thì ở đàn bà cũng không phải là tốt

Thứ hai, quan niệm về xã hội của Khổng Tử

Bất kỳ một học thuyết chính trị - xã hội nào cũng phải đề cập tới vấn đề

xã hội Triết học Khổng Tử với tư cách về cơ bản là một học thuyết chính trị

- xã hội đã có những quan niệm hết sức sâu sắc về một xã hội lý tưởng để ổnđịnh trật tự, kỷ cương xã hội Như đã trình bày, xã hội thời Khổng Tử là một

xã hội loạn lạc, các nước chư hầu tiến hành chiến tranh thôn tính lẫn nhau

Trang 11

Trước một thực trạng xã hội như thế và với vai trò là hệ tư tưởng của giai cấpthống trị, Khổng Tử đã mơ ước, hình dung ra một xã hội lý tưởng Đó là một

xã hội ổn định, thái bình, đại đồng, mọi người trong xã hội đều sống hòa mục,thân ái, bình đẳng Ông nói: Vua chư hầu hay quan đại phu ( kẻ có nước, cónhà) chẳng lo ít dân mà chỉ lo không đồng đều, chẳng lo nghèo, mà chỉ lokhông được an ninh Là vì hễ đồng đều thì chẳng nghèo, người hòa thì dân sốkhông ít, có an ninh thì nước nhà không nghiêng đổ

Quan niệm về một xã hội lý tưởng còn được Khổng Tử nói cụ thể hơn

trong sách Lễ ký: Sự thực hiện của đạo lớn là, thiên hạ là của chung, tuyển

chọn người hiền và cử người tài năng, nói điều tín và tu sửa hòa mục Chonên người ta không chỉ tôn kính cha mẹ mình, không chỉ thương yêu con cáimình, còn khiến cho người già được sống trọn đời, người trai tráng được sửdụng, trẻ thơ được lớn lên, người không vợ, người không chồng, trẻ mồ côi,người không con, người tàn tật, tất cả đều được chăm sóc

Từ quan niệm về xã hội lý tưởng của Khổng Tử, có thể khái quát một sốđặc trưng cơ bản của xã hội đó như sau:

- Là một xã hội ổn định, thái bình có trật tự kỷ cương, mọi người sống bình đẳng, hòa mục.

- Là một xã hội có đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ đặc biệt là có đười sống đạo đức

- Là một xã hội có nền giáo dục phát triển, mọi người trong xã hội được giáo dục.

Như vậy, quan niệm về xã hội của Khổng Tử là một xã hội lý tưởng chứađựng những tinh thần nhân văn sâu sắc Nó thể hiện mong ước của Khổng Tử

về một xã hội ổn định, thái bình, có trật tự kỷ cương khi ông chứng kiến thựctrạng xã hội đang loạn lạc

Thứ ba, quan niệm về đường lối trị nước theo đức trị của Khổng Tử

Đường lối trị nước theo đức trị là nét đặc thù của Nho giáo nói chung vàKhổng Tử nói chung Theo đường lối này, việc cai trị và quản lý xã hội dựa

Trang 12

trên những chuẩn mực, nguyên tắc, quy phạm đạo đức để điều chỉnh hành vicủa con người trong các mối quan hệ nhằm ổn định trật tự, kỷ cương của xãhội Khổng Tử đề ra đừng lối trị nước theo đức trị xuất phát từ thực trạng đạođức xã hội đang xuống cấp, đạo đức phi nhân tính đang thống trị xã hội vàquan niệm về bản tính con người chủ yếu từ góc độ đạo đức Nội dung đườnglối trị nước theo đức trị trong học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử gồmnhững nội dung cụ thể sau:

Một là, quan niệm về vai trò của đạo đức của Khổng Tử

Đạo đức được xem là công cụ, phương tiện đặc biệt và chủ yếu được

giai cấp phong kiến sử dụng để cai trị và quản lý xã hội Để đưa xã hội về

trạng thái ổn định, có trật tự kỷ cương, Khổng Tử đặc biệt đề cao vai trò củađạo đức trong duy trì các mối quan hệ xã hội Trong cuốn sách Luận ngữ, ôngnói: Nếu dẫn dắt bằng đạo đức, sửa trị bằng lễ giáo, thì dân không những cólòng hổ thẹ mà còn cảm hóa quy phục Đề cao vai trò của đạo đức nên Khổng

Tử cho rằng, đạo đức là biện pháp mang lại hiệu quả nhất thu phục lòngngười Ông nói: Làm chính trị bằng đức, thì tự mình sẽ giống như sao BắcĐẩu, ở nguyên một chỗ, mà mọi vì sao khác chầu quanh mình

Đạo đức là cơ sở, điều kiện quan trọng nhất, là gốc để hình thành và hoàn thiện đạo đức của con người làm cho xã hội được ổn định, có trật tự kỷ

cương Khổng Tử cho rằng, muốn tạo được ổn định trật tự từ xã hội đến gia

đình thì cần phải tiến hành các biện pháp mang nội dung đạo đức Lấy đạođức làm công cụ, phương tiện chủ yếu để cai trị và quản lý xã hội Theo đó,những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức phải trở thành những quy định, nguyêntắc có nề nếp chi phối mọi hành vi của con người trong các mối quan hệ từgia đình cho đến xã hội Chỉ có như vậy mọi người mới có đạo đức nhân,nghĩa, lễ, trí, tín làm cho xã hội ổn định Để ai cung có đạo đức, theo Khổng

Tử mỗi người từ vua đến dân phải tích cực “ tu thân” ( tu dưỡng đạo đức) nhưsách Đại học đã ghi: “ Từ Thiên tử cho đến kẻ thứ dân, tất cả đều lấy việc sửamình làm gốc”

Ngày đăng: 04/09/2016, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w