Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến XHPK Việt Nam, đặc biệt từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp nhận và chủ yếu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
* * *
NGUYỄN THANH BÌNH
HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA NHO GIÁO
VÀ SỰ THỂ HIỆN CỦA NÓ Ở VIỆT NAM
(TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – 2005
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
* * *
NGUYỄN THANH BÌNH
HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA NHO GIÁO
VÀ SỰ THỂ HIỆN CỦA NÓ Ở VIỆT NAM
(TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)
Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số : 5.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS.TS Nguyễn Tài Thư
2 GS.TS Lê Văn Quán
HÀ NỘI - 2005
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực, chưa được công bố ở những công trình nghiên cứu khác
Tác giả
Nguyễn Thanh Bình
Trang 4CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ QUI ƯỚC
Khâm định Việt sử thông giám cương mục : Cương mục
Trang 5MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Đóng góp mới của luận án 10
7 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài 11
8 Cấu trúc của luận án 11
PHẦN NỘI DUNG 12
Chương 1 NHO GIÁO VỚI TÍNH CÁCH LÀ HỌC THUYẾT
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 12 1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng đối với sự hình thành Nho giáo 12
1.1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội của sự hình thành Nho giáo 12
1.1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành Nho giáo 14
1.2 Một số tư tưởng cơ bản của Nho giáo về chính trị - xã hội 17
1.2.1 Quan điểm của Nho giáo về con người 18
1.2.2 Quan điểm của Nho giáo về xã hội lý tưởng 33
1.2.3 Quan điểm của Nho giáo về đường lối trị nước (tư tưởng đức trị) 40
Chương 2 NHO GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CON NGƯỜI VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN 61
2.1 Nho giáo trong hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão ở Việt Nam 61 2.1.1 Hệ tư tưởng và vai trò của hệ tư tưởng 61
2.1.2 Hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão và vấn đề lựa chọn tư tưởng chủ đạo trong việc cai trị, quản lý xã hội 63
Trang 62.2 Nho giáo ngày một trở thành công cụ tinh thần của các triều
đại phong kiến Việt Nam 74
2.2.1 Nho giáo dưới các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê 74
2.2.2 Nho giáo trong thời Lý - Trần 77
2.2.3 Nho giáo dưới thời Hậu Lê 85
2.2.4 Nho giáo dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX) 94
Chương 3 VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM 106 3.1 Chế độ phong kiến Việt Nam và đặc điểm của chế độ này 106
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam 106
3.1.2 Một vài đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến Việt Nam 113
3.2 Nho giáo - cơ sở tư tưởng chủ yếu để định ra và thực hiện đường lối đức trị 120
3.2.1 Quan điểm về xã hội lý tưởng của Nho giáo là sự định hướng và là mục đích của đường lối đức trị 121
3.2.2 Việc thực hiện đường lối đức trị 125
3.3 Nho giáo - cơ sở tư tưởng để chế định pháp luật và hoạch định việc giáo dục - khoa cử 135
3.3.1 Chế định pháp luật để củng cố ngôi vua và ổn định trật tự xã hội 135
3.3.2 Hoạch định việc giáo dục - khoa cử để lựa chọn nhân tài 144
PHẦN KẾT LUẬN 157
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo với tư cách là học thuyết chính trị - xã hội xuất hiện ở Trung Quốc và đã có mặt ở Việt Nam hàng ngàn năm Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến (XHPK) Việt Nam, đặc biệt từ thế
kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp nhận và chủ yếu sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng và công cụ để trị nước, đào tạo ra những con người phù hợp với yêu cầu và mục đích của giai cấp phong kiến (GCPK) thống trị Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, là ý thức hệ và công cụ thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu của đời sống
xã hội và con người Việt Nam, đến quá trình hình thành, phát triển của xã hội và CĐPK Việt Nam Bởi vậy mà như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, Nho giáo
là một bộ phận cốt lõi của di sản truyền thống dân tộc
Hơn một thập kỷ trở lại đây, trước những biến động hết sức phức tạp của đời sống xã hội, không chỉ ở nước ngoài, trong giới nghiên cứu Việt Nam đã
có xu hướng đặt lại, nghiên cứu trở lại vấn đề Nho giáo trên tinh thần phê phán nhằm gạn lọc, tiếp thu những nhân tố hợp lý, những giá trị chung của Nho giáo Đã có nhiều ý kiến, kết luận trong nhiều bài viết, chuyên luận và công trình nghiên cứu về sự thể hiện của Nho giáo ở Việt Nam trong lịch sử
và hiện nay Có nguời cho rằng, mọi hiện tượng tiêu cực của xã hội; đạo đức nhân luân bị xuống cấp, bị xói mòn; kỷ cương, nề nếp từ trong gia đình đến ngoài xã hội không được tôn trọng là do đã có một thời chúng ta phê phán, bài xích Nho giáo Cũng có người cho rằng, để thúc đẩy xã hội Việt Nam phát triển cần phải áp dụng triệt để công thức: kỹ thuật, công nghệ phương Tây với Nho giáo và mô hình quản lý xã hội ở những nước phát triển có truyền thống Nho giáo
Rõ ràng, việc nhìn nhận, đánh giá về sự thể hiện của Nho giáo ở Việt Nam trong lịch sử và hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối với
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay Bởi vì có có
Trang 8như vậy mới góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại - một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của
xã hội Việt Nam ngày nay Để thực hiện nhiệm vụ hết sức phức tạp và khó khăn này, theo chúng tôi, một vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận là phải có thái độ biện chứng, khách quan, toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc nghiên cứu Nho giáo, cũng như sự thể hiện của nó trong xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử
Có thể nói, từ khi du nhập vào Việt Nam, Nho giáo đã được các triều đại phong kiến và các tầng lớp người Việt Nam tiếp nhận chủ yếu từ phương diện học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức Và ngay cả ở phương diện này thì phạm
vi, tính chất, mức độ tiếp nhận cũng khác nhau ở mỗi triều đại phong kiến và trong từng giai đoạn phát triển của CĐPK Sở dĩ như vậy, xét đến cùng là do điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu phát triển của CĐPK Việt Nam trong mỗi giai đoạn quy định và nhu cầu cai trị, quản lý xã hội của các triều đại phong kiến thống trị ở mỗi giai đoạn ấy chi phối Tất nhiên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống là nhân tố chủ yếu, có tính quyết định về phạm vi, mức độ
và tính chất của sự tiếp nhận này Chính vì vậy mà, Nho giáo được du nhập, tồn tại ở Việt Nam không hoàn toàn là Nho giáo Trung Quốc , không được tiếp nhận với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh, mà chỉ được tiếp nhận từng
mảng, tiếp nhận trên cơ sở có chọn lọc, có biến đổi và đơn giản hoá nhằm
phục vụ những nhiệm vụ chính trị thực tiễn của GCPK và dân tộc Điều này
dễ nhận thấy khi nghiên cứu sự thể hiện của Nho giáo ở Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX
Nghiên cứu về sự thể hiện của Nho giáo ở Việt Nam thời phong kiến, từ trước đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, các công trình nghiên cứu đó chưa cho chúng ta một cái nhìn khái quát, toàn diện và hệ thống về Nho giáo trong XHPK Việt Nam, đặc biệt là từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX
Chính vì vậy mà chúng tôi cho rằng, vấn đề trên cần phải tiếp tục nghiên
cứu thêm trong luận án này Chúng tôi lựa chọn vấn đề: Học thuyết chính trị -
xã hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX) làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án cũng chỉ hy
vọng góp phần làm sáng tỏ thêm sự thể hiện của Nho giáo trong thời gian đó
Trang 9Sự lựa chọn này, theo chúng tôi là bởi vì, đây là một thời kỳ mà Nho giáo với
tư cách là học thuyết chính trị - xã hội đã in đậm dấu ấn của nó trong tiến trình vận động, phát triển của XHPK và bộc lộ tất cả những mặt, những yếu tố tích cực và tiêu cực của nó
Sự thể hiện của Nho giáo ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử, như các lĩnh vực: Thế giới quan, chính trị - xã hội, đạo đức, văn hoá, giáo dục - khoa cử, phong tục tập quán, tín ngưỡng v.v Tuy nhiên, với yêu cầu và khuôn khổ của luận án cho phép, chúng tôi chỉ nghiên cứu Nho giáo chủ yếu với tư cách là một học thuyết chính trị - xã hội, được các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp nhận và sử dụng làm hệ tư tưởng, công cụ cai trị và quản lý xã hội, trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị thực tiễn đặt ra cho các triều đại phong kiến và dân tộc Cũng chính
vì vậy mà học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo là căn cứ chủ yếu để hình thành đường lối Đức trị, xây dựng và thực thi pháp luật, kiến tạo và triển khai nền giáo dục - khoa cử Nho học Và vì thế mà theo thời gian, Nho giáo không chỉ ảnh hưởng và có vai trò trong các lĩnh vực chủ yếu này của đời sống xã hội và con người Việt Nam mà ngày càng trở thành công cụ tinh thần của các triều đại phong kiến Việt Nam, đã thực sự đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành, phát triển của CĐPK Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Chúng tôi có thể khái quát một số thành quả nghiên cứu ở hai loại hình chủ yếu sau:
Loại hình thứ nhất: Là những công trình nghiên cứu về Nho giáo thông
qua những tác phẩm kinh điển, sách vở của các nhà Nho Tiêu biểu cho loại hình này là các công trình nghiên cứu của Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Quang Đạm
Trước hết phải kể đến cuốn Khổng học đăng của Phan Bội Châu và Nho
giáo của Trần Trọng Kim Trong hai cuốn sách này, thông qua việc trình bày,
phân tích một số phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình thành, phát triển của nó, hai ông đều nhìn nhận Nho giáo không chỉ chủ yếu là học thuyết chính trị - xã hội, học thuyết đạo đức mà còn là học thuyết
Trang 10triết học Cả hai ông đều đặc biệt đề cao những yếu tố, nhân tố tích cực của Nho giáo, coi đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hoàn thiện đạo đức con người và ổn định trật tự, kỷ cương của xã hội
Sau hai cuốn sách trên, Đào Duy Anh viết Khổng giáo phê bình tiểu luận
Theo ông, để nhận chân Nho giáo, cần phải có thái độ khách quan, toàn diện, khoa học Từ phương pháp này, ông phản đối thái độ của một số tri thức Trung Quốc và Việt Nam lúc bấy giờ là coi Khổng học chỉ là vô dụng, là di hại, không phù hợp với thời đại khoa học và dân chủ Đặc biệt là từ lập trường mác xít, ông đã nghiên cứu, mổ xẻ, tổng hợp những nội dung cơ bản của Nho giáo,
để từ đó đi đến kết luận rằng, Nho giáo “dẫu nó không thích hợp nữa ở đời nay,
mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn trong lịch sử, không ai có thể chối cãi hay xoá bỏ đi được” [1, tr.150]
Khác với hai thái độ cực đoan về Nho giáo, hoặc là sùng bái, ca ngợi, muốn làm sống lại Nho giáo, hoặc là mạt sát, phủ nhận hoàn toàn vai trò tích
cực của Nho giáo, trong Nho giáo xưa và nay, Quang Đạm cho rằng, Nho giáo
có cả mặt tích cực và tiêu cực Tuy nhiên, khi đánh giá mặt tích cực, hạn chế của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay, ở một số nhận định của tác giả, theo chúng tôi là chưa thoả đáng, cần phải trao đổi thêm
Nhìn chung, những cuốn sách trên đây là những công trình khá bổ ích cho những ai quan tâm và nghiên cứu Nho giáo Song cũng do lập trường, quan điểm, thái độ và mục đích nghiên cứu Nho giáo ít nhiều có sự khác nhau
ở mỗi một tác giả, cho nên những tư tưởng, phạm trù của Nho giáo chưa được trình bày và phân tích một cách toàn diện và có hệ thống; một số nhận định, đánh giá về Nho giáo chưa thật khách quan, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu
Loại hình nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu về sự thể hiện của Nho giáo
trong đời sống tinh thần của xã hội và con người Việt Nam từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX Có lẽ, loại hình nghiên cứu này được bắt đầu từ Nguyễn Trường Tộ và sau này xuất hiện nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi với nhiều công trình, bài viết đáng ghi nhận, như của các Giáo sư (GS): Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Vũ Khiêu, Trần Văn Giàu, Phan Ngọc, Trần
Trang 11Đình Hượu, Nguyễn Tài Thư, Lê Sỹ Thắng, Phan Đại Doãn, Phan Văn Các,
Lê Văn Quán, Nguyễn Duy Hinh, Vũ Minh Tâm, Nguyễn Đức Sự, Trần Ngọc Vương, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn,
Trong những công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã bắt đầu từ những mệnh đề, tư tưởng, phạm trù cơ bản của Nho giáo để nghiên cứu, xem xét ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và con người Việt Nam như: chủ nghĩa yêu nước, chính trị - xã hội, đạo đức, hệ tư tưởng, văn hoá, giáo dục - khoa cử, thế giới quan,.v.v Có thể đề cập tới một
số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây Trong cuốn Tư tưởng phương
Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, từ việc trình bày lịch sử hình thành,
phát triển cùng những nội dung, tư tưởng cơ bản của Nho giáo, cố GS Cao Xuân Huy đã viết rằng:"Nho giáo là hình thái ý thức của giai cấp thống trị
trong xã hội phong kiến ở Trung Quốc và Việt Nam Đối với nó thì “ngũ luân,
ngũ thường, hay tam cương ngũ thường, là những cái tuyệt đối", "là hằng tồn,
là phổ biến" [42, tr 203] Khi bàn về vị trí, vai trò của Nho giáo ở Việt Nam, tác giả tập trung đề cập tới ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam thời Nguyễn Theo tác giả, nhằm chấn hưng Nho giáo và khôi phục địa vị của nó với tính cách là hệ tư tưởng của CĐPK, nhà Nguyễn chủ yếu chấn hưng, khôi phục tư
tưởng tam cương, ngũ thường Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều hình luật,
Thập điều cũng là nhằm bảo vệ tam cương, ngũ thường mà thôi [42,tr 205, 206]
Trong cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam của GS Vũ Khiêu, từ một quan
điểm đúng đắn rằng, "không thể có một thứ Nho giáo chung cho mọi thời đại, một thứ Nho giáo nhất thành bất biến, thích ứng ở khắp mọi nơi, mọi lúc" cho nên phải “tìm hiểu tư tưởng Nho giáo gắn liền với những điều kiện xã hội cụ thể trong đó nó đã nảy sinh, phát triển và suy tàn" [52,tr.151], tác giả đã lược qua về vị trí, vai trò của Nho giáo trong XHPK Việt Nam từ thời Lý - Trần trở
đi Về vị trí, vai trò của Nho giáo ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra những nhận định khách quan rằng, từ thời Lý Trần trở đi, Nho giáo được coi trọng và có điều kiện phát triển mạnh mẽ cho tới thời Lê sơ, Nho giáo giành được địa vị độc tôn Về cơ bản, vai trò của Nho giáo trong những thời kỳ này là tích cực thúc đẩy xã hội phát triển; đáp ứng được những đòi hỏi của chế độ quân chủ
Trang 12trung ương tập quyền, góp phần ổn định đời sống xã hội và trật tự của XHPK, đối với việc ra đời, phát triển CĐPK và tư tưởng phong kiến [52,tr.154] Nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, Nho giáo đã bắt đầu suy tàn, bất lực và bộc lộ những yếu tố hết sức tiêu cực và khi thực dân Pháp hoàn toàn đặt ách thống trị lên nước ta thì vai trò của Nho giáo đã chấm dứt Về ảnh hưởng của Nho giáo, theo tác giả, chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của Nho giáo là các nhà Nho Theo đó, tất cả những mặt tích cực, tiêu cực, tính chất bảo thủ, lạc hậu, phản động của Nho giáo đều bộc lộ ở nhà Nho, vì họ là những người tiếp thu tư tưởng chính thống của Nho giáo, học tập và tuân thủ những điều răn dạy của Nho giáo [52,tr.158]
Trong cuốn Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, các tác giả chỉ nghiên
cứu lịch sử Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX và ảnh hưởng của nó trong lĩnh vực gia đình, giáo dục - khoa cử Thông qua việc trình bày, các tác giả đã làm rõ nhận định rằng, "Nho giáo vào Việt Nam không còn giữ nguyên vẹn như ở Trung Quốc, nó đã được "Việt Nam hoá" Các nhà Nho Việt Nam vì công cuộc xây dựng xã hội và bảo vệ Tổ quốc đã tiếp nhận và khai thác những yếu tố Nho giáo cho phù hợp với xã hội và đất nước mình Nói cách khác là nhà Nho Việt Nam nặng về luân lý đạo đức, chủ yếu là hiếu nghĩa, nặng về Khổng Tử, Mạnh Tử, Trình Hiệu, Trình Di, Chu Hy mà hầu như không bàn đến tâm học của Lục Cửu Uyên và Vương Thủ Nhân " [22,tr.9-10] Nhận định này cũng được các tác giả làm rõ thêm khi bàn về đặc điểm của Nho giáo Việt Nam
Trong cuốn Bản sắc văn hoá Việt Nam, GS Phan Ngọc đã phân tích cho
thấy, những phạm trù cơ bản của Nho giáo như Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa,
Nhà, Nước v.v khi vào Việt Nam đã bị khúc xạ, đã được người Việt Nam tiếp
và biến nó Do vậy, những phạm trù này ở các nhà Nho Việt Nam có nội hàm
rộng hơn, phong phú hơn, mang nhiều yếu tố, tính chất nhân văn, nhân bản hơn
Và theo ông, chỉ như vậy, Nho giáo mới đóng một vai trò quan trọng đối với lịch
sử của dân tộc và ảnh hưởng nhất định đến nhiều mặt của văn hoá Việt Nam
Trang 13Công trình Nho học và Nho học Việt Nam của GS Nguyễn Tài Thư đã
có nhiều kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo đối với xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử Đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng quan trọng hơn của Nho giáo là trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan Tác giả khẳng định, các bộ phận khác của lịch sử tư tưởng Việt Nam như: Tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp quyền, tư tưởng đạo đức là những lĩnh vực tư tưởng phản ánh trực tiếp quyền lợi của GCPK, cho nên những bộ phận này in đậm dấu ấn của Nho giáo hơn so với Phật giáo, Lão giáo Một điểm rất đáng chú ý
là khi đề cập tới ảnh hưởng của Nho giáo trong lĩnh vực tư tưởng chính trị -
xã hội, tác giả cho rằng, "trong tư tưởng yêu nước của các nhà yêu nước Việt Nam có dấu vết của ba đạo" [116,tr.63] Đây là một trong những nhận định mới của tác giả, khác với nhiều quan niệm cho rằng, ở Nho giáo không có tư tưởng yêu nước (như quan niệm của Phan Ngọc, Lê Sỹ Thắng, v.v.)
Về vị trí, ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo ở Việt Nam trong lịch sử còn
được đề cập, nghiên cứu ở nhiều công trình khác Như là các công trình: Lịch sử
tư tưởng Việt Nam (Tập I) do GS Nguyễn Tài Thư chủ biên; Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Tập II) của GS Lê Sỹ Thắng; Lịch sử tư tưởng Việt Nam (gồm 6 tập)
của Nguyễn Đăng Thục; Việt Nam văn hoá sử cương của Đào Duy Anh; Đến
hiện đại từ truyền thống của GS Trần Đình Hượu; Nho học ở Việt Nam - Giáo dục và khoa cử của Nguyễn Thế Long; Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám của GS Trần Văn Giàu; Nho giáo với văn hoá Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, Bàn về đạo Nho của Nguyễn Khắc Viện,
v.v Ngoài ra, những vấn đề trên cũng được nghiên cứu trong nhiều bài viết của
nhiều tác giả được tập hợp trong cuốn Nho giáo xưa và nay do GS Vũ Khiêu chủ biên; Nho giáo tại Việt Nam do GS Lê Sỹ Thắng chủ biên; Văn hoá Việt
Nam xã hội và con người do GS Vũ Khiêu chủ biên; v.v
Ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam sâu sắc nhất, rõ ràng nhất là ở các nhà nho, nhà tư tưởng Việt Nam Vì vậy, vấn đề này đã thu hút sự quan
tâm của nhiều người với nhiều công trình Đó là các công trình: Văn chương
Nguyễn Trãi chuyên luận của Bùi Văn Nguyên; các bài viết trong Hội thảo
Trang 14khoa học về Lê Thánh Tông (1442-1497) con người và sự nghiệp do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức; Hồ Quý Ly của Nguyễn Danh Phiệt;
Nguồn suối Nho học và thơ ca Bạch Vân cư sĩ của Lê Nguyên Lưu, Ngô Thì Sĩ - những chặng đường thơ văn của Trần Thị Băng Thanh; Đặng Huy Trứ - Tư tưởng
và Nhân cách do Đặng Việt Ngoạn sưu tầm và biên soạn; v.v cùng nhiều bài
viết khác của nhiều tác giả được đăng ở nhiều tạp chí nghiên cứu chuyên ngành,
như Tư tưởng triết học của Ngô Thị Nhậm của GS Lê Sỹ Thắng, v.v
Loại hình nghiên cứu thứ hai cũng được đề cập đến ở một số công trình tiêu biểu trong mỗi một giai đoạn phát triển của XHPK Việt Nam Thời Lý có các
bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Lý Công Uẩn và vương triều Lý, Hệ tư
tưởng thời Lý của GS Nguyễn Duy Hinh; thời Lý - Trần có các công trình Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần của Viện Sử học, Hệ tư tưởng Trần của GS
Nguyễn Duy Hinh, Về chế độ quân chủ quý tộc đời Trần của GS Nguyễn Hồng Phong; thời Lê có Hệ tư tưởng Lê của GS Nguyễn Duy Hinh; thời Nguyễn có các công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Tập II) của GS Lê Sỹ Thắng, Hệ tư
tưởng Nguyễn của GS Nguyễn Duy Hinh và nhiều công trình khác của GS Trần
Văn Giàu, GS Nguyễn Tài Thư, GS Phan Huy Lê, v.v
Ngoài ra, liên quan đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu, từ trước đến nay
đã có rất nhiều bài viết được đăng ở các tạp chí Triết học, Văn học, Nghiên
cứu lịch sử, Văn hoá - Nghệ thuật
Nhìn chung, những công trình trên cho chúng ta nhìn nhận rõ hơn về sự thể hiện của Nho giáo tại Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của XHPK (từ thế
kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX) Tuy nhiên, vấn đề trên do được đặt trong toàn
bộ các hệ vấn đề nghiên cứu về lịch sử tư tưởng, lịch sử triết học, lịch sử dân tộc, được tiếp cận từ những góc độ khác nhau với những mục đích khác nhau, cho nên vấn đề mà đề tài luận án nghiên cứu chưa được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và hãy còn tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm, nhận định khác nhau
Tóm lại, ở hai loại hình nghiên cứu về Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam trong lịch sử, từ trước tới nay, đã thu hút nhiều cơ quan, nhiều nhà nghiên cứu Song cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống vấn đề mà luận án của chúng tôi quan tâm Đồng thời, qua những công trình nghiên cứu ấy, ngoài những quan điểm, đánh giá