1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ việt nam hiện nay

174 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Những công trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 121.3.. Những công trình nghiên cứu quan điểm và giải pháp chủ yếu

Trang 1

NGUYỄN THỊ VÂN

thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo

và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ

việt nam hiện nay

Chuyờn ngành : CNDVBC & CNDVLS

Mó s ố : 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Nguy ễn Thị Vân

Trang 3

1.1 Những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo và thuyết tam

tòng, tứ đức trong Nho giáo 51.2 Những công trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ

đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 121.3 Những công trình nghiên cứu quan điểm và giải pháp chủ yếu

nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu

cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam

Chương 2: THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO 232.1 Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc 232.2 Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam 38

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI

VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC

3.1 Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người

phụ nữ Việt Nam hiện nay 623.2 Ảnh hưởng tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người

phụ nữ Việt Nam hiện nay 893.3 Những nhân tố làm biến đổi sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ

đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 1083.4 Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức

trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 115

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ

ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 1244.1 Một số quan điểm chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và

hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với

người phụ nữ Việt Nam hiện nay 1244.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và

hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với

người phụ nữ Việt Nam hiện nay 135

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 157

Trang 4

Bảng 3.1: Người làm chính các việc chăm sóc con, chăm sóc người

già - người ốm, dạy bảo con 94

Bảng 3.2: Vai trò kinh tế giữa nam - nữ trong gia đình 95

Bảng 3.3: Người đóng góp nhiều công sức nhất cho kinh tế gia đình

giới tính người trả lời 95

Bảng 3.4: Người làm chính trong sản xuất - kinh doanh 96

Bảng 3.5: Bảng tham khảo người quản lý tài chính gia đình theo vùng

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nho giáo ra đời thời Xuân Thu - Chiến Quốc - thời kỳ mà tình hình

kinh tế - xã hội có nhiều biến động nhất trong lịch sử Trung Quốc Các nước

chư hầu nhà Chu tranh giành quyền lực, tàn sát lẫn nhau làm cho xã hội lâm

vào cảnh loạn lạc, rối ren Trước tình hình đó, các nhà tư tưởng của Nho giáo

đã lý giải các vấn đề xã hội và họ muốn tìm ra phương pháp đưa xã hội từ

loạn lạc tới thịnh trị Chính vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, thực chất Nho

giáo là đạo trị nước, Nho giáo là đạo làm người vì bàn nhiều tới việc giáo dụcđạo đức cho con người - nhân tố giúp xã hội ổn định, trật tự

Nội dung giáo dục đạo đức cho con người của Nho giáo tập trung ở cácphạm trù cơ bản như Tam cương, Ngũ thường, Chính danh Đối với ngườiphụ nữ, nội dung giáo dục đạo đức của Nho giáo thể hiện rõ thông qua thuyết

dung đạo đức của Nho giáo thì thuyết tam tòng, tứ đức là những quy phạm

giáo dục đạo đức cơ bản đối với người phụ nữ Tư tưởng này đã có ảnh hưởngrất sâu sắc đến vai trò, vị trí, cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam Bên cạnhcác giá trị tích cực, thuyết tam tòng, tứ đức có nhiều mặt tiêu cực, trói buộc

người phụ nữ Việt Nam vào lễ giáo phong kiến, kìm hãm các bước tiến của

họ Tuy nhiên, thuyết tam tòng, tứ đức trên chặng đường dài của lịch sử dân

tộc, nó vẫn có giá trị nhất định góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống của

người phụ nữ Việt Nam

Ngày nay, mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước phong kiến

không còn nhưng phần nào tư tưởng của Nho giáo nói chung; thuyết tam

tòng, tứ đức nói riêng vẫn còn tồn tại ít nhiều và có ảnh hưởng đến người phụ

Trang 6

nữ Việt Nam trên cả hai bình diện tích cực và hạn chế Những ảnh hưởng tiêucực của nó như trọng nam khinh nữ, áp đặt hôn nhân… là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới ở nước

ta hiện nay

Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng ta thực hiện công cuộc Đổimới Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình lớn lao của dân tộc Trải quagần ba mươi năm thực hiện, quá trình Đổi mới của đất nước đã đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó có đổi mới kinh tế lànền tảng Tuy nhiên, mục đích của Đảng ta trong công cuộc Đổi mới khôngchỉ đơn giản về kinh tế mà đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quan niệm

về con người và giải phóng con người Đảng ta luôn xác định, con người làyếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó, người phụ nữ là lực lượng đông đảonắm vai trò to lớn trong gia đình và xã hội Công cuộc Đổi mới đã dẫn đếnnhững thay đổi về tiêu chí đánh giá của xã hội, của gia đình đối với người phụ

nữ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thời đại Người phụ nữ Việt Nam ngày nayphải hướng tới vẻ đẹp toàn diện hơn, trí tuệ hơn, giỏi việc nước đảm việc nhà,tích cực tham gia các hoạt động xã hội

Những quy tắc, chuẩn mực của thuyết tam tòng, tứ đức được sử dụng

một cách hợp lý sẽ trở thành nhân tố quan trọng nâng cao vị trí, vai trò của

người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại Điều đó cho thấy việc cần thiết

phải nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho

giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay để đưa ra những giải pháp

nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sựnghiệp giải phóng phụ nữ

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa chọn

vấn đề: “Thuy ết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ của mình.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 M ục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ nội dung chủ yếu của thuyết tam tòng, tứ đức trong

Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của nó; luận án đề

Trang 7

xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng

tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối

với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

2.2 Nhi ệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho

giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam

- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thuyết tam tòng,

tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những

ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng,

tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3 1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản trong thuyết tam tòng, tứ

đức của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức

đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước vềvấn đề phụ nữ

- Luận án dựa trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Nho giáo vàcác công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn, sử dụng phươngpháp văn bản học- trích dẫn từ những tài liệu gốc; sử dụng đúng đắn, phù hợp

với các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, thống kê, đốichiếu, so sánh, tổng kết thực tiễn

Trang 8

5 Những đóng góp mới

- Luận án khái quát những nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức

trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam

- Luận án phân tích rõ hơn những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của

thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.

- Từ những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những mâu thuẫn đang tồntại trong xã hội, luận án đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm

phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam

tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý ngh ĩa lý luận của luận án

Luận án lý giải rõ hơn về thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo và ảnh

hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

6.2 Ý ngh ĩa thực tiễn của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảotrong việc hoạch định, thực thi chính sách trong công tác phụ nữ của Đảng và

Nhà nước ta hiện nay

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứuNho giáo ở Việt Nam, vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm 4 chương, 11 tiết

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VÀ THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo

Trong tác phẩm Nho giáo (quyển Thượng và quyển Hạ), Trần Trọng

Kim đã khái quát quá trình hình thành, phát triển và các quan điểm của Nho

giáo qua các giai đoạn phát triển chủ yếu Trong quyển Thượng, tác giả phân

tích cụ thể khái niệm và nội dung của thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử

phát triển của Nho giáo trung Quốc và Nho giáo ở Việt Nam

Trong Khổng học đăng, Phan Bội Châu đã trình bày rõ một số phạm

trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo Tác giả đặc biệt đề cao những giá trị của

Nho giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò cực kỳ to lớn trong việc giáo

dục, hoàn thiện nhân cách con người

Trong tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu luận, Đào Duy Anh cho rằng,

chúng ta phải có thái độ khách quan, toàn diện và khoa học khi nhận xét vaitrò của Nho giáo trong xã hội Ông phê phán thái độ của một số trí thức ởTrung Quốc và Việt Nam coi Nho giáo chỉ là vô dụng, không phù hợp vớikhoa học Đặc biệt, ông đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những nội dung

cơ bản của Nho giáo để từ đó đi đến kết luận, Nho giáo “dẫu nó không thích

hợp nữa ở đời nay, mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn trong lịch

sử, không ai có thể chối cãi hay xóa bỏ đi được” [1, tr.150]

Trái ngược với hai quan điểm trên về Nho giáo (ca ngợi và phủ nhận),

trong Nho giáo xưa và nay [36], Quang Đạm cho rằng, Nho giáo có cả hai mặt

tích cực, hạn chế và vấn đề là biết tiếp thu, vận dụng nó như thế nào cho hợp lý

Trong bài Đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam của

Trần Văn Giàu, từ chỗ chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa đạo đức Nho

giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam, tác giả khái quát một số đặc điểm

của nền đạo đức truyền thống và nêu lên những tàn dư của đạo đức Nho giáocần phải khắc phục trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đó

Trang 10

là chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa đồng tộc, phương châm trị đạo “thân thân”gây trở ngại cho thực hiện dân chủ, động viên tài năng [Dẫn theo 135].

Nguyễn Thị Nga, Hồ Trọng Hoài trong Quan niệm của Nho giáo về

giáo dục con người [110] đã khái quát quan điểm giáo dục con người của Nho

giáo nhằm đào tạo những người quân tử, những kẻ sĩ có phẩm chất đạo đứccao quý, ham hiểu biết, có nhân cách, có ý thức đối với cộng đồng để làmquan Những người này vừa là hạt nhân trong cuộc sống xã hội, vừa là lực

lượng để bổ sung cho các thế lực cầm quyền duy trì chế độ phong kiến Song,

Nho giáo dạy đạo làm người theo quan điểm “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” chứa

đựng nhiều yếu tố hợp lý Những điều răn dạy đó được cha ông ta tiếp thu có

chọn lọc, bởi vậy, nó trở thành giá trị truyền thống của người Việt Nam

Bài Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi Nho giáo ở Việt Nam của

Phan Mạnh Toàn [162] đã khái quát sự biến đổi của Nho giáo ở Việt Nam bị

chi phối bởi ba nhân tố chủ yếu Một là, thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ

nước của dân tộc Việt Nam Hai là, truyền bá vào Việt Nam bên cạnh Nho

giáo còn có Phật giáo, Lão giáo, Đạo giáo Giữa chúng có sự giao thoa và tác

động đến tư tưởng, quan niệm nhân sinh của người Việt Ba là, trong quá

trình Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam, đối tượng chịu ảnh hưởng sâusắc nhất là những nhà Nho Họ ít nhiều được học những câu chữ của cácthánh hiền đạo Nho Họ có thể tiếp thu, giải thích và tận dụng Nho giáo theonhững cách, những chiều hướng khác nhau tuỳ theo địa vị xã hội, lập trườngchính trị, khả năng nhận thức cũng như đặc điểm riêng của cá nhân mình và nhucầu cuộc sống

Thứ hai, những công trình nghiên cứu về thuyết tam tòng, tứ đức

Nguyễn Xuân Diện trong Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học đã

khảo sát, đánh giá về trữ lượng, giá trị Nho học và kết luận: các tư liệu viếtbằng chữ Hán Nôm là quan trọng bậc nhất, vì chúng được biên soạn ngaytrong thời kỳ Nho giáo còn thịnh và là các cứ liệu trực tiếp nhất về Nho họctrong lịch sử Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện có 61 tên tài liệu về gia đìnhtruyền thống, đấy là chưa kể đến 264 cuốn gia phả của các dòng họ Trong sốtài liệu trên có tới 51 tên tài liệu về gia huấn Về gia huấn, trên Tạp chí Hán

Trang 11

Nôm số 3 (28) - 1996, tác giả Lê Thu Hương đã thông báo có khoảng 34 têntài liệu Bên gia huấn có niên đại sớm nhất mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm

còn lưu giữ là Cùng đạt gia huấn (VHv.286) Đây là một bản viết tay, có niên

đại 1733, do Hồ Sĩ Tích soạn Cuốn này chép những bài học kinh nghiệm

trong cuộc đời của ông, dạy con cháu trong nhà giữ gìn nền nếp, biết cầnkiệm, cẩn thận, khiêm tốn, tránh kiêu căng, xa xỉ, đắm chìm trong chuyện

rượu chè Nói chung, sách gia huấn nêu ra những chuẩn mực ứng xử trong giađình như cha con, vợ chồng, anh em, hoặc mở rộng ra trong mối quan hệ xã hội

(quan hệ láng giềng, bạn bè) Một số bản còn đề cập đến giáo dục giới tính chocon trai, con gái (Hành tham gia huấn, Nữ huấn tam tự thư, Xuân Đình giahuấn) Riêng về bàn luận về Nữ huấn có 10 tên tài liệu [Dẫn theo 174]

Trong Nho học và Nho học Việt Nam của Nguyễn Tài Thư [156] đã có

nhiều kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của xã hội đối với xã hội và con

người Việt Nam trong lịch sử Khi đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng của Nho

giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng quan trọng

hơn của Nho giáo là trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan Quan

niệm của Nho giáo về thuyết tam tòng, tứ đức thuộc về nhân sinh quan (quan

niệm về đạo đức người phụ nữ trong xã hội phong kiến) Chính vì vậy, tư

tưởng này có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần con người Việt

Nam, phụ nữ Việt Nam xưa và nay

Trong cuốn sách Nho giáo tại Việt Nam do Lê Sĩ Thắng chủ biên [135]

có một số bài viết đề cập tới vấn đề đạo đức của Nho giáo - thuyết tam tòng,

tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam.

Bài Nho giáo triều Nguyễn và sự thất bại hoàn toàn của nó trước thử

thách của lịch sử của Nguyễn Tài Thư có nhận định rằng “vua quan nhà

Nguyễn chỉ muốn người phụ nữ cam tâm tới số phận thấp hèn để không cònkhả năng gì có thể gây tác hại cho trật tự xã hội đương thời” Tác giả khẳng

định: “Hoảng sợ trước sức mạnh của phụ nữ mà Bùi Thị Xuân, một nữ tướng

của Tây Sơn là tiêu biểu, bực tức trước những yêu cầu tự do và bình đẳng củaphụ nữ mà Hồ Xuân Hương nói lên bằng thơ, vua quan nhà Nguyễn ra sứctruyền bá chữ “trinh” Một mặt họ sắc phong cho những người mà họ cho là

Trang 12

thủ tiết với chồng, mặt khác họ ra sức tuyên truyền sự nhẫn nhục của người

vợ Nguyễn Hàn Minh chủ trương người vợ bị chồng ruồng bỏ thì không nêntrách chồng mà nên “trinh nhất” với chồng để được tiếng khen là có nết quý.Nguyễn Văn Siêu thì kêu gọi “đã bước lên cửa nhà chồng, sống chết khôngdám khác” Nguyễn Đức Đạt thì quả quyết: “làm vợ lẽ không gặp vợ cả hungbạo thì không tỏ được đức hiền” [Dẫn theo 135, tr.515]

Bài viết Vị trí của Nho giáo thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến

Việt Nam của Nguyễn Đức Sự, lý giải về cơ sở giúp cho Nho giáo chiếm được

vị trí độc tôn, các phạm trù đạo đức Nho giáo thâm nhập vào đời sống, con

người trong thời kỳ thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam Tác giả cho

rằng: “nền sản xuất nhỏ tiểu nông đã tương đối phát triển ở nước ta hồi thế kỷXIV và XV trở thành cơ sở xã hội để cho Nho giáo dễ dàng thâm nhập vào

đời sống Bởi vì Nho giáo với các khái niệm hiếu, đễ, tiết, hạnh đã góp phần

củng cố uy quyền của người gia trưởng và tôn ty trật tự trong gia đình” [135,tr.424] Về sự tuyên truyền và phổ biến đạo đức Nho giáo thời kỳ này tác giảkhẳng định, triều đình phong kiến và cả một đội ngũ quan liêu nho sĩ đã tìmcách làm cho Nho giáo thâm nhập vào trong quần chúng bằng giáo dục vàpháp luật, bằng khen thưởng và trừng phạt Nhà vua đã ban ra không biết làbao nhiêu những hứa điều, những bài cáo dụ và những quy định về nghi lễ đểphổ biến Nho giáo vào tận thôn xóm Các xã trưởng phải có trách nhiệmgiảng dạy những lời cáo và những điều huấn ấy ở những nơi đình đám công

sở cho nhân dân thấm nhuần những lễ giáo phong kiến Đối với những ngườicon hiếu đễ, người vợ goá ở vậy thờ chồng và hầu hạ cha mẹ chồng cho đếnchết đều được nhà nước biểu dương như những tấm gương tốt về đạo đức.Trái lại những người nào làm trái những quy định về nghi lễ của nhà nước thì

sẽ bị khiến trách và chịu tội [Dẫn theo 135, tr.432]

Cuốn Nho giáo và gia đình do Vũ Khiêu chủ biên [71] đã đề cập đến

những quan niệm của Nho giáo về mối quan hệ vợ - chồng trong gia đình.Theo tác giả, cuộc sống vợ chồng là cơ sở tồn tại của gia đình Nhưng xuấtphát từ quan điểm coi trọng huyết thống và từ thái độ coi thường phụ nữ,Nho giáo coi trọng tình anh em hơn tình vợ chồng Bên cạnh đó, tác giả

Trang 13

cũng chỉ ra rằng theo Nho giáo, phụ nữ là người phải hứng chịu nhiều đau

khổ, thiệt thòi, bất công, cả cuộc đời phụ nữ chỉ thực hiện chữ tòng Tác giả

cũng chỉ ra rằng, Nho giáo có quan niệm nghiệt ngã về tiết hạnh của ngườiphụ nữ và bên cạnh những điểm tích cực khuyên răn người phụ nữ phải traudồi phẩm chất đạo đức thì Nho giáo cũng có ảnh hưởng không tốt đến ngườiphụ nữ ở quan niệm trong xã hội có hai loại người không thể giáo hóa đó làtiểu nhân và phụ nữ

Cuốn sách Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [35]

đã chỉ ra sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam Ở đây, tác

giả đề cập tới đặc điểm của gia đình Nho giáo Việt Nam, vị trí vai trò của

người phụ nữ Đặc điểm nổi bật của gia đình Nho giáo là gia đình phụ quyềngia trưởng nhằm củng cố chế độ phong kiến Trong gia đình Nho giáo, người

phụ nữ phải tuân phục người đàn ông, người phụ nữ phải thực hiện đạo tòngtrong tam tòng: “Con gái về nhà chồng phải kính nhường, giữ mình cho khéo,

đừng trái ý chồng Còn chuẩn mực tứ đức mà người phụ nữ cần vươn tới đó là

truyền cho con gái, tiếp nối vòng đời tam tòng, tứ đức [tr.148] Theo Nho giáo,

người đàn ông có quyền lấy năm thê, bảy thiếp nhưng người phụ nữ chỉ được

phép lấy một chồng và “trinh tiết” của người phụ nữ được Nho giáo đặc biệt đềcao Bên cạnh đó, cuốn sách này cũng chỉ ra rằng, nếu như tình cảm vợ chồng

là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng gia đình hạnh phúc thì Nho giáo lại đặt

chữ “hiếu đễ” trên chữ “tình” (vợ chồng), thực chất là coi nhẹ yếu tố cơ bản đểxây dựng hạnh phúc [tr.149]

Cuốn Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam của Phan Đại Doãn (chủ

biên) [33] là tác phẩm trình bày khá đầy đủ quan niệm của Nho giáo về vị trí,vai trò và đạo đức của người phụ nữ, sự ảnh hưởng của các quan niệm đó đốivới người phụ nữ Việt Nam Cuốn sách này chỉ ra các điều luật của các triều

đại phong kiến Việt Nam đối với người phụ nữ trên tinh thần bị ảnh hưởng

của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong Nho giáo Tác giả cũng đưa ra nhiềunhận xét, đánh giá đáng lưu ý Đó là địa vị của người phụ nữ Việt Nam cao

hơn so với phụ nữ Trung Quốc và tính gia trưởng trong gia đình Việt Nam

không cực đoan như tính gia trưởng của gia đình Trung Quốc mà nguyên

Trang 14

nhân sâu xa của nó là gia đình Việt Nam nhỏ và gia đình Trung Quốc là gia

đình lớn Tác giả đã mượn lời của nhà nghiên cứu Nhật Bản là Insun Yu để lý

giải điều này

Đặc biệt, tác giả còn chỉ ra sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức

thông qua các bài Gia huấn và Hương ước được truyền tụng trong đời sống

xã hội Việt Nam để cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng sâu đậm của những tư

tưởng này đối với người dân Việt Nam Tuy nhiên, thuyết tam tòng, tứ đức

của Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị khúc xạ để phù hợp với đặc trưng riêngcủa người Việt Nam

Cuốn Nho giáo ở Việt Nam - Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam [174] là tổng hợp các bài báo cáo của Hội thảo quốc tế Nho giáo ở Việt Nam

của các nhà nghiên cứu Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan Cuốn sách

có ba phần chính: quá trình du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam;

thư tịch Hán Nôm Việt Nam về Nho giáo; Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời

sống xã hội Việt Nam thời phong kiến Những nội dung trên đều khẳng địnhmột điều là Nho giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống xã hội Việt

Nam Trong số các bài viết tham gia Hội thảo, bài viết: Sách gia huấn và vấn

đề giáo dục gia đình theo quan niệm của các nhà Nho Việt Nam của Đỗ Thị

Hảo đã đề cập tới thuyết tam tòng, tứ đức Tác giả đưa ra thuyết tam tòng, tứ

đức mà người phụ nữ Việt Nam phải thực hiện, điều này được trích dẫn rất

rõ trong các tác phẩm gia huấn (những lời răn dạy đạo đức trong gia đình)

Đỗ Thị Hảo đã thống kê các bài gia huấn trong đời sống xã hội của nước ta

và đề cập vấn đề người phụ nữ trong xã hội Việt Nam bị coi thường Đó làtâm lý trọng nam khinh nữ, nam ngoại nữ nội, nam thượng nữ ti; phụ nữ là

đối tượng khó dạy bảo Đặc biệt tác giả đã chỉ ra các nhục hình mà người

phụ nữ phải chịu khi bị phạm tội (trong thời Nguyễn): “Gọt gáy bôi vôi, thả

bè trôi sông hoặc voi giày” [174, tr.230]

Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương [2] tập trung trình bày

các đặc điểm kinh tế, chính trị, đời sống xã hội theo nếp cũ của người Việt

Nam Công trình đề cập tới vị trí, vai trò, đạo đức của người phụ nữ Việt Namtrong xã hội cũ Trong xã hội Việt Nam luôn tồn tại quan niệm trọng nam

Trang 15

khinh nữ, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi, luôn luôn phải chịu thuận

theo thuyết tam tòng Mặt khác, tác giả thừa nhận vị trí của người đàn bà Việt

Nam cao hơn người đàn bà Trung Quốc

Phan Ngọc trong Bản sắc văn hóa Việt Nam [112] đã chỉ ra các khúc xạ của

Nho giáo khi vào Việt Nam Nho giáo được người Việt tiếp thu và biến đổi nó chophù hợp với xã hội Việt Nhiều phạm trù của Nho giáo đã được các nhà Nho ViệtNam cải biến, có nội hàm rộng hơn, phong phú, mang nhiều yếu tố nhân văn,nhân bản hơn Theo tác giả, có như vậy Nho giáo mới đóng một vai trò quan trọng

đối với lịch sử của dân tộc và ảnh hưởng nhiều mặt đối với văn hóa Việt Nam

Bài viết Nho giáo với gia đình Việt Nam truyền thống của Tú Hoan [57]

có những đánh giá sắc sảo về vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong

gia đình truyền thống Gia đình là một phạm trù lớn trong Nho giáo với tư

cách là một hệ tư tưởng triết học Trong Ngữ luân: “Vua - Tôi, Cha - Con,Chồng - Vợ, Anh - Em, Bạn bè” thì có đến hai cương nói về gia đình, trongngũ luân: “quân thần, phụ tử, huynh đệ, phu thê, bằng hữu” có đến ba luân nói

về gia đình Có lẽ cũng bởi vì Nho giáo là một học thuyết chính trị nên Nho

giáo coi gia đình như là một quốc gia thu nhỏ và để điều hành được đất nướctrước hết phải điều khiển được gia đình (Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ) Những

mối quan hệ gia đình phức tạp này cứ dai dẳng đeo bám người phụ nữ, khổ lắm,

nhưng vẫn cắn răng chịu đựng cũng bởi tam tòng Sống trên cương vị người vợ,người con dâu, người phụ nữ càng phải uốn mình để đạt tứ đức Nhưng dù thế

nào, vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam truyền thống cũng vẫn rấtquan trọng Vị trí và thân phận của người phụ nữ không quá thấp và bị coi rẻ nhưphụ nữ trong luân lý Nho giáo hoặc phụ nữ trong các mô hình gia đình ở cácquốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Nho giáo Đây có thể nói là một

sự tiến bộ về văn hóa, một sự tiếp thu có chọn lọc trên cơ sở có sự hòa hợp vớicác yếu tố văn hóa bản địa của người Việt Nam chúng ta Đây là cái tài của

người Việt Nam trong việc “bán địa hóa” văn hóa bên ngoài

Nhìn chung các công trình trên đã phân tích những nội dung cơ bản của

đạo đức Nho giáo, làm sáng tỏ nội dung của thuyết tam tòng, tứ đức và một số

ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay

Trang 16

1.2 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Cuốn Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản

lý của Việt Nam hiện nay do Nguyễn Thế Kiệt chủ biên [76] bao gồm 18 bài

viết của các tác giả tập trung vào các vấn đề nguồn gốc, đặc trưng của đạo

đức phong kiến Việt Nam; một số tàn dư của đạo đức phong kiến ảnh hưởngtrong đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay; những nguyên nhân tồn tại của cáctàn dư đạo đức phong kiến và một số phương hướng khắc phục Một trong

những tàn dư của đạo đức phong kiến liên quan đến phụ nữ đó là tư tưởngtrọng nam khinh nữ Tư tưởng này đã kìm hãm sự phát triển của người phụ nữtrong các mặt của đời sống xã hội Khắc phục tư tưởng trọng nam khinh nữ là

cả một quá trình làm thay đổi ý thức đạo đức đã ăn sâu, bám rễ trong đời sốngtinh thần của xã hội Thực hiện bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ, tạo điều kiệncho phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng của mình trong mọi hoạt động của cáclĩnh vực trong gia đình cũng như ngoài xã hội là một tiêu chí của sự phát triển vàtiến bộ Tuy nhiên, nhận thức đúng về quan điểm đó đã khó, thực hành nó trongcuộc sống càng khó hơn, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo và quản lý Hiện nay,

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nhằm xoá bỏ

tư tưởng trọng nam khinh nữ, tiến tới thực hiện nam nữ bình đẳng

Nguyễn Bình Yên trong luận án tiến sĩ Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng

phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng khắc phục [189],

đã chỉ ra những tiêu cực cơ bản của tư tưởng phong kiến Việt Nam và ảnhhưởng của nó trong các lĩnh vực đạo đức, lối sống; trong nhận thức, thực hiện

dân chủ; trong thế giới quan và phương pháp tư duy Một trong những tiêu cựccủa tư tưởng phong kiến đó chính là “Đạo đức phong kiến Việt Nam có đặc

trưng là địa vị, tôn ti trật tự nặng nề, bè phái cục bộ, trọng nam khinh nữ, xemthường lớp trẻ, đạo đức giả” [189, tr.87] Và đặc biệt khi nói về những tư tưởng

tiêu cực đó đối với phụ nữ tác giả đã cho rằng “trọng nam khinh nữ là một đặc

Trang 17

trưng của đạo đức phong kiến Tuy tư tưởng khinh thường phụ nữ đã xuất

hiện từ chế độ phụ quyền gia trưởng và có lịch sử kéo dài nhưng chỉ có dướichế độ phong kiến thì nó mới phát triển đến đỉnh cao” [189, tr.93-94] Theotác giả, người phụ nữ là đối tượng bị áp bức, bóc lột nhiều nhất dưới chế độphong kiến “người phụ nữ phải chịu thêm thân phận nô lệ, bị coi như một thứtài sản có thể chuyển nhượng, cầm cố Chức năng đáng giá nhất của họ là sinhcon, mà phải sinh con trai để nối dõi tông đường của gia tộc” [189, tr.94]

Người phụ nữ bị bó buộc trong thuyết tam tòng, tứ đức Đặc biệt trong tứ đức,

tác giả chỉ ra rằng, người phụ nữ phải chịu gò mình theo đức hạnh, họ sống

trong sự giam cầm của việc giữ gìn trinh tiết Tư tưởng này đã giam hãm,

ngăn cản người phụ nữ đấu tranh giành lấy hạnh phúc chân chính của mình

Tất cả những quan niệm cực đoan trên của Nho giáo về người phụ nữ trongthời trước đã có ảnh hưởng đối với suy nghĩ, tư tưởng của người phụ nữ hiệnnay Vấn đề mà tác giả đưa ra là các giải pháp khắc phục tình trạng trên đểnâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ hiện nay

Bài viết Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam của

Nguyễn Đức Quỳ cho rằng, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng vô cùng mạnh

mẽ tới đời sống tinh thần của người Việt Nam Những chuẩn mực về đạo đức

như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đều là những khuôn phép vô

cùng nghiệt ngã đối với những ai không theo những chuẩn mực ấy, đặc biệt

đối với người phụ nữ Ngày nay, ảnh hưởng mặt trái của đạo đức Nho giáo

vẫn còn dai dẳng trong đời sống nhân dân, ở mọi tầng lớp, lứa tuổi Nó tác

động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận người trong xã hội

thể hiện trên những phương diện như nếp sống không thật sự dân chủ, đánh

giá con người không đúng tiêu chuẩn, coi thường phụ nữ [Dẫn theo 135]

Trong Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Vũ Duy Mền [93] đề

cập tới sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo và vai trò của hương ước đối vớilàng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ Hương ước là những quy định của làng xã

đối với người dân trong khu vực, những quy định đó thuộc về các mặt kinh tế

và đặc biệt là luân thường đạo đức (những quy phạm pháp luật mang tính chất

làng xã) Xã hội phong kiến quản lý xã hội bằng luân thường của Nho giáo

Trang 18

như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức nên những quy định tronghương ước đều nhằm đề cao chế độ phụ quyền - trọng nam khinh nữ Tác giả

cho rằng, trong các hương ước đều quy định người phụ nữ không được tham

dự việc làng, phải giữ đúng trật tự cương thường trong gia đình và xã hội, nếukhông chồng mà chửa thì bị làng phạt thật nặng Tuy những quy định đó là

để giữ vững đạo lý, trật tự làng xã nhưng đã thể hiện sự khắt khe của lệ làngđối với phụ nữ, sự bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ

Bên cạnh các cuốn sách, còn có nhiều bài báo trên tạp chí của các tác giả

khác Chẳng hạn, Đinh Khắc Thuân với Sự thâm nhập của Nho giáo vào làng

xã Việt Nam qua tư liệu hương ước [153] cho rằng Nho giáo thâm nhập vào

làng xã trước hết qua các điều lệ trong khoán ước của làng liên quan đến rănbảo, thưởng phạt hành vi đạo đức như khuyên răn trung hiếu, lễ nghĩa, phẩmhạnh Hương ước làng Quỳnh Đôi, xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnhNghệ An soạn năm 1638 có điều ước sau: “Người ta lấy luân lý làm trọng,nghĩa là người làm cha thì tính nết hiền hành, phận làm con thì thờ cha mẹcho có hiếu, làm anh thì ăn ở với em cho thuận hòa, làm em thì cung kínhvới anh, chồng nói thì vợ nghe Làm người cần cư xử là thế, nếu khôngchẳng khắc gì loài cầm thú” Điều ước thứ 15 làng Hoàng, xã Cổ Mộc,huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (năm 1898) quy định: “Đàn bà chửahoang, nếu phạm vào luân thường và người đàn bà đang có tang hoặc cóchồng thì phạt 12 quan tiền” Trong quan hệ gia đình, làng xã khẳng địnhquyền nam giới, quyền của người cha trong gia đình Nam giới mới là thànhviên chính thức đại biểu cho quyền thừa kế, thừa tự, và chỉ có người cha mới

có quyền cao nhất trong quản lý gia đình Bởi thế, con cái phải có tráchnhiệm vâng lời, nuôi dưỡng, hiếu thảo cha mẹ, ông bà Các quan hệ gia đìnhnày mở rộng ra dòng họ, chỉ có nam giới mới được vào giáp, được ra đình

trung, được chia ruộng và chịu nghĩa vụ nhà nước

Bài Nho giáo và văn hóa ứng xử của người Việt bình dân trong quan hệ

hôn nhân và gia đình của Nguyễn Thị Kim Loan [84] đưa ra quan niệm của

Nho giáo về quan hệ vợ chồng, chuyện dựng vợ gả chồng là do cha mẹ toànquyền quyết định nên hôn nhân “chỉ là việc hoàn thành một nghĩa vụ cao cả

Trang 19

nhất đối với gia tộc là sinh con nối dõi tông đường”; “mất vợ còn có thể lấy

vợ khác, thậm chí nhiều vợ khác, chứ mất anh em thì lấy gì để thay thế”

Người phụ nữ trong Nho giáo có một vị trí thật thấp bé và phụ thuộc Khổng

Tử nói: “Đàn bà thì núp theo chồng, cho nên không được phép quyết địnhviệc gì Có ba điều phải theo: ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồngchết theo con, không dám theo ý riêng mình” Tuy nhiên, trong bài viết này,tác giả cũng khẳng định rằng lối ứng xử như vậy của Nho giáo trong quan hệ

vợ chồng thật xa lạ với người Việt bình dân và đưa ra nguyên nhân là Nhogiáo vào Việt Nam đã bị khúc xạ để hợp với văn hóa người Việt

Bài Sự truyền bá, phát triển và biến đổi của tư tưởng Nho giáo ở Việt

Nam của Tôn Diễn Phong [117] đăng trên tạp chí Hán Nôm đã chỉ ra ba điểm

khác biệt căn bản giữa ảnh hưởng thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ

nữ Việt Nam với người phụ nữ Trung Quốc Một là, tác dụng của phụ nữ Việt

Nam không đóng khung trong nội bộ gia đình Họ có thể tham gia một số hoạtđộng kinh tế xã hội và sản xuất kinh doanh như mở hiệu buôn, mở hàng ăn,làm xưởng gia công Việc chợ búa, buôn bán phần nhiều do phụ nữ đảm

nhiệm Trong sản xuất nông nghiệp, các gia đình không thể thiếu phụ nữ

đảm nhiệm Phụ nữ Việt Nam không đứng ngoài hoạt động xã hội Hai là,

trong gia đình, phụ nữ Việt Nam không phải tất cả đều nghe lời nam giới

Trái lại, họ có quyền, có tiếng nói trong công việc gia đình, đối với nhữngviệc trọng đại, cả vợ lẫn chồng đều cùng nhau bàn bạc Do mua bán là việc

của phụ nữ, nên kinh tế gia đình phần nhiều do phụ nữ quản lý Ba là, trong

việc hôn nhân, nam nữ Việt Nam rõ ràng có bình đẳng hơn Điều này thể

hiện rõ trong bộ Luật Hồng Đức Ngoài ra, trong xã hội phong kiến Việt

Nam, phụ nữ thuộc tầng lớp xã hội nào chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giacàng lớn thì sự trói buộc của lễ giáo phong kiến đối với họ càng nặng nề,

địa vị xã hội của họ càng thấp kém hơn Như gia đình các hoàng tộc, quan

lại, Nho sĩ chẳng hạn Còn phụ nữ trong các gia đình bình dân do chịu ảnh

hưởng tư tưởng Nho gia tương đối ít, nên sự trói buộc của lễ giáo phong

kiến đối với họ cũng tương đối ít

Trang 20

Cuốn Những hủ tục bất công trong vòng đời người phụ nữ Việt Nam của

Lê Thị Nhâm Tuyết [167] Đây là một công trình chuyên sâu về giới Qua cáchtiếp cận sự biến đổi của các chuẩn mực, các giá trị văn hóa trong xã hội Việt Nam,tác giả chú ý nhiều đến những tập tục lạc hậu liên quan đến phụ nữ - những ngườivốn chịu nhiều bất công trong xã hội có nguồn gốc từ thuyết tam tòng

Thứ hai, những công trình nghiên cứu về người phụ nữ Việt Nam hiện đại

Trong Nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Ban

tuyên huấn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [6], xác định: Trongcông tác vận động quần chúng nói chung của Đảng, công tác phụ nữ là một

bộ phận quần chúng của Đảng không thể thiếu được trong công cuộc cáchmạng nhất là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Công tác phụ nữ có khó khăn,gian khổ, nhưng cán bộ ta vì quyền lợi lâu dài của phụ nữ tức là sự nghiệpgiải phóng triệt để cho phụ nữ thì không gì vinh dự hơn là chúng ta đã thựchiện nguyện vọng sâu xa nhất của mỗi người phụ nữ Việt Nam từ bao nhiêu

đời nay mong ước Đó là tiền đồ vinh quang nhất của mỗi cán bộ phụ nữ.1,

An tâm công tác, trung thành với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và sựnghiệp giải phóng phụ nữ 2, Tích cực làm tốt công tác phụ nữ, dù ở tronglĩnh vực công tác nào cũng không nên tách rời công tác phụ nữ 3, Ra sức họctập, nâng cao tinh thần phê bình, tự phê bình, đảm bảo đoàn kết nội bộ

Nguyễn Thị Thọ trong Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay

[151] đã chỉ ra những nhân tố quy định và những chuẩn mực căn bản của đạo

đức gia đình Việt Nam Tất cả các yếu tố và đặc điểm này đều có sự tác động

bởi quan điểm đạo đức của Nho giáo Tác giả cũng trình bày những tác độngtiêu cực của kinh tế thị trường, của tư tưởng đạo đức Nho giáo đối với đạo đức

gia đình Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng trên và xây

dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay

Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay của Dương Thị Minh [94], trong đó, tác giả chỉ ra cụ thể các chức năng

của người phụ nữ trong gia đình và xã hội là tái sản xuất ra con người của gia

đình; giáo dục gia đình, thực hiện chức năng kinh tế; chức năng thoả mãn nhu

cầu tâm lý, tình cảm trong gia đình; chức năng xây dựng gia đình ấm no, bình

Trang 21

đẳng, tiến bộ và hạnh phúc Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những mặt hạn

chế của người phụ nữ Việt Nam hiện nay: lực lượng tham gia chính trị xã hộicòn thấp, số ít phụ nữ là chủ hộ gia đình, vẫn còn nhiều tình trạng bạo lực gia

đình Tất cả ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của người phụ nữ ngày nay

Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu [9].

Ở công trình này, các tác giả đã thực hiện rất nhiều các cuộc khảo sát và điều tra

xã hội học về vai trò của người phụ nữ với những số liệu cụ thể Thông qua cáckết quả khảo sát, các tác giả cho chúng ta thấy vai trò rất lớn của người phụ nữ

Họ là những người có công lớn trong việc phát triển kinh tế cho gia đình, là ngườilàm chính các việc chăm sóc con, chăm sóc người già, người ốm và dạy bảo con.Tuy nhiên, tỉ lệ phụ nữ đứng tên sổ đỏ, sở hữu nhà và chủ hộ kinh doanh gia đình

so với nam giới là thấp nhất Nguyên nhân của vấn đề này là do tính gia trưởng, đềcao vai trò của nam giới đã tồn tại lâu đời trong đời sống xã hội nước ta

Bài viết Lễ giáo Nho gia phong kiến kìm hãm bước tiến của phụ nữ Việt

Nam hiện nay của Lê Văn Quán [120], đã chỉ ra những mặt tiêu cực trong quan

niệm của Nho giáo về người phụ nữ Tác giả sử dụng những thuật ngữ trong dân

gian để dẫn chứng những tiêu cực đó là trọng nam khinh nữ, nam ngoại nữ nội,

nam tôn nữ ti, nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, một trăm đứa con gái khôngbằng hạt của con trai Những hậu quả của những tư tưởng trên đó là ngườiphụ nữ bị coi thường khinh rẻ trong xã hội Tác giả lấy dẫn chứng những trườnghợp phụ nữ bị gia đình chồng, chồng đánh đập ruồng bỏ mà nguyên nhân sâu xacủa vấn đề đều xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong đờisống người dân Việt Nam

Tác giả Vân Chi trong bài viết Phan Bội Châu với vấn đề phụ nữ [24] đã

để cập tới quan niệm của Phan Bội Châu về nữ giới Những quan điểm của ông

về phụ nữ được thể hiện rõ trong cuốn sách Vấn đề phụ nữ Phan Bội Châu đánh

giá cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội Ông nói: “ Phụ nữ là những

người có trách nhiệm làm mẹ tốt, làm vợ hiền, biết việc thơ văn, hay nghềbuôn bán, khéo đường dạy dỗ con em, giúp đỡ quân lính Mẹ tốt thì sinh được

con ngoan, vợ hiền thì giúp được chồng giỏi Hơn nữa về các sự nghiệp chính

Trang 22

trị người phụ nữ có quyền lợi khôn cùng Có chú trọng việc giáo dục thì mới

bỏ được riêng tư mà theo công lợi, mới làm cho nước nhà giàu mạnh tấn tới”.Mạnh mẽ và triệt để hơn khi Phan Bội Châu cho rằng “trong một nước nếukhông có phụ nữ yêu nước thì nước ấy sẽ làm đầy tớ cho người ta thôi” Khácvới các nhà tư tưởng cùng thời vào đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã phêphán thuyết tam cương, tam tòng - cho rằng đó là rào cản ngăn chặn sự pháttriển tiến bộ của người phụ nữ Phan Bội Châu phê phán những người phụ nữhọc đòi văn hóa Tây học lai căng, sống theo ý thích cá nhân của mình, thích

chơi thể thao, từ chối nội trợ đi ngược lại với phẩm chất truyền thống củangười phụ nữ Việt Nam Ông phê phán phong trào đòi nữ quyền giả tạo

Ông đề cao việc vận động phụ nữ làm cách mạng, phụ nữ tham gia

công tác xã hội Phan Bội Châu cho rằng: “Phụ nữ vận động là một việc cầnthiết trong xã hội đời bây giờ” [24] và muốn bắt tay vào việc vận động phụ nữ

trước hết phải nhận thức được vai trò của phụ nữ trong xã hội, trong quốc gia,

trong loài người Chủ trương vận động phụ nữ của Phan Bội Châu gồm 4 nộidung: 1 Mở mang về đường trí thức của phụ nữ; 2 Liên kết đoàn thể phụ nữ;

3 Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ; 4 Nâng cao địa vị của phụ nữ” Trong

4 nội dung trên theo Phan Bội Châu quan trọng nhất là việc nâng cao trình độtrí thức cho phụ nữ vì chỉ có trên cơ sở nâng cao trình độ trí thức cho phụ nữmới có thể thực hiện nâng cao địa vị phụ nữ

1.3 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH

HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ

NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Đề án 343 [15], Bộ giáo dục và

đào tạo xác định: Những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam

cần giữ gìn, phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước Đó là phẩm chất yêu nước; Ý thức trách nhiệm đối với gia đình và xã

hội; Ý thức tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học, công nghệ và kỹ năng nghềnghiệp; Tinh thần năng động, sáng tạo và ý chí vươn lên trong cuộc sống;

Trang 23

Xây dựng lối sống văn hóa của phụ nữ Việt Nam; Ý thức pháp luật; Phẩmchất nhân hậu, vị tha.

Cuốn Công, dung, ngôn, hạnh thời nay của Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị

Vân Hương [17] khẳng định: các nhà khoa học đã dự báo thế kỷ 21 là thế kỷ

của phụ nữ Phụ nữ chiếm hơn một nửa nhân loại trên thế giới Trong lịch sửphát triển của mọi quốc gia, mọi dân tộc, thái độ đối với phụ nữ luôn luôn làmột vấn đề thời sự, một vấn đề đạo đức, chính trị, cũng là thước đo của một

xã hội văn minh Tác phẩm bàn đến Công, dung, ngôn, hạnh với mục đích

giúp người phụ nữ tự đánh giá mình một cách nghiêm túc, bởi cái khó nhất

của một con người là tự biết mình là ai? Cuốn sách với mong muốn góp phầnnhỏ trong việc định hướng, gợi ý cho các bạn gái hiện nay: Cảm nhận, suynghĩ, hành động theo những chuẩn mực “công, dung, ngôn, hạnh” mang giátrị đạo đức, truyền thống - nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt Nam nóichung và cho các bạn gái nói riêng, nhất là trong xu hướng mở cửa và hộinhập hiện nay

Trong Gia đình, phụ nữ với dân số, văn hóa và sự phát triển bền

vững của Lê Thi [145], tác giả chỉ ra vai trò của người phụ nữ, của gia đình

đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nhân văn và đề cao việc thực hiện

sự bình đẳng về giới, cải thiện đời sống phụ nữ là yêu cầu quan trọng đểnâng cao chỉ số phát triển con người Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả đã đưa

ra những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của công, dung, ngôn, hạnh xưa và

nay Theo ý tác giả, tứ đức của Nho giáo có rất nhiều ưu điểm để chúng ta

tiếp thu vận dụng trong xã hội hiện đại Từ đó đưa ra những giải pháp xâydựng chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại để đáp

ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Luận văn thạc sĩ Ảnh hưởng của học thuyết tam tòng, tứ đức trong

Nho giáo đối với đạo đức người phụ nữ ở đồng bằng Sông Hồng hiện nay

của Bùi Nhật Hương [60] đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống thuyết

tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam Phân tích

những nhân tố tác động đến sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức với

đạo đức người phụ nữ ở đồng bằng Sông Hồng Đặc biệt, luận văn chỉ ra

Trang 24

thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với đạo đức người

phụ nữ ở đồng bằng sông Hồng Và đưa ra ba phương hướng và bốn giải

pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực; hạn chế ảnh hưởng

tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đến việc xây dựng đạo đức mới cho

người phụ nữ đồng bằng sông Hồng hiện nay

Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường - Đại học Sư phạm của

Hoàng Thị Thuận [154] đã có những đánh giá sâu sắc về ảnh hưởng của

thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay Trên cơ

sở đó tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy ảnh hưởng tích

cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức: phát huy

bình đẳng giới; xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, phản tiến bộ do tàn dư của

thuyết tam tòng, tứ đức để lại; đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ;

phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

Tiểu kết chương 1

Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đạt được:

Thứ nhất, các công trình đã khái quát quá trình hình thành, phát triển

qua các giai đoạn phát triển chủ yếu: Nho giáo Xuân Thu; Nho giáo thờiLưỡng Hán; Nho giáo thời Tam quốc; Nho giáo thời Thanh Và đặc biệt là

Nho giáo ở Việt Nam

Thứ hai, các công trình đã làm rõ những phạm trù, nguyên lý cơ bản

của Nho giáo Trong đó, các tác giả đặc biệt đề cao những giá trị của Nho

giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hoàn thiệnnhân cách con người

Thứ ba, các công trình đã khái quát một số đặc điểm đạo đức truyền

thống của người phụ nữ Việt Nam và nêu lên những tàn dư của đạo đứcNho giáo cần phải quét sạch trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

nước ta

Thứ tư, các công trình đã làm rõ khái niệm và nội dung chủ yếu của

thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử phát triển của Nho giáo Trung Quốc

Trang 25

và Nho giáo Việt Nam Thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng lớn đối với

đời sống tinh thần con người Việt Nam, đạo đức và vai trò vị trí của người

phụ nữ Việt Nam xưa và nay Tuy nhiên các tác giả cũng khẳng định: khivào Việt Nam nó được người Việt tiếp thu và biến đổi nó cho phù hợp với

xã hội Việt

Thứ năm, các công trình phân tích sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức thông qua các bài Gia huấn và Hương ước được truyền tụng trong đời

sống xã hội Việt Nam cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng sâu đậm của những tư

tưởng này đối với con người Việt Nam

Thứ sáu, các công trình chỉ ra điều luật của các triều đại phong kiến

Việt Nam đối với người phụ nữ trên tinh thần bị ảnh hưởng tư tưởng trọngnam khinh nữ, tam tòng, tứ đức của Nho giáo

Thứ bảy, các công trình đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay dưới các lát cắt:

- Chỉ ra những nguyên nhân tồn tại của các tàn dư đạo đức phong kiến

và một số phương hướng khắc phục

- Vấn đề những quan niệm cực đoan trên của Nho giáo về người phụ nữtrong thời trước ảnh hưởng đối với suy nghĩ, tư tưởng đến phụ nữ hiện nay

Và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng trên để nâng cao vị trí, vai trò

của người phụ nữ hiện nay

- Điểm khác biệt căn bản giữa ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức

đối với người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ Trung Quốc

Thứ tám, các công trình còn nghiên cứu về người phụ nữ Việt Nam hiện

đại dưới các góc độ:

- Xác định rõ nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

và sự nghiệp giải phóng triệt để cho phụ nữ

- Nghiên cứu tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, của tư tưởng đạo

đức của Nho giáo đối với đạo đức gia đình, đạo đức phụ nữ Việt Nam ngày nay

Thứ chín, các công trình nghiên cứu đã đưa ra một số quan điểm và giải

pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu

cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Trang 26

Tuy nhiên, chưa có công trình nào khái quát, phân tích thuyết tam tòng,

tứ đức và những ảnh hưởng tích cực cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của

nó đối với người phụ nữ Việt Nam mang tính độc lập, hệ thống, chuyên sâu.Chưa có công trình nào đưa ra quan điểm và giải pháp phát huy phát huy ảnh

hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối

với người phụ nữ Việt Nam hiện nay một cách đồng bộ, hiệu quả Đây là mộtkhoảng trống đòi hỏi tác giả phải tiếp tục đi sâu, làm rõ

Nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của luận án:

Thứ nhất, những nội dung cơ bản trong học thuyết tam tòng, tứ đức của

Nho giáo

Thứ hai, ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ

Việt Nam hiện nay

Thứ ba, đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm kế thừa hạt

nhân hợp lý và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ

đức để nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Trang 27

Chương 2 THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO

2.1 THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO TRUNG QUỐC 2.1.1 Nguồn gốc của Nho giáo Trung Quốc

2.1.1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội cho việc hình thành Nho giáo Trung Quốc

Trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ cổ đại, Xuân Thu - Chiến Quốc đượccoi là thời kỳ có nhiều biến động nhất, rối ren nhất

Thời Xuân Thu - Chiến Quốc (kéo dài từ thế kỷ VIII - Tr.CN đến thế

kỷ III - Tr.CN), sự phát triển kinh tế đã đạt đến một trình độ nhất định Xã hộiTrung Quốc thời kỳ này đánh dấu bước chuyển từ việc sử dụng đồ đồng sang

sử dụng đồ sắt và việc dùng bò làm sức kéo Điều đó, thúc đẩy sự phát triểnmạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp

Trên cơ sở phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triểnhơn trước, tiền tệ đã xuất hiện Đây là thời kỳ khởi sắc của nền kinh tế thương

nghiệp, xuất hiện nhiều thành thị buôn bán nhộn nhịp ở các nước Hàn Tề Tần - Sở Sự hình thành của thương nghiệp, buôn bán đã tạo ra trong xã hộimột tầng lớp thương nhân giàu có Tầng lớp này do nắm trong tay kinh tế nênngày càng có thế lực và tham vọng về quyền lực chính trị, đe dọa đến quyềnlực của giai cấp quý tộc cũ

-Sự biến động trong lĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng, tác động to lớn đến

sự biến đổi trong kết cấu giai tầng của xã hội, kéo theo các biến động khác vềlĩnh vực chính trị - xã hội

Sự suy yếu về địa vị kinh tế từng bước dẫn đến sự suy yếu về địa vị vàvai trò chính trị của nhà Chu Đây là tiền đề ra đời giai cấp địa chủ mớitrong xã hội Trung Quốc, những người không lệ thuộc vào chế độ phong hầukiến ấp, không chịu khống chế về mặt phân chia lợi ích cũng như ảnh hưởngtrực tiếp đến quyền lực nhà Chu, đã chiếm đất đai của thiên tử nhà Chu

Chính điều này làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong xã hội Mâu thuẫn

chính nổi bật là: mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ với giai cấp quý tộc thị tộc;giữa bộ phận bảo thủ và bộ phận cấp tiến ngay trong lòng giai cấp quý tộc,

Trang 28

giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nhân với giai cấp quý tộc thịtộc Chu; giữa nông dân công xã thuộc các bộ tộc bị người Chu nô dịch vớinhà Chu và tầng lớp địa chủ mới lên đang ra sức bóc lột, tận dụng sức lao

động của họ Nó đòi hỏi xoá bỏ chế độ nô lệ thị tộc, thiết lập chế độ xã hội

mới - xã hội phong kiến

Một cục diện mới xuất hiện trong xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc Vai trò của nhà Chu không còn được coi trọng, thiên tử nhà Chu chỉ

-là bù nhìn, thể chế chính trị nhà Chu rệu rã Chế độ gia trưởng (tông pháp) duy trì

sự ổn định của xã hội Tây Chu suốt 300 năm, đến thời kỳ này không còn đủ mạnh

để thống trị và trấn áp các nước chư hầu Do ruộng đất từ chỗ “dưới gầm trời nàykhông nơi nào không phải là đất của nhà Chu” [178, tr.25] dần trở thành tài sản

riêng của giai cấp địa chủ mới Ngôi thiên tử của nhà Chu chỉ còn là hìnhthức, các nước chư hầu không chịu cống nạp, không thuần phục nhà Chu nữa.Các trật tự lễ nghĩa của nhà Chu không còn được coi trọng Đến thời ChiếnQuốc thì nhà Chu hoàn toàn mất quyền lực

Các nước chư hầu của nhà Chu mang quân thôn tính lẫn nhau, tự xưng

bá Chiến tranh kéo dài liên miên giữa các nước chư hầu đã làm cho đời sốngnhân dân ngày càng thêm khổ cực, trật tự xã hội bị rối loạn, lễ nghĩa nhà Chu

bị phá hoại Khổng Tử gọi là xã hội vô đạo Thực trạng xã hội ấy cùng vớinạn “tiếm ngôi việt vị” và tình trạng các vua chư hầu tự ý phá bỏ chế độ triềucống chứng tỏ lễ nghĩa nhà Chu đã bị băng hoại, kỷ cương phép nước đã bị lu

mờ và luân thường đạo lý đã bị đảo lộn Con người chỉ theo đuổi tư dục mà

bỏ nhân nghĩa Chính vì vậy, Mạnh Tử đã nhận xét: “Hiện nay, lòng dạ người

đã bị cỏ lau (các tư dục) bế tắc hết rồi” [169, tr.266-267]

Chính trong thời đại lịch sử với những biến đổi toàn diện về các mặtkinh tế, chính trị, xã hội như vậy đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản về tư tưởng,

đặt ra nhiều vấn đề triết học, chính trị, xã hội, lý luận đạo đức kích thích các

bậc kẻ sĩ đương thời quan tâm lý giải Họ không thể làm ngơ trước những vấn

đề mà lịch sử đã đặt ra Mặt khác, từ thực tế trên, chứng tỏ cách thức tổ chức,

mô hình quản lý xã hội theo thể chế nhà Chu đã lỗi thời và tất yếu đòi hỏiphải xây dựng lại xã hội, phải lựa chọn mẫu hình xã hội tương lai phù hợp để

Trang 29

ổn định trật tự, làm cho xã hội thanh bình, thịnh trị Đây cũng là sự suy tư củacác nhà tư tưởng, nỗi băn khoăn của thời đại đó Xuân Thu - Chiến Quốc là

thời đại loạn, nhưng cũng là thời tư tưởng Trung Quốc phát triển mạnh mẽ

Người đời sau gọi đây là thời kỳ “Bách gia tranh minh” - trăm hoa đua nở,trăm nhà lên tiếng Nho giáo được ra đời trong hoàn cảnh như vậy Nho sĩ là

tầng lớp trí thức do giáo dục Nho học đào tạo ra Học thuyết của Khổng Tử

được tầng lớp Nho sĩ này truyền bá nên cũng gọi là Nho gia

2.1.1.2 Ti ền đề, văn hóa, tư tưởng cho việc hình thành Nho giáo

Trung Qu ốc

Thứ nhất, tiền đề văn hóa

Trung Quốc là một trong những nước có nền văn minh được hình thành

từ rất sớm và phát triển tới đỉnh cao bậc nhất thời cổ đại Dựa vào những bằngchứng cụ thể và chính xác cho thấy, ngay từ thời nhà Thương, Trung Quốc đã

có chữ viết

Về thiên văn, thời nhà Thương, người Trung Quốc đã biết làm lịch,

chia một năm thành những đơn vị thời gian và tính được ngày, giờ, năm,

tháng Đến thời Xuân Thu, khoa thiên văn phát triển, người Trung Quốc đã

tìm hiểu được quy luật vận hành của các thiên thể và vạch rõ mối liên hệ của

sự vận hành ấy với biến đổi của thời tiết, xác định được bốn mùa trong năm

Về y học, thời Xuân Thu các nhà y học Trung Quốc đã nghiên cứunguyên nhân gây bệnh, phương pháp chẩn đoán bệnh tật và phương pháp trịbệnh bằng các vị thuốc hoặc bằng phương pháp châm cứu

Thời kỳ này, Trung Quốc cũng có những kiến thức rất phong phú về

đời sống xã hội cũng như về đạo trị nước Những kiến thức đó thể hiện trongthư tịch cổ, đặc biệt là văn bản do những người chép sử ghi lại Thời Thương,Chu và đầu Xuân Thu đều có quan chép sử Sau này, Khổng Tử sưu tập

những văn bản ghi chép của các quan sử thời Thương và Tây Chu để biênsoạn thành bộ Kinh Thi

Thứ hai, tiền đề tư tưởng

Về tôn giáo, nhà Chu đề cao tư tưởng “kính Trời”, “hợp mệnh Trời”,

“thờ Thượng đế”, “trời và người hợp nhất” Nhà Chu cho rằng, Trời (thượng

Trang 30

đế) là lực lượng có nhân cách, có ý chí và có quyền uy tuyệt đối Nhà Ân

không biết mệnh Trời, hành động không hợp mệnh Trời, do vậy Thượng đế

đã trừng phạt và để cho nhà Chu thay thế nhà Ân cai trị dân

Về đạo đức, tư tưởng đạo đức của nhà Chu lấy hai chữ “đức” và “hiếu”

làm nòng cốt Từ quan niệm chính trị - tôn giáo “Thiên nhân hợp nhất”, nhàChu khẳng định rằng, vì các bậc tiên vương nhà Chu có đức mà được sánhngang cùng thượng đế, được thượng đế cho hưởng nước, hưởng dân , bồi

dưỡng cho nó để cho con cháu được hưởng nước, hưởng dân lâu dài Hiếu là

để thờ phụng tổ tiên, phải nhớ công lao của tổ tiên mà giữ gìn phép tắc tổ tiên

để lại Có “đức” “hiếu” mới nhận được mệnh Trời mà được hưởng nước,hưởng dân mãi mãi Đây là một quan niệm đạo đức nhằm củng cố và tuyên

truyền sự tồn tại vĩnh viễn địa vị thống trị của tầng lớp quý tộc nhà Chu và

nhà nước quý tộc Chu Hai chữ “hiếu” và “đức” có ý nghĩa vô cùng quan

trọng đối với sự hình thành đạo đức của Nho giáo trong đó có thuyết tam

tòng, tứ đức.

Như vậy, thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo không phải là sản phẩm

của sự tư biện thuần tuý của tư duy Nó được hình thành, phản ánh bối cảnhkinh tế - xã hội Trung Quốc đầy biến động thời Xuân Thu - Chiến Quốc và

được phát triển ở các thời kỳ sau này

2.1.1.3 Kh ổng Tử - người sáng lập học thuyết Nho giáo

Trước thời Xuân Thu, ở Trung Quốc đã có nhiều đạo lý, thậm chí có

không ít tài liệu có tính chất kinh điển của các nhà tư tưởng lớn Nhưng phải

đến thời Xuân Thu, trong hoàn cảnh lịch sử như trên mới có con người dùng

hết công sức của mình đưa các đạo lý và các tài liệu đó lên thành một họcthuyết vừa có phần như một tôn giáo với những kinh điển chính thức rõ ràng

Con người đó là Khổng Khâu, thường được gọi là Khổng Tử (thầy Khổng) nhà tư tưởng vĩ đại mở đường cho thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc

-Khổng Tử (551 - 479 tr.CN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, quê ở làng

Xương Bình, huyện Phúc Khụ, thuộc tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc

Khổng Tử thường đi chu du thiên hạ để rao giảng về đạo lý, chỉ muốn

đem cái đạo của mình ra giúp đời Trải qua bốn mươi năm “dạy người không

Trang 31

biết chán”, Khổng Tử trước sau thu nhận khoảng gần ba nghìn đệ tử Trong sốnhững người này, có bảy mươi hai người thành đạt Những lời giảng củaKhổng Tử sau này được học trò ghi lại và tổng hợp thành sách “Luận ngữ”.

Nho gia đưa ra quan điểm xã hội lý tưởng là xã hội ổn định, có trật tự

kỷ cương, sống hòa mục thân ái; đó là xã hội có đạo đức, có sự phân biệt đẳngcấp rõ ràng; đó là xã hội có giáo dục, giáo hóa Quan niệm của Nho giáo về

đạo đức, vai trò của người phụ nữ được thể hiện chủ yếu trong học thuyết tam

tòng, tứ đức.

Như đã nói ở trên, thời đại của Khổng Tử là thời đại “Vương đạo suy vi”,

“Bá đạo” nổi lên lấn át “Vương đạo” của nhà Chu, trật tự lễ giáo cũ của nhà Chu

bị đảo lộn Khổng Tử than rằng “vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi,cha không phải đạo cha, con không phải đạo con” [178, tr.28] Đứng trên lập

trường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp quý tộc Chu, ông chủ trương lập

lại pháp chế kỷ cương của nhà Chu với nội dung mới

Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn, học thuyết của ông được lưu truyềnrộng và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều dân tộc Á Đông: Trung Quốc, TriềuTiên, Nhật Bản, Việt Nam

2.1.2 Vị trí của thuyết tam tòng, tứ đức trong đạo đức Nho giáo Trung Quốc và quan hệ giữa chúng

2.1.2.1 V ị trí của thuyết tam tòng, tứ đức trong đạo đức Nho giáo

Trung Qu ốc

Thứ nhất, quan niệm đạo đức trong Nho giáo chủ yếu tập trung vào

việc xây dựng nam giới trở thành quân tử - đại trượng phu - thánh nhân - mẫu

người lý tưởng trong xã hội lý tưởng Vì vậy, Nho giáo đặc biệt đề cao vai trò

của đạo đức, coi đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu, hữu hiệu nhất để

đạt được mục đích chính trị - xã hội, làm cho xã hội hòa mục, kiêm ái, trật tựtrên dưới rõ ràng “Đạo” là những hành vi đạo đức gắn với năm mối quan hệ

xã hội cơ bản của con người mà Mạnh Tử gọi đó là ngũ luân - năm mối quan

hệ lẽ thường trong đời sống hàng ngày, đó là vua - tôi, cha - con, chồng - vợ,

anh - em, bạn - bè [25, tr.30] theo tôi chỗ nay không cần phải trích vì đó

không ở trong ngoặc kép Sau này Đổng Trọng Thư đưa ba mối quan hệ đầu

Trang 32

tiên thành tam cương - đó là ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ

gia đình đến quan hệ xã hội Đức gắn liền với đạo Khổng Tử nhấn mạnh cácđức cơ bản của con người là: nhân, trí, dũng Mạnh Tử nêu lên tứ đức: nhân,

lễ, nghĩa, trí Đến Đổng Trọng Thư, ông nêu lên ngũ thường (bao gồm năm

đức cơ bản): nhân, lễ, nghĩa, trí, tín Tam cương và ngũ thường kết hợp vớinhau được gọi là đạo “cương - thường”, hay mở rộng ra sự kết hợp giữa ngũ

luân với ngũ thường gọi là luân thường

Như vậy, trong những quan điểm cơ bản của về đạo đức, Nho giáo

không bàn nhiều, không bàn trực tiếp, không xây dựng mẫu người phụ nữ cụthể cho xã hội đương thời Nhưng, chúng ta vẫn thấy bóng dáng của họ trongcác mối quan hệ tam cương, ngũ thường một cách thụ động, mờ nhạt Tuynhiên, Nho giáo vẫn xác định họ là lực lượng không thể thiếu để xây dựngmột xã hội ổn định Theo lôgic, đàn ông tu dưỡng theo quan điểm đạo đức

Nho giáo nêu trên - phụ nữ luôn tòng theo nam giới - vậy tất yếu, những quan

điểm đạo đức ấy sẽ ảnh hưởng đến người phụ nữ Phần sau chúng ta sẽ thấy

phạm trù công - dung - ngôn - hạnh luôn được đặt trên nền tảng của những giátrị đạo đức cơ bản của Nho giáo

Thứ hai, thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời chuyển giao giữa hai chế

độ, diễn ra nhiều mâu thuẫn xã hội nên tồn tại tình trạng chiến tranh liên miên

giữa các nước Xuất phát từ thực tiễn lịch sử này, mục tiêu ổn định xã hội,

trong đó gia đình là một thành tố cấu thành lên xã hội, được đề cao Thuyết

tam tòng, tứ đức trong hệ thống đạo đức Nho giáo ra đời cũng nhằm phục vụ

mục đích trên

Thứ ba, thuyết tam tòng, tứ đức được các nhà Nho xây dựng trên cơ sở

là các mối quan hệ hiện thực: vua tôi - đức trung; cha con - đức hiếu; vợ chồng

- đức tiết nghĩa; anh em - đức lễ; bạn bè: đức tín Mục đích nhằm đảm bảo đẳngcấp và quyền lợi của giai cấp thống trị Đạo đức của Nho giáo nói chung,

thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng được xây dựng, xét đến cùng, cũng là những

phép tắc để bảo vệ địa vị, quyền lợi thống trị của giai cấp cầm quyền

Thứ tư, thuyết tam tòng, tứ đức là chuẩn mực quan trọng nhất, là yêu

cầu cơ bản nhất về đạo đức Nho giáo đối với người phụ nữ Giữa chúng có

Trang 33

mối liên hệ ràng buộc không thể tách rời giúp người phụ nữ có vẻ đẹp hoànthiện theo tiêu chuẩn của Nho giáo.

2.1.2.2 M ối quan hệ giữa thuyết tam tòng và thuyết tứ đức trong Nho

giáo Trung Qu ốc

Điểm chung giữa thuyết tam tòng, tứ đức: chúng đều là những quy tắc,

lễ nghĩa, chuẩn mực bắt buộc đối với người phụ nữ Cả hai cùng được giaicấp thống trị phong kiến sử dụng ngày một triệt để như một công cụ đắc lực

để giáo hóa người phụ nữ với mục đích ổn định xã hội, bảo vệ quyền lợi của

giai cấp thống trị và vai trò của nam giới

Điểm khác biệt giữa thuyết tam tòng, tứ đức thể hiện ở phạm vi, đối

tượng đề cập Tam tòng chỉ mối quan hệ giữa phụ nữ với nam giới trong gia

đình và ngoài xã hội, đó là: cha, chồng, con trai - đề cao sự phục tùng một

chiều, sự thuỷ chung tuyệt đối của phụ nữ đối với nam giới Còn tứ đức lại chú

trọng vào sự tu dưỡng phẩm chất đạo đức cá nhân của chính bản thân ngườiphụ nữ một cách toàn diện, đẹp về cả hình thức lẫn nhân phẩm Tu dưỡng công

- dung - ngôn - hạnh để đạt được tam tòng Tứ đức là điều kiện để thực hiện tốt

đạo tòng cha, tòng chồng, tòng con Ngược lại, tam tòng chứng minh cho tứđức, chứng minh cho phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ

Trong thuyết tứ đức, các đức cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Đó là mối quan hệ giữa vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp hình thức Đức hạnh chỉ vẻđẹp nội dung Đức công, đức dung, đức ngôn chỉ vẻ đẹp hình thức Chúng bổ

sung cho nhau, thể hiện thông qua nhau Công, dung, ngôn là biểu hiện cụ thểhóa của đức hạnh Đức hạnh tốt đẹp, tất yếu công, dung, ngôn sẽ thể hiện

đúng theo chuẩn mực của lễ giáo Nho giáo Ngược lại, qua công, dung, ngôn,

hạnh, người đời đánh giá được phẩm hạnh của người đàn bà Như vậy, Nho

giáo đòi hỏi ở người phụ nữ vẻ đẹp toàn diện theo một khuôn mẫu nhất định.Sâu xa hơn, nó đòi hỏi sự phấn đấu, sự hy sinh hết mình, phục tùng tuyệt đối

với cha, chồng, con trong gia đình và vua, quan ngoài xã hội

Ngoài những phẩm chất trên, các tư tưởng đạo đức của Nho giáo như:

“Chính danh”, “Tam cương”, “Ngũ thường”, “Hiếu đễ” cũng có ảnh hưởng

nhất định tới đạo đức người phụ nữ trong gia đình và xã hội; thắt chặt hơn sự

Trang 34

tác động của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Chính danh là một

trong những yêu cầu cơ bản đối với đạo đức con người Ai ở địa vị nào thìphải suy nghĩ và hành động cho đúng với địa vị ấy, không được tranh giành

địa vị, quyền lợi của người khác Tư tưởng “tam cương” nhằm mục đích quyđịnh bổn phận và trách nhiệm của bề tôi, con, vợ vào các đối tượng vua, cha,

chồng Trong gia đình, người phụ nữ luôn phải tuân theo ý chồng, phục vụ gia

đình nhà chồng, tránh tư tưởng phản kháng, đấu tranh

Vì vậy, khi hiểu được mối quan hệ giữa các phạm trù trong học thuyếtnày, chúng ta tránh hiểu chúng một cách rời rạc hoặc tuyệt đối hóa một phạm

trù nào trong thuyết tam tòng, tứ đức hoặc giữa thuyết tam tòng, tứ đức với

các phạm trù đạo đức của Nho giáo nói chung Cần phải có thái độ kháchquan, biện chứng khi xem xét sự ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ ViệtNam ngày nay trên cả hai phương diện tích cực và hạn chế

2.1.3 Nội dung thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc

Thuy ết tam tòng

Tam tòng (三從) có nguồn gốc từ Nghi lễ, Tang phục, Tử Hạ truyện có

ghi: Phụ nhân hữu tam tòng chi nghĩa, vô chuyên dụng chi đạo, cố vị giá tòng

phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử (婦人有三從之義,無專用之道,故未嫁從父,既嫁從夫,夫死從子), ( Nghĩa là: Người đàn bà có cái nghĩa

phải theo ba điều, mà không có cái lễ (đạo) làm theo ý mình, cho nên, khi

chưa lấy chồng thì theo cha, khi đã lấy chồng thì theo chồng, khi chồng chết

thì theo con)

Sau này, các nhà Nho vận dụng thuyết tam tòng, tứ đức vào việc giáo

hóa người phụ nữ Vì vậy, theo Nho giáo, phụ nữ có ba điều phải tuân theo,không có quyền tự định đoạt theo ý mình:

1 Tại gia tòng phụ (在家從父): người con gái khi còn ở nhà phải nghe

theo cha

2 Xuất giá tòng phu (出嫁從夫): lúc lấy chồng phải nghe theo chồng

3 Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải theo con trai

Trang 35

Có nghĩa: người phụ nữ khi còn sống ở nhà từ bé đến lúc trưởng thành,

khi chưa lấy chồng thì theo cha Người cha quyết định mọi việc của con gái,

từ công việc, cuộc sống cho đến hạnh phúc còn người mẹ chỉ giữ vai trò thứyếu vì bản thân cũng là người phụ nữ phụ thuộc vào người chồng Người congái không có quyền quyết định hôn nhân, hạnh phúc của mình Mạnh Tử đã

từng nói: “Nếu chẳng đợi lệnh cha mẹ, chẳng chờ lời mai mối, mà lén dùi lỗ

để nhìn nhau, vượt tường để theo nhau, thì cha mẹ và người trong xứ đều khinh rẻ mình” (Bất đãi phụ mẫu chi mệnh, mối trước chi ngôn, toàn huyệt

khích tương khuy, du tường tương tùng, tắc phụ mẫu, quốc dân giai tiện chí)

[23, tr.14] Quy định tam tòng khiến người phụ nữ khi xuất giá lấy chồng thìhoàn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng đã trở thành người nhà chồng, chứ không

được nương nhờ ai Khi lấy chồng thì phải theo chồng dù sướng hay khổ vẫn phải

chấp nhận, nếu chồng qua đời phải theo con trai không được đi bước nữa phải ởvậy suốt đời “tòng” con, không được tái giá Danh nho đời Tống Trình Y Xuyên

đã nói “Nhược thú thất tiết giả dĩ phối thân, thị kỷ thất tiết dã” [23, tr.13-14]

người đàn ông đi cưới người thất tiết thì chính mình cũng là người thất tiết cho nên với người phụ nữ goá bụa dù có khổ cực, nghèo đói, không có nơi nương tựa cũng không được tái giá, chết đói là chuyện rất nhỏ thất tiết mới

là chuyện lớn (Nhiên ngạc tử sự cự tiểu, thất tiết sự cực đại) [23, tr.14].

Thuy ết tứ đức

Tứ đức ( 四德) có nguồn gốc từ Chu lễ (sách ghi những quy định về lễ

nghĩa thời nhà Chu), thiên Quan trủng tể có ghi: Cửu tần chưởng phụ học chi

pháp, dĩ cửu giáo ngự: phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công

(九嬪掌婦學之法,以九:婦德、婦言、婦容、婦功) (Nghĩa là: Cái phép học

của người vợ cả là lấy chín điều - tập trung trong bốn đức: công, dung, ngôn, hạnh)

Sau này, các nhà Nho vận dụng vào việc giáo hóa sự tu dưỡng phẩm

chất đạo đức của người phụ nữ Theo Nho giáo, với người phụ nữ, tứ đức gồm

phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và phụ hạnh (婦行):

Trang 36

1 Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo Tuy nhiên các nghề với phụ

nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với ngườiphụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi hoạ

2 Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hìnhthức bản thân

3 Ngôn: lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng

4 Hạnh: Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường

dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng Ra ngoài thì

nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt

Cụ thể: Công là công việc, nghĩa là biết làm việc, bao hàm cả tài năng

khéo léo, trí tuệ thông minh, được rèn luyện thử thách Công nói lên sự khéo

léo đảm đang của người phụ nữ trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái,

tổ chức đời sống gia đình Trước hết, người phụ nữ biết tề gia nội trợ, khéo léosắp xếp công việc gia đình, nuôi dạy con cái Họ phải giỏi nữ công gia chánh,nấu ăn ngon cho chồng con, biết làm cỗ khi nhà có giỗ, khi đãi khách Họ biếtthêu thùa, vá may, nuôi tằm, dệt vải Như vậy, với tư cách người vợ, người mẹ,phụ nữ phải giỏi giang công việc nội trợ gia đình, tay hòm chìa khóa, quánxuyến chi tiêu của gia đình theo đúng chức năng nhiệm vụ của họ, người phụ

nữ phải nhập gia tuỳ tục, có trách nhiệm trong việc bảo đảm nối dõi tông

đường Một số phụ nữ giỏi, con nhà quyền quý thì có thêm tài: cầm, kì, thi,

hoạ Ở những dòng họ quý tộc, người vợ phải thay chồng quản lý nhân công,

kẻ ăn người ở trong nhà, coi sóc ruộng nương, điền sản

Dung là dung nhan, diện mạo, dáng dấp người phụ nữ thể hiện ra bên

ngoài, với gương mặt, thân hình khả ái Đó cũng là cái nết na thể hiện quacách ứng xử, nói cười, làm ăn Trang phục của người phụ nữ phải chỉnh tề,không lộ liễu, khêu gợi Đầu tóc của họ phải gọn gàng, trải gỡ hàng ngày

Xưa kia người phụ nữ đạt tiêu chuẩn “dung” thì như liễu yếu đào tơ, đi lại nhẹ

nhàng, e lệ, khép nép, không được mặt ủ mày chau, cau có, bẳn gắt Dungmạo luôn tươi tắn, sáng sủa, kể cả lúc bị chồng mắng, chồng chê cũng vui vẻ

Ngôn là lời ăn tiếng nói, ngôn từ giao tiếp khoan thai, dịu dàng, mềm

mỏng, có duyên, biết thưa gửi; người phụ nữ không được quá nặng lời lúc

Trang 37

nóng giận, không ba hoa khi hứng chí, không nói đãi bôi, giả dối khi giaotiếp Họ phải luôn cân nhắc, biết lúc nào nên nói, lúc nào không nên, điều gì

nên và chưa nên nói ra Lời nói biểu hiện tâm hồn con người Người nhân đức

tiếng nói trong sáng, ấm áp, người cay nghiệt tiếng nói rin rít qua kẽ răng,

người đanh đá tiếng nói the thé Người hay văng tục chứng tỏ ít được giáo

dục, người nói năng lễ độ, đúng mực chứng tỏ là con nhà gia giáo, được họctập, dạy dỗ từ bé

Hạnh là hạnh kiểm, đức hạnh Đó là đạo đức đoan trang, đứng đắn, nết

na của người phụ nữ Trong gia đình, biết kính trên nhường dưới, chiều chồng

thương con, ăn ở tốt với họ hàng nhà chồng Ra ngoài, đối xử với người mình

giao tiếp một cách chín chắn, nhu mì, không hợm hĩnh, chua ngoa, đáo để.Hạnh thể hiện những phẩm chất đạo đức cơ bản của người phụ nữ, trước hết

là sự thuỷ chung với chồng, đức hy sinh với con cái và giàu lòng nhân ái vớimọi người xung quanh

2.1.4 Thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử phát triển của Nho giáo Trung Quốc

2.1.4.1 Thuy ết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo nguyên thuỷ

Nho giáo là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Giáo dục đạo đức Nhogiáo với ngũ luân; ngũ thường là một trong những biện pháp để giáo hóa con

người làm cho xã hội từ “loạn” tới “trị”, làm cho con người có đạo đức Mặc

dù với chủ trương giáo dục “hữu giáo vô loại” nhưng có một thực tế là không

phải ai cũng được giáo dục, giáo hóa vì như lời của Mạnh Tử: “dân thường ăn

còn chẳng xong huống gì là học hành” cho nên Nho giáo nguyên thuỷ chỉ tập

trung vào xây dựng mẫu người quân tử - mẫu người lý tưởng trong xã hội

Vì vậy, Khổng Tử cho rằng, phụ nữ là một lực lượng đông đảo để xâydựng xã hội, nhưng trên cơ sở “trọng nam khinh nữ” nên ông không bànnhiều về phụ nữ, không xây dựng mẫu người phụ nữ cụ thể cho xã hội đươngthời Người phụ nữ nói chung, người vợ nói riêng chỉ được nhận sự giáo hóa

trong gia đình ở cha mẹ đẻ hoặc nhà chồng Khổng Tử và các học trò của ôngtrước sau có đến gần ba nghìn người, nhưng đặc biệt, trong đó không ai là nữ

Thậm chí Khổng Tử còn xếp người phụ nữ ngang hàng với kẻ tiểu nhân, cho

Trang 38

rằng đó là những người khó dạy bảo “phụ nhân nan hóa” Trong Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Chỉ có bọn đàn bà và tiểu nhân là khó đối đãi: thân cận thì

họ khinh nhờn, xa lánh thì họ oán trách” [66, tr.637] Phụ nữ là những người

thấp kém, giáo dục họ chỉ bằng thừa vì: “chỉ có thượng trí và hạ ngu là không

thay đổi được tính tình” [66, tr.614] nên Nho giáo ít bàn đến phụ nữ

Trên cơ sở đó, Khổng Tử đưa ra chuẩn mực về người phụ nữ (được viết

trong sách quyển Thượng Trần Trọng Kim) Tam tòng: “tại gia tòng phụ

-xuất giá tòng phu - phu tử tòng tử” (ở nhà thì theo cha - đi lấy chồng thì theo

chồng - chồng chết thì theo con trai) Tứ đức: Công, dung, ngôn, Hạnh (Công

chỉ nữ công gia chánh, tề gia nội trợ Dung chỉ vẻ đẹp hình thức Ngôn chỉ lời

ăn tiếng nói Hạnh chỉ hạnh kiểm, đức hạnh) Trong bốn đức này Khổng Tử

nhấn mạnh đức “hạnh” Hạnh là nội dung, được biểu hiện ra bên ngoài hìnhthức ba đức: công, dung, ngôn Đức “hạnh” là yêu cầu cơ bản, là điều bắt buộccủa đạo đức Nho giáo đối với người phụ nữ mà khi đi lấy chồng người mẹ nàocũng phải dạy con gái mình phải biết tuân thủ, phục tùng

Trong chương Đằng Văn Cương, chương Cú hạ, Mạnh Tử đã giảng

giải rõ hơn nhiệm vụ của người con gái khi đi lấy chồng Hầu hết các cô gái

khi đi lấy chồng đều được mẹ đẻ dặn rằng: “Mày về nhà chồng, phải kính,

phải răn, chớ trái lời chồng Lấy nhu thuận làm chính yếu, ấy là đạo người vợ” [66, tr.971] Như vậy, theo quan niệm của các nhà Nho, đạo của người làm

vợ đó là phải kính trọng, tuân phục, không được làm trái ý chồng, trong mọitình thế dù đúng dù sai người con gái đều phải nhẫn nhịn, chịu đựng; không

được phản kháng Quan niệm này đã cản trở người phụ nữ thể hiện cái tôi và

khát vọng cá nhân, họ chỉ biết chấp nhận, hy sinh nhu cầu và ham muốn củabản thân để thuần phục, vâng lời, giữ gìn khuôn phép cho gia đình Điều đócũng không nằm ngoài tinh thần “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo

Ngoài ra, theo Khổng Tử, người phụ nữ đạt đến đức “hạnh” điều cănbản phải có tấm lòng “hiếu” đối với cha mẹ vì “duy người có hiếu với cha mẹ,mới biết xử tử tế với anh em” [66, tr.233] Vậy, hiếu với cha mẹ phải như thếnào? Nho giáo cho rằng “hiếu” với cha mẹ phải dựa trên cơ sở là “ái” và

“kính” Nuôi cha mẹ thì phải kính, chứ không kính thì không phải hiếu vì

Trang 39

“ngày nay những người tự xưng là hiếu đều nói rằng mình đã nuôi nổi cha

mẹ Đến như loài chó, loài ngựa còn có người nuôi được mà Chẳng kính, lấy

gì làm phân biệt” [66, tr.220] Hiếu với cha mẹ còn thể hiện ở việc thường

xuyên chăm sóc, để tâm tới cha mẹ: “cha mẹ còn sống, chớ đi chơi xa; đi chơi

phải có nơi nhất định” [66, tr.280] và “tuổi của cha mẹ không thể không biếttới, vừa để vui mừng vừa để lo” [66, tr.281]

Trong đạo hiếu của người làm con nói chung, của người phụ nữ nói

riêng, Khổng Tử nhấn mạnh hai điều “vô vi” và “vô cải” “Vô vi” là cách đốinhân xử thế với cha mẹ trong hoàn cảnh bình thường, thờ cha mẹ không trái lễ

Vô vi đó là thờ cha mẹ sao cho đúng lễ: “lúc cha mẹ còn sống, lấy lễ mà thờ

kính; lúc cha mẹ qua đời, lấy lễ mà chôn cất, lấy lễ mà tế tự” [66, tr.218] Lễ làhợp nghĩa lý, là vừa phải, chứ không thái quá hay bất cập miễn là “vừa sứcnhà giàu nhà nghèo mà làm cho phải lẽ thường” [78, tr.148] “Vô cải” là cách

đối xử với cha mẹ trong hoàn cảnh biến Lấy lễ mà thờ cha mẹ không phải là

cha mẹ làm điều gì trái đạo mà người con gái cũng nghe theo Ở hai điều vô

vi, vô cải, Khổng Tử muốn nhấn mạnh đến sự phục tùng, đến chữ “tòng” của

người phụ nữ đối với cha mẹ Tuy nhiên, bên cạnh đó ông lại có quan niệm

rất tiến bộ khi cho rằng phục tùng cha mẹ “thờ cha mẹ thì khi cha mẹ có làm

điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm đềm dịu dàng mà can ngăn, thấy cha mẹ

không nghe, thì lại kính mà không trái lễ, dẫu có phải điều gì đau đớn khónhọc cũng không oán giận” [78, tr.149] hay “lúc cha còn sống, xem chí hướngcủa người, lúc cha mất rồi, xem cách cư xử của người; ba năm không thay đổi

đường lối của cha, khá gọi là hiếu vậy” [66, tr.206] Kế thừa tư tưởng “hiếu”

của Khổng Tử, các nhà Nho sau này như Mạnh Tử, Tuân Tử cũng đề cao vàbàn nhiều về đức “hiếu” của con người

Tóm lại, Nho giáo nguyên thuỷ không bàn nhiều về người phụ nữ màchỉ tập trung vào xây dựng mẫu người quân tử để đưa xã hội từ “loạn” tới

“trị” Khi bàn về phụ nữ thì các nhà Nho đều chủ trương “trọng nam kinh nữ”

- người phụ nữ không được đề cao Cả cuộc đời của họ là phải “tòng”, “tuỳ”theo nam giới

2.1.4.2 Thuy ết tam tòng, tứ đức trong Hán Nho

Trang 40

Cuối thời kỳ Chiến Quốc, chiến tranh giữa các nước diễn ra liên miên, lúc

này tư tưởng “đức trị” của Khổng Tử, đường lối “nhân chính” của Mạnh Tử không

còn được trọng dụng, các nhà cầm quyền đã đề cao tư tưởng “pháp trị” Nhà Tần sửdụng tư tưởng “pháp trị” để thống nhất Trung Quốc vào năm 221 - tr.CN

Sau khi thống nhất Trung Quốc, nhà Tần đã thi hành chính sách “đốtsách, chôn Nho” gây ra rất nhiều phẫn uất trong nhân dân Sự thống nhất củanhà Tần dựa trên bạo lực, cơ sở kinh tế xã hội phong kiến còn non yếu, chínhtrị tàn bạo, văn hóa phản động nên nhà Tần sớm mất vị trí thống trị của mình

Nhà Tần suy tàn, Lưu bang diệt Hạng Vũ và giành được chính quyềnlập ra nhà Tây Hán Lúc này các học thuyết Bách gia thời Xuân Thu - ChiếnQuốc dần dần được sống lại và có ảnh hưởng nhất định đối với nhà Hán NhàNho có công lớn trong việc khôi phục, phát triển Nho giáo thời kỳ nhà Hán là

Đổng Trọng Thư

Đổng Trọng Thư (180 - 104 Tr.CN), người huyện Quảng Xương, tỉnh

Hà Bắc Ông tự coi mình là người tiếp tục tư tưởng của học phái Nho gia,

nhưng thực tế ông đã tiếp thu và khuyếch trương những yếu tố duy tâm trong

triết học Khổng - Mạnh, “Âm dương - Ngũ hành” để nhào nặn nên học thuyếtcủa mình - một học thuyết mang đậm màu sắc chính trị duy tâm thần bí vàkhắc nghiệt Học thuyết này được coi là hệ tư tưởng chính thống, là khuônmẫu đạo đức xã hội của các triều đại phong kiến Trung Quốc

Tư tưởng triết học và chính trị của ông thể hiện mục đích phục vụvương quyền của chế độ chuyên chế phong kiến Về lý luận đạo đức xã hội,

ông xây dựng một hệ thống các phạm trù “tam cương”, “ngũ luân”, “ngũ

thường” làm khuôn mẫu cho mọi hành vi cư xử, giáo dục và tự trau dồi cá

nhân của mọi giai tầng trong xã hội “Tam cương”, “ngũ luân”, “ngũ thường”

đã được Khổng - Mạnh đề cập đến, nhưng ở đây Đổng Trọng Thư đã tước di

những yếu tố có tính chất nhân đạo, tiến bộ mà đưa vào quan niệm một chiềukhắt khe

Về vai trò của người phụ nữ, Đổng Trọng Thư đã đưa ra tư tưởng “phu

xướng phụ tòng” - chồng nói vợ phải nghe theo, người phụ nữ phải phục tùngngười chồng dù đúng hay sai Ông còn áp đặt thuyết “Âm dương - Ngũ hành”

Ngày đăng: 07/10/2015, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1938), Khổng giáo phê bình tiểu luận, Nxb Quan hải Tùng thư, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khổng giáo phê bình tiểu luận
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Quan hảiTùng thư
Năm: 1938
2. Đào Duy Anh (2013), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2013
3. Minh Anh (2000), “Hồ Chí Minh với Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh với Nho giáo”,"Tạp chí Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2000
4. Lê Ngọc Anh (2002), “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống gia đìnhtruyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, "Tạpchí Triết học
Tác giả: Lê Ngọc Anh
Năm: 2002
5. Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Báo cáo điều tra dân số năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáođiều tra dân số năm 2010
Tác giả: Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương
Năm: 2010
6. Ban Tuyên huấn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1959), Nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Ban Tuyên huấn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Phụnữ
Năm: 1959
7. Nguyễn Đăng Bình (2012), “Tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đối với phụ nữ Việt Nam”, www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đốivới phụ nữ Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Đăng Bình
Năm: 2012
8. Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết kinh tế - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết kinh tế - xã hội của Nho giáo vàảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX)
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
9. Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình ViệtNam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước
Tác giả: Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2002
10. Nguyễn Văn Bình (1999), “Cách xem xét, đánh giá con người thông qua các mối quan hệ xã hội cơ bản của Nho giáo - một giá trị cần kế thừa và phát triển”, Tạp chí Triết học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách xem xét, đánh giá con người thông quacác mối quan hệ xã hội cơ bản của Nho giáo - một giá trị cần kếthừa và phát triển”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 1999
11. Nguyễn Văn Bình (2000), “Quan niệm về Lễ của Nho giáo và những bài học của chúng ta hôm nay”, Tạp chí Triết học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về Lễ của Nho giáo và những bàihọc của chúng ta hôm nay”,"Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 2000
12. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2005
13. Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 12-7-1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình đổi mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 12-7-1993 về đổimới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình đổimới
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 1993
14. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11/NQ-TW, ngày 27-4-2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 11/NQ-TW, ngày 27-4-2007 về côngtác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2007
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạođức phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
16. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Tổng cục Thống kê - Viện Gia đình và giới - Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) (2008), Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điềutra gia đình Việt Nam năm 2006
Tác giả: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Tổng cục Thống kê - Viện Gia đình và giới - Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF)
Năm: 2008
17. Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương (2006), Công dung ngôn hạnh thời nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công dung ngôn hạnhthời nay
Tác giả: Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2006
18. Phan Văn Các (1993), “Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực thời đại”, Tạp chí Triết học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam trong bối cảnhkhu vực thời đại”,"Tạp chí Triết học
Tác giả: Phan Văn Các
Năm: 1993
19. Phan Văn Các (1994), “Giới Nho học quốc tế đang quan tâm những g ì?”, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới Nho học quốc tế đang quan tâm những gì
Tác giả: Phan Văn Các
Năm: 1994
188. Website: http://m.phunuonline.com.vn/the-gioi/the-gioi-quanh-ta/phu-nu-trung-quoc-chiu-canh-thiet-thoi Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w