Hai nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng hàng đó là huy động vốn và sử dụng vốn, khi ngân hàng có một lượng lớn nguồn vốn huy động cũng như vốn tự có thì nó phải đảm bảo sử dụng nguồn vốn này nhằm tạo ra lợi nhuận để bù đắp lại chi phí huy động cũng như các khoản chi phí vận hành khác. Để thực hiện tốt nghiệp vụ sử dụng vốn các ngân hàng cần tạo ra và cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp và tốt nhất mà thị trường có nhu cầu. Tiếp tục với định hướng đổi mới, phát triển ngân hàng theo hướng hội nhập nền kinh tế toàn cầu của đất nước, vấn đề thiết lập và duy trì mối hợp tác – liên minh – liên kết với các đối tác chiến lược trong cũng như ngoài nước vẫn được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Bởi với nhận thức của ngân hàng: sức mạnh tổng hợp từ các mối hợp tác liên minh liên kết đó chính là đòn bẩy vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững. Điều này sẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có cơ hội nâng cao vị thế cạnh tranh để phát triển vững chắc. Trong năm 2006, Sacombank đã bắt đầu triển khai thêm một số sản phẩm tín dụng mới, liên kết với nhiều doanh nghiệp có thương hiệu lớn để cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và thực hiện bảo hiểm cho khách hàng. Đây là những nét đặc trưng trong tiếp thị và bán sản phẩm mang tính liên kết mạng lưới toàn hệ thống của Sacombank đồng thời phát huy lợi thế sẵn có để tăng lợi nhuận. Tiếp đến năm 2007 vừa qua, Sacombank đã ký kết hợp tác với các doanh nghiệp lớn như: hợp tác kinh doanh vàng cùng SJC, hợp tác trên lĩnh vực bảo hiểm với Tổng công ty Bảo Minh, đầu tư vào lĩnh vực xây dựng với Hữu Liên Á Châu, kinh doanh xe cùng Auto Trường Hải,… hay hợp tác toàn diện với 2 ngân hàng bạn là: Habubank và Military Bank, cùng nhiều dự án đầu tư chiến lược khác. Điều đó đã tạo ra sự khác biệt về loại hình hoạt động – phương thức kinh doanh - kỹ năng chăm sóc khách hàng, đồng thời luôn tìm kiếm khoảng trống thị trường để phát triển thị phần, thu hút thêm nhiều hàng mới và khách hàng tiềm năng.
Như kết quả đánh giá ở trên, trong thời gian qua bằng các hình thức huy động vốn đa dạng, Sacombank đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư nguồn vốn tăng lên rõ rệt, theo kết quả kinh doanh 2007, tổng huy động của Sacombank là 55.692 tỷ đồng, tăng 161% so với năm 2006; tổng dư nợ cho vay là 35.378 tỷ đồng, tăng 146% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 63,5% (Tính cả đầu tư chứng khoán nợ), giảm 4% so với năm 2006 (67,5) và giảm 4,5% so với năm 2005 (68%). Đây cũng chính là định hướng phát triển bền vững của Sacombank nhằm từng bước đa dạng danh mục sử dụng vốn và giảm dần sự lệ thuộc vào hoạt động tín dụng.
Như vậy, tương ứng với sự phát triển của nguồn vốn, công tác sử dụng vốn và việc cho vay cũng được mở rộng tương ứng. Vấn đề cần chú trọng đó chính là việc sử dụng cũng như huy động nguồn vốn có phù hợp để tạo ra những kết quả kinh doanh tích cực hay không. Trong khuân khổ giới hạn luận văn, ở phần tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng phân tích xem xét các vấn đề: Huy động vốn và sử dụng vốn tự có; Huy động vốn và sử dụng vốn trong cho vay trung dài hạn; Huy động vốn và sử dụng vốn trong cho vay ngắn hạn.
Bảng 2.2: Nguồn vốn và dư nợ cho vay theo kỳ hạn qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng Thời điểm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng trưởng (%) Tổng nguồn 12.260.104 21.338.020 74% 55.691.771 161% Huy động ngắn hạn 10.021.292 17.497.176 75% 53.972.637 208% Huy động trung dài hạn 2.238.812 3.840.844 72% 1.719.133 -55% Tổng dư nợ (bao gồm
cả đầu tư chứng khoán
nợ) 8.298.546 14.394.313 73% 35.378.147 146% Dư nợ cho vay ngắn
hạn 5.081.504 9.506.775 87% 21.732.963 129% Dư nợ cho vay trung
dài hạn 3.217.042 4.887.538 52% 13.646.184 179%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank năm 2006, 2007)
Các chỉ tiêu phân tính là: mức tăng trưởng tuyệt đối và tương đối (tập chung phân tích yếu tố dư nợ cho vay), cũng như việc sử dụng vốn có đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như quy định ngân hàng nhà nước hay không. Nếu cho vay dài hạn bằng nguồn huy động vốn ngắn hạn quá nhiều sẽ dễ dẫn tới rủi ro mất khả năng thanh toán, mặt khác về mặt kinh tế là không hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc mà khoản này thì không sinh lời trong khi đó nếu sử dụng nguồn vốn dài hạn thì không phải dự trữ thanh toán mà có thể được phép sử dụng hết 100%.
2.2.2.1 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn tự có
Trong các mối quan hệ huy động và sử dụng vốn thì một nhân tố không thể không được cân nhắc đó chính là tiềm lực vốn của chủ sở hữu. Việc sử dụng nguồn vốn huy động trong cho vay cần được xem xét trên năng lực vốn chủ sở hữu điều này cho phép các nhà đầu tư, các nhà phân tích tính toán tỷ lệ an toàn vốn cần thiết trong hoạt động của một ngân hàng. Ta có thể hiểu rằng
nguồn vốn tự có của ngân hàng được tạo bởi nguồn lợi nhuận để lại cộng với vốn góp được huy động từ cổ đông do việc phát hành thêm cổ phiếu.
Trong giai đoạn 2005 – 2007, vốn điều lệ của Sacombank đã được tăng lên một cách đáng kể, đặc biệt khi ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu (tháng 8 năm 2007), đã góp phần tăng vốn điều lệ của Sacombank từ 2.089 tỷ đồng năm 2006 lên 4.449 tỷ đồng, tăng 113%, đưa Sacombank trở thành 1 trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam về quy mô vốn điều lệ. Điều này đã tạo điều kiện rất lớn cho việc tăng vốn chủ sở hữu của Sacombank từ 2.804 tỷ đồng năm 2006 lên 7.181 tỷ đồng năm 2007, tăng trưởng 156%, qua đó mở rộng hoạt động kinh doanh tiền tệ sang các lĩnh vực đầu tư khác, giảm bớt sự tập trung trong lĩnh vực tín dụng, giảm thiểu rủi ro, đa dạng hoá nguồn thu nhập cho ngân hàng. Việc tăng vốn tự có cũng tạo thuận lợi cho kế hoạch mở rộng mạng lưới và nâng cao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại các điểm giao dịch, tăng tài sản cố định cho ngân hàng.
Như vậy, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, thị trường chứng khoán phát triển và chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh, đây là cơ hội tiềm năng để phát triển hoạt động đầu tư. Việc tăng nhanh vốn điều lệ đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, liên doanh liên kết, góp vốn mua cổ phần vào các tổ chức kinh tế, đồng thời tạo cơ sở để Sacombank thực hiện chính sách đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm dự trữ thanh khoản thứ cấp, phân tán rủi ro và tối ưu hoá lợi nhuận.
2.2.2.2 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn trong cho vay trung dài hạn Trong giai đoạn 2005 – 2007 vừa qua, huy động vốn trung dài hạn có những biến động mạnh do ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung của cả nước, tuy vậy dư nợ cho vay trung dài hạn vẫn được đảm bảo và tăng dần qua các năm. Năm 2007, huy động trung dài hạn đạt mức 1.719.133 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 3% trong tổng huy động; tăng trường giảm 55% so với
năm 2006, giảm thấp hơn cả mức huy động năm 2005. Điều này được lý giải như sau: cơn sốt chứng khoán năm 2006 và tiếp tục kéo dài cả năm 2007 cùng với đó là sự nóng lên của thị trường bất động sản đã tạo ra sự luân chuyển vốn rất lớn trên thị trường tài chính, trong đó một phần lớn nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng dân cư được rút ra để đầu tư vào thị trường chứng khoán khiến việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở 2 trung tâm tài chính lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay trung, dài hạn
Đơn vị tính: triệu đồng Thời điểm 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng Số tiền Tỷ trọn g Tăng trưởng Huy động trung dài hạn 2.238.81 2 18% 3.840.844 18% 72% 1.719.133 3% -55% Dư nợ cho vay
trung dài hạn
3.217.04
2 39% 4.887.538 34% 52% 13.646.184 39% 179%Phần dư trong Phần dư trong
huy động -978.230 -1.046.694 -2.222.269
0 5000000 10000000 15000000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007