Bieu do tang truong huy dong von va cho vay trung dai han

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Trang 56 - 58)

vay trung dai han

Huy dong von trung dai han Du no cho vay trung dai han

Để đảm bảo mức tăng trưởng tuyệt đối của dư nợ cho vay trung dài hạn là một phần vốn huy động ngắn hạn được sử dụng. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn trong cho vay trung dài hạn ở Sacombank vẫn luôn đạt chuẩn, cụ thể: năm 2007 tỷ lệ này là 25,5%, năm 2006 là 15,54% và năm 2005 là 19,1%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tối đa được phép theo quy định của ngân hàng nhà nước là 40%.

2.2.2.3 Mối quan hệ giữa huy vốn và sử dụng vốn trong cho vay ngắn hạn Về cơ cấu nguồn huy động ngắn hạn và trung dài hạn trong tổng huy động vốn của ngân hàng Sacombank giai đoạn vừa qua có sự biến động ở thời điểm năm 2007. Tỷ trọng huy động ngắn hạn trong tổng huy động của ngân hàng qua các năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là: 97%, 82%, 79%, mức biến đổi trong tỷ trọng rất lớn trong năm 2007 là do mức biến động tăng trưởng tuyệt đối và tương đối trong năm là rất lớn: năm 2007, huy động ngắn hạn của ngân hàng Sacombank đạt 53.972.637 triệu đồng, tăng 208% so với năm 2006 (đạt 17.497.176 triệu đồng), tăng 439% so với năm 2005 (đạt mức 10.021.292 triệu đồng).

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay ngắn hạn Đơn vị tính: triệu đồng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng Huy động ngắn hạn 10.021.292 82% 17.497.176 82% 75% 53.972.637 97% 208% Dư nợ cho vay ngắn hạn 5.081.504 61% 9.506.775 66% 87% 21.732.963 61% 129% Phần dư trong huy động ngắn hạn 4.939.788 7.990.401 22.534.893

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank năm 2006, 2007)

Sự tăng mạnh mẽ của nguồn vốn huy động ngắn hạn là kết quả tổng hợp của các mức tăng từ tiền gửi khách hàng, huy động dân cư và vay các tổ chức tín dụng khác. Từ phần dư trong nguồn vốn huy động, sau khi tính toán khả năng thanh toán, Sacombank đã tiến hành cho vay ngắn hạn một cách linh hoạt tránh việc để nguồn vốn “chết” vô ích. Từ bảng số liệu trên ta cũng có thể nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm trong năm 2007 với tốc độ huy động vốn, điều này được lý giải một phần do nguyên nhân đã được phân tích ở trên. Mặt khác do sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế nên hệ thống ngân hàng đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng và giảm dần dư nợ cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn, tập chung cho các dự án dài hạn tiềm năng (tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn đạt mức 25,5% tăng 10% so với năm 2006). Tuy vậy mức tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2007 là rất cao so với năm 2006 đạt mức 129%. Điều này cho thấy ngân hàng một mặt đảm bảo tính bền vững của hoạt

động huy động vốn một mặt đã rất linh động trong công tác tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như chi phí vốn huy động.

0 20000000 40000000 60000000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w