Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Trang 72 - 75)

Bieu do tang truong huy dong von va cho vay ngan han

3.2.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn là hai vấn đề không thể tách rời nhau. Có huy động được vốn thì mới có hoạt động sử dụng và sử dụng vốn quay trở lại là cơ sở và động lực cho công tác huy động vốn. Việc huy động vốn phải dựa trên kết quả xác định nhu cầu vốn.

Việc sử dụng vốn có hiệu quả là cơ sở để ngân hàng thực hiện huy động vốn sau này. Chỉ khi nào khách hàng thực sự tin tưởng là đồng tiền họ gửi vào ngân hàng được an toàn và sinh lãi thực sự thì họ mới gửi. Các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh ngân hàng cổ phần ở Việt Nam hiện nay mặc dù có mức huy động lãi suất khá cao, thời gian phục vụ nhanh, thái độ thường là tốt hơn ngân hàng quốc doanh nhưng lượng khách thu hút được vào ngân hàng này vẫn chỉ là những con số rất nhỏ bé. Đơn giản là

người dân vẫn chưa tin tưởng vào các ngân hàng này. Họ không biết là ngân hàng này làm ăn có lãi thường xuyên hay không hay là đang huy động để thực hiện những dự án có thể sinh lãi nhưng rủi ro cao, nếu không trả được nợ thì tuyên bố phá sản. Ai cũng hiểu rằng kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh thương mại, có đầu ra, đầu vào nếu không giải quyết đầu ra được tốt thì đầu vào đương nhiên bị ứ đọng, và chẳng có khách hàng nào muốn cấp vốn cho một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chẳng có ai gửi tiền vào những ngân hàng có vấn đề về tín dụng.

Ngân hàng muốn được khách hàng tin tưởng gửi tiền thì trước tiên cần phải chứng minh cho khách hàng thấy được ngân hàng là người biết kinh doanh, có khả năng làm lợi cho khách hàng, tức là phải đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của mình mà chủ yếu là hoạt động cho vay của ngân hàng.

Về mặt kinh tế, sử dụng vốn có hiệu quả sẽ đảm bảo cho ngân hàng đồng thời tạo ra cơ sở để ngân hàng áp dụng các biện pháp kinh tế trong công tác huy động vốn sau này. Hơn nữa việc sử dụng vốn có hiệu quả thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng của mình.

Dưới đây là một số giải pháp ngân hàng có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thời gian tới.

− Huy động vốn và sử dụng vốn phải gắn bó với nhau theo một nguyên tắc tương ứng về thời hạn đồng thời xem xét tính ổn định của nguồn tiền huy động theo thời hạn để có những phương án sử dụng hợp lý, đem lại hiệu quả cao với chi phí thấp.

− Công tác thu nợ cần chú trọng việc thu nợ đúng hạn đảm bảo cho ngân hàng thực hiện các kế hoạch, mục tiêu theo đúng chiến lược đã đặt ra.

− Tiếp tục tái cơ cấu dư nợ tín dụng theo chủ trương và kế hoạch đã đề ra nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tạo cơ cấu an toàn và có hiệu quả. Tiến hành

xây dựng cơ cấu tín dụng định hướng trong dài hạn nhằm giúp các đơn vị chủ động trong việc tái cơ cấu và phát triển tín dụng đúng định hướng.

− Nghiên cứu và áp dụng việc điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt, áp dụng cho từng loại hình cho vay khác nhau, cho từng đối tượng khách hàng, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Có như vậy mới giúp ổn định tăng trưởng tín dụng đồng thời tăng thu nhập trong điều kiện lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng đang khá cao như hiện nay.

− Thực hiện phân loại khách hàng và có chính sách ưu đãi phù hợp, cạnh tranh cao đối với khách hàng lớn, có uy tín, sử dụng nhiều sản phẩm - dịch vụ của ngân hàng, đồng thời mạnh dạn tăng lãi suất và mở rộng có chọn lọc đối với cho vay phân tán.

− Tích cực nghiên cứu, triển khai và đẩy mạnh một số nghiệp vụ mới theo nhu cầu của nền kinh tế như bao thanh toán, cho vay cầm cố chứng từ có giá, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, thanh toán mua bán nhà đất, mua nhà trả góp, đẩy mạnh cho vay từ nguồn vốn tín dụng quốc tế như RDF, FMO,… Các nghiệp vụ phải đơn giản hoá thủ tục và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế và của khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng tín dụng.

− Đi đôi với việc phát triển tín dụng, cần tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững. Tiến hành một cách quyết liệt công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn, lên kế hoạch và lập lộ trình cụ thể cho việc giải quyết nợ nhằm khống chế tỷ lệ nợ quá hạn theo kế hoạch đặt ra.

− Củng cố và phát huy vai trò của phòng quản lý tín dụng tại các chi nhánh, tránh tình trạng thiếu cán bộ hoặc bố trí các bộ phận kiêm nhiệm hoặc chỉ hoạt động hình thức.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w