1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại xi măng

30 679 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 338 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY. 2 1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty. 2 1.1 Giai đoạn trước cổ phần hóa. 2 1.2 Giai đoạn cổ phần hóa. 4

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 2

1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 2

1.1 Giai đoạn trước cổ phần hóa 2

1.2 Giai đoạn cổ phần hóa 4

1.2.1Hình thức cổ phần hóa 4

1.2.2.Hình thức cổ phần 5

1.2.3.Vốn điều lệ 6

1.2.4.Cổ phần: 6

2 Ngành nghề của của công ty 6

3.Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty 7

II.SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN. 9

1.Chức năng, nhiệm vụ 9

2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức 14

3 Biên chế lao động công ty cổ phần 15

3 Biên chế lao động công ty cổ phần 16

III.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 18

1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2006 18

2.Tổng hợp kết quả kinh doanh xi măng năm 2007 21

Bảng 3: Tổng hợp kết quả kinh doanh xi măng năm 2007 22

IV THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG 23

1 Thực trạng về tài sản 23

Trang 2

1.1 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 132.949.448.171 đồng 23

1.2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 9.079.362.699 đồng 23

1.3 Nợ phải trả: 103817586503 đồng 23

1.4 Nguồn vốn: 38211224367 đồng 23

1.5.Diện tích đất đai 24

2.Thực trạng về tổ chức sản xuất kinh doanh 24

3.Công tác Marketing- thị trường 26

4.Công tác kế hoạch 26

5.Tổng hợp đánh giá thực trạng công ty 26

V PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 27

1.Phương hướng kinh doanh tiêu thụ xi măng 27

2.Đa dạng hóa ngành nghề trong kinh doanh 27

3.Đầu tư xây dựng: 28

4.Phương án sản xuất kinh doanh năm 2008-2009 28

LỜI KẾT 29

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Công ty cổ phần Thương mại xi măng trực thuộc Tổng công ty Côngnghiệp xi măng Việt Nam, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập với hoạtđộng chủ yếu của công ty là kinh doanh xi măng.

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần Thương mại xi măng.Tên giao dịch quốc tế: Trade Cement Joint Stock Company.

Tên viết tắt tiếng Anh: TCC.

Địa chỉ trụ sở chính: Số 348 đường Giải Phóng- phường Phương quận Thanh Xuân- thành phố Hà Nội.

Liệt-Điện thoại: (04)8643346, (04)8642410.Fax: (04)8642586.

Email: ximang.jsc.@vnn.vn

Mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn thực tập tại công ty Cổ phầnThương mại xi măng, với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cô chú trong côngty, em đã phần nào hiểu rõ hơn về công ty.

Dưới đây là những nét giới thiệu khái quát về quá trình hình thành vàphát triển, cơ cấu tổ chức và thực trạng phát triển của công ty.

Trang 4

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY.

1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.

1.1 Giai đoạn trước cổ phần hóa.

Tên giao dịch là Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.

Tên giao dịch quốc tế là Cement Technical Materrial Company

Địa chỉ số 348 Đường Giải Phóng, phường Phương liệt, quận Thanhxuân, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (04) 8643346, (04) 8642410Fax:(84-4)8642584

Công ty Vật tư Kỹ thuật xi măng( Công ty VTKTXM) là một doanhnghiệp nhà nước, thành viên của Tổng công ty Công nghiệp xi măng ViệtNam, vốn kinh doanh thuộc sở hữu vốn nhà nước Công ty có tư cách phápnhân, hạch toán độc lập Hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh ximăng.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty là một quá trình hoànthiện để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước và đáp ứng yêucầu nhiệm vụ của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam trong từngthời kỳ cụ thể:

Ngày 12-2-1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 023A/ BXD-TCLD vềviệc: thành lập xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng- trực thuộc liên hiệp các xínghiệp xi măng( nay đổi tên là Tổng công ty Công nghiệp xi măng ViệtNam).

Ngay 30-9-1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 445/ BXD-TCLD vềviệc đổi tên xí nghiệp Vật tư kỹ thuật xi măng thành công ty vật tư kỹ thuật ximăng- trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng( nay đổi tên là Tổng công tyCông nghiệp xi măng Việt Nam) Lúc đó công ty có nhiệm vụ:

+Tổ chức bán lẻ xi măng tại địa bàn Hà Nội.

Trang 5

+Quản lý nguồn vốn góp tham gia liên doanh nghiền và sản xuất kinhdoanh.

+Là lực lượng dự tăng cường cung ứng xi măng khi cần thiết trên địabàn miền Bắc( từ Vinh trở ra).

Trong các năm 1994-1995, trên thị trường cả nước, nhất là các thànhphố lớn, những cơn sốt xi măng thường xuyên xảy ra do nhu cầu tăng độtbiến, giá cả xi măng trên thị trường tự do tăng vọt so với giá bán mà Tổngcông ty xi măng quy định Hơn thế nữa, lúc đó trên địa bàn Hà Nội có nhiềuđơn vị cùng là thành viên của Tổng công ty cùng tham gia bán xi măng khiếncho tình hình cung ứng xi măng trên thị trường diễn ra rất phức tạp.

Trước tình hình đó, để chuyên môn hóa giữa sản xuất và tiêu thụ, đồngthời bình ổn giá xi măng trên thị trường, ngày 10-7-1995 Tổng công ty Côngnghiệp xi măng Việt Nam đã có quyết định số 8330/ TCT-HDQT giao bổsung nhiệm vụ cho công ty Vật tư kỹ thuật xi măng tổ chức lưu thông, kinhdoanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn thành phố Hà Nội theo phương thức làmtổng đại lý tiêu thụ xi măng trên địa bàn Hà Nội, theo phương thức làm tổngđại lý tiêu thị xi măng cho tổng công ty tiêu thụ xi măng Hoàng Thạch, BỉmSơn và chuyển giao chi nhánh công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Nội và chinhánh công ty xi măng Hoàng Thạch tại Hà Nội cho công ty Vật tư kỹ thuậtxi măng Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/08/1995, quy định các chứcnăng nhiệm vụ của công ty Vật tư kỹ thuật xi măng là:

+Tổ chức kinh doanh, lưu thông tiêu thụ xi măng và bình ổn giá cả ximăng trên thị trường thành phố Hà Nội Với phương thức làm tổng đại lý tiêuthụ xi măng cho công ty xi măng Hoàng Thạch và công ty xi măng Bỉm Sơn.

+Các hoạt động tham gia liên doanh của công ty được bàn giao lại chothành viên khác trong Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam.

Trang 6

+Phương thức hoạt động theo cơ chế: Công ty xi măng Hoàng Thạch,công ty xi măng Bỉm Sơn vận chuyển xi măng tới các kho, cảng, chân côngtrình theo yêu cầu của tổng đại lý( công ty Vật tư kỹ thuật xi măng) và tổngđại lý thực hiện bán hàng theo giá quy định của Tổng công ty Công nghiệp ximăng Việt Nam.

Ngày 23/5/1998 Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam đã raquyết định số 606/XMVN-HDQT về việc: chuyển giao hai chi nhánh củacông ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây và Hòa Bình cho công ty Vật tư kỹ thuậtxi măng và chuyển từ phương thức làm tổng đại lý cho các công ty sản xuấtsang hình thức tổ chức kinh doanh, tiêu thụ xi măng có hiệu quả để nâng caotính tự chủ trong kinh doanh đối với công ty.

Để mở rộng thị phần tiêu thụ xi măng, ngày 21/3/2000 Tổng công tyCông nghiệp xi măng Việt Nam đã ra quyết định số 97/XMVN-HDQT vềviệc: Chuyển giao tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tài sản, lực lượng, cán bộcông nhân viên đang làm nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng của bốn chinhánh trực thuộc Công ty vật tư vận tải xi măng gồm: chi nhánh tại TháiNguyên, chi nhánh tại Vĩnh Phúc, chi nhánh tại Phú Thọ, chi nhánh tại LàoCai cho công ty Vật tư kỹ thuật xi măng.

Ngày 27-3-2002 Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam lại cóquyết định số 85/XMVN-HDQT về viêc: chuyển hai chi nhánh của công tyVật tư kỹ thuật xi măng tại Hà Tây, Hòa Bình cho công ty xi măng Bỉm Sơnđể chuyên tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn

1.2 Giai đoạn cổ phần hóa.

1.2.1Hình thức cổ phần hóa.

Căn cứ nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 của Chính phủvề việc: Chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Trang 7

Thực hiện quyết định số 86/2005/QĐ-TTg ngày 22-4-2005 của Thủtướng Chính phủ, về việc: Điều chỉnh đề án sắp xếp đổi mới công ty nhà nướctrực thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam.

Căn cứ quyết định số 775/QĐ-BXD ngày 11-5-2006 của Bộ trưởng BộXây dựng, về việc: Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Tổng côngty Công nghiệp xi măng Việt Nam trong năm 2006.

Căn cứ thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24-12-2004 của Bộ Tàichính hướng dẫn thực hiện nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004của Thủ tướng chính phủ về việc: Chuyển công ty nhà nước thành công ty cổphần.

Căn cứ thông tư số 95/2006/TT-BTC ngày 12-10-2006 của Bộ Tài chínhvề việc: Sửa đổi bổ sung thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24-12-2004 củaBộ Tài chính

Căn cứ vào văn bản số 959/XMVN-BCĐCPH của Tổng công ty Cổphần Xi măng Việt Nam về việc: Triển khai thực hiện cổ phần hóa.

Hình thức cổ phần hóa của công ty được xác định như sau:

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Thương mại Xi măng.Tên giao dịch quốc tế: Trade Cement Joint Stock Company.

Tên viết tắt tiếng anh: TCC

Địa chỉ trụ sở chính: Số 348 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (04) 8643346, (04) 8642410Fax: (04) 8642586

Email: ximang.jsc@vnn.vn

1.2.2.Hình thức cổ phần

Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổphiếu để thu hút vốn.

Trang 8

1.2.3.Vốn điều lệ

-Vốn điều lệ của công ty: 60.000.000.000 đồng( sáu mươi tỷ đồng)-Cổ phần nhà nước nắm giữ/ vốn điều lệ: 55,01%.

-Các cổ đông khác/ vốn điều lệ: 44,99% Trong đó:

+Cổ phần ưu đãi cho người lao động trong công ty: 24,99%+Cổ phần bán công khai cho các đối tượng khác: 20%.

1.2.4.Cổ phần:

1.2.4.1 Tổng số cổ phần phát hành:

-Mệnh giá một cổ phần: 10.000 đồng/ cổ phần.

-Tổng số cổ phần phát hành: 6.000.000CP= 60.000.000.000 đồng.Trong đó:

-Cổ phần nhà nước nắm giữ: 3.300.400 CP=33.004.000.000đồng=55,1%.

-Cổ phần ưu đãi cho CBCNV: 1.499.600CP = 14.996.000.000 đồng =24,99%.

-Cổ phần bán công khai cho các nhà đầu tư khác: 1.200.000 CP=12.000.000.000 đồng=20%

1.2.4.2.Cổ phần ưu đãi cho CBCNV:

-Tổng số CBCNV: 648 người(đã trừ 1 người chết)-Tổng số năm công tác: 15.017 năm.

-Tổng số CBCNV và năm công tác không được mua CP: 1 người=21năm.

-Tổng số CBCNV và năm công tác được mua CP: 14.996 năm.-Số CP ưu đãi 1 năm tối đa được mua: 100CP.

-Tổng số CP được ưu đãi: 1.499.600 CP.

2 Ngành nghề của của công ty.

Kinh doanh các loại xi măng.

Trang 9

Sản xuất và kinh doanh các loại phụ gia, vật liệu xây dựng và vật tưphuc vụ sản xuất xi măng.

Sản xuất và kinh doanh bao bì( phục vụ sản xuất xi măng, dân dụngvà công nghiệp).

Sửa chữa ô tô, xe máy và gia công cơ khí.

Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải: sông, biển, sắt, bộ.Kinh doanh dịch vụ thể thao vui chơi giải trí.

Xây dựng dân dụng.

Kinh doanh phát triển nhà và cho thuê bất động sản.( Đăng ký KD số109391- Tại sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội).

Kinh doanh các ngành nghề khác mà luật pháp không cấm.

3.Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty.

- Tổ chức lưu thông kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn các tỉnh:Thành phố Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ,Yên Bái , Lào Cai, Bắc Cạn, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, TuyênQuang.

- Tổ chức hệ thống bán buôn và mạng lưới bán lẻ thông qua các đại lý,cửa hàng để phục vụ nhu cầu xã hội và giữ ổn định giá xi măng trên thịtrường.

- Thực hiện mua xi măng từ các nhà máy xi măng thuộc Tổng công tyCông nghiệp xi măng Việt Nam theo kế hoạch, tiến độ hợp đồng đã ký.

- Tổ chức công tác tiếp thị để bán hàng và nắm bắt nhu cầu tiêu thụ ximăng từng tháng, quý và cả năm trên địa bàn được giao phụ trách lập kếhoạch nguồn hàng đúng, sát với nhu cầu.

- Tổ chức hệ thống kho tàng, đảm bảo dự trữ đủ xi măng hợp lý trongkinh doanh, đặc biệt là vào mùa xây dựng và tại thị trường chính là Thànhphố Hà Nội.

Trang 10

- Tổ chức và quản lý lực lượng, phương tiện vận tải, bốc xếp của đơn vị,khai thác sử dụng lực lượng vận tải của xã hội một cách hợp lý có hiệu quả đểđưa xi măng đến ga, cảng, đầu mối giao thông, kho, cửa hàng, đến chân côngtrình trên địa bàn được phân công

-Quan hệ chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan quản lýthị truờng và các cấp các ngành có liên quan nhằm góp phần duy trì trật tự kỷcương trong lĩnh vực kinh doanh tiêu thụ xi măng.

Trang 11

II.SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNGBAN.

1.Chức năng, nhiệm vụ.

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến thammưu chức năng Mỗi đơn vị, phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng, nhưngđều kết hợp hài hòa chặt chẽ phục vụ cho mục tiêu chung của công ty.

Hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là

cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần Thương Mại xi măng.

Đại hội đồng cổ đông là nơi có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thànhviên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danhcông ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty như:

-Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinhdoanh hàng năm của công ty.

-Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồngvới Giám đốc, và quyết định mức lương của họ.

-Giám sát chỉ đạo Giám đốc trong điều hành công việc kinh doanh hàngngày của công ty.

-Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyếtđịnh thành lập của công ty con, lập chi nhánh văn phòng đạo diện và việc gópvốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

-Trình báo các quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.Ban kiểm soát: Là nơi thực hiện giám sát Ban quản trị và Giám đốc

trong việc quản lý, điều hành công ty, và chịu trách nhiệm trước Hội đồng cổđông thực hiện những nhiệm vụ được giao.

Trang 12

Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm vàsáu tháng hàng năm của công ty, báo cáo công tác quản lý của Hội đồng quảntrị.

Có quyền yêu cầu các thành viên của Hội đồng quản trị, Giám đốc chấmdứt hành vi vi phạm nghĩa vụ của nhà quản lý và có giải pháp khắc phục hậuquả.

Giám đốc công ty: là người đứng đầu, do HDQT công ty bổ nhiệm,

miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật Đồng thời là người chịu trách nhiệmtrước Tổng công ty, HĐQT Công ty, Cổ đông và pháp luật về toàn bộ kết quảhoạt động kinh doanh của công ty Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp đảmnhận các lĩnh vực tổ chức nhân sự, tài chính kế toán và quản trị văn phòng.

Phó giám đốc công ty: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong một số lĩnh

vực hoạt động của công ty, thay thế Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt.

Các phòng ban của công ty có chức năng nhiệm vụ sau:

Phòng TCLD:

-Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc công ty trong công tác tổ chức,cán bộ, lao động, tiền lương, an toàn vệ sinh lao động, công tác thanh tra phápchế công tác bảo vệ chính trị nội bộ và thực hiện chế độ chính sách đối vớingười lao động, chiến sĩ thi đua khen thưởng

-Nhiệm vụ:

+Xây dựng kế hoạch nhân sự, quy hoạch cán bộ, đào tạo, nhận xét,đánh giá cán bộ, đề xuất nâng bậc lương, tham mưu giải quyết tranh chấp vềlao động và tiền lương trong công ty.

+Tổ chức lao động hợp lý và thực hiện các chế độ chính sách đối vớingười lao động như nghỉ phép, nghỉ hưởng chế độ BHXH, theo dõi quyết toánthu, nộp BHXH, báo cáo tăng giảm BHXH.

Trang 13

+Xây dựng đơn giá tiền lương, tổ chức thực hiện chi trả tiền lương tiềncông.

+Xây dựng định mức lao động, hệ thống đánh giá chất lượng lao động.+Xây dựng và ban hành các nội quy, quy chế của công ty như nội quylao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế khen thưởng thi đua.

+Chỉ đạo và thực hiện tốt công tác tự vệ quân sự, thực hiện các biệnpháp phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão

+Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, khen thưởng đối với đơn vịcá nhân có thành tích xuất sắc.

Phòng hành chính Quản trị.

-Phòng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty trên các lĩnhvực hành chính quản trị văn phòng, công tác bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh laođộng và chăm sóc sức khỏe cho CBCNV của công ty.

-Nhiệm vụ:

+Tổ chức tốt công tác hành chính, lưu trữ bảo mật theo quy định củanhà nước như lưu trữ công văn, tài liệu, in ấn, sao chép, công chứng, kiểmsoát việc phát hành văn bản tài liệu, xem xét tính pháp lý trước khi trình Giámđốc ký.

+Quản lý con dấu, xây dựng chế độ bảo mật triển khai lực lượng bảovệ, giữ gìn trật tự trị an.

+Mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc, văn phòng phẩm, phụcvụ khách tiết, hội nghị, quan hệ giao dịch đối ngoại, tổ chức khám chữa bệnhđịnh kỳ cho CBCNV.

Phòng Tài chính kế toán:

-Chức năng : Tham mưu giúp Giám đốc công ty trong công tác quản lýtài sản tiền vốn và sử dụng có hiệu quả đồng vốn trong quá trình hoạt độngkinh doanh.

Trang 14

-Nhiệm vu:

+Xây dựng kế hoạch tài chính, phí lưu thông hàng năm.

+Chỉ đạo lập chứng từ ban đầu, lập sổ sách hạch toán, thực hiện báocáo theo đúng quy định của nhà nước về chế độ kế toán hiện hành.

+Quản lý tài sản, tiền vốn, sử dụng vốn có hiêụ quả, không để thấtthoat vốn hàng hóa.

+Chỉ đạo về công nợ, thu hồi công nợ, không để công nợ dây dưa khóđòi.

+Giám sát kiểm tra chứng từ sổ sách, tổ chức kiểm kê tài sản hàng hóatheo định kỳ hoặc kiểm kê đột xuất khi có yêu cầu của cấp trên.

+Thực hiện tốt công tác kế toán tài chính, thanh toán quyết toán thuchi, tổ chức công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong công ty.

+Phối hợp với các phòng ban có liên quan để xây dựng các dự thảo, cáchợp đồng về mua, bán, vận chuyển bốc xếp xi măng.

+Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, trích nộp BHXH,BHYT, KPCĐ theo quy định của nhà nước.

+Lưu trữ chứng từ kế toàn của công ty.

Ban nghiên cứu phát triển công ty: Tìm hiểu những thay đổi của thị

trường và nền kinh tế từ đó đưa ra các chiến lược dài hạn trong tương lai chocông ty.Dự báo trước những biến động có ảnh hưởng đến quá trình hoạt độngvà tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Phòng kinh doanh sắt thép: Phát triển thị trường kinh doanh, đảm

bảo lượng sắt thép bán trên thị trường Phối hợp với phòng thị trường để cónhững biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng kinh doanh cho công ty.

Phòng thị trường:

-Tổ chức nghiên cứu, điều tra nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình thịtrường về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đối với các chủng loại xi

Trang 15

măng để tham mưu đề xuất các biện pháp hoàn thiện phát triển mạng lướikinh doanh, tiêu thụ xi măng của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của kháchhàng và mở rộng thị phần.

-Cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về thị trường để giúp Giámđốc ra các quyết định quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh đạt hiệu quảcao.

-Tham mưu, đề xuất và triển khai các hình thức quảng cáo, tiếp thị, chàohàng, các chính sách khuyến mại, chăm sóc khách hàng, các phương thứccạnh tranh với đối tác để làm chủ thị trường và kinh doanh đạt hiệu quả cao.

-Phối hợp với cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan chức năng tạiđịa phương để làm tốt công tác quản lý thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh lànhmạnh trên địa bàn quản lý công ty.

-Hướng dẫn và phối hợp với các đơn vị của công ty để xây dựng phươnghướng, nhiệm vụ và mục tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị, tổ chức kiểmtra, giám sát và đôn đốc các đơn vị tổ chức có hiệu quả.

-Tổ chức khai thác phương tiện vận tải để đáp ứng đầy đủ, kịp thờinhiệm vụ SXKD của công ty và hợp đồng dịch vụ vận tải phục vụ khách hàngngoài công ty.

-Tổ chức tiếp nhận xi măng tại các đầu nguồn Tổ chứ bốc xếp hàng hóatại các đầu mối giao nhận tại Hà Nội, Hà Tây và chịu trách nhiệm quản lýhàng hóa trong suốt quá trinh giao nhận.

-Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống kho bãi của côngty.

-Tham mưu giúp Giám đốc trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế để đảm bảođúng các quy định của Pháp Luật., trong việc tổng hợp, xây dựng phươnghướng nhiệm vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn.

Ngày đăng: 01/12/2012, 11:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Biên chế lao động Công ty Cổ phần - Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại xi măng
Bảng 1 Biên chế lao động Công ty Cổ phần (Trang 20)
III.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. - Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại xi măng
III.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (Trang 21)
Bảng 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2006 - Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại xi măng
Bảng 2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2006 (Trang 22)
Bảng 3: Tổng hợp kết quả kinh doanh xi măng năm 2007. - Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại xi măng
Bảng 3 Tổng hợp kết quả kinh doanh xi măng năm 2007 (Trang 24)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w