THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại xi măng (Trang 25 - 29)

CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG.

1. Thực trạng về tài sản.

1.1 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 132.949.448.171 đồng

- Tiền mặt tại quỹ: 17.748.089.400 đồng. - Tiền gửi Ngân hàng: 39.625.558.449 đồng. - Tiền đang chuyển: 4.769.376.000 đồng. - Các khoản phải thu: 48.641.986.645 đồng. - Hàng tồn: 21.635.319.383 đồng.

- Tài sản lưu động khác: 529.118.294 đồng.

1.2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 9.079.362.699 đồng.

1.2.1 Tài sản cố định đang dùng: 7.471.573.902 đồng.

-Nguyên giá: 16.152.822.217 đồng( loại trừ các kho và tài sản được bàn giao tại khu vực Vĩnh Tuy).

-Hao mòn lũy kế: 7.681.248.315 đồng.

1.2.2 Tài sản cố định chờ thanh lý: 950.255.075 đồng. -Nguyên giá:8.457.565.190 đồng.

-Hao mòn lũy kế: 7.507.310.115 đồng.

1.2.3 Chi phí xây dựng dở dang: 9.140.254 đồng.

1.3 Nợ phải trả: 103817586503 đồng

-Nợ ngằn hạn: 98718506991 đồng -Nợ dài hạn: 5099079512 đồng -Nợ khác: 0

1.4 Nguồn vốn: 38211224367 đồng

-Nguồn vốn kinh doanh: 30631775314 đồng. -Quỹ đầu tư phát triển: 640970848 đồng -Quỹ dự phòng tài chính: 4115365928 đồng

-Quỹ kinh tế phúc lợi: 2823112277 đồng.

Tổng nguồn vốn: 142.028.810.870 đồng

1.5.Diện tích đất đai

-Khu vực văn phòng công ty+kho Giáp nhị: 14272,3m². +Khu vực Văn phòng công ty: 2645,7m²

+Khu vực kho Giáp Nhị: 11626,6m² -Khu vực kho Vĩnh Tuy: 3159,7m² -Cửa hàng Cầu Bươu 147m²

-Chi nhánh Thái Nguyên: 4784m² -Chi nhánh Phú Thọ 3696m² -Chi nhánh Lào Cai 2997,5m²

-Trạm điều độ giao nhận Bút Sơn 90m² Trạm điều độ giao nhận Hoàng Mai 1200m².

2.Thực trạng về tổ chức sản xuất kinh doanh.

-Về cơ cấu tổ chức:

Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của công ty hiện nay, mô hình cơ cấu tổ chức của công ty được thực hiện theo 4 cấp:

Giám đốc→Phòng ban công ty, chi nhánh→Trung tâm tiêu thụ→Cửa hàng bán lẻ và tiêu thụ.

Về cơ cấu mô hình này đã giúp cho công tác quản lý của công ty được chặt chẽ, nhanh nhậy và nâng cao được vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cơ sở. Song trong thực tế phát sinh nhiều hạn chế: số CBQL tăng cao sự phối hợp tác nghiệp giữa các khâu trong hệ thống còn thiếu đồng bộ, chồng chéo chưa có sự thống nhất cao...

+Công tác điều hành sản xuất kinh doanh va quản lý tiền- hàng tại 1 số đơn vị còn thiếu đi sâu, đi sát đã tạo ra cho một số CBCNV có thói quen ỷ lại, chủ quan làm cho nguy cơ nảy sinh công nợ khó đòi, kéo dài.

+Các quy định về chi phí, giá cả mua bán xi măng mặc dù được quy định chặt chẽ song trong việc xử lý cơ chế để tăng khả năng cạnh tranh vẫn luôn có xu hướng tăng chi phí đã dẫn tới hạn chế trong sản xuất kinh doanh.

3.Công tác Marketing- thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn thiếu chiến lược hướng về khách hàng, công tác nắm bắt tổng hợp thông tin thị thị trường tại các địa bàn còn chưa nhanh nhậy, kịp thời từ đó dẫn đến việc xử lý cơ chế để tăng khả năng cạnh tranh của công ty còn nhiều hạn chế.

4.Công tác kế hoạch.

Công tác dự báo môi trường kinh doanh, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn( 3-5 năm) và ngắn hạn trong năm còn bị động.

5.Tổng hợp đánh giá thực trạng công ty.

-Điểm mạnh:

+Công ty có nền tài chính lành mạnh.

+Có đội ngũ CBCNV giàu kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý và thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ xi măng của công ty.

+Có hệ thống cửa hàng lớn mạnh được trải rộng trên địa bàn 14 tỉnh thành của công ty quản lý.

+Công ty có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho công tác sản xuất kinh doanh.

-Điểm yếu:

+Do vốn kinh doanh và kinh phí hạn hẹp dẫn đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường còn yếu.

+Đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ còn chủ động chưa cao.

+Cơ cấu tổ chức còn chưa phát huy được tính năng động của các phòng, ban, chi nhánh, tốc độ xử lý còn chậm dẫn đến khả năng thích ứng chưa cao.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại xi măng (Trang 25 - 29)