1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty du lịch quốc tế Hải Vân

42 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Kinh Doanh Lữ Hành Nội Địa Tại Công Ty Du Lịch Quốc Tế Hải Vân
Tác giả Phommaseng Yoly
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hoa
Trường học Đại học Đà Nẵng phân hiệu ĐHĐN tại Kontum
Thể loại báo cáo tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Kon Tum
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 730,21 KB

Nội dung

Qua thời gian thực tập tại Công ty du lịch quốc tế Hải Vân với mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty và thỏa mãn tối đa nhu cầu du lịch cho khách, em đã q

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐHĐN TẠI KONTUM

PHOMMASENG YOLY

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN

Kon Tum, tháng 7 năm 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐHĐN TẠI KONTUM

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG

TY DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ HOA

SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHOMMASENG YOLY

MSSV : 1817810103036

Kon Tum, tháng 7 năm 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám đốc trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã cho em cơ hội và thời gian để có thể hoan thành bài báo cáo này Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất

cả các cá nhân và tổ chức, đặc biệt là cô Hiếu đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Kinh tế đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp

Cùng với đó em xin gửi lời cảm ơn đến Công ty du lịch quốc tế Hải Vân Kon Tum

đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy/cô – người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua

Bài báo cáo thực tập còn nhiều hạn chế và còn thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình Em

xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên PHOMMASENG YOLY

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

3 Mục tiêu nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 1

5 Kết cấu của đề tài 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 3

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH 3

1.1.1 Khái niệm du lịch 3

1.1.2 Đặc điểm hoạt động du lịch 3

1.1.3 Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành 6

1.1.4 Nội dung hoạt động kinh doanh 7

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH 9

1.2.1 Các nhân tố khách quan 9

1.2.2 Các nhân tố chủ quan 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA Ở CÔNG TY DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN 11

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN 11

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 11

2.1.2 Thông tin liên hệ 11

2.1.3 Bộ máy tổ chức của Công ty và Chức năng quyền hạn 12

2.1.4 Các chương trình tour du lịch và dịch vụ hiện có 15

2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN GIAI ĐOẠN 2018 -2021 16

2.2.1 Tình hình khách 16

2.2.2 Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch 17

2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN GIAI ĐOẠN 2018 - 2021: 18

2.3.1 Đặc điểm nguồn khách nội địa của công ty: 18

2.3.2 Hệ thống sản phẩm tour nội địa của ty du lịch quốc tế Hải Vân 19

2.3.3 Các hoạt động thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa cửa công ty đang áp dụng 21

2.4 CÁC HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY: 23

2.4.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty du lịch quốc tế Hải Vân 23

2.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của công ty 23

Trang 5

2.4.3 Đánh giá về hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của công ty 24

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN 27

3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN 27

3.1.1 Mục tiêu 27

3.1.2 Phương hướng 27

3.1.3 Nhận định chung về Công ty 28

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN 29

3.2.1 Các giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh 29

3.2.2 Nâng cao đội ngũ cán bộ công nhân viên 30

3.2.3 Khai thác tiềm năng du lịch địa phương trong các chương trình tour mới 32

3.2.4 Kế toán và phân tích tài chính kế toán chính xác kịp thời nhằm sử dụng vốn có hiệu quả 33

3.2.5 Phát triển website của công ty, thực hiện chiến lược marketing 34

KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 GIẤY XÁC NHẬN CỦA KHOA VÀ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu về du lịch Việt Nam năm 2007 4

Bảng 2.1 Các tour du lịch hiện có của công ty Hải Vân 16

Bảng 2.2 Số lượt khách sử dụng tour nội địa cửa công ty giai đoạn 2018 -

2021

17

Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh cửa công ty Hải Vân giai đoạn 2018 - 2021 18

Bảng 2.4 Hệ thống sản phẩm và kết quả hoạt động chương trình tour nội địa

giai đoạn 2018 - 2021

20

Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty du lịch

quốc tế Hải Vân từ năm 2018 - 2021

24

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của công ty du lịch quốc tế Hải Vân Kon Tum 13

Trang 7

có nhiều loại hình du lịch xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người Và một loại hình du lịch hiện nay đang phát triển mạnh mẽ đó là loại hình du lịch nội địa Nắm bắt được những nhu cầu này của khách hàng, rất nhiều các doanh nghiệp du lịch đã tung ra các sản phẩm để thu hút khách du lịch Một trong số những doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu về tổ chức loại hình du lịch Nội địa Công ty du lịch quốc tế Hải Vân Tuy nhiên, những năm qua liên tục xảy ra những bất ổn về kinh tế, dịch bệnh Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường hiện nay có không ít các đối thủ cạnh tranh tổ chức thành công loại hình

du lịch Nội địa này Nên việc kinh doanh của Công ty Lữ hành du lịch quốc tế Hải Vân gặp không ít những khó khăn Qua thời gian thực tập tại Công ty du lịch quốc tế Hải Vân với mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty và thỏa mãn tối đa nhu cầu du lịch cho khách, em đã quyết định chọn đề tài “ Một số thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty du lịch quốc tế Hải Vân “

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động khai thác các tour du lịch nội địa của công ty du lịch quốc tế Hải Vân

• Phạm vi nghiên cứu :

- Về không gian : Khóa luận nghiên cứu tại công ty du lịch quốc tế Hải Vân

- Về thời gian : Khóa luận tập trung phân tích đánh giá hoạt động khai thác tour du lịch nội địa của công ty du lịch quốc tế Hải Vân trong năm 2018, 2019, 2021 và đề ra giải pháp nâng cao tour du lịch nội địa của công ty du lịch quốc tế Hải Vân

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là dựa trên các cơ sở lý luận và thời gian thực tập tại công ty để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh Lữ hành Nội địa Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở công ty nhằm giúp cho công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, ngày các sản phẩm tour ngày một phong phú và hấp dẫn hơn

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Phương pháp thu thập tài liệu: Các thông tin liên quan đến đề tài được thu thập từ các nguồn cơ bản sau: Các tài liệu sách có liên quan đến đề tài có ở Công ty, các thông tin được lấy từ báo chí và mạng internet

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Từ việc thu thập tài liệu liên quan đến đề tài tiến hành phân tích nguồn tài liệu Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu nguyên gốc của Công ty, các nguồn tài liệu từ báo trí và mạng internet tiến hành phân tích và đưa ra ý kiến riêng của mình

Trang 8

- Phương pháp quan sát: Quan sát cách thức làm việc của các nhân viên trong bộ phận kinh doanh

- Phương pháp thực nghiệm: Trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh: tư vấn khách hàng, giới thiệu tour, …

5 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động du lịch

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa ở công ty du lịch quốc

tế hải vân

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của công ty du lịch quốc tế hải vân

Trang 9

du lịch nội địa vẫn chưa thống nhất Do hiệu chỉnh thời gian, khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau các định nghĩa được đưa ra cũng không giống nhau

Ở Việt Nam, để chuẩn hóa khải niệm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, giúp cá cơ quan quản lý Nhà nước xác định nghĩa vụ đối với Nhà nước các doanh nghiệp, lao động giúp các doanh nghiệp phân định được chiến lược kinh doanh, phạm vị thị trường khách, thống kê doanh thu từ d/l Khái niệm khách du lịch nội địa, đã được quy định tại điều 34 chương 5, luật du lịch Việt Nam (2005) do Quốc hội khoá XI, kì họp 7 nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005 " khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi đ/l trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam" (13,72)

Như vậy theo quy định này thì khách du lịch nội địa bao gồm cả công dân Việt Nam

và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhưng phải đảm bảo điều kiện " đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam" Nghĩa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam di chuyển khỏi nơi ở thường xuyên của họ tại các địa phương nằm trong lãnh thổ Việt Nam và các thời gian rảnh rỗi đến nơi du lịch cũng là các địa phương nằm trong lãnh thổ Việt Nam để thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết phục hồi sức khoẻ xây dựng hay tăng cường tình cảm của con người với nhau hoặc với tự nhiên, thư giãn giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ giá trị tinh thần vật chất và các dịch vụ do các

cơ sở của ngành du lịch cung ứng Những đặc trưng cơ bản này dùng để phân biệt với khách du lịch quốc tế, là những người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch ( khách Inbound ) và cư dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú

ở Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch ( out bound)

1.1.2 Đặc điểm hoạt động du lịch

a Đặc điểm về quy mô và cơ cấu khách

Một đặc điểm dễ phân biệt tên của khách du lịch nội địa với khách du đó là quy mô

và sản lượng khách du lịch nội địa luôn lớn hơn Đã có thể nói rõ điều đó khi quan sát bảng

Trang 10

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đặc điểm này trước hết phải kể đến là: Phần lớn khách

du lịch nội địa là những người dân bản địa , nông dân Việt Nam; số khách du lịch nội địa

là người nước ngoài và thường trú tại Việt Nam rất ít nên nếu như khoảng cách địa lí là yếu tố cản trở quá trình du lịch của khách du lịch Quốc tế thì lại là điều kiện thuận lợi đối với khách du lịch nội địa

- Thu nhập của người dân đang ngày càng nâng cao, tạo điều kiện nâng

cao cuộc sồng;

- Đồng thời nhận thức về du lịch trong xã hội ngày càng nâng cao và được cải thiện

- Những năm gần đây, người lao động Việt Nam được hưởng chế độ nghỉ 2 ngày cuối tuần, cùng cới những ngày nghỉ lễ theo quy định đã làm cho quỹ thời gian nhàn rỗi của họ dài hơn,vì vậy là điều kiện thuận lợi cơ bản thuận tiện chuyến đi du lịch…

- Một yếu tố nữa cũng góp phần quan trọng cần phải đề cập đó là truyền thống chảy hội với hàng trăm lễ hội văn hoá lớn nhỏ trên khắp mọi miền đất nước có sức hấp dẫn khách du lịch cả về tâm linh, giá trị lịch sử và giải trí là những động cơ làm nảy sinh nhu cầu du lịch

* Đặc điểm về nhu cầu khách du lịch nội địa:

Cầu du lịch là cầu về sản phẩm du lịch, nghĩa là cầu của những người di chuyển tới

và lưu trú ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích là đi du lịch

Cầu du lịch mang tính tổng hợp, trong đó mỗi nhà cung ứng sản phẩm du lịch chỉ đáp ứng được một hay vài nhu cầu của khách du lịch bởi vì trong quá trình du lịch các nhu cầu của khách mới được khơi dậy

Ngày nay khi nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế, các học giả đều nhận thấy một điều: hầu hết các dịch vụ đều cần thiết ngang nhau để thoả mãn nhu cầu phát sinh trong chuyến hành trình và lưu lại của khách Những nhu cầu của khách du lịch

có thể tạm chia thành 4 nhóm cơ bản sau:

1 Nhu cầu vật chất

2 Nhu cầu ăn uống và lưu trú

3 Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí

4 Nhu cầu khác

Trang 11

Trong đó nhu cầu 1 và nhu cầu 2 là những nhu cầu thiết yếu, là điều kiện tiền đề để thoả mãn nhu cầu 3 Nhu cầu 3 là nhu cầu đặc trưng của du lịch Nhu cầu 4 là nhu cầu phát sinh tuỳ thuộc vào thói quen tiêu dùng, mục đích chuyến đi của khách du lịch

Tuy nhiên đặc điểm của từng nhóm nhu cầu ở khách du lịch nội địa lại không hoàn toàn giống với khách du lịch quốc tế

* Nhu cầu vận chuyển

Nhu cầu vận chuyển được thoả mãn là tiền đề cho sự phát sinh hàng loạt nhu cầu mới Đối tượng để thoả mãn nhu cầu này là khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế điều đó:

- Khoảng cách

- Mục đích chuyến đi

- Khả năng thanh toán

- Thói quen tiêu dùng

- Xác xuất an toàn của phương tiện

- Uy tín

- Nhãn hiệu

- Chất lượng

- Sự thuận tiện và tình trạng sức khoẻ của khách

Đặc điểm khác nhau giữa khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế về nhu cầu vận chuyển chủ yếu thực hiện ở sự lựa chọn phương tiện vận chuyển:

Đối với khách du lịch nội địa: Thì phương tiện vận chuyển cho chuyến đi nhiều là ô

tô Vì ô tô là phương tiện thông dụng phổ biến và chiếm ưu thế hơn so với các phương tiện khác Đặc điểm cơ bản của phương tiện này là giá cả rẻ hợp với thu nhập của khách, dễ dàng tiếp cận với đặc điểm du lịch (phù hợp với điều kiện giao thông trong nước Việt Nam)

- Loại phương tiện thứ hai cũng được khách du lịch lựa chọn nhiều là tàu hoả Uu điểm của tàu hoả là chi phí vận chuyển thấp, hành trình bằng tàu hoả không hao tốn nhiều sức khoẻ của khách du lịch, tiết kiệm được thời gian đi lại, vì có thể thực hiện vào hành trình ban đêm

Ngày nay, nhìn chung thu nhập của người dân đã có nhiều thay đổi, nhiều người đã lựa chọn máy bay làm phương tiện vận chuyển cho chuyến đi du lịch của mình Tuy nhiên

do giá vé quá cao, khả năng tiếp cận của điểm du lịch còn hạn chế nên máy bay vẫn chưa

là phương tiện vận chuyển phổ biến trong cuộc sống du lịch của khách du lịch nội địa Với khách du lịch quốc tế: Do khoảng cách từ nơi ở thường xuyên đến nơi du lịch của khách

du lịch quốc tế lớn, khả năng chi trả cao hơn nên họ thường sử dụng phương tiện vận chuyển hàng không khi đi du lịch Số khách du lịch ở Việt Nam bằng đường hàng không năm 2008 chiếm 72% so với đường bộ là 22% và đường thuỷ là 5%

* Nhu cầu ăn uống và lưu trú:

Nhu cầu ăn uống và lưu trú là nhu cầu cấp thiết để sinh tồn con người trong cuộc sống đời thường Nhưng cũng là những nhu cầu này, trong hành trình du lịch thì không đáp ứng

Trang 12

nhu cầu sinh hoạt của du khách mà còn đòi hỏi thoả mãn những nhu cầu tâm lí khác với khi họ ở nơi ở thường xuyên

- Mức độ thoả mãn nhu cầu ăn uống và lưu trú của khu du lịch nói chung và khu du lịch nội địa nói riêng chịu sự chi phối của những yếu tố sau:

- Khả năng thanh toán của khách

- Hình thức di du lịch

- Thời gian hành trình và lưu lại

- Mục đích chính cần thoả mãn trong chuyến đi

- Giá cả, chất lượng phục vụ của doanh nghiệp

- Lối sống

- Các đặc điểm có người của khách

- Khẩu vị ăn uống

Tâm lý nói chung của khu du lịch về nhu cầu ăn uống là lưu trú đều biển hiện rõ nhất

ở tính kiêu kì và hưởng thụ có nghĩa là họ muốn thay đổi, chờ đón và mong đợi sự thoải mái, tốt đẹp, khi đến điểm du lịch nào đó họ được chiêm ngưỡng những cái mới mẻ, được thoải mái với những con người văn minh lịch sự trong ngành du lịch và từ đó, làm cho họ hết mệt mỏi, thư giãn tinh thần, sảng khoái, vui vẻ các ấm ức căng thẳng trong con người

họ được giải thoát Sự mong đợi này nếu không được thoả mãn thì niềm hy vọng hưởng thụ sẽ biến thành nỗi thất vọng, tiếc công tiếc của

Những năm qua, nói chung ăn uống lưu trú của khu du lịch nội địa cũng ngày càng gia tăng và đa dạng hơn, theo dự báo số buồng phòng khách sạn phục vụ du lịch đến năm

2010 của cả nước trong " Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 -

2010 (Tổng cục du lịch), nhu cầu buồng phòng của khu du lịch được thể hiện

1.1.3 Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành

Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành là nguyên nhân dẫn tới sự đa dạng của các sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp lữ hành Căn cứ tinh chất và nội dung có thể chia các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành thành ba nhóm

a Các dịch vụ trung gian

Doanh nghiệp lữ hành thực hiện các chức năng như một cửa hàng bán lẻ các sản phẩm dịch vụ Trong hoạt động này các doanh nghiệp lữ hành thực hiện bán sản phẩm của các nhà sản xuất đến khách du lịch Các doanh nghiệp lữ mkhông tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân, mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoặc điểm bán sản phẩm của nhà sản xuất dịch vụ Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:

• Dịch vụ hàng không

• Dịch vụ lưu trú và ăn uống

• Dịch vụ lữ hành bằng các phương tiện khác: tàu thủy, ôtô Môi giới cho thuê xe ô

Trang 13

b Các chương trình du lịch trọn gói

Hoạt động du lịch trọn gói mang tinh chất đặt trưng cho hoạt động lữ hành du lịch Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh bán cho khách du lịch với một mức giả gộp Khi tổ chức các chương trình

du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian

c Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp

Hiện nay, các doanh nghiệp luôn muốn mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh, nên tử

vị trí trung gian, các doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp chính cho các dịch vụ kể trên Hoặc là từ nhà cung cấp các dịch vụ trung gian mở rộng thành doanh nghiệp lữ hành

◆ Kinh doanh khách sạn, nhà hàng

◆ Kinh doanh các dịch vụ vui trơi giải trí

◆ Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thủy

Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch Các dịch vụ này thường là kết quả của

sự hợp tác, liên kết Trong tương lai hoạt động du lịch lữ hành ngày càng phát triển, hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành ngày càng phong phú

1.1.4 Nội dung hoạt động kinh doanh

Hoạt động chủ yếu của các công ty lữ hành là kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói Bên cạnh đó, còn có các hoạt động kinh doanh mở rộng (lưu trú, ăn uống vận chuyển ) tùy vào quy mô và hướng kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh chương trình du lịch gồm các bước sau:

a Thiết kế và tính giá chương trình du lịch

Chương trình du lịch được xây dựng theo quy trình gồm các bước sau (không nhất thiết phải đầy đủ các bước):

• Nghiên cứu nhu cầu của thị trường (khách du lịch)

• Nghiên cứu khả năng đáp ứng tài nguyên, các nhà cung cấp du lịch, mức độ

cạnh tranh trên thị trường

• Xác định khả năng và vị trí của công ty trên thị trường Xây dựng mục đích, ý tưởng cho chương trình du lịch Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa

• Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ yếu, bắt buộc của chương trình

• Xây dựng phương án vận chuyển

• Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống

• Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình, chi tiết hóa chương trình với những hoạt động tham quan, giải trí

• Xác định giá thành và giá bán của chương trình

• Xây dựng những quy định của chương trình du lịch

Giá thành chương trình du lịch bao gồm toàn bộ những chi phí thực sự mà công ty lữ hành phải chi trả để tiến hành thực hiện các chương trình du lịch Người ta nhóm toàn bộ các chi phí vào hai loại chi phi cơ bản:

Trang 14

• Chi phi biến đổi: tinh cho một khách du lịch bao gồm chi phi của tất cả loại hàng hóa, dịch vụ mà đơn giá của chúng được quy định cho từng khách, đây thường là các chi phi gắn liền trực tiếp với sự tiêu dùng trực tiếp của du khách

Các chi phí cô định: tỉnh cho cả đoàn, bao gồm chi phí của tất cả loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được xác định cho cả đoàn không phụ thuộc một cách tương đối vào số lượng khách trong đoàn Nhóm này gồm các chi phi mà mọi thành viên trong đoàn điều tiêu dùng chung không bóc tách được cho từng thành viên một cách riêng lẻ

b Tổ chức quảng bá, xúc tiến chương trình du lịch

Khi đã xây dựng chương trình và tính giả thì bước tiếp theo là tổ chức bán chương trình đó Để bán được ta phải chiêu thị và đàm phán để bản sản phẩm Chiêu thị (promotion)

là một trong bốn yếu tố của marketing - mix nhằm hỗ trợ cho việc bán hàng Muốn chiêu thị đạt kết quả, có tính liên tục, tập trung và phổi hợp Trong du lịch chiêu thị có ba lĩnh vực cần nghiên cứu

• Thông tin trực tiếp

• Chuẩn bị chương trình du lịch

• Tiến hành du lịch trọn gói

• Báo cáo sau khi thực hiện chương trình

• Giải quyết các phàn nàn của khách

d Kết thúc chương trình du lịch

Sau khi thực hiện chương trình du lịch trên cơ sở các chứng từ thu, phòng kế hoạch tài chính sẽ hạch toán chuyến đi Phỏng tải chính kế toán theo dõi các chứng từ thu từ khách hàng, theo dõi lượng tiền mặt đã trả phải trả và khoản phải thu Doanh thu của chuyến

du lịch chủ yếu thông qua số tiền mà khách hàng trả Tập hợp các hóa đơn chỉ trong chương trình du lịch như hóa đơn về cơ sở lưu trú, vận chuyển, vé tham quan chỉ cho hướng dẫn viên (tạm ứng) hoặc tiền công của hướng dẫn viên (nếu thuê ngoài) Ở đây cần chú ý về cách ghi hóa đơn giả trị gia tăng để thuận tiện cho việc khấu trừ thuế và không để thiệt cho công ty Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phi bán hàng, chi phí khác lần lượt được phân

bổ trong kỳ Lãi gộp của chuyến du lịch là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của chuyến đi đó Cuối kỳ kế toán sẽ phân bố các chi phi quản lý, bán hàng để tinh lãi lỗ trong kỳ Phỏng kế toán tài chính theo dõi các hóa đơn phải thu để đến hạn phải thu sẽ yêu cầu khách hàng phải trả các hóa đơn đến hạn phải trả thì phải chuẩn bị tiền để thanh toán cho nhà cung cấp

Trang 15

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH 1.2.1 Các nhân tố khách quan

- Khách hàng: đối với doanh nghiệp lữ hành, khách hàng thực chất là thị trường Thị

trường của doanh nghiệp lữ hành là tập hợp khách du lịch có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm du lịch, dịch vụ của công ty và có khả năng thanh toán Có thể nói khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành

- Đối thủ cạnh tranh: mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành lữ hành du lịch

cũng như các ngành dịch vụ khác là rất lớn Thể hiện ở những cuộc chiến về giá cả các chiến dịch khuếch trương tiếp thị, thay đổi mẫu mã sản phẩm Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường khách cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành

- Các chính sách, luật lệ, chế độ của chính phủ: chủ trương, đường lối của Đảng

và nhà nước có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, thông qua các yếu tố như chính sách thuế, tin dụng, thủ tục xuất nhập cảnh tác động đến cả người kinh doanh và khách du lịch Với đặc trưng của ngành kinh doanh lữ hành, lượng khách du lịch quốc tế đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, kinh doanh lữ hành phụ thuộc rất nhiều vào chính sách mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài và đón nhận khách du lịch quốc tế vào Việt Nam Đối với trong nước, chính sách khuyến khích tiêu dùng hơn là tích lũy sẽ có ảnh hưởng lớn đến cầu du lịch

- Tinh thời vụ: đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh lữ hành Tinh thời vụ trong kinh doanh lữ hành gắn liền với các yếu tố tự nhiên như thời tiết khí hậu, thời gian rảnh rỗi của du khách Đó là một quá trình lặp đi lặp lại hàng năm của hoạt động du lịch lữ hành

- Sự phát triển của các ngành kinh tế khác lữ hành và du lịch là ngành cần có sự hỗ trợ của nhiều ngành kinh tế khác như bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, hàng không, hàng hải, ngân hàng, khách sạn sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không thể độc lập, nó thực sự có hiệu quả cao khi các ngành kinh tế khác lớn mạnh, đủ đáp ứng nhu cầu tổng hợp của toàn xã hội

1.2.2 Các nhân tố chủ quan

- Vốn kinh doanh: có thể nói việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả hay không ảnh

hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật là phương tiện lao động, trang thiết bị phục vụ

cho yêu cầu công việc Sử dụng cơ sở vật chất hợp lý sẽ tiết kiệm được chi phi cho doanh nghiệp Mặc dù vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật cần được đầu tư, nâng cấp liên tục, phủ hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội và quan trọng hơn cả phục vụ tốt nhất cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chất lượng phục vụ được quyết định bởi 3 yếu tố; nhân viên phục vụ, dịch vụ và

cơ sở vật chất kỹ thuật Đây là nhân tố đảm bảo thành công cho các doanh nghiệp lữ hành

du lịch trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Phục vụ khách hàng là quy trình phức tạp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, ngày càng cao về chất cũng như về lượng Nâng cao chất lượng

Trang 16

phục vụ sẽ làm tăng chi phi kinh doanh song chất lượng phục vụ tốt sẽ là yếu tố quyết định đến khối lượng sản phẩm được bán ra, tức là nó gắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA Ở

CÔNG TY DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN

Công ty TNHH MTV Du Lịch Quốc tế Hải Vân Kon Tum hiện nay được thành lập theo Quyết định số: 6101219705, ngày 10 tháng 01 năm 2017, của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Kon Tum; và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp phép lữ hành quốc tế Số: 62-01/2/2017/TCDL- GP LHQT ngày 22 tháng 11 năm 2017 Công ty kinh doanh đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nhưng dịch vụ chính là lữ hành nội địa và quốc tế

Tiền thân của Công ty được hình thành và phát triển như sau:

Năm 2010: là Văn phòng đại diện của công ty du lịch Hải Vân tại Kon Tum

Năm 2013: là Chi nhánh của công ty du lịch Hải Vân tại Kon Tum

Năm 2017: Công ty Du Lịch Quốc tế Hải Vân Kon Tum được thành lập độc lập, kinh doanh đa ngành để đáp ứng quy mô phát triển hiện tại và tương lai

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty Du Lịch Quốc tế Hải Vân Kon Tum đã từng bước khẳng định sự trưởng thành của mình và góp phần vào sự phát triển chung của lĩnh vực du lịch tỉnh nhà Hiện nay, Công ty đã có sự hợp tác toàn diện, đầy đủ với các đối tác uy tín trên khắp mọi vùng miền của đất nước và các đối tác quốc tế trong khu vực trong lĩnh vực du lịch Ngoài thế mạnh truyền thống là lữ hành nội địa, Công ty

đã chuyển mạnh sang lữ hành quốc tế trong khu vực như: Các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch Hàng năm, công ty đã cùng các đối tác của mình đưa lượng khách ngày càng tăng đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng tại tỉnh Kon tum, nhất là tại Khu du lịch sinh thái Măng Đen, Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và các điểm thu hút khách trong thành phố …

Các loại hình du lịch của Công ty ngày càng đa dạng: Du lịch tham quan, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm cho học sinh…Đối tượng phục

vụ khách du lịch ngày càng đa dạng đủ mọi lứa tuổi, thành phần nghề nghiệp; khách lẻ, khách theo đoàn, phục vụ theo yêu cầu riêng của khách…

Đội ngũ quản lý, Hướng dẫn viên, Nhân viên…được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn sâu; phong cách phục vụ thân thiện, chuyên nghiệp Khâu chăm sóc khách hàng trước và sau mỗi chuyến tham quan ân cần, chu đáo luôn để lại ấn tượng tốt cho khách du lịch sau mỗi chuyến tham quan

2.1.2 Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI VÂN KON TUM

Địa chỉ: 31 Bà Triệu - TP Kon Tum

Tel: 02603 859 668

GP lữ hành Quốc tế: 62-012 / 2017 /TCDL- GP LHQT

Website: dulichkontum.vn - Email: pkd.haivankontum@gmail.com

Văn Phòng Đại Diện Tại Đăk Tô

Trang 18

Địa chỉ: 326 Hùng Vương, Đắk Tô

Tel: 0389 346 789

2.1.3 Bộ máy tổ chức của Công tyvà Chức năng quyền hạn

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Cty Du lịch quốc tế Hải Vân Kon Tum

a Chức năng và quyền hạn của Giám đốc

❖ Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh tổng thể, cơ cấu nhân sự tổng thể, định hướng phát triển thương hiệu du lịch công ty

- Tổ chức thiết lập kế hoạch và thực hiện các chương trình Marketing sản phẩm nhằm quảng bá Dịch vụ Du lịch lữ hành và Sự kiện của Công ty

- Xây dựng hệ thống khách hàng mục tiêu, tổ chức triển khai việc khai thác, tìm kiếm kênh bán hàng nhằm thúc đẩy kinh doanh hiệu quả các sản phẩm Tour (Nội địa, Inbound, Outbound), tổ chức sự kiện… các sản phẩm dịch vụ khác đi kèm

- Tổ chức Tìm kiếm, khảo sát thực địa và xây dựng những chương trình Tours, sản phẩm dịch vụ du lịch mới lạ, phù hợp với thị trường mục tiêu Công ty đang hướng đên

- Quản lý, chỉ đạo, đào tạo các nhân sự của các phòng/ ban, thực hiện các chế độ báo cáo, triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch kinh doanh chung của Công ty

- Tổ chức phân bổ doanh số, hướng dẫn cấp dưới hoàn thành doanh số, phối hợp với các phòng/ ban chức năng trong Công ty để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra theo năm, quý

- Kiểm soát hoạt động tài chính - kế toán của Công ty

- Chịu trách nhiệm quản lý điều hành ngân sách, định mức chi phí hoạt động của Công ty

Trang 19

- Kiểm tra, kiểm soát dòng tiền, lợi nhuận của theo đặc thù của lĩnh vực kinh doanh

Lữ hành Đánh giá các thời kỳ để đưa ra các điều chỉnh hợp lý đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao

- Xây dựng kế hoạch ngân sách, định mức chi phí hoạt động kinh doanh chung, chi phí cho từng mảng: Tour nội địa, Tour outbound, Tour inbound, sự kiện…

❖ Quản lý điều hành, đào tạo Nhân sự

- Quản lý, điều phối, hướng dẫn và huấn luyện những nhân viên thuộc quyền để hoàn thành các chỉ tiêu công việc

- Tham mưu đề xuất về việc tổ chức sắp xếp điều chỉnh bộ máy quản lý; bố trí điều động, luân chuyển nhân sự hợp lý và hiệu quả

- Lập và triển khai kế hoạch đào tạo nhân sự về nghiệp vụ, kỹ năng mềm cho nhân

sự theo cơ cấu; Tổ chức các buổi traning về chuyển môn Lữ hành trong nội bộ hoặc đào tạo hợp tác với các doanh nghiệp khác

- Tổ chức kiểm tra, sát hạch chuyên môn, nghiệp vụ liên quan theo các giai đoạn: Thử việc, chính thức, nâng bậc…

- Xây dựng cơ chế lương, thưởng phù hợp với từng vị trí (gồm các đối tượng time, Part-time, cộng tác…), từng phòng Ban theo đặc thù của ngành Du lịch

full Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, tương trợ lẫn nhau, tạo tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết trách nhiệm của từng nhân sự

❖ Công tác ngoại giao cơ quan chính quyền, đối tác liên quan…

- Trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan với cơ quan, chính quyền địa phương: Đại diện Công ty tiếp đón các phái đoàn cơ quan nhà nước liên quan tới Công ty như Sở Văn Hóa Du lịch, Sở Công thương, Trung tâm bảo trợ …

- Thiết lập mối quan hệ tương tác với các tổ chức, cá nhân bên ngoài nhằm mục đích tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của Công ty được thuận lợi

❖ Công tác báo cáo, quản trị kế hoạch công việc

+ Theo dõi, quản trị các kế hoạch công việc định kỳ, tháng, quý năm… đề xuất điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn nhằm mang lại hiệu quả tối ưu

b Chức năng quyền hạn của Phó Giám Đốc

❖ Chức năng quyền hạn của Phó Giám Đốc

- Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp

- Thực hiện các nhiệm vụ được giao bởi Giám đốc

- Chịu toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp trước Giám đốc công ty

- Xây dựng chính sách, mục tiêu làm việc cho cả doanh nghiệp và cho từng bộ phận riêng lẻ

❖ Công việc của Phó Giám Đốc

- Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của mảng sự kiện

- Lập kế hoạch, tổ chức, điều hành hoạt động của sự kiện

Trang 20

- Lên ý tưởng, trình bày, thuyết trình, đàm phán, thương lượng với khách hàng đi đến

ký kết hợp đồng

- Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty cho khách hàng mục tiêu

- Tìm kiếm, khai thác và phát triển khách hàng mới; duy trì chăm sóc khách hàng hiện hữu

- Quản lý, tìm kiếm đối tác cung cấp các dịch vụ phục vụ sự kiện đảm bảo tiêu chuẩn Công ty yêu cầu

- Đề xuất các phương án, kinh doanh để đảm bảo doanh số

- Trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức sự kiện

- Lập quỹ ngân sách, phân bổ kinh phí, cân bằng quỹ đảm bảo cho sự kiện được thực hiện thuận lợi

- Hỗ trợ và hướng dẫn các nhân viên khác trong phòng lên chương trình và tổ chức tour kết hợp sự kiện, thuyết trình và thuyết phục khách hàng

c Chức năng quyền hạn của nhân viên kinh doanh

❖ Chức năng quyền hạn của nhân viên kinh doanh

- Để thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa, nhân viên kinh doanh cần nắm rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Ngoài ra những người làm công việc này cần phải có các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, thuyết phục khách hàng, và xây dựng hình tượng thật chỉn chu, lịch sự để tạo thiện cảm cho khách hàng, đồng thời cũng cần sự nhạy bén cao, linh hoạt trong giao tiếp và cần giữ được sự thân thiện và làm chủ được cảm xúc của mình

- Nhân viên kinh doanh là lực lượng nhân viên nòng cốt trong mỗi hoạt động của công ty, doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng Khi công ty có bất kỳ sản phẩm nào thì nhân viên kinh doanh chính là người đưa sản phẩm đó đến với khách hàng Họ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng, giúp khách hàng hiểu và kích thích tiêu dùng

- Bộ phận kinh doanh là bộ phận trực tiếp đem lại doanh thu cho doanh nghiệp bởi

họ là những người đi bán hàng và đặc biệt nhân viên kinh doanh rất hiểu khách hàng cần

gì và muốn gì để từ đó thay đổi kế hoạch và hoạch định những mục tiêu cho sự phát triển của công ty

- Nhân viên kinh doanh là bộ mặt của công ty bởi những người khách hàng gặp đầu tiên chính là những người sale và chính họ là người tạo nên thương hiệu và uy tín cho công

ty Bởi vậy nhân viên sale luôn phải chú trọng đến bề ngoài cũng như cử chỉ hành vi, chuyên môn của mình khi tiếp xúc với khách hàng Một người sale tự tin được trang bị đầy

đủ kiến thức, kĩ năng khiến khách hàng không chỉ có ấn tượng tốt với bản thân nhân viên

mà còn thấy được sự chuyên nghiệp, uy tín của công ty

❖ Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh

- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, phối hợp phòng kỹ thuật giải thích, tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm cũng như vấn đề liên quan kỹ thuật cho khách hàng

Trang 21

- Chịu trách nhiệm bán hàng trong khu vực được giao và với những nhóm khách hàng tương ứng

- Định giá, thương lượng giá cả, điều kiện thanh toán

- Chịu trách nhiệm ký kết các đơn đặt hàng, xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, nhà phân phối để đạt doanh số bán hàng cao

- Phát triển và duy trì mối quan hệ kinh doanh đối với khách hàng mới và khách hàng hiện tại

- Đề ra các kế hoạch bán hàng và các hoạt động dịch vụ đảm bảo kế hoạch và doanh

số bán hàng trong khu vực được giao

- Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng

- Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong Báo cáo công việc kinh doanh lên người phụ trách trực tiếp

2.1.4 Các chương trình tour du lịch và dịch vụ hiện có

Hiện nay công ty đang thực hiện các tour du lịch trong và ngoài nước, đồng thời cũng

có hoạt động thêm các dịch vụ đi kèm

Các tour du lịch hiện có của công ty Hải Vân

Kon Tum - Đà Lạt - Nha Trang 5 ngày 4 đêm 4.250.000 Kon Tum - Quảng Ngãi - Lý Sơn 3 ngày 2 đêm 2.990.000

Kon Tum - Lý Sơn - Hội An - Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm 2.550.000 Quảng Bình - Động Phong Nha - Huế - Cù Lao

thoại

4 ngày 3 đêm 3.100.000

Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình - Vinh - Đà Nẵng 7 ngày 6 đêm 5.990.000

Hà Nội - Hạ Long - Bắc Cạn - Cao Bằng - Lạng

Sơn

7 ngày 6 đêm 5.940.000

Ngày đăng: 01/10/2022, 16:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.1. Tình hình khách - Một số thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty du lịch quốc tế Hải Vân
2.2.1. Tình hình khách (Trang 22)
Thông qua bảng số liệu thông kê kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa ở Công ty du lịch quốc tế Hải Vân trong 4 năm gần đây có thể thấy số lượng khách nội địa  của công ty tăng lên trong từ năm 2018 đến năm 2019, nếu như năm 2018 số lượng khách  nộ - Một số thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty du lịch quốc tế Hải Vân
h ông qua bảng số liệu thông kê kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa ở Công ty du lịch quốc tế Hải Vân trong 4 năm gần đây có thể thấy số lượng khách nội địa của công ty tăng lên trong từ năm 2018 đến năm 2019, nếu như năm 2018 số lượng khách nộ (Trang 29)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w