1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

77 843 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 4 1.1.Xuất khẩu rau quả và vai trũ của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam 4 1.1.1.Đôi nét về xuất kh

Trang 1

1.1.1.Đôi nét về xuất khẩu hàng rau quả 4

1.1.2.Các loại hình xuất khẩu hàng rau quả 6

1.1.3.Vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam 10

1.2.Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng rau quả ở Việt Nam 12

1.2.1.Nghiên cứu, tiếp cận thị trường 13

1.2.2.Chọn đối tác kinh doanh 13

1.2.3.Lập phương án kinh doanh xuất khẩu 14

1.2.4.Giao dịch, đàm phán và ký hợp đồng 14

1.2.5.Tổ chức thu mua, tạo nguồn cho xuất khẩu 14

1.2.6.Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 15

1.2.7.Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu và tiếp tục quá trình kinhdoanh 15

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng rau quả của ViệtNam 15

1.3.1.Nhu cầu về sản phẩm rau quả 15

1.3.2.Tập quán tiêu dùng và xu hướng nhập khẩu rau quả 16

1.3.3.Các rào cản đối với sản phẩm rau quả xuất khẩu 17

1.3.4.Tiềm lực sản xuất và xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam 19

Trang 2

1.3.5.Tình hình chung về kinh tế, chính trị, luật pháp thế giới và Việt Nam20

Trang 3

1.3.6.Quan hệ kinh tế- thương mại của Việt Nam với các nước trên thế

giới 21

1.3.7.Tình hình xuất khẩu hàng rau quả của các nước trên thế giới 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢCỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM 24

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty rau quả nôngsản Việt Nam 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty rau quả nôngsản Việt Nam 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của Tổng công ty rau quảnông sản Việt Nam 26

2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng của nó tớihoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sảnViệt Nam 30

2.2.1 Mặt hàng kinh doanh 30

2.2.2 Đặc điểm thị trường 30

2.2.3 Đặc điểm đối thủ cạnh tranh 31

2.2.4 Đặc điểm về vốn kinh doanh 32

2.2.5 Đặc điểm về nguồn nhân lực 33

2.2.6 Đặc điểm về nguyên liệu 35

2.2.7 Đặc điểm về hệ thống quản lý chất lượng 35

2.3 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của TCT rauquả, nông sản Việt Nam 37

2.3.1 Nội dung hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả 37

2.3.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu rau quả 38

2.3.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả 45

Trang 4

2.4.Đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu rau quả của TCT rau

quả nông sản Việt Nam 51

2.4.1 Những thành tựu đã đạt được 51

2.4.2 Những tồn tại cần khắc phục 52

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 53

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠTĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TYRAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM 54

3.1 Chiến lược phát triển ngành hàng rau quả của Việt Nam đến2010 54

3.2 Định hướng phát triển xuất khẩu sản phẩm rau quả của Tổngcông ty rau quả nông sản Việt Nam 55

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty 31

Bảng 2.2 Tình hình lao động của Tổng công ty 33

Sơ đồ 2.3 Phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 35

Bảng 2.4.a Tình hình kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty 37

Biểu đồ 2.4.b Tình hình xuất khẩu theo giá trị của Tổng công ty 37

Bảng 2.5.a Cơ cấu nhóm hàng rau quả của Tổng công ty 38

Biểu đồ 2.5.b Tỷ trọng xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2006 39

Biểu đồ 2.5.c Tỷ trọng xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2007 39

Bảng 2.6.a Xuất khẩu rau quả theo thị trường của Tổng công ty 41

Biều đổ 2.6.b Xuất khẩu theo thị trường của Tổng công ty 2005-2007 42

Bảng 2.7 a Kết quả xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Tổng công ty giai đoạn 2005- 2007 43

Biểu đồ 2.7.b Xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Tổng công ty 2005-2007 43

Bảng 2.8.a Diện tích trồng rau quả của Tổng công ty 2005-2007 48

Bảng 2.8.b Sản lượng một số loại rau quả chủ yếu 2005-2007 49

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO, một sânchơi kinh tế- thương mại lớn nhất hành tinh Việc gia nhập tổ chức Thươngmại thế giới đã đánh dấu thành công của Việt Nam trong tiến trình hội nhậpquốc tế WTO tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội to lớn,nhưng bên cạnh đó là những thách thức không dễ gì vượt qua Ngành nôngnghiệp Việt Nam là một lĩnh vực được đánh giá là sẽ chịu nhiều tác động củasự kiện này.

Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam là một doanh nghiệp nhànước chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả,nông sản với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm tới 30% tổng kim ngạchxuất khẩu rau quả của Việt Nam Cũng như các doanh nghiệp khác, việc ViệtNam gia nhập WTO cũng tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của Tổng công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu rau quả nói riêng.Tổng công ty có nhiều cơ hội để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu do thịtrường được mở rộng, hàng rào thuế quan được cắt giảm, nhu cầu rau quả củathị trường thế giới tiếp tục tăng Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải đối mặt vớinhững thách thức lớn khi hội nhập đó là những biến động và cạnh tranh gaygắt của nền kinh tế thị trường, đồng thời phải chấp nhận những quy định quốctế khắt khe, những rào cản kỹ thuật, phải mở cửa thị trường, và những khókhăn về nguyên liệu, thời tiết khí hậu, giá vật tư, lao động.

Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty rau quả nông sản ViệtNam, tôi đã có cơ hội tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp này Với mong muốn có sự hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vựckinh doanh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty, cũng như mong muốn góp

Trang 7

phần vào việc tìm ra giải pháp để đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới,

tôi chọn đề tài “Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản

Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” Bài nghiên cứu được chia làm 3 phần:

Chương 1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng rau quả củaViệt Nam

Chương 2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quảnông sản Việt Nam

Chương 3 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩmrau quả của TCT rau quả nông sản Việt Nam

Bản báo cáo của tôi được hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn nênkhông tránh khỏi thiếu sót, hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và góp ý chânthành từ phía thầy cô và các bạn!

Trang 8

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNGXUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM

1.1. Xuất khẩu rau quả và vai trò của xuất khẩu rau quả đốivới Việt Nam

1.1.1 Đôi nét về xuất khẩu hàng rau quả

1.1.1.1 Đặc điểm về mặt hàng rau quả

Hàng rau quả gắn liền với cuộc sống của nhân dân Nó phong phú vềchủng loại và hương vị; sản phẩm rau quả có các loại như rau quả tươi, rauquả chế biến, nước rau quả ép.

Kinh doanh hàng rau quả có những đặc điểm sau:

 Tính thời vụ: Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ rõ ràng, do vậy,doanh nghiệp cần phải biết quy luật sản xuất các mặt hàng nông nghiệp, làmtốt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kỳ gặt hái tập trung lao độngnhanh chóng triển khai công tác thu mua và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

 Tính phân tán: Hàng rau quả phân tán ở vùng nông thôn và trong tayhàng triệu nông dân, tuy nhiên, sức tiêu thụ thì tập trung ở thành phố và khucông nghiệp tập trung Phương thức lưu thông hàng rau quả là phân tán- tậptrung, nông thôn- thành thị Vì vậy, doanh nghiệp phải lưu ý việc bố trí địađiểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải phùhợp với đặc điểm nói trên

 Tính khu vực: Tuỳ theo địa hình mà hình thành những khu vực sản xuấtkhác nhau và giống cây trồng khác nhau, chính vì thế có những cơ sở sản xuấtsản phẩm hàng rau quả rất khác nhau với tỷ lệ hàng hoá khá cao

 Tính tươi sống: Hàng rau quả dễ bị hỏng ôi, kém phẩm chất Hơn nữa,

Trang 9

chủng loại, số lượng, chất lượng cũng rất khác biệt nhau Bởi vậy, khi thumua cần đặc biệt lưu ý phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển nhằm làmcho phương thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm hàng hoá từng loại Ngoàira, việc thu mua, vận chuyển, bày bán đều phải khẩn trương, kịp thời và tránhhao tổn

 Tính không ổn định: thể hiện ở sản lượng lên xuống thất thường, khiđược mùa, khi mất mùa

Do vậy, kinh doanh hàng rau quả cần nắm được những điều cơ bản sau:

 Nắm chắc khu vực sản xuất, phân tán và tập trung chủ yếu cũng nhưkhu vực trung chuyển để vạch hướng kinh doanh cho người buôn bán vàngười tiêu dùng

 Nắm được hướng và khu vực tiêu thụ hàng rau quả truyền thống, điềunày là cần thiết để tìm người mua cho người bán

 Nắm chắc đặc điểm, chất lượng và thời vụ hàng rau quả cùng loại đượcđưa ra thị trường của các khu vực khác nhau, để có thể tìm ra nguồn hàngkinh doanh chắc chắn và kịp thời

1.1.1.2 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động thương mại liên quan đến việc bán hàng hoá vàdịch vụ với thị trường nước ngoài, bao gồm cả hình thức tái xuất.

Xuất khẩu thực chất là hoạt động thương mại mở rộng ra phạm vi quốctế, là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫnnhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốcgia khác nhau trên thế giới Mỗi một quốc gia, một lãnh thổ đều có lợi thếtuyệt đối hay tương đối trong việc sản xuất một mặt hàng nào đó, nên tất yếuxảy ra sự chuyên hoá trong sản xuất để có thể lợi dụng được các lợi thế, mở

Trang 10

rộng khả năng sản xuất của các nước Nhưng như vậy, mỗi nước đều khôngđủ các mặt hàng khác nhau để thoả mãn nhu cầu đa dạng của mình Điều nàyđòi hỏi các nước phải tiến hành hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ vớinhau, hay chính là xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ Như vậy, xuất khẩu làmột hoạt động tất yếu diễn ra, cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặthàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng vượt ra khỏi ranh giới củakhả năng sản xuất của nước đó nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không cóquan hệ buôn bán với nước ngoài.

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì người mua chính là là người nhậpkhẩu, còn người bán là người xuất khẩu, các quy trình và thủ tục mua bán vềcơ bản cũng bao gồm các bước của buôn bán trong nước, tuy nhiên buôn bánxuất nhập khẩu cần tuân thủ các điều kiện khắt khe hơn do các bên thoả thuậnhoặc theo thông lệ quốc tế.

Xuất khẩu hàng rau quả là các hoạt động liên quan đến việc bán các sảnphẩm rau quả với thị trường nước ngoài.

1.1.2 Các loại hình xuất khẩu hàng rau quả

1.1.2.1 Hình thức xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà bên bán và bên mua trực tiếp giaodịch với nhau, không qua trung gian

Các bước giao dịch chủ yếu thường diễn ra theo trình tự 5 bước sau:- Hỏi giá

- Chào hàng

- Đặt hàng hay đặt hàng- Hoàn giá

Trang 11

- Chấp nhận- Xác nhận

Sử dụng hình thức này sẽ tận dụng được những ưu điểm như:- Dễ đạt được thoả thuận và ít xảy ra những hiểu lầm hơn- Giảm được chi phí trung gian

Tuy vậy, một vài điểm cần lưu ý khi sử dụng hình thức xuất khẩu này:- Đòi hỏi sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm của nhà kinh doanh về ngoạithương và nghiệp vụ về hàng rau quả

- Dễ xảy ra những sai lầm hay bị ép giá khi giao dịch với đối tác ở thịtrường mới

- Thường áp dụng hình thức này trong những thương vụ lớn để có thể bùđắp chi phí trong giao dịch như giấy tờ, đi lại

1.1.2.2 Hình thức xuất khẩu qua trung gian

Đây là hình thức mà bên bán và bên mua không trực tiếp thoả thuận cácđiều kiện mua bán mà thông qua một bên thứ ba, gọi là trung gian buôn bán.

Phổ biến của hình thức này hiện nay là môi giới và đại lý.

Trang 12

- Tận dụng được vốn và cơ sở vật chất của người trung gian

- Tạo điều kiện chiếm lĩnh thị trường hàng rau quả, nhất là thị trường mớithông qua một mạng lưới buôn bán tiêu thụ rộng khắp

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý những điểm sau:

- Không có sự liên hệ trực tiếp với đối tác, thông tin về thị trường và đốitác phải thông qua bên trung gian nên độ chính xác không cao

- Hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi năng lực,phẩm chất của bên trung gian

- Nếu sử dụng nhiều đại lý thì quá trình xuất khẩu kéo dài, mất thời gianvà chi phí, đồng thời giảm tính cạnh tranh trên thị trường hàng rau quả vớiđặc điểm tính thời vụ và yêu cầu giá thành rẻ

Về cơ bản, hình thức xuất khẩu qua trung gian đối lập với hình thứcxuất khẩu trực tiếp.

1.1.2.3 Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu là phương thức mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặtchẽ với nhập khẩu, bên bán đồng thời là bên mua, và có đặc điểm là lượnghàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về.

Trang 13

Trong buôn bán đối lưu phải đảm bảo yêu cầu cân bằng về mặt hàng,giá cả, tổng giá trị hàng giao cho nhau, về điều kiện giao hàng.

Buôn bán đối lưu có các loại hình sau:- Nghiệp vụ hàng đổi hàng

- Nghiệp vụ bù trừ

- Nghiệp vụ buôn bán có thanh toán bình hành- Nghiệp vụ mua đối lưu

- Nghiệp vụ chuyển nợ- Giao dịch bồi hoàn

- Nghiệp vụ mua lại sản phẩm

Hình thức buôn bán đối lưu hàng rau quả đã có từ rất lâu, và đến nayvẫn còn tồn tại do nó có những ưu điểm sau:

- Có được hàng hoá phục vụ cho nền kinh tế đất nước khi thiếu ngoại tệđể nhập khẩu

- Giảm được các thủ tục phức tạp trong thanh toán hàng hoá, đặc biệt làđối với chế độ quản lý ngoại hối quá chặt chẽ của chính phủ

Tuy nhiên, thực hiện hình thức buôn bán này cần đảm bảo các yêu cầuvề cân bằng trong mua bán như đã nói ở trên, và nó không linh hoạt áp dụngcho mọi trường hợp Mặt khác, việc sử dụng hình thức này bị hạn chế trongtrường hợp nước xuất khẩu đang cần nhiều ngoại tệ.

1.1.2.4 Hình thức tái xuất

Tái xuất hàng rau quả là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp táixuất xuất khẩu hàng rau quả đã nhập khẩu sang nước thứ ba mà không qua

Trang 14

Có 2 hình thức tái xuất sau:

- Tái xuất theo đúng nghĩa: hàng rau quả đi từ nước xuất khẩu đến nướctái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu

- Chuyển khẩu: hàng rau quả từ nước xuất khẩu trực tiếp sang nước nhậpkhẩu Nước tái xuất sẽ trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhậpkhẩu

Thanh toán trong kinh doanh tái xuất thường sử dụng phương thức thưtín dụng giáp lưng Người tái xuất nếu dàn xếp được để trả chậm tiền hàngnhập và nhanh chóng thu tiền hàng xuất thì sẽ thu được cả lợi tức về tiền hàngtrong khoảng thời gian chênh lệch.

1.1.2.5 Đấu giá quốc tế

Đấu giá quốc tế là phương thức kinh doanh, được tổ chức ở một nơinhất định tại đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thựchiện việc bán hàng hoá công khai để chọn được người mua trả giá cao nhất.

Mặt hàng thường được đem ra đấu giá quốc tế thường là những hàngkhó tiêu chuẩn hoá Có 2 trung tâm đấu giá quốc tế nổi tiếng về rau quả làAmsterdam và Autuerp.

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam

Xuất khẩu được xem là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinhtế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong các mặt hàngxuất khẩu chủ yếu của Việt Nam thì hàng nông sản nói chung, hay rau quả nóiriêng là mặt hàng chủ yếu và mang tính chiến lược Trong năm 2007 vừa qua,trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước là 48,38 tỷ USD thì kim ngạchnông sản đạt 6,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 300 triệuUSD, chiếm một tỷ trọng không nhỏ Do vậy, xuất khẩu hàng rau quả có vai

Trang 15

trò quan trọng được thể hiện qua các điểm sau:

1.1.3.1 Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầnggóp phần phát triển kinh tế đất nước

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoánên cần thiết phải nhập máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, bêncạnh đó, phải xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinhtế đất nước Để thực hiện điều đó, chúng ta phải có nguồn vốn ngoại tệ.Nguồn vốn ngoại tệ có thể được huy động bằng nhiều cách như đi vay, nhậnviện trợ, liên doanh liên kết hay xuất khẩu Tuy nhiên, nguồn vốn an toàn vàvững chắc nhất là nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu.

1.1.3.2 Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành liên quan phát triển

Xuất khẩu hàng rau quả phát triển sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc pháttriển các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho hàng rau quả như cây giống,… hoặc loại hình dịch vụ liên quan như dịch vụ bảo quản, vận chuyển, chếbiến, tiêu thụ sản phẩm… Nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt, cácdoanh nghiệp phải tìm cách giảm giá thành, nâng cao chất lượng

1.1.3.3 Nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu

Kinh doanh với các đối tác nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp ViệtNam phải năng động, sáng tạo, có năng lực quản lý tốt, có uy tín, thì mới cóthể tồn tại và phát triển được trên thị trường quốc tế Nhất là đối với mặt hàngrau quả là mặt hàng rất nhạy cảm và có sức cạnh tranh gay gắt trên thị trườngthế giới do ngày càng có nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, càng đòihỏi tài năng và kinh nghiệm của các doanh nghiệp Bởi vậy, các doanh nghiệpphải luôn học hỏi, tự đổi mới và hoàn thiện mình trong sản xuất cũng nhưtrong kinh doanh.

Trang 16

1.1.3.4 Xuất khẩu hàng rau quả góp phần giải quyết công ăn việc làm và cảithiện đời sống nhân dân

Lĩnh vực sản xuất cũng như chế biến sản phẩm rau quả đòi hỏi nhiềulao động Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả không những tạo công ănviệc làm cho lao động trong ngành mà còn dẫn đến sự phát triển của cácngành khác, tạo việc làm trong các ngành đó Đây được coi là ngành xuấtkhẩu chiến lược của nước ta do chúng ta có nhiều lợi thế để phát triển, trongđó phải kể đến lợi thế về nhân công Và khi có việc làm ổn định, có thu nhập,thì đời sống của người lao động sẽ được cải thiện, góp phần thực hiện chiếnlược về an ninh, xã hội của đất nước.

1.1.3.5 Xuất khẩu hàng rau quả là cơ sở để đẩy mạnh quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế

Trong quá trình xuất khẩu hàng rau quả, các doanh nghiệp Việt Namgiao dịch với các đối tác nước ngoài, tìm hiểu luật pháp, chính trị, văn hoá…của các thị trường xuất khẩu Từ đó, có thể mở rộng kinh nghiệm và các mốiquan hệ kinh doanh Đồng thời, nhà nước và các bộ ngành liên quan cũng cónhững hỗ trợ cho doanh nghiệp như cung cấp thông tin, tạo hành lang pháp lýthuận lợi cho xuất khẩu… Điều này đòi hỏi lãnh đạo các quốc qua mở rộnghơn quan hệ kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại nghiên cứu thị trường…

1.2. Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng rau quả ở Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu hàng rau quả có thể có các cách thức và quy trìnhthực hiện khác nhau tuỳ thuộc vào từng mặt hàng cụ thể, tuỳ từng doanhnghiệp, nhưng nhìn chung, hoạt động này thường được tiến hành theo trình tựsau:

Trang 17

1.2.1 Nghiên cứu, tiếp cận thị trường

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải thu thập thông tin về thị trườnghàng rau quả và phân tích những thông tin đó.

Doanh nghiệp cần thu thập thông tin về tình hình nhập khẩu hàng rauquả trên thị trường thế giới và các thị trường mục tiêu, tình hình sản xuất hàngrau quả, nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng rau quả trên thế giới của các đốithủ cạnh tranh, nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng và biến động giá cả hàngrau quả Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ về các thị trường mụctiêu và các đối thủ cạnh tranh Đồng thời, doanh nghiệp phải tìm hiểu về cácnhân tố có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu như chính trị, văn hoá, luậtpháp, và các điều kiện có liên quan như điều kiện về vận tải của các nướcnhập khẩu hàng rau quả.

Thông tin thường được các doanh nghiệp thu thập thông qua các tàiliệu có sẵn từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các tham tán thươngmại của Việt Nam ở nước ngoài hay từ việc khảo sát trực tiếp thị trường, quahội thảo và khi tham gia các hội chợ triển lãm.

1.2.2 Chọn đối tác kinh doanh

Chọn đúng đối tác kinh doanh là một trong những yếu tố tạo nên thànhcông trong kinh doanh xuất khẩu Để chọn đối tác kinh doanh xuất khẩu, taphải đánh giá năng lực đối tác trên các mặt như tài chính, nhân lực, năng lựcquản lý, hoạt động marketing Đặc biệt với đối tác nước ngoài, doanh nghiệpphải tìm hiểu về pháp nhân và uy tín của đối tác Bên cạnh đó, cũng cần tìmhiểu về quan điểm của đối tác đối với việc gây dựng mối quan hệ làm ăn lâudài Ngoài ra, phải chọn đối tác sao cho có sự tương thích giữa hai bên trêncác phương diện như điều kiện mua bán, vận chuyển, thanh toán.

Trang 18

1.2.3 Lập phương án kinh doanh xuất khẩu

Ở bước này, đầu tiên, doanh nghiệp phải nêu được mục tiêu của việcxuất khẩu hàng rau quả, chọn đối tác kinh doanh Tiếp theo, phải ước tínhđược các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu như chỉ tiêu hiệu quảkinh doanh xuất khẩu trực tiếp, chỉ tiêu hoà vốn xuất khẩu (giá xuất khẩu tốithiểu), chỉ tiêu lỗ lãi và một số chỉ tiêu khác Kết thúc, người lập phương ánphải nêu đề xuất của mình và đánh giá tính thực thi của phương án xét cả trênphương diện tính kinh tế và xã hội.

1.2.4 Giao dịch, đàm phán và ký hợp đồng

Các bên lựa chọn hình thức xuất khẩu hàng rau quả phù hợp trong cáchình thức như đã nói ở trên Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp thường baogồm các bước: hỏi giá, chào hàng, chấp nhận và xác nhận Sau khi giao dịch,các bên có thể tiến đến ký kết hợp đồng xuất khẩu Trong hợp đồng xuấtkhẩu, các bên phải thoả thuận các điều khoản về tên hàng, chất lượng, sốlượng, giá cả, vận chuyển, thanh toán và giải quyết tranh chấp…

1.2.5 Tổ chức thu mua, tạo nguồn cho xuất khẩu

Đầu vào cho hàng rau quả xuất khẩu có thể được huy động từ nhiềunguồn khác nhau như do nhập khẩu, do liên doanh liên kết, do thu mua trongnước… Doanh nghiệp phải tính toán sao cho các nguồn là ổn định, uy tín,chất lượng tốt, giá cả phải chăng để đáp ứng linh hoạt nhu cầu cho sản xuất vàxuất khẩu, đồng thời giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trênthị trường Nguồn giống chủ yếu cho việc sản xuất hàng rau quả xuất khẩucủa Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu nhiều, đây là một bất lợi trong việcgiảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàngrau quả Việt Nam.

Trang 19

1.2.6 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng rau quả cũng tương tự nhưcác hợp đồng xuất khẩu nói chung, thường bao gồm các bước sau: Xin giấyphép xuất khẩu, kiểm tra L/C, chuẩn bị hàng hoá, thuê tàu (nếu được quyền),mua bảo hiểm (nếu được quyền), làm thủ tục hải quan xuất khẩu, kiểm trahàng hoá trước khi xuất khẩu, giao hàng, làm thủ tục thanh toán, xử lý tranhchấp nếu có Các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu hàng rau quả theođiều kiện FOB nên không mua bảo hiểm và thuê tàu.

1.2.7 Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu và tiếp tục quá trình kinh

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp tính toán các số liệu thực tế, tínhtoán các chỉ tiêu thực tế của hoạt động xuất khẩu, phân tích lỗ lãi, đồng thời,so sánh các chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu ước tính trong bước lập phươngán Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá kết quả và hiệu quả xuất khẩu ở từngmặt hàng, từng thị trường, từng đối tác, và tìm ra các thế mạnh, yếu điểm đểcó biện pháp cụ thể điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mộtcách kịp thời.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng rau quả củaViệt Nam

1.3.1 Nhu cầu về sản phẩm rau quả

Trong những năm gần đây, sản lượng rau quả của thế giới tăng hàngnăm, nhu cầu về một số loại rau quả tăng lên do sự biến động về dân số và thunhập của các nước.

Cùng với sự tăng lên trong thu nhập người tiêu dùng, các sản phẩm rauquả có lợi ích cao đối với họ sẽ được chọn mua, và họ sẽ mua nhiều loại hàng

Trang 20

đó khi giá cả hợp lý Hiện nay, mức sống của con người ngày càng được nânglên, nhu cầu về những sản phẩm có chất lượng cao và an toàn là rất lớn Yếutố này có tác động trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm rau quả trên thịtrường, do vậy, bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nào cũng cần tổ chứcnghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu của thị trường về sản phẩm,từ đó, đưa ra những quyết định sản xuất và tiêu thụ trong nước hay xuất khẩuhiệu quả.

1.3.2 Tập quán tiêu dùng và xu hướng nhập khẩu rau quả

Tập quán và xu hướng tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngxuất khẩu các sản phẩm rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam Thị trườngxuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai là HoaKỳ, EU, Nhật, Singapore, Nga, đây cũng là những thị trường rất quan tâm đếnvấn đề sức khoẻ và an toàn Do đó, các sản phẩm rau quả sạch sẽ được tiêudùng mạnh tại các thị trường này, đó là những sản phẩm rau quả lành, khôngđộc hại với con người Những loại rau quả này được sản xuất theo quy trìnhcông nghệ mới, chỉ dùng phân hữu cơ hoặc nếu có sử dụng phân hoá học haythuốc trừ sâu thì phải trong mức giới hạn cho phép Rau quả phải sạch sẽ, tươingon, không bị sâu bệnh, bầm dập, xây xước Còn đối với trái cây, vỏ phảisạch và bóng láng, đặc biệt là màu sắc, hình dạng, trọng lượng, kích thước vàđộ chín phải đồng đều.

Đối với sản phẩm rau quả chế biến thì phải được bao gói cẩn thận, hợpvệ sinh, có ghi đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm, có hướng dẫn cáchsử dụng.

Ngoài ra, người tiêu dùng ở các thị trường này ưa thích các sản phẩmnước ép rau quả nguyên chất không pha đường, không có các chất phụ gia

Với cuộc sống bận rộn và xu hướng sống độc thân, các sản phẩm rau

Trang 21

quả chế biến sẵn, ăn liền được tiêu thụ với khối lượng lớn bởi nó đem lạinhiều tiện lợi trong tiêu dùng.

Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh hàng rau quả không thể khôngđể ý tới xu hướng tiêu dùng của mỗi thị trường mà mình đang ý định xuấtkhẩu sang, để từ đó, có những điều chỉnh hợp lý trong tổ chức kinh doanh vàocác thị trường này.

1.3.3 Các rào cản đối với sản phẩm rau quả xuất khẩu

Để bảo vệ ngành hàng rau quả trong nước, ngăn chặn hàng rau qủa từcác nước khác tràn vào, các nước nhập khẩu thường dùng các biện pháp vềthuế, hạn ngạch, các rào cản kỹ thuật Nhưng xu hướng thương mại tự dokhiến các nước phải xoá bỏ dần các biện pháp về thuế, hạn ngạch và tăng dầncác biện pháp kỹ thuật Dưới đây là một số rào cản kỹ thuật mà các nước nhậpkhẩu rau quả thường áp dụng:

a) Tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm

Các đòi hỏi về chất lượng hàng rau quả được tiêu chuẩn hoá thành hệthống tiêu chuẩn chất lượng ISO Các tiêu chuẩn chất lượng này là giấy thônghành cho các doanh nghiệp xuất khẩu như hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000-2000, ISO 9000-1994 Cụ thể, EU yêu cầu có chứng chỉ sản phẩm hội nhập,tức là áp dụng hệ thống ISO 9000-1994, còn Mỹ yêu cầu có thẻ xanh HACCPmà cụ thể là ISO 9000-2000.

Ngoài ra, các sản phẩm rau quả khi vào thị trường EU phải đáp ứngđược tiêu chuẩn về sức khoẻ và an toàn theo chỉ thị về An toàn sản phẩmchung 92/59/EC.

b) Chỉ tiêu về môi trường

Ngày nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả bên cạnh việc đáp

Trang 22

ứng tiêu chuẩn về chất lượng còn là yêu cầu về bảo vệ môi trường khi sảnxuất ra sản phẩm Các yêu cầu này được tiêu chuẩn thành chỉ thị về bao bì vàphế thải bao bì (96/62/EC), hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, và caohơn nữa là xác nhận tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm hay chính lànhãn hiệu sinh thái Các nước nhập khẩu hàng rau quả còn tự đưa ra nhữngquy định, điều luật hết sức chặt chẽ về bao bì và một số còn lập nhữngwebsite chuyên cung cấp những thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường,điều kiện sản xuất hàng rau quả xuất khẩu ở các doanh nghiệp, quốc gia cóxuất khẩu hàng rau quả Những tiêu chuẩn, quy định này thực sự vựơt xa khảnăng đáp ứng của nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng rau quả ở các quốc giađang phát triển, như đối với Việt Nam, thì nhãn hiệu sinh thái còn quá xa lạvà chưa có doanh nghiệp nào đáp ứng được Trong khi đó, các chiến dịchquảng cáo, các thông tin trên các website sẽ liên tục tuyên truyền về tác độngtiêu cực của các sản phẩm không có nhãn mác sinh thái, khiến cho người tiêudùng ở các nước nhập khẩu hàng rau quả có thể sẵn sàng tẩy chay sản phẩmnào không có nhãn mác đó.

c) Chỉ tiêu về trách nhiệm xã hội

Chỉ tiêu này xuất phát từ yếu tố đạo đức của người tiêu dùng, đòi hỏicác sản phẩm phải được chứng nhận rõ là được sản xuất trong điều kiện nhưthế nào, có đối xử phân biệt với người lao động không, hay có sử dụng laođộng trẻ em không Và SA8000 là hệ thống tiêu chuẩn phổ biến nhất.

Đó là những chính sách đối với người lao động về tiền lương, thu nhập,an toàn lao động… Đặc biệt, người tiêu dùng ở Canada, Mỹ, và châu Âu ngàycàng quan tâm tới các điều kiện này khi mua các sản phẩm có nguồn gốc từcác nước đang phát triển Bởi vậy, SA8000 được xem như là một giải phápkhẳng định giá trị đạo đức của sản phẩm và là giấy thông hành cho sản phẩm

Trang 23

của Việt Nam đi vào các thị trường rộng lớn.

1.3.4 Tiềm lực sản xuất và xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam

Với nhiều lợi thế trong sản xuất rau quả và mặt hàng xuất khẩu đadạng, Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều loại rau quả tươi cũng như rau quảchế biến sang hơn 50 nước trên thế giới Đến nay, diện tích rau quả đạt trên1,4 triệu ha, sản lượng trên 16 triệu tấn.

Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam có đượclà dựa trên những điểm mạnh sau:

 Việt Nam có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu (nhiệt đới ở phíaNam và á nhiệt đới ở phía Bắc) với nhiều chủng loại rau quả đặc trưng, có lợithế so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới

 Nhiều sản phẩm rau quả chế biến được sản xuất theo dây chuyền côngnghệ hiện đại, chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm ngày một nâng cao

 Tốc độ phát triển về hàng rau quả rất nhanh, đặc biệt ở những vùngtrọng điểm như Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên

Đây cũng chính là những lợi thế, tạo tiền đề cho việc xuất khẩu hàngrau quả của Việt Nam Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những yếu điểmcủa các doanh nghiệp Việt Nam như công nghệ trồng, thu hoạch, bảo quản vàchế biến rau quả còn lạc hậu; thiếu chiến lược xây dựng mặt hàng xuất khẩuchủ lực, chủng loại hàng còn dàn trải; chưa tạo ra sự đảm bảo trong mối liênhệ sản xuất giữa các ngành, các khâu trong ngành hàng rau quả; còn thiếuhiểu biết về nhu cầu thị trường Bởi vậy, cần có những biện pháp hợp lý từphía doanh nghiệp, nhà nước và các ban ngành liên quan để khắc phục nhữngtồn tại trên, khai thác tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam, hướng tớiđạt kim ngạch 350 triệu USD, tăng 16,7% vào năm 2008.

Trang 24

1.3.5 Tình hình chung về kinh tế, chính trị, luật pháp thế giới và Việt Nam

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, sự chuyên môn hoáđang diễn ra ngày càng sâu sắc Các nước sản xuất những mặt hàng mà mìnhcó lợi thế so sánh Các sản phẩm rau quả được sản xuất và xuất khẩu từ nhữngnước có lợi thế so sánh về loại hàng nào đó, và nước xuất khẩu mặt hàng rauquả này cũng đồng thời nhập khẩu sản phẩm rau quả kia để đáp ứng nhu cầutrong nước và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Kinh tế càng pháttriển thì nhu cầu về sản phẩm rau quả cũng có sự thay đổi theo hướng tăng lênvề chủng loại, chất lượng…, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu rauquả.

Trong những năm gần đây, đồng USD đang mất giá, do đó, làm giảmlợi thế của các nước xuất khẩu hàng rau quả, đặc biệt là Việt Nam vì Mỹ làmột trong những thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, giá cả có xu hướng tăng nhanh, làm tăng giá đầu vào chosản xuất hàng rau quả Trong khi đó, đầu vào để sản xuất hàng rau quả xuấtkhẩu của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn, ảnh hưởng đến sứccạnh tranh trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, các nước trên thế giới đang rất cảnh giác với vấn đề an ninhkhủng bố, nên hải quan các nước kiểm tra khắt khe hơn làm kéo dài hơn thờigian quá cảnh của các mặt hàng nhập khẩu vào các nước này Điều này tácđộng lớn tới việc xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Namcũng có những bước tiến đáng kể Kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến, cơcấu các ngành trong nền kinh tế hợp lý hơn, buôn bán quốc tế ngày càng giatăng Hơn nữa, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp kinh doanh xuấtkhẩu hàng rau quả Không chỉ gia tăng về kim ngạch xuất khẩu, mà các doanh

Trang 25

nghiệp ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn, và họ đã tích luỹ được kinh nghiệmbuôn bán quốc tế, năng lực quản trị và các kỹ năng kinh doanh cũng ngàyđược nâng lên rất nhiều.

Chính trị và luật pháp cũng là những yếu tố rất quan trọng, có thể gâyảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới các doanh nghiệp hoạt động kinh doanhnói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả nói riêng Mặcdù thể chế chính trị của mỗi nước khác nhau, nhưng để hội nhập với nền kinhtế toàn cầu, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đa dạng hoá các mối quan hệkinh tế, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới Nhờ vậy,quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta đã được mởrộng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu Do tác động của củayếu tố chính trị, luật pháp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà cácdoanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nào thì phải tìm hiểu kỹ về thểchế chính trị của nước đó để có cách ứng xử phù hợp.

Xuất khẩu là vấn đề thương mại mang tính chất quốc tế, do vậy, nókhông chỉ chịu ảnh hưởng của luật pháp quốc gia hai nước mua bán mà cònchịu tác động lớn của luật pháp và thông lệ quốc tế Cần phải nhìn nhận rằng,luật pháp của các nước trên thế giới khá hoàn chỉnh và chặt chẽ, trong khi đó,luật pháp nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ và không ổn định, thủ tục hànhchính còn rườm rà Đây là một bất lợi lớn đối với ngành xuất khẩu hàng rauquả Bởi vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam cần được hoàn thiện cho phùhợp với luật pháp và thông lệ quốc tế

1.3.6 Quan hệ kinh tế- thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới

Từ sau đổi mới, mở cửa thị trường, quan hệ kinh tế đối ngoại của ViệtNam đã đạt được những thành tựu to lớn Việt Nam là thành viên củaASEAN, là khu vực đầy tiềm năng và đang có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ;

Trang 26

và chúng ta còn là thành viên của APEC Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăngcường hợp tác đa phương và song phương với Mỹ (như Hiệp định thương mạiViệt- Mỹ), và Canada… Và đầu năm 2007 vừa qua, Việt Nam đã chính thứclà thành viên của WTO Những mối quan hệ kinh tế đối ngoại này tạo điềukiện cho hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam.

Tuy nhiên ngành rau quả của Việt Nam cũng gặp không ít những tháchthức trong các sân chơi hội nhập Như việc bước vào WTO, nghĩa là vào thịtrường xuất nhập khẩu rau quả thế giới đã được tổ chức chặt chẽ, phần lớn docác hệ thống siêu thị đa quốc gia khống chế, nên xuất khẩu rau quả của ViệtNam vốn đã gặp nhiều khó khăn, nay phải đối mặt với những thách thức mới.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới quan hệ thương mại với TrungQuốc, đây là quốc gia được đánh giá là tiềm năng cho xuất khẩu rau quả củaViệt Nam trong thời gian tới Với ACFTA (khu vực thương mại tự doASEAN- Trung Quốc), Trung Quốc sẽ dành cho Việt Nam quy chế tối huệquốc như các thành viên WTO Lợi thế này cộng với các điều kiện về địa lýsẽ là cơ sở để tăng cường xuất khẩu mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, đặcbiệt là vào các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc Và nhiều nghiên cứu đã chothấy rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ Chương trình Thu hoạchsớm, còn với ACFTA, Việt Nam có nhiều lợi thế về giá thành sản xuất rauquả nhờ điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, nhân công rẻ.

1.3.7 Tình hình xuất khẩu hàng rau quả của các nước trên thế giới

Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất và chế biếnrau quả trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ Bởi vậy, sảnphẩm rau quả của Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt với những sản phẩmcủa các thị trường này.

Mặc dù, Trung Quốc là quốc gia đầy tiềm năng cho xuất khẩu rau quả

Trang 27

của Việt Nam, tuy nhiên, đất nước này hiện đang dẫn đầu thế giới về xuấtkhẩu rau quả, và sản phẩm của họ được đánh giá là có tính cạnh tranh cao hơncác sản phẩm của Việt Nam.

Về các loại quả nhiệt đới, sản xuất của Việt Nam vẫn mang tính tựphát, manh mún và phân tán, nên sản lượng thấp hơn các nước Thái Lan vàPhilippine, hai quốc gia xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm này.

Nhìn chung, năng suất các loại cây rau quả của Việt Nam thấp so vớimức trung bình của khu vực và thế giới, trái cây cũng có giá đắt hơn so vớitrái cây cùng loại của các nước nhiệt đới khác Vì vậy, rau quả Việt Nam hầunhư chưa cạnh tranh được trên thị trường thế giới với chất lượng sản phẩmthấp, giá thành sản phẩm lại cao Điển hình như trong xuất khẩu sản phẩmdứa, một mặt hàng rau quả chủ lực của Việt Nam, trong khi năng suất dứa củaThái Lan đạt 24,5 tấn/ha thì của Việt Nam là 13 tấn/ha, do đó, giá dứa củaThái Lan thấp hơn giá của Việt Nam, nên cạnh tranh quyết liệt với sản phẩmcủa nước ta Hay như giá sầu riêng của Thái Lan thấp hơn 3 lần giá sầu riêngViệt Nam.

Hiện nay, các nước xuất khẩu rau quả chủ lực như Hoa Kỳ, TrungQuốc, Thái Lan đều có chiến lược phát triển nền nông nghiệp hướng vào mụctiêu xuất khẩu, và với những thế mạnh, đầu tư của họ cho ngành nông nghiệpnói chung hay ngành rau quả nói riêng, thì có thể thấy trong thời gian tới, rauquả Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm các nước này trên thịtrường quốc tế.

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨURAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢNVIỆT NAM

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty rau quảnông sản Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty rau quả nôngsản Việt Nam

Tên đầy đủ: Tổng công ty rau quả, nông sản Việt NamTên giao dịch: VEGETEXCO VIETNAM

Trụ sở chính: Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà NộiChủ tịch hội đồng quản trị: Nguyễn Toàn Thắng

Tổng giám đốc: Nguyễn Văn ThànhCác đơn vị thành viên, gồm:

5 đơn vị trực thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện6 công ty con

20 công ty liên kết5 công ty liên doanh

Các lĩnh vực hoạt động chính của tổng công ty

 Sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu và tiêuthụ nội địa rau, quả, nông, lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm đồ uống, các loạitinh dầu; các loại giống rau, hoa, quả nhiệt đới; kinh doanh phân bón, hóachất, vật tư, bao bì chuyên ngành rau quả, nông, lâm sản và chế biến thựcphẩm; kinh doanh các sản phẩm cơ khí: máy móc, thiết bị, phụ tùng; phươngtiện vận tải, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng

Trang 29

 Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo công nhân kỹ thuậtchuyên ngành về sản xuất, chế biến rau quả, nông, lâm sản.Cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển sản xuất, chế biến rau quả, nông,lâm sản

 Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán

 Sản xuất kinh doanh các lĩnh vực khác: giao nhận, kho cảng, vậntải và đại lý vận tải; kinh doanh bất động sản, xây lắp công nghiệp và dândụng; khách sạn, văn phòng cho thuê

 Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tiếpnhận và thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển để phát triển kinh doanhcuả Tổng công ty

Năm 2003, tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam được thành lậpcăn cứ vào quyết định số 66/2003/QĐ/BNN-TCCB, trên cơ sở sáp nhập 2tổng công ty lớn là Tổng công ty Rau quả Việt Nam (thành lập năm 1954) vàTổng công ty Xuất, nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (thành lậpnăm 1954).

Năm 2004, tổng công ty trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thônphê duyệt đề án chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình tổng công tymẹ- con Và đầu 2005, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thứcphê duyệt đề án Theo đó, tổng công ty tiến hành chuyển đổi các doanhnghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty sang công ty cổ phần theo hình thứcchi phối và không chi phối, và mô hình tổng công ty mẹ- con được chính thứcchuyển đổi từ tháng 1/2006 Công ty mẹ sẽ bao gồm văn phòng tổng công ty,và ba công ty trực thuộc sẽ nắm quyền quản lý tài chính tập trung chi phối cácđơn vị thành viên Các đơn vị thành viên được chia thành công ty con (cổphần chi phối) và công ty liên kết (cổ phần không chi phối và liên doanh).

Thời kỳ này, mặc dù tổng công ty gặp không ít những khó khăn trong

Trang 30

ổn định hoạt động và đẩy mạnh sản xuất vì mới sáp nhập nhưng đã đạt đượcnhiều thành tựu nổi bật Trong sản xuất, đã kết hợp chặt chẽ từ gieo trồngchuẩn bị đầu vào đến sản xuất- xuất khẩu gắn liền với việc đầu tư nghiên cứuứng dụng công nghệ vào sản phẩm mới Do đó, tổng công ty đã từng bướcđáp ứng được nhu cầu của các đối tác trên thế giới.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của Tổng công ty rau quả nôngsản Việt Nam

Từ tháng 1/2006, tổng công ty chính thức vận hành theo mô hình tổngcông ty mẹ- con Việc chuyển đổi này đồng thời với việc thay đổi về cơ cấu tổchức và bộ máy quản trị cũng như chức năng và quyền hạn của các phòng ban.Có thể thể hiện mô hình tổ chức hoạt động của tổng công ty theo sơ đồ sau:

Công ty mẹ: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, điều hành các đơn vị theoHỘI ĐỒNG

5 Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm

CÁC CÔNG TY

Trang 31

cơ chế khống chế theo tỷ lệ vốn góp, lập kế hoạch phát triển chung cho toàncông ty Bao gồm:

- Hội đồng quản trị- Ban giám đốc- 5 phòng chức năng

- Các đơn vị trực thuộc: công ty Vegetexco, công ty chế biến xnkđiều Bình Phước, công ty giống rau quả, các chi nhánh, các vănphòng đại diện

Các công ty con, bao gồm: công ty cổ phần xnk rau quả, công ty cổ phầncảng rau quả, công ty cổ phần chế biến thực phẩm xk Bắc Giang, công ty cổphần thực phẩm xk Tân Bình, công ty cổ phần in và bao bì Mỹ Châu, công tycổ phần xnk nông sản và thực phẩm Sài Gòn

Công ty liên kết, gồm các công ty cổ phần không chi phối và công ty liêndoanh

Việc tái cơ cấu đã khiến bộ máy tổ chức của tổng công ty trở nên tinhgiản và gọn nhẹ hơn Hội đồng quản trị và ban kiểm soát vẫn giữ chức năngvà nhiệm vụ như trước Điểm nổi bật là sự tách ra của 10 phòng kinh doanhxuất nhập khẩu của tổng công ty trước kia thành công ty Vegetexco và côngty giống rau quả Hai công ty này và công ty chế biến xnk điều Bình Phước làba đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ.

Ngoài ra, 7 phòng chức năng trước kia cũng được cơ cấu lại thành 5phòng: phòng tổ chức cán bộ và khối văn phòng công ty được sáp nhập thànhphòng tổ chức- hành chính, phòng kế toán- tài chính, phòng kế toán- tổnghợp, phòng tư vấn đầu tư- xúc tiến thương mại, và trung tâm kiểm tra chấtlượng sản phẩm.

Trang 32

Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc, các đơn vị phụ thuộc,và 5 phòng chức năng tạo thành một khối thống nhất của công ty mẹ.

34 đơn vị thành viên hạch toán độc lập trước kia thì có 13 đơn vị làcông ty con trong đó có 6 công ty cổ phần chi phối (Nhà nước nắm giữ trên50% vốn điều lệ), 8 đơn vị thuộc khối doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phầnhoá (Nhà nước nắm 100% vốn) bao gồm: công ty xuất nhập khẩu nông sảnthực phẩm Hà Nội, công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biếnĐà Nẵng, công ty xuất nhập khẩu rau quả II, công ty xuất nhập khẩu ThanhHoá, công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, công ty giao nhận và xuấtnhập khẩu Hải Phòng, công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang,công ty rau quả Hà Tĩnh Năm 2005, công ty chế biến thực phẩm xuất khẩuQuảng Ngãi tuyên bố phá sản 17 doanh nghiệp còn lại tồn tại dưới dạng côngty liên kết trong đó có 5 công ty liên doanh với nước ngoài, bao gồm: công tyliên doanh Dona Newtower, công ty liên doanh hộp sắt Tovecan, công ty liêndoanh bao bì Crown, công ty liên doanh nước giải khát Luveco, công ty liêndoanh Vinaharris; và 12 doanh nghiệp là các công ty cổ phần không chi phối,gồm: CTCP thực phẩm xuất khẩu Hưng Yên, CTCP xuất nhập khẩu TamHiệp, CTCP sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu Sài Gòn, CTCP xuất nhậpkhẩu điều và hàng nông sản thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, CTCP Vian,CTCP xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, CTCP đầu tư xuất nhập khẩunông lâm sản chế biến, CTCP vận tải và thương mại, CTCP xuất nhập khẩurau quả I, CTCP vật tư công nghiệp và thực phẩm, CTCP rau quả Sapa, CTCPvận tải và thương mại.

Việc chuyển đổi cơ chế hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công tycon như hiện nay sẽ khiến doanh nghiệp tự chủ và đạt hiệu quả cao hơn tronghoạt động sản xuất kinh doanh Các công ty con có cổ phần chi phối của côngty mẹ với tư cách là cổ đông thành viên góp vốn chi phối, thực hiện các quyền

Trang 33

chi phối của mình thông qua người đại diện tại công ty con về chiến lược đầutư, cơ cấu quản lý, nhân sự, và quản lý tài chính phù hợp với quy định củapháp luật và điều lệ của công ty con.

Còn đối với các công ty liên kết hoạt động theo quy định của pháp luậtvà điều lệ công ty đó, công ty mẹ thực hiện việc quản lý cổ phần, vốn gópkhông chi phối thông qua đại diện của mình ở công ty liên kết phù hợp vớipháp luật và điều lệ công ty liên kết.

Ngoài ra, quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với công ty mẹ cũng đượcquy định rõ trong điều lệ công ty mẹ: Công ty mẹ chịu sự quản lý của cơ quannhà nước các cấp theo quy định của pháp luật và quản lý của người đại diệnchủ sở hữu theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ, hội đồng quản trị đạidiện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty Chủ sở hữu nhà nướcthực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty mẹ theo quyđịnh của luật doanh nghiệp.

Cũng như các công ty nhà nứơc khác, để tồn tại trong một môi trườngcạnh tranh khốc liệt thì việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức sang một mô hình hiệuquả hơn, phù hợp với xu thế phát triển chung là yêu cầu tất yếu Với mô hìnhhoạt động mới, vị trí và thương hiệu của tổng công ty rau quả, nông sản ViệtNam đang ngày càng được khẳng định Và trong thời gian tới, tổng công typhải tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp còn lại cũng như tìm rahướng giải quyết cho những doanh nghiệp gặp khó khăn lớn không thể tiếnhành cổ phần hóa được.

Trên đây là những giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành, phát triểnvà cơ cấu tổ chức của tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Phần tiếp theosẽ đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của tổngcông ty thời gian qua.

Trang 34

2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng của nótới hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nôngsản Việt Nam

2.2.1 Mặt hàng kinh doanh

Tổng công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng rau quả khác nhau, mỗiđơn vị thực hiện sản xuất kinh doanh một số mặt hàng phù hợp Các loại mặthàng của Tổng công ty bao gồm: rau quả tươi, rau quả sấy muối, rau quả đónghộp, rau quả đông lạnh, nước quả cô đặc.

Sản phẩm của Tổng công ty thuộc ngành nông nghiệp nên mang đậmtính chất mùa vụ, “mùa nào thức ấy” Bởi vậy, hoạt động kinh doanh nóichung hay hoạt động xuất khẩu nói riêng của Tổng công ty cũng chịu ảnhhưởng rất lớn của đặc điểm này Ví dụ như dứa là sản phẩm chủ lực của Tổngcông ty, mùa vụ của sản phẩm này là tháng 1, 5, 7, 10, 11, 12 Sản phẩmchuối, chanh, vú sữa, đu đủ từ tháng 5 đến tháng 11; cà chua, dưa chuột từtháng 10 đến tháng 1; hay su hào, bắp cải từ tháng 8 đến tháng 3 Như vậy,sản phẩm kinh doanh của Tổng công ty từng thời kỳ sẽ khác nhau, tuỳ thuộcvào mùa vụ sản phẩm.

2.2.2 Đặc điểm thị trường

Thị trường chủ yếu của Tổng công ty là thị trường xuất khẩu, trong đóthị trường chủ lực trong những năm gần đây là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU,Nga, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc.

Thị trường của Tổng công ty trải khắp mọi khu vực khác nhau trên thếgiới:

 Châu Á:

- ASEAN: Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Lào

Trang 35

- Các nước khác: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, HồngKông, Ấn Độ, Mông Cổ, Arập, Joodan, Pakistan, Libăng, Isarel, Coet,Syri, Srilanca

 Châu Phi: Ai Cập, Su Đăng, Marốc, Cốt Tivoa, Senegal

Có thể thấy, thị trường xuất khẩu của Tổng công ty rất đa dạng vàphong phú Mỗi thị trường với những đặc điểm riêng trong tập quán tiêu dùngvà có quy định pháp lý khác nhau, chính điều này đặt ra cho Tổng công tynhững thách thức lớn trong công tác mở rộng và phát triển thị trường.

2.2.3 Đặc điểm đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuấtkhẩu rau quả, bởi vậy tất yếu không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt giữacác doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty bao gồm cả các doanh nghiệp xuấtkhẩu rau quả trong nước và các doanh nghiệp quốc tế.

Hiện nay, tại Việt Nam đã có hơn 300 doanh nghiệp kinh doanh xuấtkhẩu rau quả, trong đó, có một số doanh nghiệp tầm cỡ như công ty XNKnông sản thực phẩm Đồng Nai, CTCP nông sản thực phẩm Lâm Đồng,

Trang 36

CTTNHH Thanh Long Hoàng Hậu, CT giao nhận và XNK Hải Phòng, CTCPTrường Phát, CTCP chế biến thực phẩm XK miền Tây, CTTNHH thương mạivà dịch vụ Bảo Thanh, CTTNHH chế biến nông, thuỷ- hải sản Long An.

Đối thủ cạnh tranh quốc tế thì gay gắt nhất là các doanh nghiệp xuấtkhẩu của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Bắc Phi, Nam Phi, Newzealand,Chilê, Brazil Chất lượng và giá cả là hai yếu tố chính khiến các doanh nghiệpViệt Nam cạnh tranh ít hiệu quả với các đối thủ trên Đặc biệt là các doanhnghiệp Trung Quốc được đánh giá là đối thủ cạnh tranh lớn của các doanhnghiệp Việt Nam trong thời gian tới, bởi họ không chỉ có lợi thế về nhâncông, mà công nghệ trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến cao hơn ViệtNam, với sự đa dạng trong mẫu mã và chủng loại, sự đồng đều về quy cách.

2.2.4 Đặc điểm về vốn kinh doanh

Bảng 2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty

Chỉ tiêu

Giá trị(tr đồng)

Cơ cấu(%)

Giá trị(tr đồng)

Cơ cấu(%)

Giá trị(tr đồng)

Cơ cấu(%)

(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính)

Là một doanh nghiệp nhà nước nên vốn ngân sách chiếm tỷ trọng lớn

Trang 37

trong cơ cấu vốn, trên 60% Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn khác cũng liên tụctăng về lượng do được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhkhông ngừng phát triển và vay ngân hàng.

Xét về tính chất của vốn thì vốn lưu động ngày càng tăng và tỷ trọngcủa nó cũng tăng lên Điều này cũng là phù hợp với thực tế, bởi Tổng công tylà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, khi mà khối lượng giao dịchngày càng lớn, khả năng ứ đọng vốn cao, nếu không có “trường vốn” thì sẽkhó có thể cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường

Bên cạnh đó, nguồn vốn lớn sẽ giúp Tổng công ty có thể đầu tư nhữngdây chuyền hiện đại đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm phục vụ xuấtkhẩu.

2.2.5 Đặc điểm về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt đối với mọi doanh nghiệp Đối vớiTổng công ty cũng vậy, chất lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất hay kinhdoanh xuất khẩu là yếu tố được quan tâm hàng đầu Bởi hiệu quả của công tácxuất khẩu không chỉ chịu ảnh hưởng của chất lượng đội ngũ nhân viên kinhdoanh xuất khẩu, mà cả lao động trong lĩnh vực sản xuất, do chất lượng laođộng của họ sẽ quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng sản phẩm xuấtkhẩu.

Trong giai đoạn 2005-2007, số lao động của Tổng công ty tăng đều quacác năm, trung bình tăng 120 người/ năm Và cơ cấu lao động có xu hướngthay đổi theo hướng tích cực, cụ thể:

Bảng 2.2 Tình hình lao động của Tổng công ty

Trang 38

Chỉ tiêu

số lượng(người)

Cơ cấu(%)

số lượng(người)

Cơ cấu(%)

số lượng(người)

Cơ cấu(%)

Theo ngành: Cơ cấu lao động theo ngành có sự biến động đều qua từngnăm theo hướng tăng lực lượng lao động trong các hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu, và giảm dần lao động trong các khâu sản xuất và chế biến thôngqua việc tăng cường cơ khí hoá hoạt động sản xuất.

Theo trình độ lao động: Tốc độ tăng của lao động có trình độ tăng dần

Ngày đăng: 30/11/2012, 14:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty (Trang 33)
2.2.4. Đặc điểm về vốn kinh doanh - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
2.2.4. Đặc điểm về vốn kinh doanh (Trang 33)
2.2.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
2.2.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực (Trang 34)
Bảng 2.2. Tình hình lao động của Tổng công ty - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2. Tình hình lao động của Tổng công ty (Trang 34)
Bảng 2.4.a. Tình hình kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.4.a. Tình hình kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty (Trang 38)
(Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ 2005-2007, phòng XNK) - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
gu ồn: Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ 2005-2007, phòng XNK) (Trang 39)
Bảng 2.5.a. Cơ cấu nhóm hàng rau quả của Tổng công ty - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.5.a. Cơ cấu nhóm hàng rau quả của Tổng công ty (Trang 40)
Bảng 2.6.a. Xuất khẩu rau quả theo thị trường của Tổng công ty - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.6.a. Xuất khẩu rau quả theo thị trường của Tổng công ty (Trang 43)
2.3.2.3. Thị trường xuất khẩu - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
2.3.2.3. Thị trường xuất khẩu (Trang 43)
Bảng trên cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu vào 8 thị trường chủ yếu của Tổng công ty luôn gấp hơn hai lần tổng giá trị xuất khẩu vào các thị  trường còn lại, và con số này có xu hướng tăng lên - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng tr ên cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu vào 8 thị trường chủ yếu của Tổng công ty luôn gấp hơn hai lần tổng giá trị xuất khẩu vào các thị trường còn lại, và con số này có xu hướng tăng lên (Trang 44)
Bảng 2.7. a. Kết quả xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Tổng công ty giai đoạn 2005- 2007 - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.7. a. Kết quả xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Tổng công ty giai đoạn 2005- 2007 (Trang 45)
Tổng công ty xuất khẩu hàng rau quả theo hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu theo hợp đồng uỷ thác - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
ng công ty xuất khẩu hàng rau quả theo hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu theo hợp đồng uỷ thác (Trang 45)
Bảng 2.8.a. Diện tích trồng rau quả của Tổng công ty 2005-2007 - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.8.a. Diện tích trồng rau quả của Tổng công ty 2005-2007 (Trang 50)
Bảng 2.8.b. Sản lượng một số loại rau quả chủ yếu 2005-2007 - Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2.8.b. Sản lượng một số loại rau quả chủ yếu 2005-2007 (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w