Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam, tôi đã có cơ hội tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty Bảng 2.2. Tình hình lao động của Tổng công ty . Sơ đồ 2.3. Phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 . Bảng 2.4.a. Tình hình kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty . Biểu đồ 2.4.b. Tình hình xuất khẩu theo giá trị của Tổng công ty Bảng 2.5.a. Cơ cấu nhóm hàng rau quả của Tổng công ty Biểu đồ 2.5.b. Tỷ trọng xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2006 . Biểu đồ 2.5.c. Tỷ trọng xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2007 Bảng 2.6.a. Xuất khẩu rau quả theo thị trường của Tổng công ty . Biều đổ 2.6.b. Xuất khẩu theo thị trường của Tổng công ty 2005-2007 . Bảng 2.7. a. Kết quả xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Tổng công ty giai đoạn 2005- 2007 . Biểu đồ 2.7.b. Xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Tổng công ty 2005-2007 Đào Lan Phương_ Thương mại quốc tế K46 Bảng 2.8.a. Diện tích trồng rau quả của Tổng công ty 2005-2007 Bảng 2.8.b. Sản lượng một số loại rau quả chủ yếu 2005-2007 LỜI MỞ ĐẦU Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO, một sân chơi kinh tế- thương mại lớn nhất hành tinh. Việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đã đánh dấu thành công của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. WTO tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội to lớn, nhưng bên cạnh đó là những thách thức không dễ gì vượt qua. Ngành nông nghiệp Việt Nam là một lĩnh vực được đánh giá là sẽ chịu nhiều tác động của sự kiện này. Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả, nông sản với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Cũng như các doanh nghiệp khác, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu rau quả nói riêng. Tổng công ty có nhiều cơ hội để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu do thị trường được mở rộng, hàng rào thuế quan được cắt giảm, nhu cầu rau quả của thị trường thế giới tiếp tục tăng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải đối mặt với Chuyên đề tốt nghiệp 2 Đào Lan Phương_ Thương mại quốc tế K46 những thách thức lớn khi hội nhập đó là những biến động và cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, đồng thời phải chấp nhận những quy định quốc tế khắt khe, những rào cản kỹ thuật, phải mở cửa thị trường, và những khó khăn về nguyên liệu, thời tiết khí hậu, giá vật tư, lao động. Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam, tôi đã có cơ hội tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này. Với mong muốn có sự hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty, cũng như mong muốn góp phần vào việc tìm ra giải pháp để đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới, tôi chọn đề tài “Xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Bài nghiên cứu được chia làm 3 phần: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Chương 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả của TCT rau quả nông sản Việt Nam Bản báo cáo của tôi được hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn nên không tránh khỏi thiếu sót, hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và góp ý chân thành từ phía thầy cô và các bạn! Chuyên đề tốt nghiệp 3 Đào Lan Phương_ Thương mại quốc tế K46 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 1.1. Xuất khẩu rau quả và vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam 1.1.1. Đôi nét về xuất khẩu hàng rau quả 1.1.1.1. Đặc điểm về mặt hàng rau quả • Hàng rau quả gắn liền với cuộc sống của nhân dân. Nó phong phú về chủng loại và hương vị; sản phẩm rau quả có các loại như rau quả tươi, rau quả chế biến, nước rau quả ép. • Kinh doanh hàng rau quả có những đặc điểm sau: Tính thời vụ: Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ rõ ràng, do vậy, doanh nghiệp cần phải biết quy luật sản xuất các mặt hàng nông nghiệp, làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kỳ gặt hái tập trung lao động nhanh chóng triển khai công tác thu mua và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Tính phân tán: Hàng rau quả phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân, tuy nhiên, sức tiêu thụ thì tập trung ở thành phố và khu Chuyên đề tốt nghiệp 4 Đào Lan Phương_ Thương mại quốc tế K46 công nghiệp tập trung. Phương thức lưu thông hàng rau quả là phân tán- tập trung, nông thôn- thành thị. Vì vậy, doanh nghiệp phải lưu ý việc bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên Tính khu vực: Tuỳ theo địa hình mà hình thành những khu vực sản xuất khác nhau và giống cây trồng khác nhau, chính vì thế có những cơ sở sản xuất sản phẩm hàng rau quả rất khác nhau với tỷ lệ hàng hoá khá cao Tính tươi sống: Hàng rau quả dễ bị hỏng ôi, kém phẩm chất. Hơn nữa, chủng loại, số lượng, chất lượng cũng rất khác biệt nhau. Bởi vậy, khi thu mua cần đặc biệt lưu ý phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển nhằm làm cho phương thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm hàng hoá từng loại. Ngoài ra, việc thu mua, vận chuyển, bày bán đều phải khẩn trương, kịp thời và tránh hao tổn Tính không ổn định: thể hiện ở sản lượng lên xuống thất thường, khi được mùa, khi mất mùa Do vậy, kinh doanh hàng rau quả cần nắm được những điều cơ bản sau: Nắm chắc khu vực sản xuất, phân tán và tập trung chủ yếu cũng như khu vực trung chuyển để vạch hướng kinh doanh cho người buôn bán và người tiêu dùng Nắm được hướng và khu vực tiêu thụ hàng rau quả truyền thống, điều này là cần thiết để tìm người mua cho người bán Nắm chắc đặc điểm, chất lượng và thời vụ hàng rau quả cùng loại được đưa ra thị trường của các khu vực khác nhau, để có thể tìm ra nguồn hàng kinh doanh chắc chắn và kịp thời 1.1.1.2. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu Chuyên đề tốt nghiệp 5 Đào Lan Phương_ Thương mại quốc tế K46 • Xuất khẩu là hoạt động thương mại liên quan đến việc bán hàng hoá và dịch vụ với thị trường nước ngoài, bao gồm cả hình thức tái xuất. Xuất khẩu thực chất là hoạt động thương mại mở rộng ra phạm vi quốc tế, là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Mỗi một quốc gia, một lãnh thổ đều có lợi thế tuyệt đối hay tương đối trong việc sản xuất một mặt hàng nào đó, nên tất yếu xảy ra sự chuyên hoá trong sản xuất để có thể lợi dụng được các lợi thế, mở rộng khả năng sản xuất của các nước. Nhưng như vậy, mỗi nước đều không đủ các mặt hàng khác nhau để thoả mãn nhu cầu đa dạng của mình. Điều này đòi hỏi các nước phải tiến hành hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ với nhau, hay chính là xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, xuất khẩu là một hoạt động tất yếu diễn ra, cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng vượt ra khỏi ranh giới của khả năng sản xuất của nước đó nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không có quan hệ buôn bán với nước ngoài. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì người mua chính là là người nhập khẩu, còn người bán là người xuất khẩu, các quy trình và thủ tục mua bán về cơ bản cũng bao gồm các bước của buôn bán trong nước, tuy nhiên buôn bán xuất nhập khẩu cần tuân thủ các điều kiện khắt khe hơn do các bên thoả thuận hoặc theo thông lệ quốc tế. • Xuất khẩu hàng rau quả là các hoạt động liên quan đến việc bán các sản phẩm rau quả với thị trường nước ngoài. 1.1.2. Các loại hình xuất khẩu hàng rau quả 1.1.2.1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà bên bán và bên mua trực tiếp giao Chuyên đề tốt nghiệp 6 Đào Lan Phương_ Thương mại quốc tế K46 dịch với nhau, không qua trung gian Các bước giao dịch chủ yếu thường diễn ra theo trình tự 5 bước sau: - Hỏi giá - Chào hàng - Đặt hàng hay đặt hàng - Hoàn giá - Chấp nhận - Xác nhận Sử dụng hình thức này sẽ tận dụng được những ưu điểm như: - Dễ đạt được thoả thuận và ít xảy ra những hiểu lầm hơn - Giảm được chi phí trung gian Tuy vậy, một vài điểm cần lưu ý khi sử dụng hình thức xuất khẩu này: - Đòi hỏi sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm của nhà kinh doanh về ngoại thương và nghiệp vụ về hàng rau quả - Dễ xảy ra những sai lầm hay bị ép giá khi giao dịch với đối tác ở thị trường mới - Thường áp dụng hình thức này trong những thương vụ lớn để có thể bù đắp chi phí trong giao dịch như giấy tờ, đi lại 1.1.2.2. Hình thức xuất khẩu qua trung gian Đây là hình thức mà bên bán và bên mua không trực tiếp thoả thuận các điều kiện mua bán mà thông qua một bên thứ ba, gọi là trung gian buôn bán. Phổ biến của hình thức này hiện nay là môi giới và đại lý. 1.1.2.2.1.Môi giới Chuyên đề tốt nghiệp 7 Đào Lan Phương_ Thương mại quốc tế K46 Môi giới là thương nhân trung gian giữa bên bán và bên mua, được uỷ thác để thực hiện việc bán hàng rau quả. Quan hệ giữa người uỷ thác và người môi giới dựa trên sự uỷ thác từng lần, mà không dựa vào hợp đồng dài hạn. 1.1.2.2.2. Đại lý Đại lý trong xuất khẩu hàng rau quả sẽ tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự uỷ thác của người uỷ thác. Quan hệ giữa người uỷ thác và đại lý dựa trên hợp đồng đại lý. Sử dụng hình thức xuất khẩu qua trung gian có những ưu điểm sau: - Tận dụng được hiểu biết của người trung gian về thị trường, cũng như tập quán, luật pháp địa phương - Tận dụng được vốn và cơ sở vật chất của người trung gian - Tạo điều kiện chiếm lĩnh thị trường hàng rau quả, nhất là thị trường mới thông qua một mạng lưới buôn bán tiêu thụ rộng khắp Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý những điểm sau: - Không có sự liên hệ trực tiếp với đối tác, thông tin về thị trường và đối tác phải thông qua bên trung gian nên độ chính xác không cao - Hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi năng lực, phẩm chất của bên trung gian - Nếu sử dụng nhiều đại lý thì quá trình xuất khẩu kéo dài, mất thời gian và chi phí, đồng thời giảm tính cạnh tranh trên thị trường hàng rau quả với đặc điểm tính thời vụ và yêu cầu giá thành rẻ Chuyên đề tốt nghiệp 8 Đào Lan Phương_ Thương mại quốc tế K46 Về cơ bản, hình thức xuất khẩu qua trung gian đối lập với hình thức xuất khẩu trực tiếp. 1.1.2.3. Buôn bán đối lưu Buôn bán đối lưu là phương thức mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, bên bán đồng thời là bên mua, và có đặc điểm là lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Trong buôn bán đối lưu phải đảm bảo yêu cầu cân bằng về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị hàng giao cho nhau, về điều kiện giao hàng. Buôn bán đối lưu có các loại hình sau: - Nghiệp vụ hàng đổi hàng - Nghiệp vụ bù trừ - Nghiệp vụ buôn bán có thanh toán bình hành - Nghiệp vụ mua đối lưu - Nghiệp vụ chuyển nợ - Giao dịch bồi hoàn - Nghiệp vụ mua lại sản phẩm Hình thức buôn bán đối lưu hàng rau quả đã có từ rất lâu, và đến nay vẫn còn tồn tại do nó có những ưu điểm sau: - Có được hàng hoá phục vụ cho nền kinh tế đất nước khi thiếu ngoại tệ để nhập khẩu - Giảm được các thủ tục phức tạp trong thanh toán hàng hoá, đặc biệt là đối với chế độ quản lý ngoại hối quá chặt chẽ của chính phủ Tuy nhiên, thực hiện hình thức buôn bán này cần đảm bảo các yêu cầu Chuyên đề tốt nghiệp 9 Đào Lan Phương_ Thương mại quốc tế K46 về cân bằng trong mua bán như đã nói ở trên, và nó không linh hoạt áp dụng cho mọi trường hợp. Mặt khác, việc sử dụng hình thức này bị hạn chế trong trường hợp nước xuất khẩu đang cần nhiều ngoại tệ. 1.1.2.4. Hình thức tái xuất Tái xuất hàng rau quả là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp tái xuất xuất khẩu hàng rau quả đã nhập khẩu sang nước thứ ba mà không qua chế biến tại nước tái xuất. Có 2 hình thức tái xuất sau: - Tái xuất theo đúng nghĩa: hàng rau quả đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu - Chuyển khẩu: hàng rau quả từ nước xuất khẩu trực tiếp sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất sẽ trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu Thanh toán trong kinh doanh tái xuất thường sử dụng phương thức thư tín dụng giáp lưng. Người tái xuất nếu dàn xếp được để trả chậm tiền hàng nhập và nhanh chóng thu tiền hàng xuất thì sẽ thu được cả lợi tức về tiền hàng trong khoảng thời gian chênh lệch. 1.1.2.5. Đấu giá quốc tế Đấu giá quốc tế là phương thức kinh doanh, được tổ chức ở một nơi nhất định tại đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn được người mua trả giá cao nhất. Mặt hàng thường được đem ra đấu giá quốc tế thường là những hàng khó tiêu chuẩn hoá. Có 2 trung tâm đấu giá quốc tế nổi tiếng về rau quả là Amsterdam và Autuerp. 1.1.3. Vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam Chuyên đề tốt nghiệp 10 [...]... triển và cơ cấu tổ chức của tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Phần tiếp theo sẽ đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty thời gian qua 2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam 2.2.1 Mặt hàng kinh doanh Tổng công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng rau quả khác... vị là công ty con trong đó có 6 công ty cổ phần chi phối (Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), 8 đơn vị thuộc khối doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hoá (Nhà nước nắm 100% vốn) bao gồm: công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội, công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến Đà Nẵng, công ty xuất nhập khẩu rau quả II, công ty xuất nhập khẩu Thanh Hoá, công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng... cho sản phẩm của Việt Nam đi vào các thị trường rộng lớn 1.3.4 Tiềm lực sản xuất và xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam Với nhiều lợi thế trong sản xuất rau quả và mặt hàng xuất khẩu đa dạng, Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều loại rau quả tươi cũng như rau quả chế biến sang hơn 50 nước trên thế giới Đến nay, diện tích rau quả đạt trên 1,4 triệu ha, sản lượng trên 16 triệu tấn Tiềm năng sản xuất và xuất. .. Các công ty con, bao gồm: công ty cổ phần xnk rau quả, công ty cổ phần cảng rau quả, công ty cổ phần chế biến thực phẩm xk Bắc Giang, công ty cổ phần thực phẩm xk Tân Bình, công ty cổ phần in và bao bì Mỹ Châu, công ty Chuyên đề tốt nghiệp 27 Đào Lan Phương_ Thương mại quốc tế K46 cổ phần xnk nông sản và thực phẩm Sài Gòn • Công ty liên kết, gồm các công ty cổ phần không chi phối và công ty liên doanh... căn cứ vào quyết định số 66/2003/QĐ/BNN-TCCB, trên cơ sở sáp nhập 2 tổng công ty lớn là Tổng công ty Rau quả Việt Nam (thành lập năm 1954) và Tổng công ty Xuất, nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (thành lập năm 1954) Năm 2004, tổng công ty trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt đề án chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình tổng công ty mẹ- con Và đầu 2005, Bộ Nông nghiệp và phát... đã khiến bộ máy tổ chức của tổng công ty trở nên tinh giản và gọn nhẹ hơn Hội đồng quản trị và ban kiểm soát vẫn giữ chức năng và nhiệm vụ như trước Điểm nổi bật là sự tách ra của 10 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của tổng công ty trước kia thành công ty Vegetexco và công ty giống rau quả Hai công ty này và công ty chế biến xnk điều Bình Phước là ba đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ Ngoài ra, 7 phòng... chẽ từ gieo trồng chuẩn bị đầu vào đến sản xuất- xuất khẩu gắn liền với việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào sản phẩm mới Do đó, tổng công ty đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của các đối tác trên thế giới 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Từ tháng 1/2006, tổng công ty chính thức vận hành theo mô hình tổng công ty mẹ- con Việc chuyển đổi này... doanh Dona Newtower, công ty liên doanh hộp sắt Tovecan, công ty liên doanh bao bì Crown, công ty liên doanh nước giải khát Luveco, công ty liên doanh Vinaharris; và 12 doanh nghiệp là các công ty cổ phần không chi phối, gồm: CTCP thực phẩm xuất khẩu Hưng Yên, CTCP xuất nhập khẩu Tam Hiệp, CTCP sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu Sài Gòn, CTCP xuất nhập khẩu điều và hàng nông sản thực phẩm thành phố... tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tuy nhiên, đất nước này hiện đang dẫn đầu thế giới về xuất khẩu rau quả, và sản phẩm của họ được đánh giá là có tính cạnh tranh cao hơn các sản phẩm của Việt Nam Về các loại quả nhiệt đới, sản xuất của Việt Nam vẫn mang tính tự phát, manh mún và phân tán, nên sản lượng thấp hơn các nước Thái Lan và Philippine, hai quốc gia xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm này... tư của họ cho ngành nông nghiệp Chuyên đề tốt nghiệp 23 Đào Lan Phương_ Thương mại quốc tế K46 nói chung hay ngành rau quả nói riêng, thì có thể thấy trong thời gian tới, rau quả Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm các nước này trên thị trường quốc tế CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công . ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 1.1. Xuất khẩu rau quả và vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam 1.1.1. Đôi nét về xuất khẩu hàng rau quả 1.1.1.1.. Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Chương 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản