20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 80,000,000 2005 2006 2007 XK rau quả XK mặt hàng khác
Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty tăng dần qua các năm, và xuất khẩu rau quả cũng tăng theo về giá trị. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu rau quả giảm dần, từ 33,4% năm 2005 xuống 32,3% năm 2006, và tiếp tục giảm xuống còn 27,2% vào năm 2007.
Trong giai đoạn 2005-2007, các mặt hàng khác tăng lên về kim ngạch xuất khẩu; trong đó, xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng (năm 2007 đạt 53,7 triệu USD, bằng 132% năm 2006) và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng gía trị xuất khẩu (năm 2006 chiếm 55%, năm 2007 chiếm 57,9%)
2.3.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả là 25.258.946 USD, tăng 2,8% so với năm 2006. Bao gồm các nhóm chính sau:
-Rau quả tươi: 2.677.448 USD chiếm tỷ trọng 10,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả
-Rau quả hộp- đông lạnh: 18.944.210 USD chiếm tỷ trọng 75%
Cơ cấu nhóm hàng rau quả trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả được thể hiện ở bảng 2.3.2.2
Bảng 2.5.a. Cơ cấu nhóm hàng rau quả của Tổng công ty
Nhóm hàng 2005 2006 2007
Rau quả tươi 14% 12,5% 10,6%
Rau quả đông lạnh 20,2% 19,3% 22%
Rau quả hộp 57,8% 57,4% 53%
Rau quả sấy muối 8% 10,8% 14,4%
(Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ, phòng XNK)
Biểu đồ 2.5.b. Tỷ trọng xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2006
12.5% 19.3% 57.4% 10.8% rau quả tươi rau quả đông lạnh rau quả hộp rau quả sấy muối
22.0% 53.0% 10.6% 14.4% rau quả tươi rau quả đông lạnh rau quả hộp rau quả sấy muối
Các loại rau xuất khẩu chính bao gồm: Su hào, bắp cải, xúp lơ, cà rốt, hành tây, hành ta, hành củ, tỏi ta, khoai tây, dưa chuột, đậu đũa.
Các loại quả xuất khẩu chính: quả bơ, quả có múi (cam, quýt, bưởi, chanh), chuối, dứa, vải, nhãn.
Từ cơ cấu nhóm hàng rau quả ta thấy, Tổng công ty chủ yếu tập trung vào nhóm hàng rau quả hộp. Xuất khẩu rau quả hộp có tỷ trọng lớn nhất và khá ổn định, trung bình khoảng trên 56% tổng giá trị xuất khẩu rau quả. Tiếp đến là các sản phẩm rau quả đông lạnh, nhưng cũng chỉ chiếm có 20,5%. Còn các mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ là rau quả tươi, trung bình12,4% và rau quả sấy muối, trung bình 11%.
Rau quả đông lạnh là nhóm hàng có giá trị xuất khẩu khá ổn định trong thời gian qua. Tỷ trọng nhóm hàng này khoảng 19- 22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty. Năm 2007 là năm có giá trị xuất khẩu rau quả đông lạnh cao nhất, đạt 5.556.968 USD, chiếm 22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.
Rau quả tươi là mặt hàng có đòi hỏi cao trong công tác bảo quản khi xuất khẩu bởi đặc trưng của mặt hàng này là thời gian tồn tại ngắn, khó bao gói, khó vận chuyển… Đây cũng chính là những đặc điểm hạn chế khả năng xuất khẩu của mặt hàng này. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm một
tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty (trung bình 12,4%), và có xu hướng giảm dần. Điều này đặt ra cho Tổng công ty một thách thức lớn do hiện nay thị trường yêu cầu một loại rau trồng theo công nghệ sạch đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổng công ty cũng đã triển khai dự án rau sạch tuy nhiên, quy mô chưa lớn.
Rau quả sấy muối là nhóm hàng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong giai đoạn 2005- 2007. Tuy nhiên, nó chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, và đạt giá trị cao nhất vào năm 2007 với 3.637.288 USD, chiếm 14,4%, vượt lên trên cả mặt hàng rau quả tươi về kim ngạch xuất khẩu.
2.3.2.3. Thị trường xuất khẩu
Bảng 2.6.a. Xuất khẩu rau quả theo thị trường của Tổng công ty
Stt thị trường 2005 2006 2007 Giá trị (USD) tỷ trọng (%) Giá trị (USD) tỷ trọng (%) Giá trị (USD) tỷ trọng (%)
tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả 21.894.669 100 24.572.158 100 25.258.946 100 I thị trường chính 13.990.693 63,9 16.930.217 68,9 18.464.290 73,1 1 Mỹ 1.861.047 8,5 516.015 2,1 1.793.385 7,1 2 EU 2.802.518 12,8 2.973.231 12,1 4.571.869 18,1 3 Nga 1.510.732 6,9 2.653.793 10,8 3.99.0913 15,8 4 Trung Quốc 919.576 4,2 2.629.221 10,7 783.027 3,1 5 Nhật Bản 1.029.049 4,7 1.326.897 5,4 2.045.975 8,1 6 Singapore 2.846.307 13,0 3.464.674 14,1 2.424.859 9,6 7 Hàn Quốc 1.970.520 9,0 2.358.927 9,6 1.717.608 6,8 8 Đài Loan 1.050.944 4,8 1.032.031 4,2 1.136.653 4,5 II thị trường khác 7.903.976 36,1 7.641.941 31,1 6.794.656 26,9
(Nguồn: Phòng quản lý sản xuất kinh doanh)
13,990,693 7,903,976 16,930,217 7,641,941 18,464,290 6,794,656 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 2005 2006 2007 thị trường chính thị trường khác
Tính đến nay, Tổng công ty đã xuất khẩu sản phẩm rau quả vào hơn 40 thị trường trên thế giới. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chính của Tổng công ty là Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan.
Bảng trên cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu vào 8 thị trường chủ yếu của Tổng công ty luôn gấp hơn hai lần tổng giá trị xuất khẩu vào các thị trường còn lại, và con số này có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2005, xuất khẩu vào các thị trường chính chiếm 63,9% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty; tới năm 2006 con số này là 68,9% và năm 2007 là 73,1%. Điều này chứng tỏ, Tổng công ty đã có hướng tập trung vào những thị trường tiêu thụ lớn và có tiềm năng.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường chính đạt 16.930.217 USD, tăng 21% so với năm 2005; và năm 2007, mức tăng trưởng không cao như năm trước(9,1%) nhưng đạt mức kim ngạch cao nhất trong 3 năm trở lại đây (18.464.290 USD).
Tổng công ty xuất khẩu hàng rau quả theo hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu theo hợp đồng uỷ thác. Trong đó, hình thức xuất khẩu trực tiếp là chủ yếu
Bảng 2.7. a. Kết quả xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Tổng công ty giai đoạn 2005- 2007 Năm 2005 2006 2007 Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) ∑ DT XK rau quả 21.894.669 100 24.572.158 100 25.258.946 100 DT XK trực tiếp 20.953.198 95,7 23.294.406 94,8 23.263.489 92,1 DT XK uỷ thác 941.471 4,3 1.277.752 5,2 1.995.457 7,9
(Nguồn: Phòng quản lý sản xuất kinh doanh)
Biểu đồ 2.7.b. Xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Tổng công ty 2005-2007
23,294,406 23,263,489 20,953,198 941,471 1,277,752 1,995,457 0 4,000,000 8,000,000 12,000,000 16,000,000 20,000,000 24,000,000 28,000,000 2005 2006 2007 XK trực tiếp XK uỷ thác
ổn định, đạt 20.953.198 USD vào năm 2005, con số này năm 2006, 2007 lần lượt là 23.294.406 USD và 23.263.489 USD. Còn doanh thu từ hoạt động xuất khẩu uỷ thác liên tục tăng qua các năm, điều này một phần là do tổng kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trong giai đoạn 2005- 2007, năm 2005 là 941.471 USD, 1.277.752USD vào năm 2006, và tăng vọt vào năm 2007 đạt 1.995.457 USD.
Doanh thu xuất khẩu trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%), tuy nhiên, tỷ trọng của doanh thu xuất khẩu uỷ thác tăng dần qua từng năm. Năm 2005, tỷ trọng này là 4,3%, đến năm 2006 là 5,2%, và con số này là 7,9% vào năm 2007. Đây là chủ trương thực hiện đa dạng hoá công tác xuất khẩu và tận dụng mọi nguồn lực trong công tác xuất khẩu của Tổng công ty.
2.3.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả
2.3.3.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu, tiếp cận thị trường hàng rau quả và xác định mặt hàng kinh doanh
Nghiên cứu thị trường là một khâu trong hoạt động xuất khẩu và cũng là một trong những hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Tổng công ty thu thập thông tin về thị trường rau quả, xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, đặc biệt là qua Internet, hay qua Hiệp hội trái cây Việt Nam, qua các hội chợ nông nghiệp, và có thể trực tiếp thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng. Sau khi thu thập rồi xử lý thông tin, Tổng công ty xác định mặt hàng kinh doanh phù hợp và thiết lập kế hoạch marketing phù hợp.
Để thông tin thu thập được có tính hệ thống và chính xác cao, đặc biệt thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng thì không chỉ phụ thuộc vào năng lực của cán bộ công nhân viên mà còn đòi hỏi một nguồn kinh phí hợp lý cho công tác này, từ đó Tổng công ty mới có thể xây dựng được một chiến
lược marketing và chiến lược xây dựng thương hiệu cụ thể.
Trong những năm gần đây, Tổng công ty đã chú ý đến công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược marketing, do đó, mặt hàng kinh doanh đã được xác định phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
Trong thời gian tới, Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác thị trường và xúc tiến thương mại, xác định các mặt hàng chính, thị trường chính cùng các giải pháp thực hiện. Đẩy mạnh xuất khẩu, giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có, tìm các thị trường mới. Tổng công ty sẽ có sự gắn kết chặt chẽ với khách hàng nước ngoài, các nhà máy chế biến và các khách hàng cung cấp hàng hoá. Đồng thời, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, từng bước nâng cao uy tín thương hiệu Tổng công ty.
2.3.3.2. Lập kế hoạch xuất khẩu rau quả
Từ các mục tiêu cụ thể của việc xuất khẩu hàng rau quả, Tổng công ty lập kế hoạch cụ thể cho từng bước để đạt được mục tiêu đó. Đồng thời, kế hoạch của các công tác khác như công tác tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, sản xuất và tiêu dùng nguyên liệu… đều phải hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
So với trước kia, công tác này có nhiều tiến bộ, như đã xác định được các mục tiêu xuất khẩu đúng đắn và phù hợp hơn với tiềm lực công ty và tình hình thị trường: tăng xuất khẩu trực tiếp theo gía FOB, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng dần xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh. Tuy nhiên, công tác tính toán các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty còn chưa hoàn thiện. Các chỉ tiêu đánh giá được tính toán nhưng độ chính xác chưa cao vì không thể rạch ròi giữa chi phí cho xuất khẩu và chi phí cho các hoạt động hỗ trợ khác.
2.3.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu rau quả
2.3.3.3.1. Giao dịch đàm phán xuất khẩu hàng rau quả
Hình thức xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là xuất khẩu trực tiếp nên các bước giao dịch và đàm phán cũng phù hợp với hình thức đó. Đối với bạn hàng truyền thống, Tổng công ty thường giao dịch qua thư điện tử, qua thư hay qua điện thoại. Còn những đối tác mới thì Tổng công ty thường giao dịch bằng cách gặp mặt trực tiếp.
2.3.3.3.2. Thực trạng ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng rau quả
Sau khi giao dịch đàm phán với đối tác, các bên tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu. Hình thức ký kết hợp đồng chủ yếu là bằng văn bản trực tiếp trên giấy tờ, hay cũng có thể ký trên thư điện tử.
Tổng công ty có các hình thức xuất khẩu khác nhau (xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác) nên cũng có các loại hợp đồng mua bán khác nhau
•Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp: Sau quá trình giao dịch, thương lượng với nhau về các điều kiện giao dịch, Tổng công ty sẽ ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác.
•Hợp đồng uỷ thác: Tổng công ty ký hợp đồng này với các đại lý của Tổng công ty. Các đại lý này hoạt động trên danh nghĩa và chi phí của Tổng công ty, Tổng công ty quy định giá bán và trả thù lao cho các đại lý theo doanh số bán
•Ngoài ra, Tổng công ty còn có các hợp đồng liên doanh, liên kết xuất khẩu: Tổng công ty ký hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp kinh doanh rau quả khác ở trong nước, thường là đối với một mặt hàng, và là liên kết nhất thời, tức là trong một giao dịch xuất khẩu cụ thể.
2.3.3.3.3. Thực trạng hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu hàng rau quả Công tác tạo nguồn sẽ quyết định đến cơ cấu, số lượng, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.
Để thực hiện tốt công tác tạo nguồn, Tổng công ty đã không ngừng tăng cường công tác nghiên cứu, sản xuất, đầu tư máy móc, liên doanh liên kết để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
Nguồn nguyên liệu đưa vào nhà máy chế biến và các sản phẩm rau quả tươi đem tiêu thụ trong và ngoài nước là do Tổng công ty tự sản xuất và thu mua của các hộ nông dân ở vùng nguyên liệu. Quá trình thu mua do các đơn vị trực thuộc Tổng công ty đảm nhiệm.
2.3.3.3.3.1. Tình hình sản xuất rau quả của Tổng công ty
Do nhu cầu về nguyên liệu ngày càng tăng, Tổng công ty đã đầu tư, mở rộng diện tích sản xuất rau quả. Trong giai đoạn 2005-2007, diện tích trồng rau quả tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích gieo trồng của Tổng công ty.
Bảng 2.8.a. Diện tích trồng rau quả của Tổng công ty 2005-2007
Diễn giải
Diện tích (ha) So sánh (%)
2005 2006 2007 06/05 07/06 Trung
bình
I. Cây ăn quả 4.281 5.427 5.728 126,8 105,5 116,2
- cây dứa 3.209 4.573 4.966 142,5 108,6 125,6
- cây vải, nhãn 612 559 591 91,3 105,7 98,5
- cây ăn quả khác 460 295 171 64,1 57,8 61,0
II. Rau đậu 3.294 2.721 3.687 82,6 135,5 109,1
III. Cây hàng năm khác
1.353 1.138 981 84,1 86,2 85,2
∑ 8.928 9.286 10.396 140,0 111,9 126,0
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)
Bảng trên cho thấy, trong giai đoạn 2005-2007, diện tích trồng cây ăn quả và rau đậu tăng lên. Còn diện tích trồng cây hàng năm khác giảm.
Diện tích trồng cây ăn quả tăng lên nhưng tốc độ tăng còn thấp. Năm 2006 tăng 26,8% so với năm 2005, năm 2007 tăng 5,5% so với 2006. Trong đó, diện tích trồng cây dứa có xu hướng tăng lên, do chủ trương của Tổng công ty là chuyển sang trồng loại cây có giá trị kinh tế cao, mà chủ yếu là cây dứa; còn các loại cây khác lại có xu hướng giảm dần.
Điều này cho thấy, Tổng công ty đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tổng diện tích trồng rau quả tăng đã góp phần tăng dần nguồn nguyên liệu tự sản xuất đưa ra thị trường tiêu thụ và đưa vào nhà máy chế biến.
Cùng với sự tăng lên về diện tích thì năng suất của các loại cây trồng cũng không ngừng tăng lên do Tổng công ty đã áp dụng những tiến bộ khoa
học công nghệ, giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất nông nghiệp.
Bảng 2.8.b. Sản lượng một số loại rau quả chủ yếu 2005-2007
sản phẩm Sản lượng (tấn) So sánh (%) 2005 2006 2007 06/05 07/06 TB Dứa quả 24.972 35.610 40.097 142,6 112,6 127,6 Cam, quýt 24 18 15 75,0 83,3 79,2 Vải, nhãn 1.295 1.658 2.017 128,0 121,7 124,9 Rau các loại 581 626 653 107,7 104,3 106,0 Đậu đỗ 1.284 1.354 1.392 105,5 102,8 104,2 (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)
Bảng trên cho thấy, sản lượng các loại rau quả tăng, trừ cam quýt giảm. Sản lượng dứa chiếm tỷ trọng lớn do là loại trái cây chế biến xuất khẩu truyền thống và chủ lực của Tổng công ty, và trung bình hàng năm tăng 27,6%.
Sản lượng vải, nhãn trong 3 năm qua cũng tăng khá cao, trung bình tăng 24,9%.
Đậu đỗ và rau các loại có mức tăng không đáng kể, con số tăng bình quân trong 3 năm lần lượt là 6% và 4,2%.
Như vậy, công tác tạo nguồn của Tổng công ty đã đạt được kết quả tốt, tuy nhiên, đối với một số loại cây còn chưa đạt hiệu quả như đậu đỗ, diện tích