Trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại công ty TNHH Một Thành Viên VIỆT HỈ, nhận thấy tầm quan trọng của quy trình kinh doanh xuất khẩu Thanh Long đối với công ty nói chung mà ngành xu
Trang 1-
TRẦN SỸ KHANG LỚP: 10CKQ1
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TRÁI THANH LONG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỆT HỈ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS TẠ HOÀNG THÙY TRANG
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH 05/2013
Trang 2-
TRẦN SỸ KHANG LỚP: 10CKQ1
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TRÁI THANH LONG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỆT HỈ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS TẠ HOÀNG THÙY TRANG
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH 05/2013
Trang 3đề…Cô luôn là người truyền động lực và giúp tôi hoàn thành tốt giai đoạn thực tập tốt nghiệp
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty TNHH MTV VIỆT HỈ và Công ty TNHH DV-HH LONG TỨ VƯƠNG đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi cũng như các sinh viên khác hoàn thành tốt nhất giai đoạn thực tập tốt nghiệp
Tôi xin chân thành biết ơn sự tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn của tất cả các quý thầy cô Khoa Thương Mại – Trường Đại Học Tài Chính – Marketing, đã tạo cơ hội cho tôi và các sinh viên khách có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp, tích luỹ kinh nghiệp thực tiễn, tạo đà cho tương lai tươi đẹp phía trước
Chân thành cảm ơn đến các bạn trong nhóm thực tập, đã hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành tốt công việc được giao
Cuối cùng xin kính chúc cho mọi người sức khoẻ, thành công, hạnh phúc Xin cảm ơn!!!
TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2013 Sinh viên
TRẦN SỸ KHANG
Trang 4………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn ………
Trang 5- FCC: Federal Communication Commission
- EU: European Union
- VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices
- GlobalGAP: Global Good Agricultural Practices
- SOFRI: SOUTHERN HORTICULTURAL RESEARCH INSTITUTE
- ASEAN: Association of Southeast Asian Nations
- T/T: Telegrafic transfer
- LC: Letter of credit
- VCCI: Vietnam Chamber of Commerce and Industry
- WTO: World Trade Organization
Trang 6Bảng biểu Trang
Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của trái Thanh Long………
Bảng 1.2: kim ngạch xuất khẩu Thanh Long
trong giai đoạn 2010-2012………
Bảng 2.1: Doanh thu xuất khẩu của công ty
TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ………
Biểu đồ 2.2: Doanh thu theo thị trường của công ty TNHH Một Thành
Viên Việt Hỉ………
Bảng 2.3: Doanh thu theo cơ cấu ngành hàng
của công ty TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ………
Bảng 2.4: Doanh thu xuất khẩu Thanh Long theo thị trường………
Sơ đồ 2.5: cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV VIỆT HỈ………
Sơ đồ 3.1: Quy trình xuất khẩu Thanh Long của
công ty TNHH MTV VIỆT HỈ………
14
18
27 28
30 31 32
37
Trang 7Trang Lời mở đầu
Mục lục
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sản xuất và
kinh doanh xuất khẩu trái Thanh Long của Việt Nam……… 1
1.1 Xuất khẩu hàng hoá trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá……… 1
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản………1
1.1.1.1 Hoạt động thuơng mại………1
1.1.1.2 Mua bán hàng hoá……….1
1.1.1.3 Xúc tiến thương mại……… 1
1.1.1.4 Mua bán hàng hoá quốc tế……….1
1.1.1.5 Xuất khẩu hàng hoá……… 2
1.1.1.6 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu……… 2
1.1.1.6.1 Xuất khẩu trực tiếp……… 2
1.1.1.6.2 Xuất khẩu uỷ thác……….3
1.1.1.6.3 Buôn bán đối lưu (Counter – trade)……….……….4
1.1.1.6.4 Xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư………5
1.1.1.6.5 Xuất khẩu tại chỗ……… 5
1.1.1.6.6 Gia công quốc tế……… …5
1.1.1.6.7 Tạm nhập tái xuất……….6
1.1.1.7 Các hoạt động trung gian thương mại………6
1.1.1.8 Vi phạm hợp đồng……… 6
1.1.1.9 Xuất xứ hàng hoá………6
1.1.1.10Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hóa………….6
1.1.1.11Toàn cầu hóa kinh tế……… 7
1.1.1.12Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật……….7
1.1.1.13Kiểm dịch y tế quốc tế……… 7
1.1.1.14Hóa đơn thương mại……… 8
1.1.1.15Vận đơn đường biển……… 8
1.1.1.16Phiếu đóng gói……… 9
1.1.1.17Giấy chứng nhận Phẩm chất/Số lượng/Trọng lượng/Bao bì/Mùa vụ…….10
Trang 81.1.1.23 khái niệm Logistics………13
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá……….13
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới……… 13
1.1.2.2 Đối với nề kinh tế Việt Nam……… 13
1.1.2.3Đối với các doanh nghiệp Việt Nam……… 15
1.2 Giới thiệu tổng quát về sản xuất kinh doanh trái Thanh Long ở Việt Nam… 15
1.2.1 Khái niệm về Trái Thanh Long………15
1.2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh xuất khẩu trái Thanh long tại Việt Nam…….17
1.2.2.1: Giống trồng……….18
1.2.2.2: Điều kiện thổ nhưỡng phát triển sản xuất Thanh Long……… 18
1.2.2.3 Thời vụ canh tác………18
1.2.2.4 Biện pháp thu hoạch và bảo quản hợp lí……… 20
1.2.3 Vai trò của xuất khẩu trái Thanh long đối với nền Kinh tế Việt Nam………20
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh xuất khẩu trái Thanh Long ở Việt Nam……….23
1.3 Tiềm năng phát triển, những cơ hội và thách thức mà ngành xuất khẩu Thanh Long có thể gặp phải………25
1.3.1) Tiềm năng phát tiển của Thanh Long xuất khẩu………25
1.3.2 Cơ hội xuất khẩu trái Thanh Long của Việt Nam………26
1.3.3 Thách thức xuất khẩu trái Thanh Long của Việt Nam……….26
Chuơng 2: Thực trạng quy trình xuất khẩu trái Thanh Long tại công ty TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ……….28
2.1 Quá trình hình thành và phát triển……… 28
2.1.1 Những thông tin chính về Công ty TNHH MTV VIỆT HỈ……… 28
Trang 92.2.1 Doanh thu hoạt động xuất khẩu……… 30
2.2.2 Doanh thu theo thị trường……… 31
2.2.3 Doanh thu theo cơ cấu ngành hàng……….32
2.2.3.1 Doanh thu theo cơ cấu ngành hàng……… 32
2.2.3.2 Phân tích xuất khẩu Thanh long theo thị trường……… 34
2.3 Cơ cấu tổ chức, nguồn lực hiện có và hệ thống cơ sở vật chất của Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ……… 35
2.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty……….35
2.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban……… 37
2.4 Chiến luợc phát triển trong tương lai……….38
Chương 3: Quy trình xuất khẩu trái Thanh Long của Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ……….40
3.1 Sơ đồ quy trình xuất khẩu Thanh Long của công ty TNHH MTV VIỆT HỈ……….40
3.2 Quy trình cụ thể xuất khẩu Thanh Long của công ty TNHH MTV VIỆT HỈ………41
3.2.1 Tìm kiếm khách hàng……….41
3.2.2Đàm phán kí kết hợp đồng thương mại, thoả thuận các quy định có liên quan……… 42
3.2.3 Thu mua nguyên liệu để xuất khẩu, vận chuyển, kho bãi……… 43
3.2.4 Kiểm tra chất luợng sản phẩm đầu vào……… 45
3.2.5 Xử lí nguyên liệu đầu vào, phun trùng……… 45
3.2.6 Đóng gói, bao bọc sản phẩm theo đúng quy định đã được kí kết………… 46
3.2.7 Kí hợp đồng với công ty giao nhận để làm thủ tục hải quan……….47
3.2.8 Chuẩn bị các chứng từ cần thiết cho việc xuất khẩu sản phẩm……….48
3.2.9 Vận chuyển hàng đến cảng làm thủ tục xuất khẩu………49
3.2.10 Tiến hành xin giấy chứng nhận xuất xứ C/O……… 50
Trang 103.3.1Thuận lợi……….54
3.3.2 Khó khăn……… 54
Chuơng 4: Giải pháp cải thiện quy trình, thúc đẩy xuất khẩu Thanh Long tại Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ……… 56
4.1 Dự báo về tiềm năng phát triển của tình hính xuất nhập khẩu của cả nước nói chung và của Trái Thanh Long nói riêng……… 56
4.1.1 Dự báo về tiềm năng phát triển của tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam……….56
4.1.2 Dự báo về tiềm năng phát triển của tình hình xuất nhập của Trái Thanh Long Việt Nam……… 57
4.2 Định hướng phát triển trong tương lai của của Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ………58
4.3 Một số giải pháp cải quy trình xuất khẩu trái Thanh Long tại Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ……… 58
4.3.1 Nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hoá máy móc thiết bị………58
4.3.2 Cải thiện việc quảng cáo về hình ảnh của công ty……… 60
4.3.3 Thay đổi mặt hàng xuất khẩu……… 62
4.3.4 Giải pháp trong thủ tục hải quan xuất khẩu……… 63
4.3.5 Giải pháp chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu……….64
4.3.6 Tăng cuờng chất lượng đầu ra của sản phẩm……….65
4.3.7 Thành lập hệ thống đại lí ở trong nuớc và ở nuớc ngoài……… 67
4.3.8 Phát triển nguồn nhân lực, cải thiện năng lực người lao động……… 68
4.3.9 Mở rộng thị trường, nghiên cứu, tìm hiểu, tuân thủ chặt chẽ các quy định của thị truờng để sản phẩm xuất khẩu luôn đạt tiêu chuẩn …… 70
4.3.10 Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp……….72
4.4 Kiến Nghị đối với nhà nước……….73
Trang 11giới (WTO), đã đặt ra cho nước ta rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đất nước,
mở rộng giao thương, tiếp cận được nền kinh tế tiên tiến của các nước, tiếp nhận đuờng nguồn vốn đầu tư khổng lồ từ nước ngoài, mở rộng được thị trường ra tầm toàn cầu……Tuy nhiên, Việc gia nhập WTO cũng đặt ra cho đất nuớc ta muôn vàn thử thách, và khó khăn mà chúng ta chỉ còn cách hoàn thiện bản thân cho phù hợp thì mới có thể tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh mang tầm vóc toàn cầu này
Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều lợi thế để phát triển và xây dựng thương hiệu trái cây ăn trái mang hương vị nhiệt đới, mẫu
mã, với giá thành rất cạnh tranh của riêng mình Cơ hội để xuất khẩu trái cây của Việt Nam là rất lớn do xã hội ngày càng có xu hướng dùng trái cây trong cuộc sống thường ngày càng ngày càng phổ biến Con người hiện đại đã nhận ra tầm quan trọng của trái cây đối với cuộc sống và sức khoẻ, phòng chống các căn bệnh nguy hiểm và thay đổi khẩu vị
Trong các loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam, Thanh Long là loại trái cây có tiềm năng phát triển và khả năng cạnh tranh rất lớn Đây là một loại trái cây đang góp phần thay đổi cuộc sống của rất nhiều vùng miền của Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn Tuy nhiên, do tình hình cạnh tranh ngày càng lớn, các quy đinh khắt khe từ các thị trường nên muốn xuất khẩu Thanh Long mang lại giá trị kinh tế cao, bền vững thì cần có một quy trình kinh doanh xuất khẩu Thanh Long hoàn thiện, tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của cá thị trường, cung cấp cho thị truờng các sản phẩm tốt nhất, giá cả cạnh tranh để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
Trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại công ty TNHH Một Thành Viên VIỆT
HỈ, nhận thấy tầm quan trọng của quy trình kinh doanh xuất khẩu Thanh Long đối với công ty nói chung mà ngành xuất khẩu Thanh Long nói tiếng nên tôi quyết định
chọn đề tài: “ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TRÁI THANH LONG TẠI CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỆT HỈ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.” làm chuyên đề báo cáo thực tập
Trang 12được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức để tìm ra hứong giải quyết nhằm nâng cao và đi đến nâng cao hiêu quả trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế của trái Thanh Long nói riêng và của ngành xuất khẩu trái cây nói chung
Bố cục bài báo cáo tập trung ba vấn đề chính:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sản xuất và kinh doanh xuất khẩu trái Thanh Long của Việt Nam
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH MTV VIỆT HỈ
Chuơng 3: Thực trạng quy trình xuất khẩu trái Thanh Long tại công ty TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ
Chuơng 4: Giải pháp cải thiện quy trình, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Thanh Long tại Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ
Do thời gian nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu là có hạn và chưa hoàn thiện nhất nên khó tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung và hình thức nên tôi rất mong đựoc sự chỉ bảo quý báu từ quý giảng viên, quý công ty để có thể hoàn thành một cách tốt nhất báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trang 13TRẦN SỸ KHANG Trang 1
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT KINH
DOANH XUẤT KHẨU TRÁI THANH LONG TẠI
VIỆT NAM
1.1 Xuất khẩu hàng hoá trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1.1 Hoạt động thuơng mại: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương
mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” (Điều 3.1 Luật thương mại
Việt Nam 2005)
1.1.1.2 Mua bán hàng hoá: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và
nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” (Điều 3.8 Luật thương mại Việt Nam 2005)
1.1.1.3 Xúc tiến thương mại: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm
kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến
mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển
lãm thương mại.” (Điều 3.10 Luật thương mại Việt Nam 2005)
1.1.1.4 Mua bán hàng hoá quốc tế:
“1 Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.”
“2 Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn
bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”
(Điều 27 Luật thương mại Việt Nam 2005)
Trang 14TRẦN SỸ KHANG Trang 2
1.1.1.5 Xuất khẩu hàng hoá: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” (Điều 28 Luật
thương mại Việt Nam 2005
1.1.1.6 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu:
Theo Đại học Kinh tế Quốc dân, trên thị trường thế giới, các nhà buôn giao dịch
với nhau theo những cách thức nhất định Ứng với mỗi phương thức xuất khẩu có
đặc điểm riêng, kỹ thuật tiến hành riêng Tuy nhiên trong thực tế xuất khẩu thường
sử dụng một trong những phương thức chủ yếu sau:
1.1.1.6.1 Xuất khẩu trực tiếp:
“Khái niệm trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng
nước ngoài thông qua các tổ chức cuả mình
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại
không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn:
+ Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước
+ Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng
với đơn vị bạn
Như khi tham gia xuất khẩu trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc Nghiên
cứu hiểu kỹ về bạn hàng, loại hàng hoá định mua bán, các điều kiện giao dịch đưa
ra trao đổi, cần phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của công việc Lựa chọn người
có đủ năng lực tham gia giao dịch, cần nhắc khối lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết
để công việc giao dịch có hiệu quả.”
1.1.1.6.2 Xuất khẩu uỷ thác:
“Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là người trung gian
thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ
tục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất và qua đó được hưởng một số tiền
nhất định gọi là phí uỷ thác.”
1.1.1.6.3 Buôn bán đối lưu (Counter – trade):
Trang 15TRẦN SỸ KHANG Trang 3
“a Khái niệm: Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất
khẩu trong xuất khẩu kết hợp chặc chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là
ngời mua, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương Trong phương thức xuất
khẩu này mục tiêu là thu về một lượng hàng hoá có giá trị tương đương Vì đặc
điểm này mà phương thức này còn có tên gọi khác như xuất nhập khẩu liên kết, hay
hàng đổi hàng
b Các loại hình buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá tiền tệ, trong đó sớm
nhất là hàng đổi dàng và trao đổi bù trừ
Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): ở hai bên trao đổi trực tiếp với nhau nhưng hàng
hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời Tuy nhiên
trong hoạt động đổi hàng hiện đại người ta có thể sử dụng tiền để thành toán một
phần tiêng hàng hơn nữa có thể thu hút 3-4 bên tham gia
Nghiệp vụ bù trừ (Compensation) hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sở ghi
trị giá hàng giao, đến cuối kỳ hạn hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách, đối chiếu với
giá trị giao và giá trị nhận Số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu
của bên chủ nợ
Nghiệp vụ mua đối lưu (Counper – Purchase) một bên tiến hành của công nghiệp
chế biến, bán thành phẩm nguyên vật liệu
Nghiệp vụ này thường được kéo dài từ 1 đến 5 năm còn trị giá hàng giao để thanh
toán thường không đạt 100% trị giá hàng mua về
Nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ (Swich) bên nhận hàng chuyển khoản nợ về tiền
hàng cho một bên thứ ba
Giao dịch bồi hoàn (offset) người ta đổi hàng hoá hoặc dịch vụ lấy những dịch vụ
và ưu huệ (như ưu huệ đầu tư hoặc giúp đỡ bán sản phẩm) giao dịch này thường xảy
ra trong lĩnh vực buôn bán những kỹ thuật quân sự đắt tiền trong việc giao những
chi tiết và những cụm chi tiết trong khuôn khổ hợp tác công nghiệp
Trong việc chuyển giao công nghệ người ta thường tiến hành nghiệp vụ mya lại
(buy back) trong đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ hoặc sáng chế bí quyết kỹ
Trang 16TRẦN SỸ KHANG Trang 4
thuật (know-how) cho bên khác, đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm cho
thiết bị hoặc sáng chế bí quyết kỹ thuật đó tạo ra.”
1.1.1.6.4 Xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư:
“Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là để gán nợ) được ký kết theo nghị
định thư giữa hai chính Phủ
Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được các
khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiến bạn hàng, mặt khách không
có sự rủi ro trong thanh toán.”
1.1.1.6.5 Xuất khẩu tại chỗ:
“Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việt
của nó đem lại
Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua biên giới
quốc gia mà khách hàng vẫn mua được Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm
nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu
Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ tục hải
quan, mua bảo hiểm hàng hoá …do đó giảm được chi phí khá lớn.”
1.1.1.6.6 Gia công quốc tế:
“Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công
nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để
chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia
công).”
1.1.1.6.7 Tạm nhập tái xuất:
“Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã
nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập
khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban
đầu
Trang 17TRẦN SỸ KHANG Trang 5
Hợp đồng này luôn thu hút ba nước xuất khẩu, nước tái xuất, và nước nhập khẩu Vì
vậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịck ba bên hay giao dịch tam giác
(Triangirlar transaction)”
( Các hình thức xuất khẩu chủ yếu, 2010)
1.1.1.7 Các hoạt động trung gian thương mại: “là hoạt động của thương nhân để
thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác
định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác
mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.” (Điều 3.11 Luật thương mại Việt Nam
2005)
1.1.1.8 Vi phạm hợp đồng: “là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy
đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy
định của Luật này.” (Điều 3.12 Luật thương mại Việt Nam 2005)
1.1.1.9 Xuất xứ hàng hoá: “là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ
hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá
trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất
hàng hoá đó.”(Điều 3.14 Luật thương mại Việt Nam 2005)
1.1.1.10 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hóa:
“1 Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong các
trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác;
b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
2 Chính phủ quy định chi tiết về quy tắc xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.”
(Điều 33 Luật thương mại Việt Nam 2005)
“Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O – CERTIFICATE OF ORIGIN): Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia
hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên
quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
C/O phải chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá: Giấy chứng nhận xuất xứ thì phải thể
Trang 18TRẦN SỸ KHANG Trang 6
hiện được nội dung xuất xứ của hàng hoá, xuất xứ đó phải được xác định theo một
Qui tắc xuất xứ cụ thể.”
(nguồn Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP)
1.1.1.11 Toàn cầu hóa kinh tế: “Toàn cầu hoá kinh tế chínhlà sự gia tăng nhanh
chóng các hoạt động kinh tế vựt qua mọi biên giới quốc gia,khu vực,tạo ra sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền
kinh tế thế giới thống nhất.sự gia tăng của xu thế nàyđược thể hiện ở sự mở rộng
mức độ và qui mô mậu dịch thế giới,sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động
trên phạm vi toàn cầu.” ( nguồn Khái niệm về toàn cấu hoá kinh tế và hội nhập kinh
tế quốc tế,2010)
1.1.1.12 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: (Phytosanitary Certificate)
“Là chứng từ do Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng để xác
nhận hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật là không có bệnh dịch, nấm độc, có thể
gây ra dịch bệnh cho cây cối ở nơi đường đi của hàng hóa hoặc ở nơi hàng đến Ở
Việt Nam Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo Vệ Thực Vật cấp.”
(Theo Cục Bảo vệ thực Vật Việt Nam)
1.1.1.13 Kiểm dịch y tế quốc tế: “là kiểm tra y tế để phát hiện các bệnh phải kiểm
dịch và giám sát các bệnh truyền nhiễm đối với người, các phương tiện vận tải khi
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, những hành lý, hàng hóa, thùng chứa, bưu phẩm,
bưu kiện khi nhập khẩu, xuất khẩu phù hợp với các quy định của Điều lệ kiểm dịch
y tế biên giới và các quy định của các điều ước quốc tế về kiểm dịch y tế biên giới
mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.” (Theo định nghĩa trong Nghị định số:
103/2010/NĐ-CP của Chính phủ)
1.1.1.14 Hóa đơn thương mại: (Commercial Invoice)
Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do Người bán, Nhà xuất khẩu lập ra trao
cho người mua để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và để đòi tiền Người mua, Nhà nhập khẩu chuyển trả
tiền
Các loại hóa đơn:
Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Là loại chứng từ có hình thức như hóa đơn,
nhưng không dùng để thanh toán như hóa đơn thương mại Hóa đơn chiếu lệ
Trang 19TRẦN SỸ KHANG Trang 7
thường dùng làm chứng từ để khai hải quan, xin giấy phép xuất khẩu, làm cơ sở cho
việc khai giá trị hàng hóa đem đi triển lãm, hoặc để gửi bán,
Hóa đơn tạm tính (Provisional Invoice): Là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ
bộ tiền hàng trong các trường hợp như: Giá hàng chỉ mới là giá tạm tính, tạm thu
tiền hàng vì việc thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào trọng lượng xác định ở khâu dỡ
hàng, hàng hóa được giao nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến
khi bên bán giao xong hàng mới thanh lý
Hóa đơn chính thức (Final Invoice): Trong những trường hợp sử dụng đến hóa đơn
tạm thời thì khi thanh toán cuối cùng, người bán phải lập hóa đơn chính thức
Hóa đơn chi tiết (Detail invoice): Là hóa đơn dùng để mô tả chi tiết hàng hóa trong
trường hợp mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại, Trong hóa đơn chi tiết, giá cả
được phân chia ra thành những mục rất chi tiết (Theo Thanh Toán Quốc Quốc Tế,
PGS TS Trần Hoàng Ngân)
1.1.1.15 Vận đơn đường biển: (Marine/Bill of lading)
Vận đơn đường biển là chứng từ xác nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển do người vận chuyển cấp cho Người gửi hàng
Tác dụng của vận đơn:
• B/L là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở, thực
hiện hợp đồng vận chuyển
• B/L là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trong
vận đơn, cho phép người nắm bản gốc của vận đơn nhận hàng hóa khi tàu cập bến
• Làm căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục xuất, hoặc nhập khẩu
• Là một chứng từ trong Bộ chứng từ mà người bán gửi cho Người mua hoặc
Ngân hàng thanh toán để thanh toán tiền hàng
• Là chứng từ có thể cầm cố, mua bán (tính lưu thông của vận đơn)
Các loại vận đơn:
• B/L đích danh (Straight Bill of Lading): Ghi rõ tên người nhận hàng
Trang 20TRẦN SỸ KHANG Trang 8
• B/L theo lệnh (To order Bill of Lading): Giao theo lệnh người gửi hàng, hoặc
nhận hàng, hoặc Ngân hàng
• B/L xuất trình (To Bearer Bill of Lading): Không ghi tên người nhận hàng
hoặc theo lệnh, vì thế, hàng chỉ được giao cho người nào xuất trình vận đơn
• B/L hoàn hảo (Clean Bill of Lading): Không có ghi chú tình trạng khiếm
khuyết của bao bì và hàng hóa
• B/L không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading): Có những ghi chú bất thường
về tình trạng bao bì,hàng hóa
• B/L chở suốt (Through Bill of Lading): Sử dụng cho tàu chở hàng hóa trước
khi đến cảng đích phải chuyển tải qua nhiều tàu khác nhau Người vận tải đầu tiên
phải ký phát vận đơn đại diện cho tất cả các chuyến đi đó và chịu trách nhiệm về
hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển còn lại đến cảng đích
• B/L đi thẳng (Direct Bill of Lading): Dùng một tàu để chở trong toàn hành
trình
(Theo Thanh Toán Quốc Quốc Tế, PGS TS Trần Hoàng Ngân)
1.1.1.16 Phiếu đóng gói: (Packing List)
Là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong
một kiện hàng nhất định
Nội dung của phiếu đóng gói gồm: Tên người bán, tên hàng, tên người mua, số
hiệu hóa đơn, số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số lượng hàng đựng trong
kiện, trọng lượng, thể tích của kiện hàng Ngoài ra, đôi khi hối phiếu đóng gói còn
ghi rõ tên xí nghiệp sản xuất, người đóng gói và người kiểm tra kỷ thuật Tùy theo
loại hàng hóa mà thiết kế một Packing List với các nội dung thích hợp
Phiếu đóng gói được lập thành 03 bản Một bản gửi trong kiện hàng sao cho người
nhận hàng khi cần kiểm tra hàng hóa trong kiện có thể thấy được ngay chứng từ để
đối chiếu giữa hàng hóa thực tế và hàng hóa do người bán đã gửi Bản thứ hai,
dùng để tập hợp cùng với các bản của kiện hàng khác, làm thành một bộ đầy đủ
toàn bộ các kiện hàng trong lô hàng người bán đã gửi Bộ này được xếp trong kiện
hàng thứ nhất của lô hàng nhằm tạo điều kiện cho người nhận hàng dễ dàng kiểm
tra các kiện hàng hoặc dễ dàng rút tỉa một số kiện hàng nào đó ra khỏi lô hàng Bản
thứ ba cũng lập thành 01 bộ để kèm chung với Hóa đơn thương mại trong Bộ chứng
Trang 21TRẦN SỸ KHANG Trang 9
từ hàng hóa thanh toán, để xuất trình với Ngân hàng (Theo Thanh Toán Quốc Quốc
Tế, PGS TS Trần Hoàng Ngân)
1.1.1.17 Giấy chứng nhận Phẩm chất/Số lượng/Trọng lượng/Bao bì/Mùa vụ:
(Certificate of Quanlity/Quantity (or Weight)/Bags/Crop)
Do một cơ quan giám định độc lập kiểm nghiệm Tại Việt nam có nhiều cơ quan
như: Vinacontrol, SGS, FCC, ICT, DAVI, (Theo Thanh Toán Quốc Quốc Tế,
PGS TS Trần Hoàng Ngân)
1.1.1.18 Bảo hiểm đơn: Là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo
hiểm trong quá trình chuyên chở hàng hóa
(Theo Thanh Toán Quốc Quốc Tế, PGS TS Trần Hoàng Ngân)
1.1.1.19 Theo Điều 4 của Luật Hải Quan:
“Hàng hóa: bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành lý,
ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim khí quý, đá quý,
cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.”
“Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh: bao gồm tất cả động sản
có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.”
“Phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt,
đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh.”
“Thủ tục hải quan: là các công việc mà người khai hải quan và công
chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa,
phương tiện vận tải.”
“Người khai hải quan: bao gồm chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải
hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền.”
“Kiểm tra hải quan: là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên
quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải
quan thực hiện.”
Trang 22TRẦN SỸ KHANG Trang 10
“Giám sát hải quan: là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng
để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc
đối tượng quản lý hải quan.”
“Kiểm soát hải quan: là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp
nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm
pháp luật hải quan.”
“Thông quan: là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hóa được xuất
khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh.”
“Chuyển tải: là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải nhập cảnh
sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận
tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên
phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.”
“Chuyển cửa khẩu: là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang
chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ cửa khẩu này tới cửa khẩu khác; từ
một cửa khẩu tới một địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc
ngược lại; từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu này đến địa
điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu khác.”
1.1.1.20 Hồ sơ hải quan:
“1 Hồ sơ hải quan gồm có:
a) Tờ khai hải quan;
b) Hoá đơn thương mại;
c) Hợp đồng mua bán hàng hoá;
d) Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh mà theo
quy định của pháp luật phải có giấy phép;
đ) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng mà
người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan
Hồ sơ hải quan là
:hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.Hồ sơ hải quan điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và
khuôn dạng theo quy định của pháp luật
Trang 23TRẦN SỸ KHANG Trang 11
2 Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở Hải quan
Trong trường hợp có lý do chính đáng, được thủ trưởng cơ quan hải quan nơi
tiếp nhận hồ sơ hải quan đồng ý, người khai hải quan được gia hạn thời gian
phải nộp, xuất trình một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; bổ sung, sửa chữa, thay
thế tờ khai hải quan đã đăng ký đến trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá,
phương tiện vận tải hoặc trước thời điểm miễn kiểm tra thực tế hàng hoá
nộp tờ lược khai hải quan và hoàn chỉnh tờ khai trong thời hạn quy định; khai
một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt
hàng nhất định.”
(nguồn Điều 22 Luật Hải Quan)
1.1.1.21 Tờ khai hải quan: “là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo
xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập
qua lãnh thổ quốc gia.”
(Nguồn Hải quan Việt Nam)
1.1.1.22 Hải quan điện tử: “Dịch vụ điện tử dùng để giúp doanh nghiệp thực hiện
quy trình thủ tục hải quan Thay vì doanh nghiệp phải đăng ký tờ khai trên giấy và
gửi đến Hải quan như trước đây thì giờ đây doanh nghiệp chỉ cần cài đặt lên máy
tính sau đó khai các thông tin theo quy định của hải quan như tờ khai, tờ khai trị giá,
chứng nhận xuất xứ, vận tải đơn, giấy phép ”
(Theo Hải quan Việt Nam)
1.1.1.23 khái niệm Logistics:
- “Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu
chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan
từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng
(World Marintime Unviersity- Đại học Hàng Hải Thế Giới, D Lambert
1998).”
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá:
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới:
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày nay rất được chú trọng, nó trở
thành một hoạt động rất cần thiết đối với mọi quốc gia Mỗi quốc gia muốn
phát triển được phải tham gia vào hoạt động này Bởi vì mỗi quốc gia khác
nhau về điều kiện tự nhiên có thể có điều kiện thuận lợi về mặt này nhưng
lại khó khăn về mặt hàng Vì vậy để tạo sự cân bằng trong phát triển, các
quốc gia trên tiến hành xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế và
Trang 24TRẦN SỸ KHANG Trang 12
nhập những mặt hàng mà mình không có hoặc nếu có thì chi phí sản xuất
cao… Nói như vậy thì không phải nước nào có lợi thế thì mới được tham
gia hoạt động xuất khẩu, mà ngay cả những quốc gia có bất lợi trong sản
xuất hàng hoá thì vẫn chọn sản xuất những mặt hàng nào bất lợi nhỏ hơn và
trao đổi hàng hóa
Thông qua hoạt động xuất khẩu các quốc gia có thể hạn chế được những
khó khăn của mình, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển Cũng
thông qua hoạt động này các nước có thể nhanh chóng tiếp thu được trình
độ kĩ thuật công nghệ tiên tiến, từ đó mới có thể phát triển kinh tế và giải
quyết các mâu thuẫn trong nước tăng nguồn thu nhập góp phần vào quá
trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
1.1.2.2 Đối với nề kinh tế Việt Nam:
Xuất khẩu là cách thức chính để tạo nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho việc
nhập khẩu hàng hoá, tư liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá –
hiện đại hoá đất nước Muốn đưa đất nước trở thành một quốc gia phát triển
hiện đại, ta không chỉ thể vào nguồn lực, phương tiện, nguồn vốn, kĩ thuật
trong nước Ta buộc phải tiếp nhận, nhập khẩu các yếu tố này từ nước
ngoài, muốn thế ta cần phải có một lượng ngoại tệ rất lớn Khi đó, xuất khẩu
là một cách thu nguồn ngoại tệ hiệu quả và có số lượng lớn
Xuất khẩu là một đòn bẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng miền, thúc đẩy
sản xuất, kinh doanh và cả nền kinh tế phát triển Muốn có khả năng xuất
khẩu, đất nước phải tăng năng suất, chất luợng … điều này cần phải có cả
nền kinh tế phát triển theo Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng mở rộng thị trường
một cách đáng kể, thúc đẩy sản xuất phát triển theo
Xuất khẩu là một biện pháp giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống
nhân dân, nâng cao tay nghề cho người lao động Việc sản xuất sản phẩm
xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động ở rất nhiều vùng trong cả nước Bên
cạnh đó, giá trị hàng xuất khẩu khá tốt, nên cũng tạo cho người lao động có
cuộc sống ổn định, ngày càng được nâng cao Sản xuất hàng xuất khẩu cũng
rất cần các công nhân có tay nghề để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nên nó
cũng góp phần cải thiện tay nghề người lao động Việt Nam
Xuất khẩu giúp hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam Xuất
khẩu là một hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc
đẩy nền kinh tế phát triển Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Hiện
nay nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế
Trang 25TRẦN SỸ KHANG Trang 13
hướng về xuất khẩu (tất nhiên không coi nhẹ sản xuất trong nước và thị
trường trong nước), khuyến khích tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết
công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước Xuất khẩu góp phần
thúc đẩy quan hệ đối ngoại phát triển Chẳng hạn, xuất khẩu thúc đẩy các
quan hệ tín dụng, đầu tư vận tải quốc tế… và ngược lại quan hệ kinh tế đối
ngoạilại tạo điều kiện để ta có thể mở rộng xuất khẩu
Xuất khẩu tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm: trong quá
trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, phải đối đầu với sự cạnh tranh khốc
liệt từ vô số các đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, sản phẩm xuất khẩu còn phải
đối diện với sự cản trở một cách mạnh mẽ từ các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan của các nước nhập khẩu Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển thì sản
phẩm xuất khẩu phải không ngừng nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản
xuất… để có thể tạo nên cho mình một sức mạnh cạnh tranh đủ để có thể
tồn tại và phát triển Trong tình hình của Việt Nam, là một nước đi sau với
kinh nghiệm, trình độ, kỹ thuật, công nghệ năng lực sản xuất còn thấp, nên
sản phảm xuất khẩu chưa có sức cạnh tranh lớn Vì vậy, để có thể hội nhập
một cách toàn diện với nền kinh tế giới, Việt Nam phải nỗ lực không ngừng
nghỉ nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất, mở rộng được
xuất khẩu
1.1.2.3 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam:
Trong xu thuế nền kinh tế Việt Nam đang có bược hội nhập với nền kinh
tế thế giới, nên các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu rất nhiều ảnh
hưởng của nền kinh tế thế giới Các doanh nghiệp có cơ hội nhận đuợc
rất nhiều cơ hội và cũng phải đối đầu với vô vàn thách thức, nhưng nếu
có kế hoạch kinh doanh hiệu quả, có mối quan hệ bạn hàng rộng lớn thì
hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ đựoc mở rộng, thu được nhiều ngoại
tệ cho quốc gia và là nguồn vốn rất lớn cho doanh nghiệp tái đầu tư
Nhờ hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ tiếp thu được công nghệ quản
lí, khoa học kĩ thuật, tiến bộ công nghệ trên toàn thế giới Nhờ đó, doanh
nghiệp có cơ hội cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã, giảm
chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, uy thế,vị trí của daonh nghiệp
trên thị trường thế giới
Các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm
của mình, nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân trong sản
xuất và xuất khẩu tạo nên khả năng cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp
Trang 26TRẦN SỸ KHANG Trang 14
1.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH THANH
LONG Ở VIỆT NAM
1.2.1 Khái niệm về Trái Thanh Long
Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ
xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và
Colombia
Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát
hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây Việt Nam hiện nay là
nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên
quy mô thương mại, đến nay, ước tính cả nước có gần 20 nghìn ha trồng thanh
long với sản lượng ước khoảng 400 nghìn tấn, trong đó Tiền Giang có khoảng
2.600 ha, Long An khoảng 1.500 ha và Bình Thuận có khoảng 15 nghìn ha
Ngoài ra, thanh long còn đang được trồng ở nhiều nơi khác như Tây Ninh,
Đồng Nai, Ninh Thuận, Tây Nguyên và miền Bắc Cây Thanh Long là cây có
nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng Đặc
biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần Từ
xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần
chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ
mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường
Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột
trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ
vàng Quả thanh long hình bầu dục có nhiều tai lá xanh (do phiến hoa còn lại),
đầu quả lõm sâu tạo thành “hốc mũi” Khi còn non vỏ quả màu xanh, lúc chín
chuyển qua đỏ tím rồi đỏ đậm Thịt quả màu trắng cho đại đa số thanh long
trồng trông ở miền Nam Việt Nam
Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung
Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận Loại này
sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn
phần Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau
Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình
Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất
khó trồng
Trang 27TRẦN SỸ KHANG Trang 15
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột Lớp cùi thịt trong ruột
thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít
cung cấp calo Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể
ăn hay ngâm vào nước giống như chè Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng
được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá
Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam)
hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi
là “hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn
có hương thơm Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được
trồng lầm cây cảnh
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom
giống Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép Tuy nhiên nếu dùng trụ
ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ
khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp
mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm
hay chiều tối Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc
đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh
long sẽ rũ xuống Hiện nay, Thanh Long được xuất khẩu sáng một sôt thị
trừong lớn Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc…
(nguồn Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông Vận)
Thanh long là một laọi trái cây ăn ngon miệng, dễ ăn, thích hợp cho mọi đối
tượng và là một loại trái cây rất bổ dưỡng Với hàm lượng đáng kể đáng kể các
loại Vitamin, carotin, canxi và có hàm lượng chất chống oxi hoá cao Với hàm
lượng dưỡng chất rất tốt này sẽ giúp hệ tống tiêu hoá hoạt động tốt hơn, đem
lại mộy sức khoẻ tốt, một hệ miễn dịch dẻo dai, và rất tốt cho da và mắt
Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của trái Thanh Long:
Trang 28Trên thế giới có hàng chục loại giống Thanh Long với màu sắc, hình dáng, kích cớ
khác nhau Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, cách
chăm sóc nên thịnh hành nhất chỉ có hai loại cơ bản đó là Thanh Long ruột trắng vỏ
đỏ và Thanh Long ruột đỏ vỏ đỏ Hiện nay, Việt am đang nghiên cứu ứng dụng các
giống Thanh Long mới cho năng suất cao, chi phí sản xuất thấp, phù hợp với điều
kiện Việt Nam để tạo nên lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường
1.2.2.2: Điều kiện thổ nhưỡng phát triển sản xuất Thanh Long:
Đất đai là một nguồn tài nguyên vô giá, nếu được sử dụng một cách hợp lí thì nguồn
lợi mà ta có thể thu được từ nguồn tài nguyên này là vô cùng to lớn Và để đạt được
điều này, ta phải có một kế hoạch tổng thể khoa học, hợp lí để có thể khai thác
nguồn lợi này góp phần phát triển kinh tế đất nước và khá nhiều mục đích khác
Trong sản xuất và kinh doanh xuất khẩu trái Thanh Long cũng thế Phải có nghiên
cứu, quy hoạch phát triển diện tích sản xuất Thanh Long một cách hợp lí thì ta mới
thu được các sản phẩm xuất khẩu chất lượng, giá thành thấp, năng suất cao… tạo lợi
thế cạnh tranh trên thị trường
Cây Thanh Long mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu
(Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol (Long Khánh)… nó có khả năng
thích ứng với các độ chua (pH) của đất rất khác nhau, nhưng Thanh Long sẽ phát
triển phù hợp nhất tại vùng có độ pH trung tính (pH xấp xỉ bằng 6) Khi trồng thanh
long nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 - 50 cm và để có năng
suất cao nên tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa nắng Nhưng cây thuộc họ xương rồng
chịu hạn giỏi nhưng chịu đựng độ mặn kém, dù vậy đã có một số hộ ở Cần Giờ
Trang 29TRẦN SỸ KHANG Trang 17
trồng thử thanh long trên đất bị nhiễm mặn (0,8%) đã được lên liếp và cải tạo tầng
mặt, mùa khô không tưới
1.2.2.3 Thời vụ canh tác:
Đặc điểm khí hậu Việt Nam: Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố
thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí
hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan Khí
hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm Tuy nhiên, vì có sự
khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt
nhau khá rõ nét theo từng vùng Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển
Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung
núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt
mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè Trong
thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng
từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong
đất liền gây nên mưa nhiều
Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimét, và ở
một số nơi có thể gây nên lũ Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè Nhiệt
độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao
nguyên Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng
lạnh nhất, cho tới hơn 37°C vào tháng 4, tháng nóng nhất Sự phân chia mùa ở nửa
phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ
mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28°C
(Nguồn Cục Thông Tin Đối Ngoại)
Do chính sự phân hoá rất lớn đó, nên muốn sản xuất kinh doanh trái Thanh Long
xuất khẩu có hiệu quả, Việt Nam phải có chính sách phát triển hợp lí, được nghiên
cứu một cách khoa học, phải có chính sách phân bố sản xuất hợp lí Ta cần phải am
hiểu cách thức, thời vụ của từng loại Thanh Long khác nhau để có thể tìm ra đâu là
loại Thanh Long cho chất lượng tốt nhất với điều kiền Việt Nam, và nên tập trung
sản xuất ở vùng nào để có kết quả tốt nhất Những yếu tố này yêu cầu muốn xuất
khẩu Thanh Long đạt hiểu quả, Việt Nam phải có buớc đánh giá các yếu tố liên
quan, có đội ngũ chuyên gia tư vấn và sản xuất phát triển, có một chính sách hợp lí
Thời vụ trồng:
Trang 30TRẦN SỸ KHANG Trang 18
+ Đối với vùng có điều kiện tưới tiêu tốt: trồng vào khoảng tháng 10-11 dương lịch
+ Đối với vùng thiếu nước tưới: nên trồng vào đầu mùa mưa
Nếu chủ động được nước tưới, có thể trồng thanh long quanh năm, nhưng không
nên trồng lúc mưa dầm vì cây chậm phát triển hoặc chết do nghẹt rễ Thời điểm
trồng thanh long thích hợp nhất là cuối mùa mưa, vì đây là thời điểm tỉa cành thanh
long sau khi thu hoạch xong nên lượng hom giống rất dồi dào
Thanh Long là loại cây chịu hạn giỏi, tuy nhiên, khả năng chịu úng và chịu được giá
lạnh là rất kém, nên cần canh tác ở vùng có điều kiện thoát nước tốt, vào mùa lạnh
nên có biện pháp ủ ấm cho cây Do Thanh long hiện nay được trồng ở nhiều vùng
trong cả nước, trải dài cả ba miền Bắc – Trung –Nam nên tuỳ vào điều kiện khí hậu,
đất đai mà mỗi địa phương nên tìm hiểu một thời vụ hợp lí và có kế hoạch chăm sóc
cho cây một cách tốt nhất
Thanh Long ở Việt Nam thường cho thu hoạch ở hai vụ cơ bản: vụ thuận từ tháng 4
đến tháng 9 dương lịch, vụ nghich từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch Thời gian từ khi
ra hoa đến khi có thể thu hoạch trái thánh phẩm là khoảng 25 ngày
1.2.2.4 Biện pháp thu hoạch và bảo quản hợp lí:
Thu hoạch:
Thanh long nên thu hoạch trong thời gian 30 – 32 ngày sau khi nở hoa để quả có
chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn
Thu hoạch lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp
vào quả làm tăng nhiệt độ trong quả, mất nước nhanh ảnh hưởng đến chất lượng
và thời gian bảo quản
Hái quả bằng kéo cắt tỉa cành sắc bén, khi cắt quả xong cho vào giỏ nhựa, để
trong mát, vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt, không để lâu
ngoài vườn
Không đặt quả xuống đất trong khi hái nhằm tránh nhiễm nấm bệnh
Không chất quả quá đầy giỏ khi vận chuyển, bao lót kỹ, che phủ mặt giỏ bằng
giấy, lá, tránh ánh nắng chiếu và tổn thương khi va chạm
Bảo quản:
Trang 31TRẦN SỸ KHANG Trang 19
Nhiệt độ 5oC, ẩm độ 90% kết hợp với bao quả bằng polyetylen có đục 20-30 lỗ
bằng kim may và hàn kín bao, thanh long có thể bảo quản tươi được 40-50 ngày
Ở nhiệt độ 28oC và ẩm độ 70% thời gian tồn trữ chỉ được một tuần
1.2.3 Vai trò của xuất khẩu trái Thanh long đối với nền Kinh tế Việt Nam
Đối với phát triển nền kinh tế Việt Nam:
Với thuận lợi trong việc xuất khẩu, nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng,
năng suất sản xuất không ngừng được nâng cao, nên kim ngạch xuất khẩu
Thanh Long của nước ta năm sau luôn cao hơn năm trước, với tốc độ tăng
trưởng vô cùng ấn tượng Hiện nay, trái Thanh Long đang được đánh giá là
một trong số các loại trái cây có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất và
tăng đều trong các năm gần đây
Điều này cho thấy, trái Thanh Long đang góp một phần đáng kể vào kim
nghạch xuất khẩu của cả nước ta Mang lại nguồn ngoại tế lớn cho quá trình
phát triển đất nước, phục vụ quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất
nước ta Tạo điều kiện hội nhập cho nền kinh tế Việt Nam, tạo nên uy tín và
thuơng hiệu trái cây Việt Nam Các sản phẩm khác cũng có thể nhờ vào uy
tín này mà xâm nhập vào thị trường các nước, mở rộng hoạt động kinh
doanh
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng tiếp thu được các ứng dụng khoa
học kĩ thuật, công nghệ sản xuất và quản lí tiên tiến trên thế giới trong việc
xuất khẩu trái Thanh Long nói riêng và trái cây các loại nói chung
Bảng 1.2: kim ngạch xuất khẩu Thanh Long trong giai đoạn 2010-2012
Năm Kim ngạch
xuất khẩu trái Thanh Long (triệu USD)
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam (tỉ USD)
Tỷ trọng xuất khẩu Thanh Long đối nông sản (%)
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Thanh Long
2010 59.1 19.15 0.003
2011 107 25 0.00428 181 %
2012 150 27.54 0.00544 140%
(nguồn Tổng Cục Hải Quan Việt Nam)
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, Thanh Long là một ngành hàng rất
có tiềm năng phát triển trong các năm sắp tới Tốc độ tăng trưởng là rất tốt,
nếu không muốn nói rằng đây là niềm mơ ước của rất nhiều ngành hàng,
Trang 32TRẦN SỸ KHANG Trang 20
cũng như cả chung ngành xuất khẩu Việt Nam Tỷ trọng đóng góp của Thanh
Long vào kim ngạch xuất khẩu chung năm sau luôn cao hơn năm trước, điều
này đã cho thấy vị trí và vai trò của xuất khẩu Thanh Long đối với nền kinh
tế Việt Nam Thanh long đã và đang dần khẳng định vị thế của mình trong
nền kinh tế Việt Nam
Đối với việc chuyển dịch nền kinh tế:
Nền kinh tế muốn phát triển một cách toàn diện tì không thể khổng chuyển
dịch cơ cấu Tuỳ vào điều kiện, khả năng mà các quốc gia sẽ có từng bước
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế khác nhau Việt Nam cũng thế, muốn nhanh
chóng thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá thì cũng phải có một kế
hoạch chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế phù hợp, đáp ứng các yêu cầu cần
thiết Việc đẩy mạnh đưa trái Thanh Long đi xuất khẩu cũng đã góp phần
vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam Khả năng thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu của việc xuất khẩu trái Thanh Long, như sau:
Để có thể xuất khẩu được trái Thanh Long ra thị trường thế giới, đặc biệt
là các thị trường khó tính như EU, Hoa Kì… trái Thanh long của Việt
Nam cần được sản xuất theo một công nghệ tiên tiến, ứng dụng các thành
tựu khoa học kĩ thuật, nâng cao quy mô sản xuất theo hướng công nghiệp
hiện đại mới có thể đáp ứng các quy định khắt khe của các thị trường khó
tính Các nhà sản xuất và các nhà kinh doanh xuất khẩu Việt Nam đang
từng bước hiện đại hoá sản xuất, mở rộng quy mô theo hướng trang trại,
sản xuất theo hướng tập trung, quy trình sản xuất khoa học, khép kín, có
đầu tư một cách bài bản, máy móc, phương tiện hiện đại… đã góp phần
làm ngành xuất khẩu Thanh Long ngày càng trở nên hiện đại, đáp ứng nhu
cầu của thời đại
Việc xuất khẩu trái Thanh Long cũng góp phần vào việc thúc đảy các
ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ phát triển rất tốt Các ngành chế
biến sản phẩm Thanh Long xuất khẩu nhận đuợc nguồn hàng dồi dào, chất
lượng tốt, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng nên có kảh năng
phát triển rất cao và bền vững Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ phụ trợ
như: vận tải, giao nhận, bao bì đóng gói, xuất khẩu uỷ thác trong nước…
cũng có thêm điều kiện để mở rộng quy mô và loại hình kinh doanh
Xuất khẩu Thanh Long tạo ra khả năng mở rộng thị trường, cung cấp đầu
vào cho sản xuất, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh cho sản xuất, giảm
thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có một thị trường rộng
lớn
Trang 33TRẦN SỸ KHANG Trang 21
Trái Thanh long vù hợp với rất nhiều các loại đất, khí hậu và thổ nhưỡng ở
Việt Nam, đăc biệt là các vùng gặp khó khăn trong sản xuất các loại cây
trồng truyền thống Việc này tạo cho các vùng ản xuất khó khăn có thể
chuyển dịch qua canh tác Thanh Long xuất khẩu, mở rộng được nguồn
thu, thêm được đối tượng sản xuất có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế
lớn
Đối với việc tao công ăn việc làm cho ngừoi lao động ở Việt Nam:
Việc xuất khẩu trái Thanh Long đã tác động rất nhiều đến đời sống một bộ
phận người lao động ở Việt Nam ở nhiều mặt khác nhau:
Việc xuất khẩu trái Thanh Long cần một lượng sản phẩm lớn và ổn
định cả về số lượng và chất lượng, nên đã thu hút một số lượng rất đông nguời lao động Đặc biệt là ở nông thôn và các vùng khó khăn, nơi mà lực luợng sản xuất thất nghiệp cao, sản xuất không hiệu quả, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
Việc tạo việc làm ở nông thôn và các vùng có điều kiền khó khăn của
Việc canh tác trái Thanh Long xuất khẩu cũng giảm số lượng lao động thất nghiệp tập trung về các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, giảm áp lực cho các Thành phố này
Việc xuất khẩu trái thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giá
xuất khẩu luôn ở mức cao và đảm bảo mang lại nguồn lãi cao hơn là kinh doanh trong nước đã tạo cho người lao động có cuộc sống tốt hưon và ổn định hơn Hơn nữa, việc làm việc trong các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Long cũng mang lại nguồn thu khá tốt và ổn định cho người lao động, tạo thêm được cơ hội có việc làm cho người lao động
Xuất khẩu Thanh Long mang lại nguồn thu ngoại tệ khá tốt, đây là
nguồn đầu tư cho ngành sản xuất kinh doanh xuất khẩu trái Thanh Long nói riêng và nền kinh tế nói chung Mở rộng được việc kinh doanh thì sẽ có thêm nhiều lao động có cơ hội có việc làm với thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống
Đối với việc phát triển và mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại của
Việt Nam:
Quá trình xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ mật thiệt
với nhau, nó đã làm cho hoạt động kinh tế đối ngoại gắn chặt hơn với sự
phân công lao động quốc tế Các quốc gia cần phải liên kết với nhau để có
thể cùng nhau phát triển và khai thác thế mạnh sẵn có của nhau Với lợi thế
Trang 34TRẦN SỸ KHANG Trang 22
riêng cho việc sản xuất xuất khảu Thanh Long của mình, Việt Nam cần có
mối quan hệ thật tốt với các nước để mở rộng thị truờng kinh doanh Ngược
lại, chính việc xuất khẩu Thanh Long cũng góp phần vào thúc đẩy mối quan
hệ kinh tế của Việt Nam với các nước qua uy tín, kinh nghệm xuất khẩu của
mình Để có thể làm đựoc điều đó, quá trình xuất khẩu trái Thanh Long cũng
cần phải đi theo đúng đừong lối, chủ trương mà đảng và nhà nước ta đã đặt
ra để có một chiến lược phát triển nhất quán
Xuất khẩu giữa hai quốc gia càng thường xuyên, thuận lợi, số lượng ngày
càng lớn sẽ tạo đuợc uy tín cho các quốc gia, khi lòng tin đã được gây dựng
mối quan hệ kinh tế sẽ ngày càng chặt chẽ Khi đó, không chỉ có ngành xuất
khẩu Thanh Long xuất khẩu có điều kiện phát triển, mà các ngành hàng
khác, các mối quan hệ khác cũng đuợc tạo điều kiện để phát triển một cách
đáng kể
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh xuất khẩu trái Thanh
Long ở Việt Nam:
Đất: Thanh Long có thể trồng ở đất xám, đất phù xa, đất đỏ và đất
phèn, nhưng điều tối quan trọng đất phải tơi xốp, có độ thoát nước tốt, thông thoáng và đất không bị nhiễm mặn Tuy nhiên, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân: bạc màu, bị rửa trôi, bị các loại cây khác lấn chiếm, bị quy hoạch vào các ,mục đích khác như công nghiệp, dịch vụ, nên muốn có quy mô xuất khẩu đạt yêu cầu cần có một chính sách phân bố vùng sản xuất Thanh Long
hợp lí
Nước: đối với các vùng có khí hậu khô hạn như ỏ Bình Thuận muốn
canh tác Thanh Long đạt hiệu quả chúng ta cần có biện pháp tưới tiêu phù hợp và phải có hệ thống đèn điện kích thích ra hoa vào ban đêm hợp lí để đạt kết quả cao nhất Thanh Long có khả năng chịu hạn rất tốt, tuy nhiên khả năng chịu úng rất kém, nên ta phải có chế độ tưới
tiêu và thoát nước kịp thời
Khí hậu: Thanh Long là cây nhiệt đới, nên khá phù hợp với điều kiện
tại Việt Nam Tuy nhiên ta phải áp dụng các kĩ thuật tiên tiến để đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của loại cây này
Kĩ thuật canh tác: hiện nay do được khuyến khích phát triển và mở
rộng, nên trình độ canh tác của nước ta có bước tiến đang kể Tuy nhiên trình độ sản xuất còn non kém, thiếu khoa học, chậm đổi mới, ta phải hoàn thiện hơn nữa, tiếp thu các nghiên cứu mới, học hỏi kinh
Trang 35TRẦN SỸ KHANG Trang 23
nghiệp ở các nước, nghiên cứu phát triển các giống có năng suất cao,
chất lượng tốt, nâng cao năng suất
Trình độ khoa học kĩ thuật: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ
thuật vào trong sản xuất, kinh doanh Thanh Long xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, phương pháp kĩ thuật Do tình hình sản xuất còn hạn chế, nên sản lượng Thanh Long hao hụt còn nhiều, xuất khẩu dưới dạng tươi nên giá trị kinh tế chưa cao, dễ gặp khó khăn trong việc gia nhập các thị trường khó tính Việt Nam hiện nay đang
có nhiều cố gắng và cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể, nhưng vẫn phải có cố găng nhiều hơn ở mọi cấp, từ trung ương đến địa phương để thúc đảy nghiên cứu, áp dụng khoa học kĩ thuật để việc
xuất khẩu Thanh Long đạt hiệu quả tốt hơn
Nguồn vốn: do tình hình kinh tế khó khăn, nguồn vốn hạn chế, việc
thu hút vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn, nên việc xuất khẩu Thanh Long cũng gặp một số khó khăn như tình hình chung của đất nước
Các doanh nghiệp và người sản xuất rất cần đến sự quan tâm, giúp đỡ,
chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển của nhà nước
1.3 Tiềm năng phát triển, những cơ hội và thách thức mà ngành xuất khẩu
Thanh Long có thể gặp phải:
1.3.1) Tiềm năng phát tiển của Thanh Long xuất khẩu:
Theo đánh giá của nhiều nhà phân tích việc xuất khẩu Thanh Long của Việt
Nam đang và sẽ còn gặp rất nhiều cơ hội để mở rộng kim ngạch xuất khẩu
trong thời gian sắp tới Giá Thanh Long xuất khẩu hiện nay luôn ở mức cao và
có xu hướng tăng, thị trường liên tục được mở rộng, đặc biệt là các thị trường
lớn và khó tính đã bắt đầu mở cửa với Thanh Long Việt Nam Việc có được
các bạn hàng truyền thống và mở rộng thêm các bạn hàng mới đã cho thấy
tiềm năng phát triển của ngành Diện tích canh tác, sản xuất không ngừng được
mở rộng, đặc biệt là các khu vực sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP,
GlobalGAP…đã ngày càng nâng tầm chất lượng của trái Thanh Long Việt
Nam, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu Hiện nay, có tới gần 80 % sản lượng
Thanh Long trong nước là được sử dụng cho việc xuất khẩu, không những đáp
ứng tối đa cho nhu cầu xuất khẩu, còn tăng thêm thu nhập cho người sản xuất
một cách đáng kể Theo phân tích của các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu trái
Thanh Long trong thời gian sắp tới sẽ rất tốt, do nhu cầu của người tiêu dùng
các nước đang tăng dần, và do ảnh hưởng từ quá trình hội nhập với nền kinh tế
thế giới đang tiến triển rất tốt
Trang 36TRẦN SỸ KHANG Trang 24
(Theo Tiến sĩ Lương Ngọc Trung Lập, Trưởng bộ môn Nghiên cứu thị trường,
Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam- SOFRI)
1.3.2 Cơ hội xuất khẩu trái Thanh Long của Việt Nam:
Nếu đáp ứng đựoc các yêu cầu về xuất khẩu Thanh long của các thị trường,
cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, thì việc xuất khẩu Việt Nam sẽ
có rất nhiều cơ hội:
Giá cả sẽ được tăng lên với mức xứng đáng với các sản phẩm có chất
lượng tốt, việc này làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tăng
thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân Kim ngạch
xuất khẩu sẽ đựoc gia tăng đáng kể, sản phẩm đựoc xuất khẩu một cách
ổn định, và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Sản xuất với quy mô xuất khẩu, việc sản xuất của người lao động sẽ
được đảm bảo và sản xuất với quy mô trang trại, tập trung, khoa học
Các sản phẩm sẽ được bao tiêu, giá cả ổn định, nông dân sẽ chỉ tập
trung cho việc tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho nhu cầu xuất khẩu
Mở rộng được thị trường, tạo nên được uy tín cho trái cây Việt nam và
cho cả ngành xuất khẩu của Việt Nam, quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ
được thúc đẩy Sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng
thị trường kinh doanh
Tạo được một bài học, kinh nghiệm quý báu cho các ngành xuất khẩu
của Việt Nam
1.3.3 Thách thức xuất khẩu trái Thanh Long của Việt Nam:
Muốn xuất khẩu một cách thuận lợi, cần phải có một quy trình hợp lí,
khép kín, và được nghiên cứu một cách khoa học, để không những đáp
ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng, đảm bảo sản phẩm luôn tốt khi
đến tay khách hàng, không bị hư hao, giảm chất lượng trong quá trình
xuất hàng Quy trình này đòi hỏi phải có sự đầu tư và nghiên cứu kéo
dài và tốn kém
Không riêng gì Thanh Long, hầu hết các sản phẩm trái cây Việt Nam
chưa đáp ứng một cách hoàn thiện các quy định của khách hàng
Thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự lớn, uy tín
chưa cao
Khâu sản xuất non yếu, nhỏ lẻ, bao bì, nhãn mác chưa đẹp và phù hợp
Sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác
Quy trình bảo quản và vận chuyển còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, chưa đáp
ứng được việc xuất khẩu đi các thị trường rất xa Việt Nam
Trang 37TRẦN SỸ KHANG Trang 25
Các doanh nghiệp chưa liên kết chặt chẽ với nhau để bảo vệ, giúp đỡ
nhau khi cần thiết
Công ty chưa xuất khẩu Thanh Long được sang các thị trường có tiềm
năng lớn như: EU, Hoa Kì… vẫn chỉ tập trung vào các khách hàng gần
Việt Nam Nguyên nhân là do công ty chưa có nhiều khách hàng từ các
thị trường đó, thông tin về thị trường hạn chế, chi phí vận chuyển cao,
các quy định khắc khe hơn……
Trang 38TRẦN SỸ KHANG Trang 26
CHƯƠNG II GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỆT HỈ
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV VIỆT HỈ:
2.1.1 Những thông tin chính về Công ty TNHH MTV VIỆT HỈ:
Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV VIỆT HỈ
Tên giao dịch: VIET HI CO.,LDT
Địa chỉ: 10/88A Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam
ngành nghề kinh doanh: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây
dựng Bán buôn thủy sản, nông sản, trái cây
- Công ty TNHH MTV VIỆT HỈ được thành lập từ năm 2009, với chiến lược
kinh doanh với tầm nhìn hợp lí, cách quản lí khoa học, đường lối kinh doanh
hiệu quả công ty đã dần khẳng định mình trong nền kinh tế quốc gia, cũng
như thị trường quốc tế Mối quan hệ thân thiết với các bạn hàng đã và sẽ luôn
được công ty giữ gìn một cách tốt đẹp nhất trên thực tế, công ty cũng đã tạo
dựung được uy tín và niềm tin đối với khách hàng trên thế giới
- Công ty TNHH MTV VIỆT HỈ hiện là một nhà xuất khẩu có uy tín và kinh
nghiệm trong việc xuất khẩu các mặt hàng như Thanh Long, Rong Biển, Vật
liệu xây dựng, Gừng, Ớt… sang các thị chủ yếu như Thái Lan, Trung Quốc,
Indonesia, Malaysia, Pakistan… Hiện nay công ty đang cố gắng tăng nhanh
Trang 39TRẦN SỸ KHANG Trang 27
kim ngạch xuất khẩu, mở rộng hơn nữa các thị trường để giảm thiểu rủi ro,
mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh Bên cạng việc giữ gìn và tạo mối
quan hệ hợp tác mua bán tốt đẹp với các đối tác lâu năm hiện có, công ty cũng
đang tiến hành tìm kiếm, hợp tác với các đối tác mới nhằm mở rộng thị
trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong công ty
- Hiện Công ty TNHH MTV VIỆT HỈ đang tạo công ăn việc làm ổn định cho
hàng chục lao động Hơn thế nữa, công ty cũng góp phần tạo nên đầu ra cho
một số sản phẩm xuất khẩu của nước ta, tăng thu nhập cho người sản xuất,
mở rộng sản xuất xuất khẩu, giúp cho người sản xuất các sản phẩm xuất khẩu
của công ty có cuộc sống ổn định hơn, đặc biệt là các vùng còn gặp nhiều khó
khắn trong sản xuất như các vùng nông thôn Bình Thuận…
- Công ty TNHH MTV VIỆT HỈ tuy là một công ty trẻ mới thành lập trong thời
gian khá ngắn nhưng với đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt
huyết, có mối quan hệ rộng rãi với khách hàng, dịch vụ giao nhận, vận
tải…lực lượng lao động trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, thành thạo
quy trình đã góp phần giúp cho Công ty TNHH MTV VIỆT HỈ bước từng
bước chập chững nhưng vững chắc vào thị trường xuất nhập khẩu thế giới,
với nhiều cơ hội và thách thức đang chờ đón công ty phía trước, công ty luôn
tự tin là sẽ phát triển trở thành một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
đạt hiểu quả tốt
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV VIỆT HỈ:
2.1.2.1 Chức năng của công ty:
- Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm xuất khẩu cho thị trường các nước
như:
Thanh Long sơ chế xuẩt khẩu dưới dạng tươi
Rong Biển xuất khẩu dưới dạng sơ chế và dạng bột
Vật liệu xây dựng: đá, sỏi phục vụ xây dựng công trình
Các sản phẩm từ nông gnhiệp khác như: Gừng, Ớt tuơi xuất khẩu dưới dạng
sơ chế
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty:
- Chấp hành nghiêm túc các chính sách, quy định, pháp luật của nhà nước
CỘNG HOÀ XÃ HỘ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, các quy định, luật pháp,
tập quán giao thương quốc tế và lĩnh vực có liên quan đến hoạt động xuất
khẩu của công ty
- Tổ chức hoạt động kinh doanh trong toàn công ty nhằm đạt mục tiêu của
công ty đã đề ra
Trang 40TRẦN SỸ KHANG Trang 28
- Công ty phải tiến hành đề ra kế hoạch phù hợp với điều kiện hiện có về
nguồn lực, tài chính, nhân sự, tình hình kinh tế… và phải tìm cách, tạo điều kiện phù hợp để hoàn thành các kế hoạch đã đề ra một cách tốt nhất, tiết
kiệm nhất
- Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, phân phối cân bằng các khoản
thu nhập, tái đầu tư, mở rộng sản xuất, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn,
hiệu quả, nâng cao năng suất
2.2 Kết quả hoạt động của công ty TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ:
2.2.1 Doanh thu hoạt động xuất khẩu:
Bảng 2.1: Doanh thu xuất khẩu của công ty TNHH Một Thành Viên Việt Hỉ:
Năm
2009 2010 2011 2012 So sánh
2009/2010
So sánh 2010/2011
So sánh 2011/2012
Giá trị
(triệu
USD)
Giá trị (triệu USD)
Giá trị(triệu USD)
Giá trị(triệu USD)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (triệu USD)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (triệu USD)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (triệu USD) Kim
ngạch
xuất
khẩu
2 5 8 10 250 3 160 3 125 2
(Nguồn bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu)
- Dựa vào bảng số liệu ta cũng có thể thấy, công ty luôn có một tốc độ tăng
trưởng khá tốt trong các năm hoạt động Tuy là một doanh nghiệp mới thành
lập, nhưng công ty luôn có sự phát triển về doanh thu qua các năm
- Năm 2009 do mới thành lập, chưa có nhiều thời gian kinh doanh, cũng như
số lượng các đơn đặt hàng còn hạn chế, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn đang ảnh hưởng một cách nặng nề nên doanh thu
xuất khẩu của công ty còn thấp
- Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm hoạt động với sự cố gắng của toàn thể công ty, sự
phát triển của thị trường công ty đã đạt một mức tăng trưởng ấn tượng (tăng đến 150% ở năm 2010, và 60% năm 2011, và năm 2012 với sự khó khăn về
nền kinh tế toàn cầu công ty vẫn có mức tăng trưởng 25%)
- Nguyên nhân cho sự tăng trưởng này ngoài sự lãnh đạo đúng hướng của ban
lãnh đạo công ty, sự cố gắng của tập thể lao động, còn có sự phục hồi đang